*** Các đội tuyển quốc gia ***

Nhìn bên dưới thì rõ:
Danh sách sơ bộ của đội tuyển VN tham dự Asiad:

Thủ môn: Đức Cường (Đà Nẵng), Vĩnh Lợi (Bình Định), Hồng Sơn, Viết Nam (SLNA).

Hậu vệ: Hải Nam, Minh Đức, Lâm Tấn, Huy Hoàng (SLNA), Quang Thanh, Như Thành (Bình Dương), Văn Biển (G.M.Nam Định), Minh Thiện (HAGL), Đình Luật (QK4), Trọng Bình (Khánh Hòa).

Tiền vệ: Tấn Tài (Khánh Hòa), Vũ Phong (Bình Dương), Quý Sửu (Đồng Tháp), Đức Dương (G.M.Nam Định), A Huỳnh (HAGL), Tấn Ninh (Tiền Giang), Minh Phương, Tài Em (GĐTLA), Hồng Minh (Đà Nẵng), Sỹ Cường (ACB Hà Nội).

Tiền đạo: Công Vinh (SLNA), Thanh Bình (Đồng Tháp), Anh Đức (Bình Dương), Văn Thành (M.H. Hải Phòng), Ngọc Linh, Thanh Nguyên (G.M.Nam Định).
 
U23 nhưng được thêm 3 thằng hơn 23 tuổi. ASiad là đại hội thể thao nên giống Seagames là sân chơi cho cầu thủ trẻ.

Asian Cup năm sau tổ chức tại Việt nam và Tha, Ina, Mas mới là sân chơi của DTQG.
 
Vũ Đình Long đã viết:
U23 nhưng được thêm 3 thằng hơn 23 tuổi. ASiad là đại hội thể thao nên giống Seagames là sân chơi cho cầu thủ trẻ.

Asian Cup năm sau tổ chức tại Việt nam và Tha, Ina, Mas mới là sân chơi của DTQG.
Không bít VN đá thế nào đây,đừng để thua bẽ mặt là bà con đã mừng lắm rùi:guitar:
 
Việc kém Pháp tới 5 điểm trong bảng đấu được coi là khó nhất vòng loại Euro 2008 đã buộc HLV đội tuyển Italy khẩn khoản yêu cầu các nhà vô địch thế giới sớm quay trở lại.

HLV Roberto Donadoni, người phải đối mặt với làn sóng dữ dội vì chuỗi khởi đầu nghèo nàn với Italy, đang hy vọng tiền vệ Totti sẽ quay trở lại đội tuyển quốc gia sớm hơn so với kế hoạch

Dường như, Donadoni đã "thấu" được đâu là hậu quả của việc để các trụ cột "ngồi chơi xơi nước". Với lý do thể lực không đảm bảo do Serie A khởi tranh muộn, vị tân thuyền trưởng quyết định không triệu tập gần một chục nhà vô địch thế giới, trong đó có Luca Toni, Iaquinta, Del Piero, Camoranesi.
 
Trong lịch sử, hai đội Việt Nam (tính cả thời Đội tuyển miền Nam Việt Nam) và Hàn Quốc đã gặp nhau tổng cộng 8 lần. Trong đó, VN thắng 1 và thua 7. :-s

5 trận thua chêch lệch :

Trong thời kỳ chiến tranh, đội tuyển miền Nam Việt Nam đã 2 lần đối mặt với các cầu thủ Đông Á trong các kỳ Asian Cup. Ngày 15-9-1956, tuyển miền Nam Việt Nam thua Hàn Quốc 3-5. Kịch bản tương tự được lặp lại trong lần gặp gỡ thứ 2 giữa hai đội vào tháng 10 năm 1960 trên đất Hàn nhưng lần này tỷ số là 5-1.

Ngoài trận thua 0-5 trong lượt đi Vòng loại bảng E Asian Cup 2004, ĐTVN còn thêm 2 lần nhận thất bại nặng nề 0-4 trước Hàn Quốc ngay tại sân Thống Nhất (TP.HCM) tại Vòng loại Asian Cup 1996 và 1998.

Dấu ấn HLV Tavares

Rất nhiều người đổ lỗi cho HLV Edson Tavares khi ông đã góp phần vào thất bại nặng nề của ĐTVN ngay vòng bảng Tiger Cup 2004 trên sân nhà Hà Nội. Tuy nhiên, giới chuyên môn lại thống nhất với nhận định vị HLV người Brazil này là tác nhân chính cho 2 trong số những trận đấu hay nhất của ĐTVN trong lịch sử.

Ngày 10-6-2004, tại lượt đi vòng loại World Cup 2006 bảng 7 khu vực châu Á (ngày 9-6-2004 tại thành phố Daejeon, Hàn Quốc), thày trò ông Tavares đã chơi phòng ngự – phản công rất hay và chỉ chấp nhận thua 2 bàn của Ahn Jung Hwan và Kim Do Heon.

Trong trận lượt về sau đó 3 tháng trên sân Thống Nhất, ĐTVN còn chơi hay hơn, ép sân Hàn Quốc trong phần lớn thời gian của hiệp 1. Bước vào hiệp 2 được 5 phút, trung vệ Park Jae Hong đã lúng túng đá phản lưới nhà sau cú sút chân trái ở rìa vòng cấm của Tài Em, giúp Việt Nam vươn lên dẫn trước.Tuy nhiên, với bản lĩnh trận mạc và ưu thế thể lực, các cầu thủ Hàn Quốc đã lội ngược dòng thành công với 2 bàn thắng của Lee Dong Gook và Lee Chun Soo ở các phút 64 và 77.

Trận thắng lịch sử tại Oman

Khi tham dự vòng loại Asian Cup 2004 bảng E tại Oman, Việt Nam đã cử đến đội U-23 (HLV khi đó cũng là ông Riedl) thay vì ĐTQG với mục tiêu cho các cầu thủ trẻ cọ xát trước khi tham dự SEA Games 22.

Sau khi thắng dễ dàng 5-0 tại lượt đi, Hàn Quốc đã chủ quan trong trận lượt về ngày 19-10-2003. Những diễn biến trong 75 phút đầu tiên đã diễn ra như một buổi tập. ĐTQG Hàn Quốc sở hữu 80% bóng, được hưởng 20 quả phạt góc và tung ra 27 cú sút cầu môn trong đó có 5 lần trúng cột dọc – xà ngang.

Tuy nhiên, tất cả đã thay đổi khi Phạm Văn Quyến ghi được bàn thắng ở phút 76 sau khi bắt tốc độ, phá bẫy việt vị, nhận bóng và đưa bóng qua nách thủ môn đối phương xuất phát từ pha chuyền bóng phản công của Tuấn Phong (hiện là tiền vệ phải của GĐT.LA).

Những phút còn lại, Hàn Quốc không thể tìm được đường vào mành lưới của Thủ môn Thế Anh khi Việt Nam “tử thủ” với 11 cầu thủ trước cầu môn.
 
Có ai đọc bài bình luận này chưa:
Đè bẹp San Marino, "Xe tăng" Đức lập kỷ lục mới

Đúng như dự đoán, trước "đội bóng nghiệp dư" San Marino, các chân sút của ĐT Đức dễ dàng nã tới... 13 bàn thắng để tạo nên một kỷ lục mới. Tỷ số này đã "xô đổ" thắng lợi 12-1 của Tây Ban Nha trước Malta năm 1983 để trở thành kết quả chênh lệch nhất tại một trận đấu thuộc khuôn khổ Euro Cup.

Đội chủ nhà San Marino chỉ đủ sức đứng vững đến phút thứ 11 trước khi bị tiền đạo Lukas Podolski chọc thủng lưới lần đầu tiên bằng cú đánh đầu sau quả tạt của Schneider. Cho đến khi hiệp 1 kết thúc, thủ môn Simoncini đã phải vào lưới nhặt bóng đến 6 lần, trong đó cặp tiền đạo 'Poldi' và Klose mỗi người có 1 cú đúp, Schweinsterger và Ballack khi 2 bàn còn lại.

Chơi rất nổi bật trong trận này là bộ đôi đang khoác áo Bayern Munich: 'Schweini' và 'Poldi'. Ngay khi hiệp 2 mới bắt đầu được 2 phút, Schweinsteiger nâng tỷ số lên 7-0 từ quả phạt trực tiếp, còn Podolski lập hattrick ở phút 64 sau cú căng ngang của David Odonkor.

Chưa dừng ở đó, cầu thủ vào thay người là Thomas Hitzlsperger cũng ghi tên mình trên bảng điện tử bằng 1 cú đúp xen kẽ giữa bàn thắng thứ 4 của cá nhân 'Poldi'. "Cơn mưa" bàn thắng chưa chịu ngừng khi trung vệ Manuel Friedrich có bàn đầu tiên trong màu áo ĐTQG từ cú đánh đầu ở phút 87.

Đúng phút 90 tỷ số mới được ấn định là 13-0 với việc Schneider thực hiện thành công quả phạt đền do lỗi chạm tay trong vòng cấm. Một chi tiết thú vị là do quá "buồn chân" vì không được chạm bóng trong cả trận, thủ môn Jens Lehmann đã xin thực hiện quả phạt này nhưng không được đồng ý.

Tại bảng E, ĐT Anh cũng kiếm được trọn vẹn 3 điểm trước chủ nhà Macedonia nhưng là nhờ pha lập công duy nhất của tiền đạo cao kều Peter Crouch. Chơi lấn lướt, tạo ra nhiều cơ hội với sự năng động của cặp tấn công Crouch - Defoe và Lampard nhưng các học trò của Steve McClaren không một lần dứt điểm thành công trong hiệp 1.

Tỷ số chỉ được khai thông ở phút đầu tiên của hiệp thứ 2 khi "Sếu vườn" tung cú vô lê từ khoảng cách 10 mét đập trúng xà ngang vào lưới. Crouch đang thể hiện phong độ cực tốt với 11 bàn thắng chỉ trong 10 trận cho ĐT Anh.

Trong những phút tiếp theo, Macedonia sử dụng lối chơi phòng ngự phản công và thỉnh thoảng vẫn gây ra những sóng gió về phía khung thành của Paul Robinson. Vào những phút cuối trận, tỷ số lẽ ra có thể bị san hòa nếu Ashley Cole không phá bóng trên vạch vôi sau cú sút của Darko Tasevski.

Như vậy, với chiến thắng này, "Ba chú sư tử" đã có được trọn vẹn 6 điểm sau 2 lượt trận để trễm trệ ở ngôi đầu do cuộc quyết đấu trước đó giữa Nga và Croatia kết thúc mà không có bàn thắng nào được ghi.

Tại Eindhoven, ĐT Hà Lan đã không phụ lòng HLV Marco van Basten khi tìm được chiến thắng 3 bàn trắng trước các cầu thủ Belarus. Ngôi sao trong trận này là tiề đạo trẻ Robin van Persie với một cú đúp ở các phút 32 và 78, trước khi kiến tạo đường chuyền để Dirk Kuyt ấn định tỷ số bằng đầu ở phút 90.

Cùng được hưởng niềm vui chiến thắng còn có Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Điển, Đan Mạch, Bungari, Ukraina, Israel, Nauy, Scotland, Bỉ và Rumani.

From: http://thethao.vietnamnet.vn/bongda/tintuc/2006/09/609548/
 
Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) đã thống nhất lịch thi đấu vòng loại cho môn bóng đá nam Olympic Bắc Kinh 2008. Theo đó, ở vòng sơ loại gồm 20 đội được chia cặp đá theo thể thức sân nhà và sân đối phương.

Theo kết quả bốc thăm, Olympic Việt Nam sẽ gặp Olympic Afghanistan với trận lượt đi vào ngày 7-2 trên sân nhà và lượt về ngày 14-2 trên sân khách. 10 đội thắng ở vòng sơ loại cùng với 14 đội, được miễn vòng sơ loại, giành quyền lọt vào vòng đấu loại khu vực châu Á.

Ngày 16-9, tại Singapore sẽ diễn ra lễ bốc thăm và thống nhất thể thức thi đấu cho 24 đội tham dự vòng loại để xác định 3 suất của châu Á tham dự VCK. Khu vực châu Á được quyền cử 4 đại diện tham dự Olympic Bắc Kinh, trong đó một suất đã thuộc về nước chủ nhà Trung Quốc.

Như vậy, chỉ trong 3 tháng, từ tháng 12-2006 đến tháng 2-2007, bóng đá Việt Nam sẽ liên tiếp tham dự nhiều giải đấu quan trọng. Tháng 12, đội U23 sang Qatar dự ASIAD 15. Ngay sau đó, trung tuần tháng 1 năm 2007, đội tuyển quốc gia sẽ bắt đầu vòng bảng giải vô địch Đông Nam Á. Nếu như đội tuyển quốc gia lọt vào trận chung kết, diễn ra vào ngày 3-2, đội tuyển Olympic chỉ có quỹ thời gian là 4 ngày chuẩn bị cho trận lượt đi vòng sơ loại Olympic Bắc Kinh với Afghanistan.

Vòng sơ loại Olympic Bắc Kinh diễn ra trong tháng 2 cũng sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến kế hoạch tổ chức thi đấu mùa bóng 2007 của LĐBĐVN. Dự kiến, V-League và giải hạng Nhất 2007 sẽ khởi tranh vào ngày 10-2 và kết thúc vào cuối tháng 9. Tuy nhiên, kế hoạch này sẽ phải điều chỉnh mà sớm nhất phải đến cuối tháng 2, mùa giải mới có thể diễn ra.
 
VN bây giờ cũng chỉ đứng thứ 143 thế giới, so với hồi xưa đúng là tụt thật.

Có những ý kiến cho rằng Euro nên có thêm một vòng sơ loại ban đầu nữa để tránh những trận đấu thừa ko cần thiết.
 
143 a,ở fifa.com bảo thế hả,vô lý thật,ít cũng phải gần 100
 
Roberto Carlos giã từ đội tuyển Brazil

Sau 15 năm liên tục chiếm giữ hành lang cánh trái của đội tuyển Brazil, cuối cùng thì Roberto Carlos cũng đã quyết định đây là lúc để từ giã màu áo vàng xanh, nhường chỗ lại cho những đàn em trẻ, khỏe hơn.

"Với tôi, những năm tháng được khoác áo đội tuyển quả là tuyệt diệu. Tôi đã được chơi 2 trận CK World Cup, đã từng được nâng trên tay Cúp vàng thế giới, đã có Copa America. Đó là 15 năm không thể nào quên. Tuy nhiên, đã đến lúc phải nói lời tạm biệt" - đó là những gì mà cầu thủ đáng được xem là huyền thoại này nói trong cuộc họp báo được tổ chức vào chiều ngày 06/09 tại Madrid.

Sự nghiệp của Roberto Carlos

Cuộc đời & Sự nghiệp

- Sinh ngày: 10/04/1973, tại Garca, Sao Paulo, Brazil
- Vị trí: Hậu vệ cánh trái
- Trận đầu tiên cho cho Brazil: Brazil - Mỹ: 3-0 (26/02/1992).
- Số trận chơi cho đội tuyển Brazil: 125. Ghi được 11 bàn thắng.
- Đã tham dự 3 VCK World Cup, chơi tất cả 18 trận.

Thành tích

- Các CLB từng chơi: Uniao Sao Joao, Palmeiras, Inter Milan, Real Madrid.
- Đoạt 2 chức VĐ Brazil, 2 Cúp Liên lục địa, 1 Siêu cúp châu Âu, 3 chức VĐ Champions League, 3 chức VĐ Liga, 1 Siêu cúp TBN.
- Đoạt 1 chức VĐ thế giới (2002), 2 Copa America (1997, 1999), 1 Confederations Cup (1997).


Tạm biệt Roberto Carlos, tạm biệt anh chàng đầu trọc với nụ cười đáng yêu !
 
Tạm biệt những cú sút với vận tốc kinh hoàng.
Chắc vẫn chơi cho Real đến khi hết hợp đồng.
 
cái quả ghi vào lưới Pháp thật là vãi hàng, đến giờ xem lại còn khiếp
 
thằng nào cũng chỉ có 1 thời thôi, kiểu như bây h Anh ko ai nhắc tới Becks nữa, TBN thì thời của Raul đang qua và sắp qua, Séc thì Nedved ra đi hay Hà Lan chả mấy khi còn sử dụng Ruud nữa
 
căn bản trận CK năm đó Zidane sung quá. mà năm đó Pháp cũng may vật.
 
Back
Bên trên