*** Các đội tuyển quốc gia ***

...Ko đến nỗi, ít ra cũng trên Đông ti mo, nó có được điểm nào đâu :))...
 
Nói thật là có phải do ta đâu, tại bọn FIFA làm ăn vớ vẩn, chứ thử hỏi ở DNA có mấy đội mạnh hơn ta !
 
ĐKVĐ Nhật Bản: "Triều đại" Ivica Osim

VCK World Cup 2006 đã đánh dấu chấm hết cho "mối tình" kéo dài 4 năm giữa bóng đá xứ mặt trời mọc với HLV người Brazil Zico. Giúp đội tuyển Nhật Bản giành quyền tới nước Đức và đặc biệt là chức vô địch ASIAN Cup 2004 sau chiến thắng 3-1 trước đội chủ nhà Trung Quốc, Zico đã đưa Nhật Bản lần thứ 2 liên tiếp đứng ở vị trí số 1 châu Á.

Tuy nhiên, thế vẫn là chưa đủ với tham vọng muốn có một vị thế cao hơn tại sân chơi thế giới và LĐBĐ Nhật Bản (JFA) đã tiến hành một cuộc thay đổi lớn khi quyết định mời cựu HLV đội tuyển Nam Tư cũ Ivan Osim làm HLV trưởng đội tuyển.

Triều đại của Ivica Osim bắt đầu với chiến thắng Trinidad and Tobago 2-0 trên sân nhà trong khuôn khổ Kirin Challenge Cup và tính đến nay đã có 5 trận thắng, 2 thua cùng 1 suất tham dự VCK ASIAN Cup 2007 với tư cách đội nhì bảng A ở vòng loại.

Không mấy mặn mà với "lính đánh thuê" ở châu Âu như người tiền nhiệm, HLV Ivica Osim xây dựng đội tuyển Nhật bằng chính những cầu thủ chơi tại J-League với bộ khung là các cựu binh như: thủ môn Kawaguchi, hậu vệ cánh gốc Brazil Santos... cùng các gương mặt trẻ được đôn lên từ đội Olympic như tiền vệ Honda Keisuke, hậu vệ Aoyama Naoaki, thủ môn Nishikawa Shusaku...

Tuy nhiên, cuộc thay máu này chưa thực sự gây được ấn tượng, đặc biệt là sau trận thua 0-1 trước Saudi Arabia tại vòng loại ASIAN Cup 2007, nhưng JFA vẫn hy vọng vị thuyền trưởng mới này sẽ đưa đội tuyển Nhật Bản đến chức vô địch châu Á lần thứ 3 liên tiếp và cũng là lần thứ 4 trong 14 lần tổ chức - đó là sẽ kỷ lục mới.

Bóng đá Nhật Bản và ASIAN Cup

Từ năm 1956 đến 1964: Không tham dự.
1968: Không qua vòng loại.
1972: Không tham dự
1976: Không qua vòng loại
1980 và 1984: Không tham dự.
1988: Vòng 1.
1992: Vô địch
1996: Tứ kết
2000: Vô địch
2004: Vô địch.

Thứ hạng trong bảng xếp hạng FIFA tháng 12-2006: Hạng 47 thế giới và hạng 4 châu á
 
Qatar: Hưng phấn từ chức vô địch ASIAD

Chức vô địch bóng đá nam ASIAD 15 và trước đó là việc giành quyền tham dự VCK ASIAN Cup 2007 đã tạo nên một chuỗi thành công kéo dài với bóng đá Qatar kể từ chức vô địch Cúp Vùng Vịnh lần thứ 17.

Chiến tích của Qatar gắn liền với HLV người Bosnia Dzemaludin Musovic, người thay thế cho HLV người Pháp Philippe Troussier. Từng dẫn dắt Qatar Sports Club giành chức vô địch quốc gia năm 2003, ông Musovic đã tạo nên một tuyển Qatar mạnh hơn với sự hoà trộn giữa các cựu binh và những gương mặt trẻ.

Trụ cột cho đội bóng Trung Đông này chính là cựu tiền vệ của Manchester City Hussain Yasser, người đã ghi 1 bàn thắng vào lưới Hồng Kông để giúp Qatar giành quyền tham dự VCK ASIAN Cup.

Thành tích tốt nhất của Qatar tại ASIAN Cup mới chỉ là vòng tứ kết năm 2002 khi VCK được tổ chức tại Lebanon, nhưng lần này họ vẫn hy vọng sẽ vượt qua vòng bảng. Một sự hưng phấn sau chức vô địch ASIAD 15.

Bóng đá Qatar và ASIAN Cup

1956 đến 1972: Không tham dự
1976 : Không qua vòng loại
1980: Vòng 1
1984: Vòng 1
1988: Vòng 1
1992 : Vòng 1
1996: Không qua vòng loại
2000: Tứ kết
2004: Vòng 1
Thứ hạng trong bảng xếp hạng FIFA tháng 12-2006: Hạng 58 thế giới và hạng 6 châu Á
 
Đây là đội cuối cùng cùng bảng với VN ta : Unites Arab Emirates

Vị trí nhất bảng C để giành suất tham dự VCK ASIAN Cup 2007 đầu tiên đã phần nào giúp UAE tạm quên đi kết quả đầy thất vọng vào 4 năm trước khi chỉ xếp cuối bảng với 1 trận hòa.

Người đứng sau thành công này không phải ai xa lạ mà chính là phù thủy người Pháp Bruno Metsu. Kể từ sau VCK World Cup 2002 với kỳ tích mang tên Senegal, HLV Metsu đã tới làm việc tại Trung Đông và dẫn dắt CLB al-Ittihad, bây giờ là đội tuyển UAE.

Yếu điểm của UAE chính là sự thay đổi lên tục các HLV đội tuyển và chưa ai thành công dù cho đều là những người nổi tiếng. Năm 1990 khi giành quyền vào VCK World Cup là với Carlos Alberto Parreira - người 4 năm sau đã đưa Brazil lên ngôi vô địch thế giới, rồi sau này là Henri Michel (Pháp) tại vòng loại World Cup 2006; Tini Ruijs (Hà Lan) và bây giờ là Bruno Metsu.

Theo những thông tin mới nhất, LĐBĐ UAE đang xem xét việc gọi vào đội tuyển tham dự Cúp Vùng Vịnh 2 cầu thủ gốc nước ngoài là tiền đạo người Pháp Gregory (CLB Dubai) và tiền vệ người Bờ Biển Ngà Ebrahim Diyaki (CLB Al Jazira).

Bóng đá UAE và ASIAN Cup

1956 đến 1976: Không tham dự
1980: Vòng 1
1984: Vòng 1
1988: Vòng 1
1992: Hạng tư
1996: á quân
2000: Không qua vòng loại
2004: Vòng 1
Thứ hạng trong bảng xếp hạng FIFA tháng 12-2006: Hạng 87 thế giới và hạng 12 châu Á
 
Mie, ko hiểu VN đá đấm thế nào nữa, đội Thái đấy còn chưa chắc đã là đội mạnh nhất :(

Lo cho ĐTVN !

Thất bại 1-2 của ĐTVN trước Thái Lan là một thất vọng lớn. Và đằng sau sự thất vọng về một trận đấu rất được chờ đợi với đối thủ lớn Thái Lan là không ít nỗi lo. Cái cách mà đội bóng của ông Riedl thất bại, đáng lo khi nhìn về tương lai.

90 phút trên đất Thái không có nhiều điều đọng lại và có quá ít niềm tin được tạo dựng từ phía ĐTVN. Ở cái giải đấu giao hữu vốn được xem như một buổi "tập trận giả", những tồn tại của ĐTVN bộc lộ ra lại rất thật
 
...mẹ, có quả Công Vinh với Tấn tài 2 thằng oánh 2 (kể cả thủ môn) mà éo ăn đc...quả đấy cũng tại thằng Tài chuyền bóng quá cận chân làm Vinh lỡ đà, phải đỡ mất 1 nhịp chứ nã luôn thì đã xong roài...chán éo chịu...
 
...mà bọn Thái cũng chơi rõ bựa,cho VN tập luyện ở cái sân vớ vỉn,xấu hoắc,chất lượng rõ lởm...
 
Bóng đá Anh: Một năm nhìn lại
Anh-251206-s.jpg

(Dân trí) - “Gã nhà giàu” Chelsea lần thứ 2 đăng quang chức vô địch Premiership trong sự tức tối và bất lực của MU, Liverpool, các học trò của Arsene Wenger lần đầu tiên tới được đích xa nhất trên chặng hành trình Champions League… hãy cùng nhìn lại những dấu mốc đáng nhớ của bóng đá xứ sở Sương mù trong một năm qua.







Tháng 1



Thời điểm thị trường chuyển nhượng mùa Đông bắt đầu mở cửa để phục vụ cho toan tính của từng đội bóng sau khi đã đi qua một nửa chặng đường của mùa giải. West Ham ký hợp đồng với Dean Ashton từ Norwich, Arsenal “túm” được Emmanuel Adebayor và “thần đồng” Theo Walcott để bổ sung hàng công trong khi Liverpool gây ngạc nhiên lớn khi “tái hôn” cùng Robbie Fowler.



Một sự kiện đáng chú ý trong tháng này tại Anh là Sven Goran Eriksson tuyên bố sẽ từ chức HLV trưởng ĐT Anh sau World Cup.



Tháng 2



Bắt đầu bằng vụ “trảm tướng” của Newcastle khi sa thải Graeme Souness và thay thế bằng Glenn Roeder. Các cổ động viên MU đón một tin buồn khi tiền đạo Alan Smith dính chấn thương nghiêm trọng trong trận thua 0-1 trước Liverpool.



Roeder-251206-s.jpg

Roeder được đưa về giúp Newcastle lấy lại
niềm tin.


Tháng 3



Steve Staunton lên nắm quyền tại ĐT Cộng hòa Ireland. Phong độ xuất sắc tại Champions League và giải Ngoại hạng giúp Jens Lehmann tiếp tục chiếm được niềm tin của Arsene Wenger bằng một bản hợp đồng mới. “Những chú mèo đen” Sunderland không sao vượt nổi vị trí cuối cùng bảng xếp hạng và Mick McCarthy bị buộc phải ra đi.



Tháng 4



Chelsea chính thức bảo vệ thành công chức vô địch theo một cách không thể tuyệt vời và thuyết phục hơn, đánh bại đối thủ trực tiếp MU 3-0 trên sân nhà Stamford Bridge. Thất bại của “Quỷ đỏ” càng thêm phần “tang tóc” khi Wayne Rooney bị gãy chân sau pha vào bóng của Paulo Ferreira.



Chelsea-251206-s.jpg

Với những đồng rúp của chủ tịch Abramovich và tài năng của
HLV Mourinho, Chelsea bảo vệ thuyết phục ngôi Vua.


Chấn thương này khiến HLV Sven Goran Eriksson như “ngồi trên đống lửa” khi mà World Cup 2006 đã quá cận kề và giới truyền thông Anh được một phen “hốt bạc” từ vụ này.



Tháng 5



Bất lực trước việc không thể đuổi kịp Chelsea ở Premiership nhưng Liverpool cũng gỡ gạc bằng chiếc cúp FA sau khi “đòi nợ” The Blues ở bán kết. Steve McClaren chính thức được chỉ định là người thay thế Eriksson để “chèo lái” ĐT Anh sau khi HLV người Thụy Điển ra đi, chấm dứt chiến dịch “săn người” kéo dài hàng tháng trời của FA, khiến báo giới tốn không biết bao giấy mực.



Thêm một tin gây xôn xao làng bóng Anh khi Eriksson đưa tiền đạo “mặt còn búng hơi sữa” Theo Walcott vào danh sách tới Đức.



Tháng 6



Khi mà mọi tín đồ túc cầu giáo giương mắt về nước Đức thì Roy Keane tuyên bố chấm dứt sự nghiệp sau quãng thời gian chơi cho Celtic. Middlesbrough chỉ định cựu tuyển thủ Gareth Southgate làm HLV trong khi Eidur Gudjohnsen lặng lẽ rời Chelsea để tới Barcelona.



Beckham-home-14.8-s.jpg

Beckham từ chức đội trưởng nhưng không ngờ cánh cửa
vào ĐT Anh cũng khép lại với tiền vệ này kể từ sau WC 2006.


“Những chú sư tử Anh” chơi không thật sự thuyết phục tại ngày hội bóng đá hành tinh dù lọt vào đến tứ kết trước khi bị loại trên chấm 11m trước Bồ Đào Nha của Big Phil. Ngay sau đó, David Beckham tuyên bố từ chức cương vị thủ quân.



Tháng 7



World Cup khép lại trong niềm vui chiến thắng của người Italia trong khi tại xứ sở Sương mù, Alex Ferguson cũng hài lòng với bản hợp đồng mới trị giá 18,6 triệu Bảng của Michael Carrick từ Tottenham sau quãng thời gian kiên trì theo đuổi.



Tháng 8



Mùa bóng mới 2006/07 trở lại. Các CLB cố gắng chạy đua với thời gian để sắm sửa cho mình những “món hàng” ưng ý trước khi thị trường chuyển nhượng đóng cửa. West Ham tạo nên một cơn “địa chấn” khi vượt qua hàng loạt các tên tuổi lớn để “rước” về Upton Park bộ đôi người Argentina Carlos Tevez- Mascherano. Nhưng có lẽ phi vụ chuyển nhượng này chính là nỗi ân hận lớn nhất của HLV Alan Pardew sau này.



Tev-Mas-251206-s.jpg

2 bản hợp đồng gây thất vọng của West Ham và
Alan Pardew buộc phải ra đi do những kết quả kém cỏi.


Tháng 9



Scandal bóng đá ầm ĩ nhất nước Anh nổ ra với vụ “Panorama” khi một loạt các tên tuổi trong làng bóng Anh như các HLV Sam Allardyce, Harry Redknapp…bị tố cáo dính líu tới các vụ “đi đêm” với những tay môi giới bóng đá sau khi một đoạn băng bí mật được phát trên chương trình Panorama của BBC.



Tháng 10



“Tuần trăng mật” giữa Steve McClaren trên cương vị HLV trưởng ĐT Anh kết thúc khi đội bóng xứ Sương mù để “đàn em” Marcedonia cầm chân 0-0 ngay tại Old Trafford và thất trận 0-2 trên sân của Croatia.



Robinson-251206-s.jpg

Thủ thành Paul Robinson thẫn thờ sau
thất bại của ĐT Anh trước Croatia.


Tại Premiership, những “Người gác đền” của Chelsea bị “Sao quả tạ” chiếu xuống khi cả Petr Cech và Carlo Cudicini đều dính chấn thương và buộc phải rời sân trong trận đấu với Reading. Riêng Petr Cech bị vỡ sọ và phải điều trị dài ngày.



Tháng 11



Tại Premiership, MU đang tiến những bước thần tốc trên con đường chinh phục đỉnh cao cũ và sẵn sàng thách thức Chelsea của Mourinho. Tại đấu trường châu Âu, bóng đá Anh gây ấn tượng với sự thống trị tại cúp UEFA trong khi cả 4 đại diện MU, Chelsea, Arsenal và Liverpool đều gần nắm chắc cơ hội đi tiếp tại Champions League.



Tháng 12



Sau cùng thì sự kiên nhẫn của BLĐ West Ham cũng đi tới giới hạn khi The Hammers quyết định sa thải HLV Alan Pardew và bổ nhiệm một Alan khác (Curbishley) thay thế. Vẫn liên quan tới chuyện những vị “thuyền trưởng”, chỉ sau hơn một tháng nắm quyền, HLV Les Reed của đội đang xếp áp chót Charlton đã phải ra đi để nhường chỗ cho… Alan Pardew!

http://www.dantri.com.vn//The-Thao/2006/12/159457.vip
 
Back
Bên trên