Black Hole

Tìm thấy bằng chứng rõ ràng về sự tồn tại của hố đen



Có tin này nghe hấp dẫn phết, các nhà khoa học đã tìm thấy chứng cứ của Hố đen một cách rõ ràng, hố đen, một khái niệm khá mơ hồ và khó hiểu, nghĩ đến nó là thấy rợn người, vậy mà nó tồn tại thật đấy các bạn ạ.




Các nhà thiên văn từ lâu cho rằng hầu hết khối lượng của Milky Way tập trung trong một hố đen khổng lồ. Tuy nhiên, rất khó để chứng minh điều này, một phần vì hố đen hút tất cả ánh sáng đi qua và trở nên vô hình. Nay, khi lần theo đường đi của một ngôi sao, các nhà khoa học Mỹ đã có bằng chứng chắc chắn về điều đó.


Hố đen là một trong những hiện tượng kỳ lạ nhất của vũ trụ: Chúng thực chất là những vật thể có lực hấp dẫn mạnh tới mức đủ để hút tất cả các vật chất bay gần đó vào bên trong, thậm chí cả ánh sáng. Chính vì thế, chúng trở nên tối om, không thể quan sát thấy. Tuy nhiên, những vật thể khổng lồ này được tạo ra như thế nào, và mối liên quan của chúng với sự tạo thành và tiến hóa của các thiên hà ra sao vẫn còn là một bí ẩn. Cách duy nhất để "nhìn" thấy một hố đen là nghiên cứu những ngôi sao bay gần đó.


Trong 8 năm qua, giáo sư Andrea Ghez, tại Đại học California, bang Los Angeles (Mỹ), và cộng sự đã quan sát đường đi của khoảng 200 ngôi sao ở tâm của thiên hà. Mới đây nhất, nhờ kính thiên văn Keck ở Hawaii (đài quan sát mặt đất lớn nhất trên thế giới) họ đã ghi nhận được hiện tượng đảo hướng đột ngột của ngôi sao SO-16, một ngôi sao đang bay với tốc độ khoảng 9000 km/giây, nhanh gấp 10 lần những thiên thể láng giềng. Theo các nhà nghiên cứu, hiện tượng đảo hướng đột ngột này chỉ có thể giải thích được khi đặt ở gần đó một hố đen khổng lồ - mà sức hút khủng khiếp của nó đã làm bẻ cong quỹ đạo của ngôi sao.


Các tính toán chi tiết cũng cho biết, SO-16 chỉ nằm cách hố đen trên khoảng 6.000 triệu km (tương đương với khoảng cách giữa mặt trời và Diêm Vương tinh), gần hơn bất cứ ngôi sao nào từng được quan sát. "Điều khó hiểu nhất là làm thế nào mà những ngôi sao có thể tồn tại ở gần hố đen như vậy", bà Ghez nói.


Cũng từ những dữ liệu của đài thiên văn, nhóm nghiên cứu đã đưa ra kết quả ước lượng về khối lượng của hố đen tại tâm dải Ngân Hà: Nó nặng gần gấp 3 triệu lần mặt trời của chúng ta, với sai số nửa triệu lần. Đây là cũng kết quả tính toán chính xác nhất từng được thực hiện từ trước tới nay.

Hoàng Nam
(Theo hn-ams)
 
Nếu nói Lỗ đen là sức mạnh vô cùng trong vũ trụ, vậy tại sao, khi ánh sáng với vận tốc 300000km/s có thể đi qua nó mà ko bị nó hút vào, để cho chúng ta có thể dễ dàng xác nhân được cái gọi là Black Hole :-/
 
Tuy nhiên, rất khó để chứng minh điều này, một phần vì hố đen hút tất cả ánh sáng đi quatrở nên vô hình.
ánh sáng vẫn bị hút đấy thôi, có ai nhìn thấy hố đen bao giờ đâu. Mà đến bây giờ người ta đã dám khẳng định chắc chắn là có hố đen đâu nhỉ?
 
Nguyễn Công Thành đã viết:
http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%91_%C4%91en (Em Hiệp đọc kĩ đi nhé)
ý anh làh bài post bên trên của em có phần sai??
hay là em chả hiểu cái gì cả ? :eek:
 
Hiệp đọc kĩ đi, anh là anh bổ sung cho lời nói của Hiệp thôi, không chê bai ai cả, thế nhé.
 
anh cũng chả hiểu em Thành nói j`? ánh sáng vẫn bị hút vào lỗ đen mà em :-?
 
anh nghĩ đây là 1 câu hỏi ngớ ngẩn. Em chịu khó tìm hiểu thêm trước khi hỏi nhé. Nên tìm đọc mấy cuốn sách mà mọi người đã post ở trang trước ý :)
 
Chưa dám phát biểu trước các nghiên cứu đồ sộ kia, chỉ xin góp 1 bức ảnh thôi:
ho_den_265.jpg
 
Hình như đây là lỗ đen đang nuốt dần vật chất của một sao ở gần đó ,và tạo thành một cái "đĩa gia tốc" xuing quanh lỗ đen .Nhưng thắc mắc một điều là sao lại có những dòng hạt phóng ra từ 2 cực của lỗ đen nhỉ ?
 
hình như nó là bức xạ do các hạt khi bị lỗ đen hút vào chuyển động với vận tốc lớn, va chạm nhau và phát ra bức xạ đó anh ạ :D :D (hổng bít đúng ko nữa :p)
 
678px-Black_hole_jet_diagram.jpg

Hiệu ứng đáng nghi ngờ nhất là vật chất rơi vào hố đen (giống như nước đổ vào đường thoát nước) sẽ tập hợp lại với nhau tạo nên một đĩa gia tốc quay rất nhanh và rất nóng xung quanh hố đen trước khi bị nó nuốt. Ma sát xuất hiện tại những vùng lân cận đĩa làm cho đĩa trở nên vô vùng nóng và được thoát ra dưới dạng tia X. Quá trình nung nóng này cũng vô cùng hiệu quả và có thể biến 50% khối lượng của vật thể thành năng lượng bức xạ, trái ngược với phản ứng nhiệt hạch, trong đó, chỉ khoảng vài phần trăm khối lượng được biến thành năng lượng. Các tính toán khác tiên đoán các hiệu ứng trong đó các luồng hạt chuyển động rất nhanh với vận tốc gần bằng vận tốc ánh sáng được phóng ra ở hai trục của đĩa.

Tuy nhiên, các đĩa gia tốc, các luồng hạt chuyển động nhanh, các vật thể chuyển động xung quanh một vật vô hình không chỉ có thể do hố đen gây ra mà còn có thể do các vật thể khác như các sao neutron chẳng hạn, và động lực học của các vật thể gần các "hố không đen" này rất giống như động lực học của các vật thể xung quanh hố đen và việc nghiên cứu về chúng là lĩnh vực nghiên cứu rất phức tạp và năng động hiện nay. Nó bao gồm ngành vật lý plasma và từ trường. Do đó, trong phần lớn các quan sát về đĩa gia tốc và chuyển động quỹ đạo chỉ cho biết về khối lượng của vật thể cô đặc mà thôi, chứ không cho biết về bản chất của vật thể đó. Việc xác định vật thể đó là hố đen yêu cầu các giả thuyết bổ sung là không có vật thể nào khác (hoặc các hệ liên kết với vật thể) có thể nặng và cô đặc đến thế. Phần lớn các nhà vật lý thiên văn chấp nhận rằng, trong trường hợp này, theo lý thuyết tương đối rộng, bất kỳ vật nào có mật độ vật chất đủ cao đều phải co lại thành một hố đen.

Một khác biệt quan sát quan trọng giữa các hố đen và các ngôi sao đặc, nặng khác là bất kỳ vật chất rơi vào các vật thể nặng thì cuối cùng cũng phải va chạm với vật thể đó với một vận tốc rất lớn, dẫn đến việc lóe sáng dị thường của các tia X với cường độ rất mạnh cùng với các bức xạ khác. Cho nên, nếu không có các lóe sáng bức xạ như thế xung quanh vật thể cô đặc thì có thể được coi là bằng chứng để cho rằng nó là một hố đen, nơi mà không có bề mặt để vật chất có thể va đập vào đột ngột.
 
" nơi mà không có bề mặt để vật chất có thể va đập vào đột ngột "

sao lại ko có bề mặt , lỗ đen về bản chất cũng là một ngôi sao chứ , ko có bề mặt thì nó tồn tại ở dạng nào đây ?
 
thế anh nghĩ bề mặt của hố đen sẽ thế nào? mọi thứ vẫn tồn tại ở dạng vật chất rắn ah ? ở một mật độ cao như thế? với vận tốc của các hạt lên đến mức điên cuồng mà còn có thể tồn tại ở dạng vật chất rắn để có cái gọi là bề mặt cho vật chất va đập đột ngột vào sao ?
nó tồn tại ở dạng gì thì em chịu, nhưng theo em nó ko thể là dạng vật chất rắn đc, dưới tác dụng xé nát của lực hấp dẫn .
 
vừa tìm ra cái này : hóa ra là đối với các sao đặc thông thường như sao lùn trắng ( White Dwarf ) và sao nơtron thì còn có bề mặt . Ví dụ đối với sao lùn trắng , các nguyên tử tồn tại ở trạng thái siêu đặc ( không còn một khoảng trống nào giữa 2 nguyên tử và cũng ko còn khoảng trống nào bên trong một nguyên tử , các electron bị ép chặt vào hạt nhân) , lúc này , một vật ở trên sao lùn trắng có kích thước bằng cái bao diêm sẽ nặng hơn 3 tỷ tấn (!) . Khi đó , lực đẩy giữa các electron và hạt nhân sẽ cân bằng với lực hấp dẫn và làm cho sự suy sụp hấp dẫn dừng lại . Còn đối với sao nơtron ,vì có khối lượng vật chất lớn hơn ,nên lực hấp dẫn sẽ mạnh hơn nữa làm cho sự suy sụp hấp dẫn được tiếp tục , sau khi đạt được trạng thái siêu đặc của sao lùn trắng , các electron sẽ bị ép chặt vào hạt nhân tới mức làm cho hạt nhân bị vỡ tung ra , chia thành proton và nơtron , lúc này , proton sẽ phản ứng với elctron để tạo ra nơ tron , khi ấy , mật độ vât chất tăng lên rất nhiêu so với sao lùn trắng và gọi là trạng thái nơ tron , nhưng sau khi tạo thành nơ tron xong thì chính lực đẩy giữa các nơ tron này với nhau đã cân bằng với lực hấp dẫn của lõi sao , và khiến cho nó ko bị co nhỏ lại hơn nữa >>> sao nơ tron vẫn có bề mặt .
Nếu khối lượng vật chất của sao tiếp tục tăng thì ta sẽ có được mật độ của nó sẽ đặc hơn nữa và có thể dẫn tới một trạng thái gọi là sao quark , cũng vẫn có bề mặt .

Nhưng đối với lỗ đen thì khác , khối lượng vật chất quá lớn , khiến cho lực hấp dẫn quá mạnh và không có bất cứ một lực đẩy nào có thể cân bằng được với nó , nên sự suy sụp hấp dẫn ko dừng lại , và mật độ đặc là vô cùng . Khi ấy , cả một hành tinh khổng lồ chỉ còn co lại thành một điểm duy nhất gọi là điểm kì dị ( singularity) (zời ơi , khiếp quá !) . Và bề mặt bao quanh nó là khoảng không -thời gian hình cầu , lớp ngoài cùng của hình cầu này chính là event horizon (chân trời sự kiện ) mà chúng ta đã biết .

Ai hiểu biết rõ về chủ đề này thì giải thích hộ tớ cái , làm sao có thể co lại đặc đến mức đấy nhỉ , khó tin quá , 1 điểm ?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
8-}
Hôm trc em đọc cái đĩa của VACA, nó cũng nói mấy cái này.@-)
Nói chung là trong̀ vũ trụ, ko có gì là ko thể.
Em chưa học Einstein nên chưa rõ.:-?
 
:-? Từ trước đến giờ mình vẫn nghi ngờ về sự tồn tại thực sự của hố đen, dù đã đọc khá nhiều bài báo và cuốn sách nói rằng quan trắc đc Hố đen rồi :p. Vì theo mình thấy, hầu hết hố đen đều đc quan trắc một cách gián tiếp qua từ trường hoặc bức xạ thôi :).
Vừa mới đọc xong cả topic, ;) Nếu em KHánh còn tham gia chủ đề này thì liệu có thể cho anh nguồn của học thuyết về mô hình vũ trụ mạng tinh thể của V.Toruphanop đc ko?
Anh muốn đọc và nghiên cứu thêm. ;)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
hừm, em tưởng mỗi nguyên tử gồm electron, nơtron và proton đều phải có kích cỡ riêng của nó chứ, làm sao mà ép đến nỗi còn lại 1 điểm nhỉ 8-}.. khủng quá :-s
1 điểm dày đặc các nguyên tử???
 
Ko phải là một điểm mà em :p. Chỉ là do dưới lực tác dụng lớn, khoảng trống giữa hạt nhân và các electron trong nguyên tử bị phá vỡ mà thôi ! lúc đó electron, Notron, Proton bị ép chặt vào nhau. Lực tác dụng lớn hơn nữa thì phá vỡ chính các hạt này thành các hạt nhỏ hơn ^^. Đến cỡ nào nữa thì khoa học còn đang vất vả tìm thêm các hạt nhỏ hơn nữa :D
 
Back
Bên trên