Biểu Tình Đòi Đất ở TP HCM

Nói chung khi phán xét một ai đó thì mình nên thử tự đặt mình vào vị trí người ta xem sao. Thử tưởng tượng chuyện bản thân mình gặp chuyện ấm ức, rồi khiếu kiện chán chê ở địa phương không ai giải quyết, cực chẳng đã mới phải ra tới trung ương. Bạn nào đó nói dân không chịu ra tòa, nhờ luật sư, ... hình như chẳng hiểu gì về tình hình Việt Nam cả. Ai ở Việt Nam thì biết thừa chuyện khiếu kiện khó như thế nào, nhất là ở địa phương.

Mình hiểu chứ, nên mình mới nói cách xử lý không đúng đắn không phải lỗi của người dân, mà phần nhiều do cơ chế. Người dân không có lỗi khi không biết, và chưa thể dùng pháp luật để bảo vệ mình.
 
Em nghĩ nên có một chút xây dựng trong nội dung này.

Câu hỏi đặt ra là:
- Chính quyền địa phương nên làm gì khi xảy ra những vấn đề như thế này?
- Người dân nên phản ứng như thế nào khi có chuyện bất bình?
- Vấn đề luật pháp là một trở ngại, vậy, anh/chị có ý kiến gì về cách thức giúp người dân sử dụng luật pháp một cách hiệu quả?

Em đã nói quá nhiều và hơi lệch về một thái cực. Tự em thấy cần phải suy nghĩ lại cho chín chắn. Em xin rút khỏi chủ đề này tại đây.
 
Em nghĩ nên có một chút xây dựng trong nội dung này.

Câu hỏi đặt ra là:
- Chính quyền địa phương nên làm gì khi xảy ra những vấn đề như thế này?
- Người dân nên phản ứng như thế nào khi có chuyện bất bình?
- Vấn đề luật pháp là một trở ngại, vậy, anh/chị có ý kiến gì về cách thức giúp người dân sử dụng luật pháp một cách hiệu quả?

Em đã nói quá nhiều và hơi lệch về một thái cực. Tự em thấy cần phải suy nghĩ lại cho chín chắn. Em xin rút khỏi chủ đề này tại đây.

1. Chính quyền địa phương nên từ chức khi xảy ra những vấn đề như thế này. Hoặc là hội đồng nhân dân (cơ quan dân cử) nhẽ ra cần phải có quyền bãi miễn chính quyền địa phương và nên thực hành những quyền này. Khi để cho vấn đề phải lên đến trung ương như vậy thì cơ quan trung ương nên cách chức các chính quyền địa phương để cho dân phải lên trung ương khiếu kiện.

2. Người dân nên khiếu kiện ở địa phương trước, khi không được giải quyết hoặc có oan khuất thì nên tiếp tục đến cấp trên nữa. Phải lên đến trung ương xin giải quyết như vậy là cực chẳng đã rồi. Tuy vậy trước đó có lẽ nên tìm gặp đại biểu nhân dân của mình trước thì hơn. Có điều không biết là tìm gặp đại biểu nhân dân thì khó đến mức nào nên không dám nói. Vả lại nhiều khi đại biểu nhân dân lại là "cấp dưới" trong bộ máy chính quyền địa phương, hoặc bản thân "là" chính quyền địa phương thì không thể giải quyết được vấn đề.

3. Vấn đề này rộng quá và có nhiều cái cần phải sửa quá. Có lẽ trước mắt thì cần phải tăng quyền lực cho các cơ quan dân cử (ở nhà mình là lập pháp) và tách các cơ quan dân cử ra cho nó hoàn toàn độc lập với bộ máy hành pháp. Chả hạn đại biểu nhân dân không nên tham gia bộ máy hành pháp, vì như vậy dễ dẫn đến những mâu thuẫn về mặt lợi ích (vì cơ quan lập pháp dân cử có quyền giám sát cơ quan hành pháp, nhưng bản thân một người làm ở cả hai cơ quan thì thành ra tự mình giám sát mình sẽ không thể minh bạch và công bằng khách quan được).
 
Luật VN chưa hoàn thiện, thậm chí nhiều cái có thể nói là mới làm. Vì thế nên có những cái theo luật thì ko sai nhưng ng dân thì vẫn oan ức. Trong trường hợp này thì ko thể kiện ở cơ quan hành pháp mà phải thay đổi từ lập pháp. Cũng có những cái chính quyền địa phương chả thể làm gì, nên cũng cần bình tĩnh. Khi làm rõ ai đúng ai sai thì mới nói dc.

Theo em việc có ng vừa trong lập pháp vừa trong hành pháp vẫn ko đến nỗi vừa đá bóng vừa thổi còi. Xét một cái chi tiết, kiểu như ông đấy bên ngành xây dựng chẳng hạn, thì xung đột lợi ích khi bới móc cái sai của ngành đấy, nhưng khi nói đến các ngành khác thì ko rõ rệt (mà ngành của mỗi ng chỉ liên quan một số ngành khác, trong khi có rất nhiều ngành). Số lượng đại biểu cũng nhiều nên ý kiến của 1 ng về 1 vấn đề ko quan trọng lắm. Cái quan trọng là họ có đúng là đại biểu ND hay ko, như anh nói có gặp dễ ko và có truyền tải ý kiến của ng ta ko. Tất nhiên tách hoàn toàn có vẻ sẽ tốt hơn, nhưng ko chắc VN có nhiều ng có năng lực đến thế. Ngoài ra nếu đảm bảo tốt là do dân bầu cử thì cũng chả thể tách hay làm gì, vì nó là do họ quyết cơ mà.

2 câu hỏi cuối của Long vẫn chỉ có một câu đơn giản nhưng làm rất phức tạp và lâu dài: nâng cao dân trí. Làm gì có cách giải quyết cho mọi vấn đề, mỗi cái có cái mắc riêng, hỏi thế vô ích. Mà cái này thì gắn với cả phát triển kinh tế, giáo dục, thông tin….. Nói chung là chờ VN phát triển thôi. Nếu quan sát thì họ cũng chẳng dốt gì đâu, vì khi nó là bức xúc của ng ta thì họ cũng tìm cách để đòi lại, một ng ko nghĩ ra nhưng nhiều ng thì cũng sẽ tìm ra cách giải quyết tốt nhất.
 
Được biết vào sáng thứ Sáu, hàng trăm người đã mang theo biểu ngữ và tiến hành biểu tình có trật tự.
Tạm thời không nói đến việc nhà nước thiếu trách nhiệm đến đâu trong việc xử lý chuyện này. Nhưng tình hình thế kia mà nghi ngờ là có người đứng sau giật dây là cũng không sai.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Tạm thời không nói đến việc nhà nước thiếu trách nhiệm đến đâu trong việc xử lý chuyện này. Nhưng tình hình thế kia mà nghi ngờ là có người đứng sau giật dây là cũng không sai.

Anh hoàn toàn đồng ý.
Nhưng mà tiện thể em hỏi một cái check lại: biểu tình từ mức nào thì thì bị cấm theo luật?

Pháp luật chưa hoàn chỉnh nhưng ít nhất cũng nên làm đến đâu xài tới đó. Người dân chưa có thói quen sử dụng pháp luật mới là vấn đề trước mắt. Trước một vấn đề bức xúc, người dân chỉ biết là mình đúng dù vậy có lẽ vẫn không rõ pháp luật bảo vệ mình cụ thể ra sao trong trường hợp này. Người dân không thể tường tận pháp luật, nhưng biết cách đặt ra câu hỏi trong tình huống cần thiết là việc phải làm.
Dân trí. Đúng. Nhưng hẹp hơn. Ở đây là nhận thức làm chủ của nhân dân, điều mà môn GDCD nhẽ ra phải đáp ứng được.
Xin được ca lại bổn cũ: Pháp luật cần phải được lăng xê. Vài ba chương trình khô khốc phổ biến pháp luật trên VTV2 kiểu nhà anh Nam cạnh nhà anh Linh, anh Linh xây tường lấn sang nhà anh Nam v.v có một tầm ảnh hưởng... chán chẳng buồn nói. Phải là Người Đương Thời, là Bản tin tối, phải là những ví dụ cụ thể, những kịch bản cuốn hút, những cuộc hành trình thật sự. Chúng ta đã thành công với câu chuyện về các doanh nhân và doanh nghiệp điển hình để khuyến khích người dân đi lên làm giàu cho bản thân mình và cho đất nước, khuyến khích các bạn trẻ học kinh tế, dám nghĩ dám làm, nắm bắt thời cơ vận hội, tại sao chúng ta không thể thành công trong lĩnh vực này?
Quá trình không thể đột ngột, cần thời gian và công sức. Điều quan trọng đầu tiên là phải đặt rõ mục tiêu và trả lời cho câu hỏi: Chúng ta thật sự muốn gì?

Vài câu nông cạn, mong được tiếp thu phê bình từ các anh chị và các bạn.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nhưng mà tiện thể em hỏi một cái check lại: biểu tình từ mức nào thì thì bị cấm theo luật?
Em có học luật đâu mà biết hả anh :">. Em không bảo dân làm sai, em cũng không bảo nhà nước làm đúng. Em chỉ chỉ ra một khả năng có thể. Vì biểu tình có trật tự thì nhiều khả năng đã được lên kế hoạch kĩ càng. (Anyway, em cũng không định tranh luận gì cả.)
 
Em có học luật đâu mà biết hả anh :">. Em không bảo dân làm sai, em cũng không bảo nhà nước làm đúng. Em chỉ chỉ ra một khả năng có thể. Vì biểu tình có trật tự thì nhiều khả năng đã được lên kế hoạch kĩ càng. (Anyway, em cũng không định tranh luận gì cả.)

Anh cũng thế mà. hỏi em là hỏi... thật lòng luôn đấy, có tu từ gì đâu :D
 
Ở đâu thì cũng cần có luật sư, chứ ai mà nắm hết dc luật. VN thì thay đổi nhanh kinh hồn, ko nói cụ thể mà ngay nắm dc chủ trương chung cũng mệt rồi. Đâu phải ng ta ko chịu dùng luật, nhiều vụ cũng kiện bằng luật đấy chứ, nhưng như vụ này thì vấn đề nằm ở bản thân luật chứ ko phải là thực hiện. Thực ra cái đấy nó có gợi ý rất rõ ràng, nhưng chỉ vì cái kiểu đưa tin của BBC cộng thêm cái định kiến nên nó có vẻ mập mờ thôi.

Theo cái tin của BBC thì có rất nhiều dân ở phía Nam khiếu kiện, theo cái công điện của TT thì có rất nhiều tỉnh ở phía Bắc cũng thế, cái đấy chứng tỏ nó là phản ứng chung chứ ko phải riêng lẻ ở một vài địa phương. Cái chuyện ăn chặn có thể có, nhưng tất cả các nơi đồng loạt về cùng 1 vấn đề thì ko bình thường và đáng để nghi ngờ, vì bây giờ ko như ngày xưa nữa. Khi có cái nhận xét này, đáng lẽ nên nghĩ đến bản thân cái chính sách, luật của quốc hội gây tranh cãi, thì tất cả lại tập trung ngay sang “các quan ăn chặn của dân”! Nếu nghi ngờ ngay cái lập pháp thì có logic hơn ko, vì nếu vấn đề ở đấy thì cái hệ quả này là đương nhiên.

Nói chung chung thế thôi, vì hầu hết mọi ng ở nước ngoài nên ko biết những cái rắc rối của luật đất đai hiện nay. Còn vụ giúp ng ta học luật thì mình xin đứng ngoài, cái này thấy cứ thế nào. VN bây giờ hội nhập nhưng cái tư tưởng bao cấp ngày xưa vẫn còn nặng nề lắm. Cái chuyện học một cái gì đó ở đâu trên thế giới nó cũng phải từ nhu cầu của ng ta, ng ta cần => muốn học. Họ phải có cái ý thức tự chịu trách nhiệm với cuộc sống của mình. Cái tư tưởng chúng ta phải làm thế nọ thế kia cho dân mình bản thân nó thì đáng quý, nhưng nó làm mình ko nhìn ra xa dc. Cứ đẩy dần ra xa đi, thấy nước sâu thì ng ta tự khắc thấy cần học bơi, uống vài ngụm nước ko sao, chỉ cần ko ném một phát ra giữa hồ là dc. Cứ che thế nọ thế kia đến khi ngoài tầm thì làm thế nào, có phải chỉ có luật đâu. Quan niệm của anh là thế. (Cái này nếu muốn tham khảo có thể nghiên cứu tiếng Anh đã ngày càng là một cái bắt buộc với SV VN như thế nào)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nói chung chung thế thôi, vì hầu hết mọi ng ở nước ngoài nên ko biết những cái rắc rối của luật đất đai hiện nay.
Nghẹn ngào một phát...
Em mới xa quê có 2 năm, hè năm ngoái cũng về chứ đâu có ăn đời ở kiếp nơi xứ người mà bác nói ghê thế.
Em cũng không định dạy người ta học luật, mà là làm người ta chú ý đến luật pháp nhanh hơn. Nói theo ví dụ của anh, người ta cũng biết bơi rồi đấy anh ạ, nhưng mà bơi không đúng kỹ thuật, cứ không chìm là được, có khi chỉ nổi thôi chứ chẳng tiến lên mấy. Từ những chuyện lặt vặt thủ tục hàng ngày, pháp luật trong nếp tư duy của người dân đã đứng sau chạy chọt, quan hệ, đút lót, cửa sau... Người ta vẫn giải quyết được việc, vẫn không chìm nhưng xã hội thì chỉ nổi lềnh phềnh mà không tiến lên được bao nhiêu.

Về luật sư em hoàn toàn đồng ý với anh, em cố tránh nói cụ thể ra thôi. Em bảo là nhân dân không thể tường tận luật pháp, mà phải đặt ra câu hỏi trong tình huống cần thiết, nghĩa là đi hỏi ông luật sư chứ còn gì nữa.
 
Mọi ng hay so sánh với Mĩ mà quên so với những nước gần giống VN như Thái, Indo… Bọn đấy thì các cái em kể cũng chả hơn VN là mấy đâu, nó là cái tất yếu do đang phát triển và những cái chưa hoàn thiện. Cái này ko phải nói mò đâu, nhưng diễn giải hết thì dài dòng quá. VN sẽ ngày càng giống với quy luật chung của thế giới. Cái đấy ko có nghĩa tất cả các cái xấu sẽ mất đi, mà là những cái xấu sẽ như tất cả các nước khác vì đấy là quy luật chung, phải quen với việc chấp nhận những cái này đi. Chấp nhận ko có nghĩa nói kệ nó muốn to nhỏ thế nào cũng dc, mà là nó ở một mức nào đó thì đừng quá ngạc nhiên và cố giải quyết rồi lại làm lệch đi ở một cái khác.

Cái tư duy kế hoạch hóa trước đây là cho rằng con ng có thể đưa ra những kế hoạch vẹn toàn để định hướng tương lai, thực tế thì khi dựng lên sẽ hở ở một chỗ nào đó, chống chỗ đó sẽ lại hở chỗ khác, cuối cùng chấp nhận ko chống nổi nữa thì sụp. Giới trẻ thì hay cho mình hiện đại nhưng thực ra anh thấy nhiều cái toàn đi vào vết xe đổ mà ko biết. Muốn làm một cái thì cần tìm một cái cơ chế để nó tự vận hành chứ ko phải cái mình sẽ phải điều khiển. Nói cơ chế thị trường với kế hoạch hóa trong kinh tế thì ai cũng hiểu, nhưng còn những cái khác thì vẫn chưa rút dc bài học. Cứ nhìn từ kinh tế, giáo dục, kể cả cái dân chủ bây giờ giới già đang làm mà học tập, em sẽ thấy trong tất cả các vấn đề thì tự nhiên điều tiết vẫn tốt hơn con ng tự lập kế hoạch. Vấn đề là cái cơ chế để tự nhiên điều tiết như thế nào. Thế nên cái vụ bơi lội kia anh cho rằng tự cái môi trường sẽ tạo ra yêu cầu ng ta tìm hiểu luật, còn đến dc đâu thì cũng tự nó quyết định. Em làm thêm thì chắc ko có hại, nhưng cứ xác định trước là ko hiệu quả đâu, vì cái anh đề cập là ng ta muốn học hay ko chứ ko phải em làm cái gì. Phải tạo dc cái làm ng ta muốn học, nếu em muốn làm.
 
Mọi ng hay so sánh với Mĩ mà quên so với những nước gần giống VN như Thái, Indo… Bọn đấy thì các cái em kể cũng chả hơn VN là mấy đâu, nó là cái tất yếu do đang phát triển và những cái chưa hoàn thiện. Cái này ko phải nói mò đâu, nhưng diễn giải hết thì dài dòng quá. VN sẽ ngày càng giống với quy luật chung của thế giới. Cái đấy ko có nghĩa tất cả các cái xấu sẽ mất đi, mà là những cái xấu sẽ như tất cả các nước khác vì đấy là quy luật chung, phải quen với việc chấp nhận những cái này đi. Chấp nhận ko có nghĩa nói kệ nó muốn to nhỏ thế nào cũng dc, mà là nó ở một mức nào đó thì đừng quá ngạc nhiên và cố giải quyết rồi lại làm lệch đi ở một cái khác.

Cái tư duy kế hoạch hóa trước đây là cho rằng con ng có thể đưa ra những kế hoạch vẹn toàn để định hướng tương lai, thực tế thì khi dựng lên sẽ hở ở một chỗ nào đó, chống chỗ đó sẽ lại hở chỗ khác, cuối cùng chấp nhận ko chống nổi nữa thì sụp. Giới trẻ thì hay cho mình hiện đại nhưng thực ra anh thấy nhiều cái toàn đi vào vết xe đổ mà ko biết. Muốn làm một cái thì cần tìm một cái cơ chế để nó tự vận hành chứ ko phải cái mình sẽ phải điều khiển. Nói cơ chế thị trường với kế hoạch hóa trong kinh tế thì ai cũng hiểu, nhưng còn những cái khác thì vẫn chưa rút dc bài học. Cứ nhìn từ kinh tế, giáo dục, kể cả cái dân chủ bây giờ giới già đang làm mà học tập, em sẽ thấy trong tất cả các vấn đề thì tự nhiên điều tiết vẫn tốt hơn con ng tự lập kế hoạch. Vấn đề là cái cơ chế để tự nhiên điều tiết như thế nào. Thế nên cái vụ bơi lội kia anh cho rằng tự cái môi trường sẽ tạo ra yêu cầu ng ta tìm hiểu luật, còn đến dc đâu thì cũng tự nó quyết định. Em làm thêm thì chắc ko có hại, nhưng cứ xác định trước là ko hiệu quả đâu, vì cái anh đề cập là ng ta muốn học hay ko chứ ko phải em làm cái gì. Phải tạo dc cái làm ng ta muốn học, nếu em muốn làm.

Em rất tránh nói những điều thế này nhưng nhận xét của bạn Bách cũng có lý của nó, nên em xin lỗi anh trước về những dòng sau đây.

Anh nặng lời thật đấy, và sáng tác cũng ngần ấy. Người ta trưng cầu về Nghị viện trẻ thì anh bảo là "nằng nặc đòi thành lập"; em phân tích tình hình rồi đề xuất phương hướng thì anh bảo là "quá ngạc nhiên rồi cố giải quyết", rồi thì "cứ xác định trước là không hiệu quả gì đâu" (mặc dù em không định làm gì hết anh ạ, em chỉ đề xuất thôi).
Chưa kể cả cái topic này anh là người đầu tiên lôi nước Mỹ vào. Để làm gì? Quy kết những người không làm thế. Em học ở Pháp nhưng chưa bao giờ có ý định áp đặt một cơ cấu xã hội kiểu phương Tây vào Việt Nam, nhất là một xã hội có nhiều vấn đề như Hoa Kỳ.
Phân tích của anh về "tư duy kế hoạch hóa" và thất bại của nó có hời hợt không? Có thật là do lúc nào cũng có lỗ hở nên nó sụp không?
Tại sao kế hoạch hóa kinh tế và cơ chế thị trường thì ai cũng hiểu? Tại sao anh muốn phủ định thành quả của biết bao nỗ lực của Đảng và nhà nước khuyến khích nhân dân làm giàu? Tại sao anh muốn gán nó cho "vận hành tự nhiên"?
Đấy, thực ra chính cái học thuyết cực lớn về "tự nhiên điều tiết" của anh nó mới thủng lỗ chỗ. Con người có nằm trong tự nhiên không? Con người lập kế hoạch có phải một hoạt động tất yếu trong tự nhiên điều tiết không? Cũng có thể là nếu anh (nghĩa là bản thân anh Trần Hữu Quang) không tham gia lập kế hoạch thì tự nhiên nó sẽ điều tiết tốt hơn, nhưng mà đây không phải vấn đề của mọi người.
Anh loanh quanh rồi cuối cùng lại: "Phải tạo được cái làm người ta muốn học, nếu em muốn làm."
Thì đấy không phải ý em là gì? Anh không thấy ý em là trước hết làm cho người ta muốn học hay sao? Anh không hiểu hay là lập trường của anh không đủ nét ạ?
Tóm lại anh viết 3 loại câu: Loại đồng ý với em, nhưng vẫn có vẻ là không phải. Loại lập lờ mơ hồ đề xuất những học thuyết kiểu không cần lập kế hoạch, tự nhiên điều tiết...Thứ ba là loại tất lẽ dĩ ngẫu kiểu Việt Nam sẽ phát triển cùng quy luật với thế giới, tất cả các nơi cùng về khiếu kiện thì không bình thường...
Một lần nữa xin lỗi anh.

Hị hị, dạo này nghỉ hè mình post bài hăng ra phết.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Thứ nhất viết với anh thì ko cần xin lỗi, 3 cái lặt vặt này anh ko quan tâm lắm đâu, thực ra viết như em ăn thua gì :)) Cái đấy viết cũng ko phải dành cho mình em. Xin lỗi vì hình như vô tình lại trút lên đầu em :)) Tại dạo này hơi bức xúc cái kiểu giới trẻ thế nọ thế kia như bố tướng. Bây giờ nói còn dc chứ vài năm nữa chắc mở mồm ra nó dán luôn cho cái chữ “già nên bảo thủ”. Trả lời em từng cái một.

Cái NVT, cá là chẳng đứa nào phản đối đâu, chỉ là ủng hộ ở mức nào thôi. Thực ra thì anh cũng thấy chả có lý do gì cản trở nó nếu với mục đích đấy, nhưng có cái vấn đề này là to nhất
Cái nguy hiểm ở chỗ giới trẻ muốn lên tiếng bằng tập hợp số lượng chứ ko phải bản thân cái chất lượng của bài viết.
Nói nằng nặc là vơ cả nắm, nhưng em cứ xem xét lại theo ý trên, nếu vẫn thắc mắc thì sang đấy nói tiếp.

Đọc một loạt câu hỏi của em thì thấy rất hời hợt, em còn chưa hiểu hết anh viết cái gì đâu. Đừng có để mấy cái tức giận nó che mắt. Nỗ lực khuyến khích ng dân làm giàu? Nhầm rồi em ạ, bất kì ai cũng muốn làm giàu!!! Thế nên lúc đấy cái cần làm là tạo điều kiện và hướng dẫn. Ko phải là ko lập kế hoạch, mà là kế hoạch gì. Bản thân cơ chế thị trường có là một kế hoạch ko? Có chứ, nhưng nó là cái kế hoạch dùng tự nhiên điều tiết, chứ ko phải làm chi tiết từng cái như thế nào. Lập kế hoạch kiểu lăng xê, mời gọi ng ta học thì anh ko làm. Anh mà làm thì anh phải tạo ra cái cơ chế mà ng ta ko biết luật thì thiệt thòi lớn, tự nó làm ng ta muốn đi học (cái này thì học Mĩ tốt lắm). Túm lại nếu viết toàn viết lại, em chịu khó đọc lại vậy :(

Góp hướng thế thôi, chứ anh ngại lắm :D Em muốn làm gì thì làm
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Lạc tí sang chuyện Quốc Hội:

- Thứ nhất 1 phiếu cũng là phiếu. Nước Việt Nam có cả mấy triệu cử tri mà lần nào các phường chả vận động đi bỏ phiếu 100%. Huống gì Quốc Hội chỉ có vài trăm đại biểu. Cho nên một phiếu bầu trong Quốc Hội là nó có trọng lượng bằng ý kiến của hàng trăm ngàn con người rồi. Vì vậy một vị Đại Biểu bỏ phiếu không công tâm (do chính mình tham gia vào hành pháp) cũng là một chuyện lớn rồi. Đó là một điều bất cập.

- Thứ hai nếu có nhiều người thuộc hành pháp tham gia quốc hội thì cái tâm lý nể nang nhau, kiềng mặt nhau là điều chắc chắn 100%. Cứ đảo qua quốc hội xem những người pháp biểu hăng hái là ai xem? Đều là người ở ngoài bộ máy hành pháp. Anh cũng ở hành pháp mà lại làm găng với nhau thì thứ nhất là đến lượt tôi tôi cũng có thể trả đũa anh ngay trong Quốc Hội. Đó là hai điều bất cập.

- Bây giờ thế này nữa. Ông là một bộ trưởng, ví dụ là bộ trưởng Giáo dục chả hạn, mà ông lại kiêm nhiệm đại biểu nữa. Lại ví dụ ông chính là đại biểu của tôi trong Quốc Hội, mà con tôi nó chịu bất công trong chính sách giáo dục, và tôi muốn phản ánh tới Quốc Hội, tức là tôi phải yêu cầu ông đi ra Quốc Hội để mà chất vấn ... chính ông! Thế thì có phải là bất cập số 3 chưa???
 
trùi, có vẻ mọi việc trở nên phức tạp nhỉ?
em đang ở Sài Gòn, đi qua thấy mỗi ngày người dân đến càng đông hơn, nằm la liệt, biểu ngữ khắp nơi, lổn nhổn...người ta còn mang loa đài, mp3 ra để nghe cho đỡ buồn :D
 
Thực ra cái anh Trung nói ko phải là ko logic, em cũng hiểu thế, nhưng phải đặt câu hỏi tại sao ng ta vẫn bầu những ng đó? Cũng có thể có nguyên nhân khác, thế nên em vẫn phải nói rõ là “đảm bảo tốt là do dân bầu”. Khi nói có thể VN ko đủ ng giỏi là em cố tìm cách giải thích tại sao ng ta vẫn bầu những ng đó. Cách giải thích này cũng xuất phát từ cách chọn ng để bầu theo tâm lý chung thôi: Phải có cái gì để cử tri tin tưởng mà bầu chứ. Ko thể phủ nhận có nhiều ng trong số đó tạo dc niềm tin, hoặc ít nhất cũng là lựa chọn khả dĩ nhất có thể. Cũng nhìn vào thực tế thì những ng bây giờ làm ĐBQH cũng ngoài 40, tức bắt đầu sự nghiệp cách đây 20 năm trở lên. Khi đó, thậm chí cả đến gần đây thì chọn đi vào các cơ quan quản lý nhà nước vẫn là ưu tiên hàng đầu của những ng giỏi nhất. Giỏi ở đây ko chỉ chuyên môn mà cả tầm nhìn về chính trị, … Đấy cũng là một lý do vì sao khó có thể nói dễ dàng đừng chọn ng ta dc. Những cái anh nói thì ai cũng nghĩ đến đầu tiên, dù ko nghĩ ra thì sau một vài lần cũng phải nhìn ra, vì thế nên nếu ng dân vẫn bầu chắc phải có lý do của họ. Dần dần khi có nhiều sự lựa chọn hơn thì có thể cải thiện chăng?
 
Thực ra cái anh Trung nói ko phải là ko logic, em cũng hiểu thế, nhưng phải đặt câu hỏi tại sao ng ta vẫn bầu những ng đó? Cũng có thể có nguyên nhân khác, thế nên em vẫn phải nói rõ là “đảm bảo tốt là do dân bầu”. Khi nói có thể VN ko đủ ng giỏi là em cố tìm cách giải thích tại sao ng ta vẫn bầu những ng đó. Cách giải thích này cũng xuất phát từ cách chọn ng để bầu theo tâm lý chung thôi: Phải có cái gì để cử tri tin tưởng mà bầu chứ. Ko thể phủ nhận có nhiều ng trong số đó tạo dc niềm tin, hoặc ít nhất cũng là lựa chọn khả dĩ nhất có thể. Cũng nhìn vào thực tế thì những ng bây giờ làm ĐBQH cũng ngoài 40, tức bắt đầu sự nghiệp cách đây 20 năm trở lên. Khi đó, thậm chí cả đến gần đây thì chọn đi vào các cơ quan quản lý nhà nước vẫn là ưu tiên hàng đầu của những ng giỏi nhất. Giỏi ở đây ko chỉ chuyên môn mà cả tầm nhìn về chính trị, … Đấy cũng là một lý do vì sao khó có thể nói dễ dàng đừng chọn ng ta dc. Những cái anh nói thì ai cũng nghĩ đến đầu tiên, dù ko nghĩ ra thì sau một vài lần cũng phải nhìn ra, vì thế nên nếu ng dân vẫn bầu chắc phải có lý do của họ. Dần dần khi có nhiều sự lựa chọn hơn thì có thể cải thiện chăng?

Xin hỏi Quang, Quang đã đi bầu cử lần nào chưa? Nếu có thì Quang đã bầu cho ai, trong cuộc tranh cử đó có tất cả bao nhiêu người. Xin hỏi Quang, Quang biết gì về những ứng cử viên đó, và tại sao Quang lại bầu người mà Quang bầu mà không phải là người khác?
 
Mình bầu 2 lần, cách chọn ng thì ngồi bàn với mọi ng trong gia đình và… chọn. Bầu cho ai thì chủ yếu dựa vào lĩnh vực của họ, độ tuổi. Ví dụ nhà tôi mọi ng thích một giám đốc làm kinh tế hơn là 1 ng làm chánh án, kiểu thế. Nói chung thông tin cũng ít. Một lần bầu 2-3 ng, trong số 5-7 ng tùy địa phương.
 
Mình bầu 2 lần, cách chọn ng thì ngồi bàn với mọi ng trong gia đình và… chọn. Bầu cho ai thì chủ yếu dựa vào lĩnh vực của họ, độ tuổi. Ví dụ nhà tôi mọi ng thích một giám đốc làm kinh tế hơn là 1 ng làm chánh án, kiểu thế. Nói chung thông tin cũng ít. Một lần bầu 2-3 ng, trong số 5-7 ng tùy địa phương.

Quang có thể nói rõ hơn một chút về ứng cử viên mà Quang đã bầu được không? Đại loại như bao nhiêu tuổi, làm nghề gì trước khi tranh cử, hoặc là trong đảng có công trạng gì, hay là chính sách chính của ông ta là gì được không?

Và nữa, Quang có biết gì về những ứng cử viên khác không? Cũng đại loại những thông tin trên đó?

----------

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/inpictures/story/2007/07/070718_saigonprotest.shtml

Những tấm ảnh của cuộc biểu tình.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên