Biểu Tình Đòi Đất ở TP HCM

Trần Thiên Phước
(liveforadream)

Thành viên danh dự
Tiếp tục biểu tình đòi đất ở TP HCM

Biểu tình đòi đất của dân Tiền Giang ở Sài Gòn
Cờ và biểu ngữ bên ngoài văn phòng quốc hội
Nhiều người dân các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, chủ yếu là Tiền Giang, An Giang, Bến Tre, Long An và Bình Thuận, đang trụ bên ngoài trụ sở Văn phòng Quốc hội II ở Tp Hồ Chí Minh để biểu tình đòi "công lý".

Thế nhưng cuộc biểu tình đã kéo dài sang cả hai tuần nay mà vẫn chưa thấy báo chí trong nước đăng tin tức gì.

Được biết vào sáng thứ Sáu, hàng trăm người đã mang theo biểu ngữ và tiến hành biểu tình có trật tự.

Họ bày tỏ sự bất bình về việc "các quan" chiếm đất và tham nhũng.

Một người dân chứng kiến sự việc cho BBC biết: “Tại ngã ba Hồ Văn Huê và Hoàng Văn Thụ, nhiều người tập trung hơn mọi ngày. Cũng có cờ đỏ sao vàng và búa liềm".

"Một người cầm cả loa quay vào văn phòng quốc hội rồi hô đả đảo cướp đất. Họ đòi công lý, đòi lại đất đã bị chiếm đoạt”.

Ông kể tiếp: “Trong khi đó, công an dùng camera để quay hình đám người biểu tình. Lực lượng dân phòng khá đông. Ai đứng lại quan sát cũng bị họ mời đi. Bản thân tôi cũng bị đuổi khi đang đứng đọc các băng rôn”.

“Tôi cũng cảm thấy buồn và bức xúc vì sự việc như vậy xảy ra trước văn phòng quốc hội hơn mười ngày nay mà chưa giải quyết được”.

Theo một người dân Bến Tre tham gia biểu tình, có khoảng trên dưới 400 người vẫn bám trụ bên ngoài ngoài trụ sở Văn phòng Quốc hội cơ sở phía Nam.


Họ đòi công lý, đòi lại đất đã bị chiếm đoạt.

Một người dân

Bà nói: “Dân từ các tỉnh An Giang, Tiền Giang và Long An bám trụ ở đây 15 – 20 ngày rồi, còn người dân Bến Tre mới chỉ tới đây khoảng 4 ngày. Chúng tôi yêu cầu trả lại đất tập đoàn, đất đền bù không thỏa đáng”.

Một người khác nói thêm: “Yêu cầu giải quyết đất tập đoàn của tỉnh Bến Tre bị cán bộ tự động lấy rồi chia chác, bán cho người này người nọ”.

Source: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2007/07/070706_landprotest.shtml
 
Em ko hiểu anh Phước đăng Topic như thế này với mục đích gì ? nếu tranh luận chắc lại sẽ đề cập đến nhân quyền, mà bàn về nhân quyền lúc sau sẽ lại nhảy sang chính trị, điều mà ở HAO ko được phép thảo luận. Và em nhớ cũng đã nói khá nhiều về những vấn đề dạng này rồi.

Còn bản thân em nguồn từ bbc.co.uk, phần tiếng Việt, đưa tin hơi chủ quan và có phần mang hơi hướng đả kích nhà nước Việt nam,
 
Cái này cũng bình thường thôi Việt, biểu tình cũng vẫn có mà. Ở HN lần nào đi qua chỗ văn phòng chính phủ chả có một đoàn từ tỉnh nào đó đến. Nhà các bác cũng hay có nhiều ng ngủ ngoài vỉa hè mà (dạo này hình như ko thấy). Nhân quyền gì đâu, họ đòi công lý cũng bt thôi. Chỉ có điều cũng cần bình tĩnh, vì biểu tình là một chuyện, còn giải quyết dc ngay ko lại ko thể kết luận vội vã dc.
 
thực ra chuyện này không có gì là mới lạ , chỉ có điều , khi nào bức xúc trong dân oan mất đất ở thôn quê đã bị đè nén đến cực điểm , thì nó mới rùm beng cả lên .
Ở Trung Quốc ,dân quê cũng là thành phần chịu nhiều thiệt thòi nhất , đằng sau tốc độ phát triển dữ dội của đất nước này . Biểu tình ở đó còn mãnh liệt hơn ở ta nhiều . Họ đập phá trụ sở chính quyền địa phương , tự ý bắt giữ các quan chức đại phương tham ô , cướp bóc .

Lại là chuyện muôn thuở mà thôi , nói mãi chẳng giải quyết được gì . Một chân lý quá ư là đơn giản : khi quyền biểu tình bất bạo động bị tước đoạt vì lí do này lí cớ nọ , thì nó sẽ bộc phát ra một cách mạnh mẽ ở thành phần chịu thiệt thòi nhất trong xã hội . Đến lúc ấy , báo chí nhà nước lại đưa lên những dòng tin quen thuộc : "dân chúng kéo đến tụ tập ở các địa điểm quan trọng trong thủ đô , thậm chí còn bao vây nhà riêng của các đồng chí lãnh đạo cao cấp , gây mất trật tự an ninh xã hội ; các phần tử bất hảo thì lợi dụng thời cơ để phát tán tài liệu phản động ..." . Kết thúc là : "đề nghị các lực lượng an ninh kiểm soát tình hình , và các cơ quan chức năng sẽ có biện pháp để giải quyết " .
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bách cứ như sống ở đâu chứ ko phải VN :)) Cái báo chí nhà nước em nói là cái báo nào thế :))

Biểu tình nói là cấm (anh ko rõ luật lắm, ko biết có ko) nhưng hiểu thì nó phải cụ thể. Bây giờ ng ta có bức xúc thật thì cấm kiểu gì? Cho công an ra tống vào tù? Cái cấm đấy chỉ có tác dụng để ng ta phải có bức xúc thực sự thì mới biểu tình, còn kiểu như ko thích Bush là biểu tình luôn thì ko dc. Ngoài ra là để ng ta tìm đến những biện pháp ôn hòa trước. Đừng nghĩ kiểu đơn giản là ko thích lộn xộn nên cấm biểu tình, bởi cái bức xúc kia phải giải quyết. Nếu ko giải quyết thì nó sẽ vẫn ở đấy và ngày càng to. Khi nó càng ngày càng to thì chỉ là lúc nào nó phát ra ngoài thôi, và cái ngày đấy càng muộn thì càng nguy hiểm. Nếu anh là một ng lãnh đạo thì anh sẽ ko ngu ngốc đàn áp kiểu đấy đâu. Tất nhiên trong một đất nước thì mâu thuẫn là chuyện bình thường, ko thể có 100% ủng hộ dc, mà sẽ có những ng ko đồng ý vì bị đụng chạm quyền lợi, khi nhìn thì cần nhìn tổng thể. Thường thì những vụ thế này chắc có bức xúc thật, tuy nhiên trong mọi trường hợp đều phải khách quan và nhìn nhận từ đầu.
 
em sống ở VN nên có lẽ em không hiểu chuyện xảy ra ở nước mình lắm anh Quang ạ !

Cái báo chí nhà nước em nói là cái báo nào thế

đây , nói có sách mách có chứng (vietnamnet):
Công điện số 1395/CĐ-TTCP được gửi đến Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Hà Tây, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Thái Bình, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Phú Thọ và Nam Định.

Thanh tra Chính phủ nêu rõ: "Trong những ngày cuối tháng 6, đầu tháng 7/2007, tình hình khiếu tố của công dân diễn ra gay gắt, phức tạp. Nhiều đoàn đông người, có tổ chức, kéo đến các cơ quan, công sở và nhà riêng các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, gây mất trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thủ đô Hà Nội".

Để thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng, Thanh tra Chính phủ yêu cầu, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành tăng cường chỉ đạo công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chủ động nắm tình hình, rà soát các vụ việc để kịp thời giải quyết theo đúng quy định của pháp luật, không để tình trạng công dân tập trung đông người khiếu kiện tại Hà Nội, đặc biệt trong thời gian diễn ra Hội nghị BCH TƯ Đảng và kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XII.

Công điện cũng nhấn mạnh, đối với những vụ việc đã có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, của Thanh Tra Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phải chỉ đạo các cấp, các ngành có kế hoạch cụ thể tổ chức thực hiện khẩn trương, nghiêm túc.

"Trường hợp địa phương nào có công dân đi khiếu kiện vượt cấp lên Trung ương, UBND tỉnh, thành phố đó phải chủ động cử cán bộ có đủ thẩm quyền và trách nhiệm phối hợp với các cơ quan Trung ương tiếp, vận động công dân trở về địa phương để giải quyết".

Thanh tra Chính phủ cũng đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành tăng cường việc kiểm tra trách nhiệm trong việc thực hiện Luật Khiếu nại, tố cáo của các cấp, các ngành ở địa phương, thường xuyên báo cáo tình hình khiếu nại, tố cáo ở địa phương cũng như việc tổ chức thực hiện Công điện này lên Thủ tướng và Thanh tra Chính phủ.

chắc anh xem và so sánh lại với đoạn em viết , thấy em bịa ra đoạn " các phần tử bất hảo thì lợi dụng thời cơ để phát tán tài liệu phản động " và" các lực lượng an ninh làm chủ tình hình " còn đoạn " sẽ có biện pháp giải quyết thì nói quá ngắn " đúng ko ?

Nếu anh xem chương trình thời sự trên Tivi thường xuyên , chắc sẽ ko còn thắc mắc là em đang sống ở đâu !

NGoài ra , những điều anh nói phía dưới , em có phản đối đâu nào , mà ai ko biết cơ chứ .
Nói ra thì dài dòng , mất thời gian , nhưng ngắn gọn lại là anh có lối tranh luận buồn cười lắm, khiến cho người đối phương rất khó chịu ( xin lỗi nếu xúc phạm đến anh ) .
 
Cái ấy thì hôm nào trước cổng văn phòng chính phủ chả có.Chán dân mình.Chẳng thấy luật pháp luật phiếc ra hồn gì cả.Đi kiện mà làm như đi lên phủ quan huyện ấy.Chẳng thấy pháp luật có tí quyền lực gì cả.Có gì thì lên tòa làm một quả, kiếm luật sư mà cãi, biểu tình cái gì..Cái này em thấy đầy hôm nào cũng có, nhiều người coi là thường nhưng mà em thì thấy xót quá
Mà BBC đưa tin nói thiên vị, tin thì đúng nhưng bình luận thì sai, không chấp.
 
Cái Vietnamnet nói thì ai chả biết, nhưng Bách đọc lại cái em viết xem có phải là cái cần nói ko. Vấn đề ko phải là bản thân cái tin tức, mà là cái cách đưa cái tin đấy. Cái tin đấy thì bình thường, nhưng cái cách đưa tin thì như cách đây 2 chục năm. Toàn bộ sự khác biệt nằm ở mấy cái chỗ em bịa ra đấy! Một cái là cách giải quyết, còn một cái thì như lẩn tránh. Xin lỗi làm em khó chịu, nhưng cũng do cách diễn đạt của em làm ng ta nghĩ khác.
 
Nói chung, em không tin tưởng hoàn toàn vào các phương tiện thông tin đại chúng, kể cả trong nước lẫn nước ngoài.

Vấn đề xã hội là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi người ta cần phải xem xét, nghe ngóng từ nhiều phía. Nếu như chỉ nghe một nguồn tin, đôi khi là bôi đen, đôi khi là tô hồng, không thực tế bằng trực tiếp kiểm chứng và tìm hiểu nguồn gốc. Mọi vấn đề đều có uẩn khúc, không phải tự nhiên mà nó phát sinh.

Trở về vấn đề này, em đánh giá như sau: Nó có vẻ là một vấn đề thường xảy ra. Mọi người đòi hỏi, kiện cáo vượt cấp là chuyện thường.

Nhưng nghĩ đi nghĩ lại, phải để ý một điều: thông thường kiện cáo vượt cấp chỉ xảy ra khi bà con có khúc mắc quá bức xúc mà các cấp dưới không thể giải quyết, hoặc bà con cho rằng các cấp dưới không thể giải quyết. Nhưng nghĩ mà xem, cái gì mà bà con bức xúc đến thế? Thông thường, người ta sẽ nhờ các cơ quan địa phương như xã, huyện trước. Đi lên Thành phố rất tốn tiền, có phải ai cũng có tiền mà kéo đàn kéo lũ lên đâu. Liệu chăng trong đây có sự xúi giục của ai đó? Tây nguyên là điển hình. Đúng là Nhà nước ta chưa có sự quan tâm đúng mực đến Tây nguyên, nhưng Nhà nước đã và đang hỗ trợ rất nhiều cho bà con. Những cái như kiện cáo, đòi độc lập, biểu tình ... tất cả, chỉ nằm trong âm mưu Diễn biến hòa bình của nước ngoài mà thôi.

Vấn đề đất đai có thể là có, và bà con bức xúc thật. Nhưng em vẫn không cho rằng, chỉ đơn thuần có vậy mà người ta đã đi biểu tình. Cần phải nhìn nhận một cách cẩn thận trước khi hoàn toàn tin vào phía nào.

BBC là một kênh phương tiện thông tin đại chúng phổ biến. Em thỉnh thoảng cũng qua đọc. Ngay tại phần bình luận của người đọc, có thể thấy 2 chiều hướng trái ngược. Một là ủng hộ với những cái kích động - thường là người Việt ở nước ngoài, vì giọng văn nghe là biết (dùng từ như Cộng sản, Việt Cộng, Chính phủ Việt Nam ...) - còn bên kia thì nhận định vấn đề theo chiều hướng từ tốn. Tin trên BBC nghe thoáng qua thì có vẻ khách quan, nhưng đôi chỗ, có những dòng, những câu - mà chỉ cần một vài thôi - cũng gây phẫn nộ. Do đó, đừng quá tin vào BBC.

Lại là chuyện muôn thuở mà thôi , nói mãi chẳng giải quyết được gì . Một chân lý quá ư là đơn giản : khi quyền biểu tình bất bạo động bị tước đoạt vì lí do này lí cớ nọ , thì nó sẽ bộc phát ra một cách mạnh mẽ ở thành phần chịu thiệt thòi nhất trong xã hội . Đến lúc ấy , báo chí nhà nước lại đưa lên những dòng tin quen thuộc : "dân chúng kéo đến tụ tập ở các địa điểm quan trọng trong thủ đô , thậm chí còn bao vây nhà riêng của các đồng chí lãnh đạo cao cấp , gây mất trật tự an ninh xã hội ; các phần tử bất hảo thì lợi dụng thời cơ để phát tán tài liệu phản động ..." . Kết thúc là : "đề nghị các lực lượng an ninh kiểm soát tình hình , và các cơ quan chức năng sẽ có biện pháp để giải quyết " .

@Bạn Bách: Tớ không nhìn nhận như thế. Trong Triết học phương Đông có hai cách giải quyết một vấn đề - một là tìm cách dập tắt ngọn lửa bùng phát, hai là cho nó bùng phát dữ dội - vì theo quan điểm phương Đông, Nhiệt sinh tất biến. Nhưng bùng phát dữ dội rồi sẽ sao đây? Thiêu cháy cả những cái không đáng bị thiêu cháy ư? Trong các vấn đề xã hội, dĩ hòa vi quý vẫn là hơn hết. Nên việc người ta nói rằng: phải kiểm soát tình hình, hay không nên vội vàng để bị kích động ... chỉ là cách để kiểm soát và ổn định sự hỗn loạn, mất trật tự hiện tại mà thôi. Nếu cứ để vấn đề phát sinh bùng cháy dữ dội, rồi nó sẽ tàn, người dân sẽ về sau khi đã thỏa mãn cơn thịnh nộ - nhưng kết quả là gì: người dân vẫn không giải quyết được căn nguyên của vấn đề, còn xã hội thì mất trật tự, hỗn loạn, các thế lực thù địch được dịp lợi dụng lấn tới, các kênh thù địch tha hồ đưa tin thất thiệt. Vậy, cái nào có lợi hơn?
 
rất cảm ơn Bảo Long đã góp vui cùng tớ
nhưng sau khi đọc cả bài post của bạn , tớ cũng chẳng còn gì để nói !
 
Đồng ý với bạn Toàn.
Pháp luật tồn tại một cách phiến diện trong suy nghĩ của người Việt Nam, cứ như chỉ là thứ để quản lý mình chứ không phải là để bảo vệ mình.
Nhưng không hẳn là do dân mình Toàn ạ. Anh nghĩ pháp luật cũng cần được lăng xê. Nếu kết quả một vài vụ kiện được quảng bá như thành công của các doanh nhân, thì số người tin vào pháp luật, nhờ đến luật sư cũng sẽ tăng lên như số người theo học Kinh tế ở VN. Nhớ lại thì 6 năm liền, chúng ta đánh đổi một môn triết đáng học lấy một môn giáo dục công dân, nhưng cũng chưa được trang bị những kỹ năng cần có của một công dân.
Nói đi cũng phải nói lại, mình bất bình với cách hành xử của người dân không có nghĩa là mình đồng ý với cách hành xử của chính quyền.
Tất nhiên vấn đề phức tạp và đụng chạm, mình chỉ sơ lược một mặt của nguyên nhân, nếu có nông cạn xin được thứ lỗi.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đừng Khinh Thường Quần Chúng

Có ý kiến cho rằng một số người dân miền Nam tập trung ở trụ sở Văn phòng 2 của Quốc Hội tại Thành phố Hồ Chí Minh để khiếu kiện là do "bọn hải ngoại lôi kéo, xúi giục". Luận điều này vừa cũ rích vừa thể hiện cái tư duy rất bảo thủ và xem thường quần chúng.

Ai chẳng biết rằng quần chúng nhân dân chính là những người viết nên lịch sử chớ không phải một vài cá nhân hay một giai cấp nào. Dân tộc Việt Nam vốn nổi tiếng thông minh và giàu sáng tạo mà dễ dàng để bị lôi kéo, xúi giục làm chuyện bậy bạ ư?

Chính quyền của ai?

Ông Vũ Đức Khiển-Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật nói: “Khi còn kháng chiến, cán bộ đến nhà, dân mở cửa tiếp đón, nấu cơm cho ăn, nay dân đến nhà, chẳng lẽ không tiếp?” (Thanh Niên ngày 07/5/2006). Ngày xưa, dù bị o ép, bị đàn áp nhưng người dân vẫn một lòng đi theo cách mạng, nuôi giấu cán bộ, chống lại chính quyền Nguyễn Văn Thiệu lực lượng hùng hậu hơn lực lượng cách mạng miền Nam rất nhiều lần, không màng đến chuyện hiểm nguy đe dọa tính mạng; vậy có phải là quần chúng bị “Việt cộng lôi kéo, xúi giục”, hay là họ quyết tâm làm cái việc mà họ cho là đúng?

Có lẽ cần phải nhắc lại rằng, Báo cáo kết quả làm việc của sáu đoàn công tác Chính phủ kết luận: “Qua kiểm tra, phần lớn là dân khiếu kiện đúng” (VnExpress ngày 2/2/2001).

Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội Nguyễn Thị Hoài Thu bày tỏ quan điểm: "Đại biểu phải lắng nghe dân nói, xem xét kỹ lưỡng vụ việc dân khiếu kiện có đúng pháp luật không, nêu rõ yêu cầu, kiến nghị gửi cơ quan có thẩm quyền giải quyết chứ không chỉ làm mỗi việc kính chuyển''. Bà nói thêm: "Trong nhiều năm làm công tác dân nguyện, tôi thấy là đơn thư của dân nhiều vụ khiếu kiện đúng, ít vụ sai.'' (Thanh Niên ngày 07/5/2006).

Trong vấn đề người dân tập trung khiếu kiện đông người tại Văn phòng Quốc Hội, công dân bình thường như tôi không thể tiếp xúc được với người khiếu kiện và cũng không được nghiên cứu hồ sơ khiếu kiện nên tôi không bàn đến chuyện khiếu kiện đúng hay sai, người dân có thể đúng và cũng có thể sai.

Ở đây, tôi muốn đề cập đến vấn đề vì sao lại để cho người dân khiếu kiện gần nửa tháng nay (và chưa có dấu hiệu chấm dứt) như thế? Họ giương biểu ngữ đả đảo tham nhũng, đả đảo chính quyền tỉnh, cắm cờ đỏ sao vàng la liệt, treo ảnh Bác; và bây giờ, do sinh hoạt ăn uống, ngủ nghê tại chỗ nên họ bắt đầu phơi quần áo, căng tấm ni-lông che mưa che nắng lên hàng rào trụ sở Văn phòng Quốc Hội, mỗi buổi chiều đi ngang đều nhìn thấy một đống vỏ bao thức ăn to tướng ngay cổng ra vào Văn phòng, thật là nhếch nhác. Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung nhiều du khách nước ngoài đến Việt Nam du lịch, nhìn vào cảnh tượng này du khách sẽ nghĩ gì về năng lực làm việc của chính quyền sở tại?


Có người lại đổ cho bên ngoài cách xa vạn dặm lôi kéo, xúi giục thì có còn ý nghĩa chính quyền của dân nữa hay không?


Cổ nhân có câu: “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” (Dân quý nhất, đất nước thứ hai, vua nhẹ nhất). Đây chính là cái đạo lý dân làm chủ, lấy dân làm gốc, cái tinh thần dân chủ đã có từ thời phong kiến. Nay quần chúng tập trung đông người ăn ở vạ vật bên lề đường, dầm mưa dãi nắng, lại ngay trước trụ sở Văn phòng Quốc Hội, mà chính quyền địa phương (có dân khiếu kiện) không có biện pháp giải quyết ổn thỏa để người dân “tâm phục khẩu phục” thì cái đạo lý “dân vi quý” ở đâu?

Chính quyền chúng ta là chính quyền nhân dân, hành xử theo nguyên tắc “lấy dân làm gốc”, ở sát ngay bên dân, ở ngay trong dân mà lãnh đạo địa phương lại không thuyết phục được dân. Có người lại đổ cho bên ngoài cách xa vạn dặm lôi kéo, xúi giục thì có còn ý nghĩa chính quyền của dân nữa hay không?

Xa rời nhân dân

Trong bài “Cần tẩy sạch bệnh quan liêu mệnh lệnh" do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo (bản gốc hiện lưu giữ tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam), Người kịch liệt phê phán những cán bộ miệng thì nói dân chủ, nhưng khi thực hiện công việc thì lại theo lối quân chủ và xa rời nhân dân.


Vụ phản đối của người dân ở Sài Gòn đã kéo dài hơn hai tuần

Người viết: “Bệnh quan liêu mệnh lệnh từ đâu mà ra?

Nguyên nhân bệnh ấy là:

Xa nhân dân: do đó mà không hiểu tâm lý của nhân dân, nguyện vọng của nhân dân.

Khinh nhân dân: cho là dân ngu khu đen, bảo sao làm vậy, không hiểu được chính trị cao xa như mình.

Sợ nhân dân: Khi có sai lầm khuyết điểm thì lại sợ nhân dân phê bình, sợ mất thể diện, sợ phải sửa chữa.

Không tin cậy nhân dân: họ quên rằng không có lực lượng nhân dân thì việc nhỏ mấy dễ mấy làm cũng không xong; có lực lượng nhân dân thì việc khó mấy to mấy cũng làm được.

Không hiểu biết nhân dân: họ quên rằng nhân dân cần trông thấy quyền lợi thiết thực, lợi ích gần và lợi ích xa, lợi ích riêng và lợi ích chung, lợi ích bộ phận và lợi ích toàn cuộc, đối với dân không thể lý luận suông.

Không yêu thương nhân dân: do đó họ chỉ biết đòi hỏi nhân dân, không thiết thực giúp đỡ nhân dân tăng gia sản xuất, cải thiện sinh hoạt, để bồi dưỡng sức của sức người của nhân dân”.

Tôi thấy lãnh đạo các tỉnh có dân tập trung khiếu kiện nêu trên, hình như họ “xa nhân dân”, “sợ nhân dân”, “không hiểu biết nhân dân”.

Còn ai đó cứ đổ lỗi cho người ngoài lôi kéo, xúi giục dân là “khinh nhân dân”, “không tin cậy nhân dân”, mà còn là tự nhận mình bất lực, bất tài và không có uy tín với dân.

Được biết “Lãnh đạo TTCP đang tập trung cao độ để có biện pháp giải quyết dứt điểm tình trạng dân đổ về TP.HCM khiếu kiện. Hướng chỉ đạo của TTCP vẫn là vận động người dân trở về địa phương và yêu cầu lãnh đạo UBND các tỉnh trực tiếp tiếp xúc với người dân, giải quyết khiếu kiện ngay tại địa phương mình. Cũng với hướng này, TTCP sẽ giải quyết đối với khoảng 140 người dân của tỉnh Bình Thuận hiện đang có mặt ở Hà Nội để khiếu kiện” (Tuổi Trẻ ngày 7/7/2007). Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay (10/7/2007) vẫn còn thấy người khiếu kiện “bám trụ” tại trụ sở Văn phòng Quốc Hội (Thành phố Hồ Chí Minh).

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống, nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển, củng cố; cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”.

Người đề ra biện pháp “chữa bệnh” quan liêu mệnh lệnh là: “Đặt lợi ích nhân dân lên trên hết; Liên hệ chặt chẽ với nhân dân; Việc gì cũng bàn với nhân dân, giải thích cho nhân dân hiểu rõ; Có khuyết điểm thì thật thà tự phê bình trước nhân dân và hoan nghênh nhân dân phê bình mình. Sẵn sàng học hỏi nhân dân; Tự mình phải làm kiểu mẫu cần kiệm liêm chính, để nhân dân noi theo”.

Đừng khinh thường quần chúng ngu dốt để người ngoài “xúi giục”, “lôi kéo” mà xin ai kia hãy thấm nhuần tư tưởng, đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh để dũng cảm tự nhìn lại chính mình.


(Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/story/2007/07/070710_land_people_opinion.shtml)
 
Cứ để thế này cũng chán, tôi trả lời trên quan điểm của tôi cho coi như có một ý kiến vậy. Cái bài sau này rất đúng, bạn ko cần nghi ngờ về nó. Ngay trong bài viết cũng lấy rất nhiều ý kiến ngay trong nước, và đấy là suy nghĩ chung. Cái nói xúi giục từ bên ngoài là một nghi ngờ như từ trước đến nay nhưng nó chỉ là một nghi ngờ mà ngày càng chẳng ai tin chứ ko phải câu trả lời chính thức đâu. Vụ đòi đất này thì trên 90% ng VN ở trong nước cho là có lửa mới có khói, vì chẳng lạ gì. Cái xúi giục ở Tây Nguyên thì lại đúng, vì ng dân tộc ở đó nghĩ đơn giản hơn và họ thiếu thông tin. Chính vì thế ở TN thì phải giải tán, nhưng ở đây thì ko ai làm cái việc đó cả.

Còn chuyện giải quyết thì tôi đã nói là phải bình tĩnh đấy. Một vụ lớn như thế này, làm sao trả lời nhanh thế dc. 2 tuần mà đòi trả lời vụ liên quan đến ngần đấy tỉnh thì giỏi quá. Đặt vị trí mình trong cái văn phòng kia thì có thể làm gì hơn? Ko thể giải quyết ngay, thì ngoài việc vận động họ về kiện ở địa phương có thể làm gì nữa? Trong 2 bài trên chủ yếu tôi phản đối cái kiểu nói như ng ngoài cuộc. Kiểu để nhếch nhác trước văn phòng hay dân phòng ko cho đứng lại xem. Cái ông kêu ca đấy có lôi đâu ra dc tiền cho ng ta vào khách sạn thì làm đi. Cho lần này nhưng có cho dc hết cả các đoàn sau này nữa ko? Nói kiểu này ở VN gọi là nói như bố ng ta!! Ở đâu mà khi tập trung đông ng chả có cảnh sát giám sát, ở VN thì 2 cái xe đâm nhau ng ta đã đứng bu vào xem tắc cả đường, bây giờ 400 ng đấy lại cộng thêm tắc đường và đứng lại xem thì nó thành cái gì. Nếu ở VN thì ai cũng sẽ thấy cái này phải làm thế. Còn ở VP ở HN đây này, lúc nào chả có ng khiếu kiện, tôi đứng đấy đọc thoải mái làm gì có ma nào cản đâu. Nói như kiểu BBC làm ng ta nghĩ chính quyền sợ và cố che giấu cái gì đó.

Còn một vế nữa là câu trả lời từ chính quyền là gì, nhưng cái đấy thì trước mắt là chờ đã. Cái này mới là cái quan trọng chứ.
 
Cái xúi giục kia, em cũng xin nói rõ: ý kiến của em chỉ là có thể là một trong số những nguyên nhân thôi, chứ không phải là em khẳng định là do xúi giục.

Mà thực ra, cái biểu tình này nó diễn ra suốt ý mà, có phải mỗi vụ này đâu. Theo em được biết, thì có rất nhiều lần biểu tình rồi, cả ở trong Nam và ngoài Bắc này. Còn có những vụ lớn hơn nữa cơ mà. Nhưng mà rồi cũng có làm sao đâu. Dân vẫn về, chính quyền địa phương vẫn giải quyết ổn thỏa.

Còn ai đó cứ đổ lỗi cho người ngoài lôi kéo, xúi giục dân là “khinh nhân dân”, “không tin cậy nhân dân”, mà còn là tự nhận mình bất lực, bất tài và không có uy tín với dân.

Sao lại chụp mũ như vậy? Tại sao không thể chấp nhận được một điều rằng: dân Việt Nam ta thông minh thì thằng nước ngoài, những kẻ mưu mô nham hiểm nó còn thông minh hơn. Người Việt Nam ta đâu có phải là thông minh nhất? Ngay cả đến những người kiên nghị nhất về mặt lập trường cũng có thể tha hóa cơ mà? Một khi đã muốn kích động, chúng nó thiếu gì cách. Mà cũng đâu có phải là nó phone từ nước ngoài về để nói với bà con. Nó cũng có bộ phận tiếp tay trong nước chứ.

Người dân Việt Nam là thông minh, nhưng theo em thấy, hơi tí là đánh cãi nhau, hơi tí là xô xát. Nếu thông minh ra, họ đã giải quyết trong hòa bình. Với một kích động nhỏ như vậy đã xô xát thì thử hỏi, những lời kích động lâu dài với cách thức kích động khôn khéo thì liệu có ngấm vào người dân?

Ở đây, em nói chỉ là giả thuyết, chứ không hề ghép nó vào bất kỳ tình huống cụ thể nào đang được nói tới. Em cũng xin khẳng định lại: Đây chỉ là một nguyên nhân mà chúng ta không thể không loại trừ.

Còn về những ý kiến của anh Quang, em hoàn toàn đồng ý. Tại sao lại cứ có cái kiểu: 10 ngày rồi vẫn chưa giải quyết được? Đến chuyện gia đình nhà các ông, có khi đến cả tháng còn chưa giải quyết được, huống chi đây là một vấn đề xã hội lớn. Nói như thể cứ thò tay phẩy một cái là làm xong.
 
Cái xúi giục kia, em cũng xin nói rõ: ý kiến của em chỉ là có thể là một trong số những nguyên nhân thôi, chứ không phải là em khẳng định là do xúi giục.

Sao lại chụp mũ như vậy? Tại sao không thể chấp nhận được một điều rằng: dân Việt Nam ta thông minh thì thằng nước ngoài, những kẻ mưu mô nham hiểm nó còn thông minh hơn. Người Việt Nam ta đâu có phải là thông minh nhất? Ngay cả đến những người kiên nghị nhất về mặt lập trường cũng có thể tha hóa cơ mà? Một khi đã muốn kích động, chúng nó thiếu gì cách. Mà cũng đâu có phải là nó phone từ nước ngoài về để nói với bà con. Nó cũng có bộ phận tiếp tay trong nước chứ.

Người dân Việt Nam là thông minh, nhưng theo em thấy, hơi tí là đánh cãi nhau, hơi tí là xô xát. Nếu thông minh ra, họ đã giải quyết trong hòa bình. Với một kích động nhỏ như vậy đã xô xát thì thử hỏi, những lời kích động lâu dài với cách thức kích động khôn khéo thì liệu có ngấm vào người dân?

Ở đây, em nói chỉ là giả thuyết, chứ không hề ghép nó vào bất kỳ tình huống cụ thể nào đang được nói tới. Em cũng xin khẳng định lại: Đây chỉ là một nguyên nhân mà chúng ta không thể không loại trừ.

Long ơi, theo em thì quyền lực của nhân dân ở đâu hả em?
Cho dù nhân dân có ngu dốt, có thích cãi nhau (theo nhận định của em) thì họ vẫn là chủ của đất nước này.
Anh luôn có cách nhìn thoáng hơn về những cái em gọi là "xúi giục". Em có nghĩ rằng nhân dân có quyền lắng nghe nhiều ý kiến khác nhau không em? Theo em thì nhân dân ta kém cỏi, nhân dân ta cần được bảo vệ (than ôi sao mà nghe giống thực dân đế quốc), rằng không phải nhân dân sinh ra ở bất kỳ thời đại nào cũng có thể tự quyết định con đường đi cho riêng mình phải không em?
Họa theo em, anh cũng tóm lược lại: Theo anh thì dù nguyên nhân và suy nghĩ của những người dân đó đến từ bất kỳ đâu, khi ngần ấy người dân họp lại thì suy nghĩ đó đã là suy nghĩ của một bộ phận trong quần chúng nhân dân, nó nhất thiết phải được lắng nghe và coi trọng vì họ là những người chủ của đất nước này. Quy kết cho xúi giục, cho chống phá khi chưa có cơ sở rất rất cụ thể là coi thường và sỉ nhục quần chúng.
Nếu có nặng lời xin em bỏ qua.
 
Em không nói là nhân dân ta ngu dốt, hay nhân dân ta kém cỏi để người khác bị xúi giục. Nhưng trong lịch sử không phải không có trường hợp người dân của một xã, một huyện nào đó do nghe một kẻ xúi giục mà lên cấp trên biểu tình. Em luôn tin tưởng là người dân biết rằng có kẻ khác kích động, và biết đề phòng, nhưng không phải trong mọi trường hợp có thể nhận ra, nhất là khi mọi người đang bực bội. Sẵn cơn giận dữ trong lòng, nghe thêm lời lẽ kích động, họ có thể có phản ứng thái quá chứ.

Em không hiểu anh suy diễn những ý kiến của em như thế nào mà anh lại quy kết cho em những câu như: Nhân dân không thể tự quyết định con đường của mình. Hay là nhân dân ta cần được bảo vệ vì kém cỏi ...

Em đã nói rồi: Em không khẳng định đó là nguyên nhân mà em chỉ nói nó có thể là một trong số những nguyên nhân. Anh chưa hiểu ý em hay sao? Em nói là: nên tính đến cả nguyên nhân này.

Trong trường hợp anh Phước đề cập đến, bản thân em cũng không cho đó là có sự xúi giục. Em chỉ nói là trong các cuộc biểu tình khác, nên có sự phân tích kĩ lưỡng. Giả sử như khi người ta điều tra ra là có người xúi giục, anh sẽ nói gì? Hay lại nói như một số người là: người ta cố tình khép một người vào tội "xúi giục, kích động quần chúng" để che lấp đi lỗi lầm của chính quyền địa phương?

Em không hiểu vì lí do gì anh lại có sự phản ứng như vậy? Em chả là cái gì trong xã hội này, làm sao em dám nói "quần chúng thế này", "quần chúng thế kia"? Cái duy nhất em dám nói là: không có một nguyên nhân nào không thể có, và không nên loại trừ điều gì khi xem xét một vấn đề.

Có phải một người có phản ứng HIV âm tính thì kết luận là người đó không nhiễm HIV không?
 
Thực ra thì do xúi giục hay ko thì cũng thế thôi, quan trọng gì đâu. Kiểu gì thì cũng phải giải thích cho ng ta hiểu nếu cái họ đang nghĩ là sai hoặc giải quyết nếu cái họ nói là đúng.
 
Em đã nói rồi: Em không khẳng định đó là nguyên nhân mà em chỉ nói nó có thể là một trong số những nguyên nhân. Anh chưa hiểu ý em hay sao? Em nói là: nên tính đến cả nguyên nhân này.

Ừ đúng rồi, nhưng mà đấy là nguyên nhân mà em thích nhất ;;) ;;) ;;) .
Anh không rút ra ngay từ bài viết phía trên của em đâu. Anh vào topic kiểu này, hay gặp bài của em, đọc đến bài này thì phát biểu thôi. Chủ đề nào thì lập luận của em cũng rất là nhất quán. Câu đầu là "xúi giục", câu hai là "diễn biến hòa bình", câu ba là "lực lượng thù địch", "7 phương diện", v.v
Việc em xác định quần chúng nhân dân non kém, và em đặt mình trên họ là một. Sự quan tâm đến những cái trong ngoặc kép trên đây cho thấy em nghĩ rằng nó là một mối hiểm họa tấn công vào nhân dân, nếu được thì bằng mọi giá phải cách ly nhân dân và virus, nếu họ bị tiêm nhiễm rồi thì phải "giải thích cho họ hiểu". Song song với nó, đương nhiên em thấy những mối hiểm họa xúi giục đó em nhìn thấy được, còn bộ phận nhân dân nghe theo đương nhiên không nhìn thấy được. Nói cách khác, nếu mà nước ta ai cũng tinh tường như em trở lên thì đã chẳng còn sợ gì ba cái "lực lượng thù địch".
Em nói em không là gì trong cái xã hội này thì rất rất sai. Nhưng cái này anh không tranh luận, em chắc chắn hiểu hơn anh là không phải.
Hehe, xin lỗi mọi người vì đã rất lạc đề rồi.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bản thân em cũng có thể bị kích động cơ mà. Vậy làm sao em dám đặt em lên trên mọi người được.

Em nghĩ anh vẫn chưa hiểu hết ý em nói. Em muốn đề cập đến vấn đề này để nói rằng: Không phải mọi lỗi lầm đều do chính quyền gây ra.

Mà thôi, em không muốn giải thích nữa, vì em nhận thấy là càng giải thích, em càng có vẻ như khẳng định cho anh thấy là em coi thường quần chúng hay gì gì đó theo ý anh.

Anh cho thế này thế kia là quyền của anh, em không thể thay đổi được nhận định của anh.

Em sẽ về suy nghĩ thêm.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nói chung khi phán xét một ai đó thì mình nên thử tự đặt mình vào vị trí người ta xem sao. Thử tưởng tượng chuyện bản thân mình gặp chuyện ấm ức, rồi khiếu kiện chán chê ở địa phương không ai giải quyết, cực chẳng đã mới phải ra tới trung ương. Bạn nào đó nói dân không chịu ra tòa, nhờ luật sư, ... hình như chẳng hiểu gì về tình hình Việt Nam cả. Ai ở Việt Nam thì biết thừa chuyện khiếu kiện khó như thế nào, nhất là ở địa phương.
 
Back
Bên trên