Benh nan y

Bây h mới hiểu tại sao bạn Phương cười khi hỏi lớp Tin có bn Quang =))

Mà mình chưa bao h biết mặt bạn Phương

Rút lại câu này :))

Trẻ bị bệnh Down thì có 47 nhiễm sắc thể vì có đến ba nhiễm sắc thể thứ 21 (hiện tượng nhiễm sắc thể tam đồng). Chính nhiễm sắc thể "dư” này đã phá vỡ sự phát triển bình thường về thể chất và trí tuệ.
Trẻ bị Down có nhiều biểu hiện bất thường về hình thái và chức năng:
- Trương lực cơ yếu: bạn thấy các cơ bé mềm nhão.
- Đầu ngắn và bé, gáy rộng và phẳng; cổ ngắn, vai tròn.
- Mặt dẹt, trông ngờ nghệch.
- Đôi tai thấp nhỏ, dị thường, kém mềm mại.
- Mắt xếch, mí mắt lộn lên, đôi khi bị lác, nếp gấp da phủ trong mí mắt, mắt hơi sưng và đỏ. Trong lòng đen có nhiều chấm trắng nhỏ như hạt cát và thường mất đi sau 12 tháng tuổi.
- Mũi nhỏ và tẹt.
- Miệng trễ và luôn luôn há, vòm miệng cao, lưỡi dày thè ra ngoài. Khoảng cách giữa ngón chân cái và ngón chân thứ hai quá rộng.
- Lưỡi quá to so với miệng.
- Chân tay ngắn, bàn tay ngắn, to. Các ngón tay ngắn, ngón út thường khoèo. Lòng bàn tay có nếp sâu nằm nghiêng. Bàn chân phẳng, ngón chân chim, ngón cái tòe ra; khoảng cách giữa ngón chân cái và ngón chân thứ hai quá rộng. Các khớp khuỷu, háng, gối, cổ chân lỏng lẻo; đôi khi trật khớp háng, trật xương bánh chè :D
 
ah thế ah=)) =)) hôm qua mới biết mặt bạn Quang8-} 8-}
thanks vì ấy đã trả lời nhiệt tình
nhưng mà tớ hỏi bệnh đao có chữa đc hay không chứ có hỏi là triệu trứng đâu:-@ =))
 
ah thế ah=)) =)) hôm qua mới biết mặt bạn Quang8-} 8-}
thanks vì ấy đã trả lời nhiệt tình
nhưng mà tớ hỏi bệnh đao có chữa đc hay không chứ có hỏi là triệu trứng đâu:-@ =))

Thế thì mình trả lời bạn luôn là không chữa được :-s

Vì cái này nó là hỏng hóc liên quan đến thông tin di truyền rồi :-s Lòi hẳn ra thêm 1 cục NST :-s Nghĩa là muốn chữa được thì phải gắp hết mấy cái cục NST thừa ấy ra khỏi mọi tế bào 8-}

Có thể sau này y học nó tiên tiến nó tìm được ra cách gắp hết đi 8-} Chứ bây giờ thì chưa làm được thế đâu 8-} Mà chắc là còn xa :-s
 
Cách phòng ngừa tốt nhất làk sinh con sau 35t :)

Mình đưa triệu chứng để bạn Phương xem bạn ý có bị đao k thôi =))
 
xem xong triệu trứng chắc tớ bị đơ8-} 8-} không phải đao òi=))
 
k sinh con sau 35t anh ạ. Sau 35t, tỉ lệ sinh con mắc Đao tăng gấp 2 hay 3 lần j` đó, cả các bệnh khác nữa. Vs lại sk của em bé mới sinh cũng kém hơn nhiều so vs em bé của bà mẹ <35t :D
 
À à, anh ko nhìn thấy chữ k của em vì nó dính vào chữ là =))

Thấy em Quang có vẻ thích tìm hiểu mấy chủ đề này, có một câu hỏi cho em. Em có biết tại sao cúm lại được gọi là H1N1, H5N1 ... không? Liệu chữ H và chữ N đó có ý nghĩa gì chăng?
 
a Long ah e thấy người t viết rằng :-w
Virus cúm với các yếu tố kháng nguyên H và N, lớp màng bao (envelop), protein liên kết (matrix protein M1, ribonucleoprotein: RNP
Các subtype của virus cúm A và virus cúm B bao gồm các chủng khác nhau.
Các yếu tố H và N do các gene quy định nên khi các gene biến đổi, những yếu tố kháng nguyên này biến đổi theo. Có hai loại biến đổi ở mức độ phân tử:
(1)Các đột biến điểm (point mutations): Thường sảy ra trên hai gene mã hóa các thành phần kháng nguyên dẫn đến các biến đổi nhỏ của H và N (người ta dùng thuật ngữ biến đổi trôi dạt - antigenic drift để mô tả các đột biến kiểu này). Kết quả hình thành nhiều kiểu kháng nguyên H và N khác nhau được ghi nhận bằng các ký hiệu H1, H2, H3 v.v. và N1, N2, N3, v.v. Vì vậy để ký hiệu mỗi loại virus ta dùng một nhóm gồm hai ký hiệu một từ H và một từ N như: H1N1, H1N2, H2N2, H5N1.... Điều đáng lưu ý là kết quả của biến đổi trôi dạt dẫn đến sự ra đời của chủng virus cúm mới mà kháng thể đối với các chủng virus trước nó không nhận ra được. Đây là nguyên nhân tại sao một người đã bị nhiễm virus cúm nhưng vẫn có thể bị nhiễm trở lại và chương trình giám sát dịch cúm phải được tiến hành chặt chẽ để đánh giá sự thay đổi của các chủng virus từ đó quyết định chủng virus nào nên được đưa vào danh sách sản xuất vaccine. Cũng chính vì thế, những người muốn miễn dịch với virus cúm cần được tiêm vaccine hàng năm.
(2) Các biến đổi lớn có tính chuyển đổi (antigenic shift) sảy ra khi virus cúm nhiễm từ loài này sang loài khác hoặc do trộn lẫn, tái tổ hợp gene của virus cúm ở các loài khác nhau (ví dụ giữa virus cúm A ở người và virus cúm A ở gia cầm). Khi loại biến đổi này sảy ra sẽ cho ra đời một phân type virus mới mà tác hại của nó khó thể lường trước được. Đây cũng là một trong những yếu tố để một đại dịch bùng phát.:-ss
 
Thế tóm lại kháng nguyên H và kháng nguyên N là cái gì vậy :-??
 
Các nhà miễn dịch học sử dụng thuật ngữ „kháng nguyên“ theo 2 nghĩa. Có thể hiểu kháng nguyên được hiểu là cơ chất có khả năng gây đáp ứng miễn dịch. Theo một định nghĩa khác, kháng nguyên là cơ chất được hệ miễn dịch nhận biết đặc hiệu dưới sự trợ giúp của thụ thể kháng nguyên biểu hiện trên lympho bào hoặc do lympho bào tiết ra
nhưng e muốn nói thêm là
Thành phần cơ bản thứ ba của virus cúm là vỏ bao ngoài của virus (envelop). Bản chất, đó là 2 lớp lipid, phía ngoài có những điểm chồi lên giống như lông. Tại các điểm chồi lên, cấu tạo là glycoprotein, tạo nên các sợi Hemaglutinin (H) và Neuraminidase (N)
, mỗi sợi dài 8 – 10 nm, cách nhau 8 nm, chúng là kháng nguyên. Kháng nguyên H có chức năng giúp virus bám trên bề mặt tế bào cảm thụ (tế bào biểu mô đường hô hấp) và xuyên thủng màng tế bào, màng nhân. Kháng nguyên H quyết định khả năng tồn tại của vi rút cúm A/H1N1 trong cơ thể người và biến đổi của nó cũng là nguyên nhân khiến vi rút cúm A/H1N1 có thể có những tính chất lây nhiễm mới ở người. Chức năng của kháng nguyên N cũng bổ sung chức năng cho kháng nguyên H và thúc đẩy sự lắp ráp chín muồi của virus trong tế bào cảm thụ. Hai cấu trúc H và N xác định kháng nguyên đặc hiệu của từng thứ typ (subtype) virus và là những kháng nguyên quyết định khả năng ngưng kết của hồng cầu. Kháng nguyên H đặc trưng cho typ và N đặc trưng cho thứ typ. Các cấu trúc H và N của virus cúm có thể thay đổi trong từng thứ typ. Các thứ typ H và N khác nhau của các virus cúm có thể gây bệnh cho người và nhiều động vật khác nhau. Ví dụ, H1N1 gây bệnh cho người và gây bệnh cho lợn; H3N2 gây bệnh cho người, H1N3 có thể gây bệnh cho cá voi…

Khả năng thay đổi cấu trúc kháng nguyên và thái độ của chúng ta
Cấu trúc H có thể thay đổi để tạo thành các virus có kháng nguyên H mới. Tính đến 09:00 GMT ngày 01 tháng 7 năm 2009 , có 77.201 ca nhiễm cúm A/H1N1 tại các quốc gia, vùng lãnh thổ và khu vực trên thế giới, trong đó có 332 ca tử vong, đã được báo cáo chính thức với Tổ Chức Y Tế Thế Giới Hiện các chuyên gia chưa biết liệu chủng mới (hay có thể là biến thể mới) của vi rút cúm A/H1N1 này liệu có độc lực cao hơn chủng nguyên bản vi rút H1N1 hay không? Tuy nhiên, các chúng ta có thể giả định rằng, có khả năng chủng mới sẽ có độc lực cao hơn, gây tử vong nhiều hơn, nhưng cũng có thể chủng mới sau tái tổ hợp thì đặc tính nguy hiểm không có gì mới hoặc vẫn có nét cơ bản đặc tính của virus thế hệ mẹ . Tuy vậy, theo cách tái tổ hợp của virus trong tế bào đích, khi tạo ra chủng cúm mới, cũng không loại trừ chủng mới có thể tạo ra được miễn dịch phổ rộng và sản phẩm kháng thể tạo ra ở người do giống mới này có thể phòng ngừa được những loại cúm phát sinh mới sau này mà kháng nguyên mới vẫn nằm trong phổ kiểm soát của kháng thể được tạo ra từ giống mới. Đó cũng chỉ là giả thiết và kỳ vọng, nhưng dù sao chúng ta cũng vẫn phải nghĩ đến tình huống xấu hơn để chuẩn bị đối phó chủ động hơn trước sự xuất hiện của chủng vi rút cúm A/HxNy mới nào đó, vì đó vẫn là nỗi lo về một đại dịch cúm như năm 1918, nỗi lo về mức độ nguy hiểm của Đại dịch cúm vẫn đang hiện hữu.
 
Okie. Cuối cùng thì em cũng nói được, đó là kháng nguyên H và kháng nguyên N là hai enzyme trên màng của virus cúm: Hemaglutinnin giúp virus bám lên bề mặt tế bào cảm thụ và xuyên thủng màng tế bào; và Neuraminidase (chức năng chưa rõ). Hai cấu trúc glycoprotein này có tính kháng nguyên, do đó có thể định type virus dựa trên 2 kháng nguyên này. Có 13 type H và 9 type N.
 
Cái này em tìm mãi chưa thấy :(
Ah`, em có ý kiến. Để giúp việc thu thập tin tức có lợi hơn, yêu cầu các bạn k chỉ copy and paste. Nên tự diễn giải theo ý hiểu của mình. Như thế cũng dễ hiểu hơn cho mọi ng` :D
 
Bây h mới tìm ra :D

The H stands for one of the 16 different hemagglutinin proteins contained in a virus that allows it to penetrate a foreign body. The "N" stands for another protein in the genetic make-up of a flu virus called neuraminidase, of which there currently exist nine variations.

Dịch là:
Chữ H [chữ đầu tiên của hemagglutinin protein] biểu thị cho 1 trong số 16 loại kháng nguyên nằm trong virus, cho phép nó thâm nhập vào cơ thể lạ. Chứ N ám chỉ cho 1 loại protein khác trong nhân của virus, với tên gọi neuraminidase [cũng là 1 loại kháng nguyên], có tất cả 9 loại neuraminidase.


Hemagglutinin (HA) hay còn được gọi là heamagglutinin (BE) là glycoprotein kháng nguyên được tìm thấy trên bề mặt của virus cúm (cũng như là những loại vi khuẩn và virus khác) Nó có nhiệm vụ kết nối virus với tế bào chủ. Cái tên "hemagglutinin" có nghĩa là khả năng làm đông tụ (agglutinate) hồng cầu (erythrocytes) trong ống nghiệm của protein

Neuraminidase (sialidase) là một enzyme (EC 3.2.1.18) bản chất glycoprotein và mang tính kháng nguyên có trên bề mặt virus cúm
 
đc rồi
nói tóm lại thì N và H chỉ là để chỉ cho cái đặc điểm chung của loại virut cúm:-@

e có một câu hỏi chưa rõ mong sự giải đáp của mọi người:
các tế bào T giúp đỡ CD4+ (còn gọi là limpho bào T4), một loại bạch cầu tham gia quá trình đáp ứng miễn dịch chống lại nhiễm trùng và ung thư thì con người có thể tự sx đc không nhỉ8-}
nếu mà con người sx đc loại tb này thì liệu có thể chữa đc ung thư không nhỉ:D
 
Th là một loại lympho T của cơ thể mà em, sao lại hỏi nó có thể tự sản xuất được hay không :))

Tuy nhiên, nếu em nói Th chống lại ung thư thì không đúng đâu nhé. Th có tác dụng thúc đẩy phân triển các dòng tế bào khác, trong đó có Tc, một loại lympho T CD8+ có tác dụng gây độc tế bào (cytotoxic T lymphocyte). Loại tế bào này tiết ra một số chất, trong đó có TNF (Tumor Necrosis Factor - yếu tố hoại tử u) để tiêu diệt các tế bào bất thường (kháng nguyên nội sinh). Ngoài ra, Tc cũng tiết ra các chất khác như gamma-IFN (interferron) có tác dụng tiêu diệt virus (cúm chẳng hạn).

Th có vai trò quan trọng vì nó là bước một của quá trình thúc đẩy phân triển các dòng tế bào khác. Nhờ tiết ra IL-2 (Interleukine) mà các dòng tế bào được kích thích phân triển và hoạt hóa, trong đó có Tc, Ts, đại thực bào, bạch cầu đa nhân trung tính, NK và chính bản thân các dòng Th. HIV tấn công vào lympho T CD4+, trong đó chủ yếu tấn công vào Th, nêu tiêu diệt bước đầu của quá trình phát động đáp ứng miễn dịch, do đó, gây suy giảm miễn dịch rất mạnh.
 
ý e là con người có thể sx cái loại tb limphoT này giống như sx vacxin dùng ở người để chống lại một số bệnh ung thư đc không vì e nghĩ nó có khả năng tiêu diệt những tb bất thường mà:-@
mà đúng thật câu hỏi này cứ nn thế nào ý.hỏi mà ngại wa':D 8-}
 
Tiêu diệt tế bào bất thường chứ có phải tiêu diệt tế bào do cơ thể sinh ra đâu :p
Nếu chống dc ung thư thì các tế bào khác bị tiêu diệt hết rồi ;))
 
Chính xác thì cơ thể người có khả năng tự diệt được khối u em ạ, cơ thể mình hoàn toàn nhận biết được các tế bào bất thường đó và sản sinh đáp ứng miễn dịch.

Tuy nhiên, các tế bào u lại được "trời phú" cho khả năng chống lại những tác động của hệ thống miễn dịch của cơ thể. Anh cũng không rõ về cơ chế này lắm, làm sao chúng vượt được qua hàng rào miễn dịch của cơ thể, nhưng các tế bào u có khả năng nhân lên rất mạnh, nhanh hơn rất nhiều các tế bào bình thường. Chúng còn có những bất thường về tế bào học, khiến chúng có thể di chuyển, chui sâu xuống các lớp khác của các mô, thậm chí chui vào máu hoặc bạch huyết và di căn.
 
đa số ung thư thì xảy ra ở người già
trẻ e rất ít chủ yếu là là do bẩm sinh
có thể nào ung thư xảy ra là do tuổi tác khi các tb của cơ thể quá già yếu đi,hay bị rối loạn đã sx nhầm ra tb bào ung thư8-} :D nếu mà cứ nói như trên thì việc bị ung thư là một điều không tránh đc


----------

Tiêu diệt tế bào bất thường chứ có phải tiêu diệt tế bào do cơ thể sinh ra đâu :p;))
hihi
tớ không hiểu câu này lắm8-} :-@
 
Back
Bên trên