Bình luận về giáo dục phổ thông ở VN

Trần Đức Anh
(huvm)

New Member
"Hãy bình luận về giáo dục phổ thông ở Việt Nam hiện nay" . Đây là một bài tập của mình . Ai có thể giúp mình một vài ý kiến về giáo dục phổ thông hiện nay được không?
 
Nói về giáo dục VN thì chỉ có 2 từ "nát bét" thôi :)) cấp học nào cũng vậy, trẻ con bây giờ đứa nào cũng gù, đứa nào cũng cận, đứa nào cũng học như điên. Sau ra đường thấy trẻ con VN đầu 2 thứ tóc, kính cận kính viễn cứ phải gọi là loạn cào cào =)) Học quá tải thế để làm gì, mà cuối cùng từ đầu đến giờ VN cũng có đc giải Nobel nào đâu. Thật lãng phí sức lực, thời gian, tiền của, chẳng đi đến đâu cả :-w
 
Nói như mấy cậu thì ai cũng nói được.
Đi ra các nước mà xem người ta học. Việt Nam mình học chưa là gì so với mấy nước như Trung Quốc hay Sing.
Còn bất cập và tiêu cực thì cũng tùy mặt.
Việt Nam mình nghèo, cơ sở vật chất còn quá tệ, thêm nữa mô hình giáo dục lạc hậu so với các nước khác. Tuy nhiên muốn cải tổ cả 1 nền giáo dục thì lại ko đơn giản. Nó là cả 1 quá trình và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố.
Nói ngay 1 chuyện bất cập, đấy là tình trạng dạy thêm học thêm. Từ ngày xưa bộ giáo dục đã ra quy định về chuyện ko được dạy thêm học thêm tràn lan. Nhưng đến h vẫn thế. Cái quy định này rất được các bậc phụ huynh ủng hộ, nhưng họ vẫn cho con em mình học tràn lan. Đơn giản là áp lực phải thi đỗ đạt, phải trường chuyên lớp chọn mới vào được đại học, phải vào đại học mới có việc làm.... Vấn đề này thuộc về tâm lý, ko dễ gì thay đổi 1 sớm 1 chiều.

Blah blah bất cập và tiêu cực, báo chí nói mãi rồi, mình cũng chả nói nhiều, biết gì nói vậy. Ghét nhất mấy loại cứ nói đến là như thể bức xúc lắm, thấu hiểu lắm, "nát bét" với chả @#^&*%
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nói như mấy cậu thì ai cũng nói được.
Đi ra các nước mà xem người ta học. Việt Nam mình học chưa là gì so với mấy nước như Trung Quốc hay Sing.

Thế nhưng nó dạy có phương pháp, ko cần phải học thêm, em nói thế bác nghe được chứ ạ?

Còn bất cập và tiêu cực thì cũng tùy mặt.
Việt Nam mình nghèo, cơ sở vật chất còn quá tệ, thêm nữa mô hình giáo dục lạc hậu so với các nước khác. Tuy nhiên muốn cải tổ cả 1 nền giáo dục thì lại ko đơn giản. Nó là cả 1 quá trình và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố.
Nói ngay 1 chuyện bất cập, đấy là tình trạng dạy thêm học thêm. Từ ngày xưa bộ giáo dục đã ra quy định về chuyện ko được dạy thêm học thêm tràn lan. Nhưng đến h vẫn thế. Cái quy định này rất được các bậc phụ huynh ủng hộ, nhưng họ vẫn cho con em mình học tràn lan. Đơn giản là áp lực phải thi đỗ đạt, phải trường chuyên lớp chọn mới vào được đại học, phải vào đại học mới có việc làm.... Vấn đề này thuộc về tâm lý, ko dễ gì thay đổi 1 sớm 1 chiều.

Cái này báo chí cũng nói nhan nhản rồi bác ạ =)) Dạy kiểu này thì thử ko học thêm xem, có mà đỗ đại học = cái niềm tin nhá =)) =)) =))

phải trường chuyên lớp chọn mới vào được đại học, phải vào đại học mới có việc làm....

Cái này em đồng ý với bác cả 2 tay 2 chân luôn.

Đơn giản là áp lực phải thi đỗ đạt

Áp lực từ vụ này thì học ở đâu chẳng có =))

Blah blah bất cập và tiêu cực, báo chí nói mãi rồi, mình cũng chả nói nhiều, biết gì nói vậy. Ghét nhất mấy loại cứ nói đến là như thể bức xúc lắm, thấu hiểu lắm, "nát bét" với chả @#^&*%

Bức xúc cho giáo dục nước nhà cả thôi, làm gì bác phải to tiếng thế. Thảo luận nghiêm túc mà, đấy là ý kiến riêng của từng người. Chưa gì bác đã bảo ghét ông A ghét anh B thì làm sao thảo luận đc. Mà em cũng ko khoái mấy bác cứ nghĩ mình lớn tuổi hơn thì coi con nít bọn em chẳng ra cái củ cà rốt gì 8-} làm như thể sự đời đã tường tận, rành rọt lắm rồi 8-} =)) [-x

Dù sao bác có lòng thông cảm với nền giáo dục nước nhà vậy là rất đáng quý, chỉ có điều sự thực thì em thấy nó nát thật bác ạ :)) :)) :))
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Vấn đề mấu chốt của giáo dịc bây h là phương pháp dạy và học.
Nó đẻ ra các thứ khác...
 
To Lộc : cụ thể hơn được không em ? Phương pháp dạy và học có vấn đề gì hả em?
To Lê : đúng đấy , mình học thấm gì đâu so với Tây .
 
Phương pháp dạy: Chương trình ko khoa học, giáo viên ko tâm huyết (dạy kiểu thủ tục), quản lý giáo dục kém hiệu quả. => bệnh thành tích.
Phương pháp học: học sinh bị nhồi sọ, học thụ động, học giỏi thì quên chơi, chơi giỏi thì quên học...=>đi học thêm. (những học sinh giỏi đi thi quốc tế thì chỉ biết những gì mình thi, các cái khác xem ra mù tịt).
<em nghĩ thế, có gì các anh góp ý>
 
Phương pháp dạy: Chương trình ko khoa học, giáo viên ko tâm huyết (dạy kiểu thủ tục), quản lý giáo dục kém hiệu quả. => bệnh thành tích.
Phương pháp học: học sinh bị nhồi sọ, học thụ động, học giỏi thì quên chơi, chơi giỏi thì quên học...=>đi học thêm. (những học sinh giỏi đi thi quốc tế thì chỉ biết những gì mình thi, các cái khác xem ra mù tịt).
<em nghĩ thế, có gì các anh góp ý>

Phải phải, vì thế mà nước ngoài học nặng hơn nhưng ko cần học thêm, học chính khóa là đc
 
Mười hai năm nhìn lại, những gì mà em thực sự thu được từ những bài học trên lớp thật chẳng đáng là bao. Vì hầu hết đều học, thi, thi xong là quên luôn. Cái này có thể là do mình, do trường lớp, do thầy cô hoặc là do cơ chế nó thế. Nhận xét của em có thể ko hợp với mọi người lắm, vì em ko học ở Ams.
Toán: Cái môn học em mê thích từ bé cho đến tận năm lớp 10. Đến bây giờ đôi khi vẫn thích ngồi làm toán. Nhưng em lại rất sợ kiểu học toán của dân 12 ôn thi bây giờ, nhất là môn Đại. Cực kì nhàm chán và trâu bò=; .
Lý, Hóa: Rất buồn là trường em (trường khác thì ko biết thế nào), vứt luôn mấy tiết thực hành Lý, Hóa, Sinh. Phần được chú trong nhất là giải toán. Học Lý từng đấy năm, cũng chẳng phải kém cỏi gì, nhưng mà bây giờ đưa cái tụ điện ra chưa chắc em đã biết đó là tụ điện=)) . Đừng nói gì đến sửa chữa điện đóm, máy móc:D . Và giải thích những hiện tượng bình thường trong cuộc sống đôi khi cũng ko nhớ. Học rồi, nhưng mà lại quên, vì phải dành chỗ nhớ cho những cái khác, cần hơn khi đi thi.
Anh: Đây là môn học em cảm thấy mình thu được rất nhiều khi học nó. Nhưng mà hầu hết những cái em thu được lại nhờ học thêm ở ngoài :D :)) .
Sử, Văn: Hai môn này em rkhá yêu thích, nhưng chính các cô lại bóp chết tình yêu của em đối với chúng. Em phát ngấy với những giờ văn và sử 1 tay chép, 1 tay chống cằm móc mắt cho đỡ buồn ngủ=)) . Có lẽ vì trường em chỉ có chuyên Toán, Lý, Tin nên là giáo viên mấy môn này hơi bị chán. Các cô ko làm cho mình thấy tác phẩm hay hơn thì chớ, lại khiến mình chán nó hơn. Hầu hết kiến thức lịch sử em có được là nhờ đọc sách báo tài liệu ở ngoài.
GDCD: Một cái môn siêu dở hơi và siêu tồi tệ, ko còn gì để nói. Ngay cả các thầy cô ,chắc gì đã hiểu rõ mình đang nói cái gì;))
Thật sự mà nói, hầu hết các môn học đều có ý nghĩa của nó, nhưng cái cách truyền đạt của thầy cô, cái cách học để thi khiến cho những gì còn đọng lại trong đầu em từ những bài học trên lớp không đáng là bao. Em thấy phí cái thời gian 12 năm của chính mình, đúng lý ra em đã học được nhiều hơn thế:D
Có 1 điều em hơi ân hận nữa là đã chỉ dành thời gian cho việc học. Đến bây giờ em mới thấy trong cuộc sống còn có quá nhiều để học, cả những hoạt động ngoại khóa, tham gia vào 1 số nhóm, câu lạc bộ cũng đem lại cho em rất nhiều bài học hay :D. Đáng tiếc là những cái này bao giờ cũng bị cho vào cuối danh sách, vì hầu hết mọi người đều nghĩ cái này chỉ là để giải trí chứ ko quan trọng và có ý nghĩa bằng việc cắm đầu cắm cổ vào học.
 
@ anh Đức Anh: theo em có thể còn do chương trình học chưa tương xứng với thời jan. Thời jan quá ít, giáo trình lại quá nặng nên ko đủ thời gian đi sâu vào từng bài cụ thể. Ví dụ môn lý bọn em ngày xưa thầy bảo thời gian quá thiếu, cháy giáo án. Nói tóm lại là lơ mơ, cái jì cũng biết nhưng biết 1 ít. (ko hiểu có đúng ko, các anh chị em cho ý kiến phê bình) :D
 
Toán: Cái môn học em mê thích từ bé cho đến tận năm lớp 10. Đến bây giờ đôi khi vẫn thích ngồi làm toán. Nhưng em lại rất sợ kiểu học toán của dân 12 ôn thi bây giờ, nhất là môn Đại. Cực kì nhàm chán và trâu bò .
Lý, Hóa: Rất buồn là trường em (trường khác thì ko biết thế nào), vứt luôn mấy tiết thực hành Lý, Hóa, Sinh. Phần được chú trong nhất là giải toán. Học Lý từng đấy năm, cũng chẳng phải kém cỏi gì, nhưng mà bây giờ đưa cái tụ điện ra chưa chắc em đã biết đó là tụ điện . Đừng nói gì đến sửa chữa điện đóm, máy móc . Và giải thích những hiện tượng bình thường trong cuộc sống đôi khi cũng ko nhớ. Học rồi, nhưng mà lại quên, vì phải dành chỗ nhớ cho những cái khác, cần hơn khi đi thi.
Hôm qua em học tụ điện.:))
Mượn đc 3 cái tụ về. Thày cầm lên đọc chả biét nó ghi gì, cái nào là điện dung, cái nào là hiệu điện thế tối đa.=)) Cái này chỉ để xem thôi chứ cũng chả đc làm gì./:)
Em thấy nó đề 1 cái 160V, 1 cái 150V, bí mật mang ra nối tiếp nhau rồi cuối giờ cắm vào ổ điện.>:) Rút ra dí 2 đầu vào, nó nổ bép 1 cái.:)) => "Thằng kia, làm gì thế hả? Cất ngay, ko phải chỗ đùa!" :|
Thế thì thực hành làm gì.:)|
Lý đã thế, Hoá còn kinh hơn.
Quanh quẩn mấy cái chất này chất nọ, đổ vào nhau mà biết thừa nó đc cái gì trc rồi. Bén mảng vào lấy mấy lọ mới mới ra thì..."Anh kia! Vào đấy làm gì! Cầm cái lọ gì kia! Cất ngay!" :|
Anh: Đây là môn học em cảm thấy mình thu được rất nhiều khi học nó. Nhưng mà hầu hết những cái em thu được lại nhờ học thêm ở ngoài .
Môn này học cần năng khiếu và đam mê. Cái này ở thành phố nó thành cái môn "ko học là chết" rồi.
Sử, Văn: Hai môn này em khá yêu thích, nhưng chính các cô lại bóp chết tình yêu của em đối với chúng. Em phát ngấy với những giờ văn và sử 1 tay chép, 1 tay chống cằm móc mắt cho đỡ buồn ngủ . Có lẽ vì trường em chỉ có chuyên Toán, Lý, Tin nên là giáo viên mấy môn này hơi bị chán. Các cô ko làm cho mình thấy tác phẩm hay hơn thì chớ, lại khiến mình chán nó hơn. Hầu hết kiến thức lịch sử em có được là nhờ đọc sách báo tài liệu ở ngoài.
Các môn KHXH này bây h ko hơn gì một cái môn mình học hồi cấp 1: môn Học thuộc lòng, nói cho rõ ra là học vẹt.
Uh thì văn cũng phải nghĩ đấy chứ. Nhưng mà dàn bài của cô, ý văn của sách, bật lại sao đc./:)
Sử thì ngay hôm trc thôi, kiểm tra ra toàn câu hỏi liên hệ bên ngoài, tưởng là cách ra đề mới tiến bộ, ai dè cái gì mình liên hệ mà lão đêk biết là lão gạch. Mk, học ĐH rồi mà ko biết Nguyễn Thái Học là VN Quốc Dân Đảng, đêk biết cái khẩu hiệu Quốc gia của VN là từ chủ nghĩa Tam Dân, đ** biết là Cách mạng Nga 1905 chả thành lập đc cái Xô Viết nào cả.X(
Dạy thế thì bố em cũng chán...X(
GDCD: Một cái môn siêu dở hơi và siêu tồi tệ, ko còn gì để nói. Ngay cả các thầy cô ,chắc gì đã hiểu rõ mình đang nói cái gì
Em đồng ý câu sau, ko đồng ý câu đầu. Môn này khó hiểu nhưng ko phải là vô dụng. Ko nói về GDCD nữa, ko em ko ăn đc cơm...:-<
 
Cám ơn mọi người nhiều :)

To Lộc : anh không hiểu từ "nhồi sọ" là gì đâu . Còn học giỏi quên chơi thì anh thấy chỉ ở vài người thôi . Chứ lớp anh nhiều đứa học giỏi đá bóng cũng giỏi, điện tử các loại cũng giỏi .
To Công : anh cũng chưa biết nói thế nào cả . Thật ra bài của em không rõ ràng lắm , chung chung quá .

Mọi người thấy giáo dục phổ thông có ưu nhược gì thì có thể chia sẻ thêm nhé, cái bài tập này đúng là khó thật T___T
 
bộ giáo dục bây giờ tuyên truyền 3 ko như sau
ko bệnh thành tích
ko dạy thêm học thêm
ko đọc chép
mỗi cái đầu tiên còn hợp lí chứ... 2 cái còn lại xem ra xa vời lắm =))
 
nghe như đề của cô Nguyệt Anh :))
Hum chữa bài :))
Thằng nào chửi càng nhiều + khen cô Nguyệt Anh càng nhiều điểm càng cao :))
Đủ biết nền giáo dục Việt Nam thế nào rồi:))
 
Chứ lớp anh nhiều đứa học giỏi đá bóng cũng giỏi, điện tử các loại cũng giỏi .
Cái này thuộc về năng khiếu riêng anh ạ. Chắc là thông minh, nhanh trí thì như thế thôi. 1 anh học giỏi toán, có tư duy tốt thì chơi cờ vua, máy tính tất nhiên là giỏi.
Ý em là học sinh nói chung ấy chứ.
Em muốn nói tới sự mất cân bằng giữa chơi và học (trg` Ams hơn các trg` khác ở chỗ này). Chương trình buộc học sinh học ngày học đêm, ko biết chơi là gì, đứa mà lười thì đương nhiên là ko học mà đi chơi.
Cả 2 đều ko tốt tí nào.
 
Cái gì cũng phải xét đến nguyên nhân sâu xa của nó và ko thể đánh đồng cái cá biệt với cái toàn bộ được.
Ko thể nói chung chung là các nước khác được. Ở phương Tây mô hình giáo dục kiểu khác mà phương Đông lại kiểu khác. Ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản áp lực thi cử rất nặng nề vì dân cư đông đúc và cũng 1 phần do truyền thống trọng sự học của phương Đông, ko đỗ đạt thì khó mà kiếm được việc làm. Nói chung ở phương Tây áp lực thi cử nhẹ nhàng hơn, chỉ nhóm ko nhiều những người có tham vọng bước lên những nấc thang cao của xã hội mới chịu áp lực này.
Về VN thì cũng giống như mấy nước phương Đông kia áp lực thi cử nặng nề. Điều này là ko thể tránh khỏi. Tuy nhiên những bất cập của ngành giáo dục và cả xã hội nói chung đã đẩy cái áp lực đấy cao hơn mà thôi. Giáo dục VN ko thể nói là ko tiến lên nhưng tiến quá chậm so với nhu cầu của xã hội.
Tất cả những cái gian lận, bệnh thành tích là điều tất yếu xảy đến khi cung ko đủ cầu mà Nhà nước thì quyết ko tăng giá món hàng đấy lên, làm nảy nòi ra cả đống thứ tiêu cực như nhìn bài, quay cóp, biếu xén thầy cô(cái này lên đại học mới biết là chuyện thường), nâng điểm, hạ chuẩn, con ông cháu cha, mua điểm, đổi tình lấy điểm, bằng giả, dấu giả... Ko chỉ bộ giáo dục mà cả các cơ quan nhà nước cũng phải chịu trách nhiệm ko nhỏ vì họ thường chỉ tuyển người theo tấm bằng mà ko theo năng lực.
Bây giờ Bộ trưởng Nhân mới lên, ông này rất giỏi nhưng để xem ông ấy làm thế nào để bóc gỡ từng vướng mắc của ngành giáo dục đây.
Nói chung là tớ lạc quan khi thấy chưa khi nào mọi người lại quan tâm đến giáo dục như bây giờ. Tin tưởng vào 1 tương lai tươi sáng cho giáo dục VN<:p
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên