Bài văn đạt điểm 10 chép từ văn mẫu

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Nguyễn Đăng Trung đã viết:
Ơ năm nay ngoại giao 10 điểm 10 văn cơ mà, sao ko thấy nói đến nhiều nhỉ.
http://www.vtc.vn/giaoduc/4316/index.htm
Thế em ko đọc báo hả ? Người ta đính chính lại rùi còn j nữa [-x [-x [-x ....Đấy là 10 bài đạt điểm 10 Toán chứ đâu pải Văn . Nếu mà là Văn thì chẳng có chuyện đưa bài điểm 10 này lên để làm j cả .........

Chép nguyên văn mẫu thì có j sai nhỉ, đề có ghi là ko được quyền chép từ văn mẫu ko? Thí sinh đó có mang sách vào phòng thi dể chép ko? Chép được đúng như thế chứng tỏ người đó học rất chăm đấy chứ :)). Viết được hay như văn mẫu thì 10 là đúng quá rồi. Thí sinh đó chăm học, chăm đọc sách và học theo sách là sai chăng?

Nếu đc như thế thì hoan nghênh em luôn, chỉ sợ đến lúc ôn thi , mang quyển sách Văn mẫu ra học thêm thì lại ngại thui......chứ học đc Văn mẫu , đi thi thì ăn chắc 7 điểm rùi con j ...

Hì, bây giờ đáp án văn chia theo ý, rõ ràng, dễ chấm thì bảo là thụ động, khiến học sinh khô khan, thiếu sáng tạo, cứ học theo ý là dc. Thế nếu mà ko chia theo ý như thế mà cứ để gv chấm tự do thì lại bảo là chấm cảm tính, ko có cơ sở, ko công bằng :)). Cuối cùng vẫn chửi nhau loạn xạ chẳng biết đường nào mà lần.
2 pần của em đọc lên thấy như đang đấm nhau ý . Lúc kêu học sách Văn mẫu , lúc học theo ý . Chị thấy nếu có khả năng thì e nên học cả 2 đi . Chị mang tiếng học chuyên Văn nhưng đến lúc đi thi chỉ học ý thui chứ ko có Văn mẫu j hết . Nên khi đọc bài đạt điểm 10 chị thấy pục họ . Bài viết vừa đủ ý , ngôn ngữ trôi chảy........mặc dù bít là chép sách văn mẫu ( quyển này chị vẫn hay dùng )======> pục vì đầu óc người ta nạp đc nhiều như thế .:x :x

Thấy lạ là tại sao ở vn cứ nói đến văn, học văn là nói đến văn chương, thơ ca phú vè.. là phải biết cảm nhận, cảm thụ, cảm xúc cảm vân vân..... Trong khi đó văn (luận) về các vấn đề thực tiễn, xã hội thì ko bao giờ được nhắc đến. Thậm chí đến cả khả năng viết văn sáng tạo (như kiểu đi thi khoa cử ngày xưa) cũng ko bao giờ được coi trọng (nói đúng hơn là ko ai quan tâm). Vậy chẳng lẽ cứ phải học thuộc văn của người khác rồi thấy hay thì mới được gọi là giỏi văn hay sao?

em yên tâm. Nghe nói năm bọn em thi sẽ đc cải cách đấy. Hình như đâu sẽ quay lại thời xưa . Như dạng bình 1 câu nói của Lênin chẳng hạn . Chỉ sợ đến khi đó khóc thét lên rùi muốn quay về bây h cũng ko đc . Mà chị nhớ cô Tú Oanh hồi dạy Văn lớp em cũng dạy cả chi tiết lẫn cảm nhận cơ mà . ......
 
Chỉnh sửa lần cuối:
nhưng nếu cứ ra một đề văn như kiểu Phương vừa nói :bình luận câu nói nào đó của Lênin (giống như kiểu đề luận SAT) , thì viết dễ hơn kiểu phải phân tích , bình giảng văn học mà .Mà mình được tự do phát triển ý tưởng và khả năng thuyết phục người khác ,khẳng định hay phủ nhận một vấn đề nào đó . Tớ thấy bọn mình viết luận văn kiểu SAT điểm đều cao hơn và căn bản là hứng thú hơn là cứ phải viết văn theo kiểu ăn theo nói leo !
Cho nên , tớ ủng hộ cả 2 tay việc thay đổi theo hướng học và ra đề luận văn về các vấn đề thực tiễn , xã hội ; học sinh mình mới tăng cường khả năng tư duy lô gíc , tính sáng tạo và đặc biệt là critical thinking (!)

Vấn đề xã hội , thực tiễn thì nhiều lắm , đến lúc đấy , chẳng có chuyện văn mẫu nữa , mà các câu hỏi thi cũng không còn bị giới hạn như bây giờ .
 
Chỉnh sửa lần cuối:
ặc
sao hôm thi tốt nghiệp THPT, em cũng chép thuộc lòng bài "mùa lạc" của con bạn. Vậy mà nó 8,5 còn em có 5,5
--------------> mất tốt nghiệp loại giỏi :( hix
 
haha ,trong khi mình , không học tí nào bài Tâm tư trong tù , ngồi bịa , và chỉ bịa , tâng bốc Tố Hữu lên thành người anh hùng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc , không biết người chấm bài có thân quen gì với Tố Hữu không , mà họ thương tình cho 7.5 , sướng quá .
 
sướng nhỉ
chả bù cho mình
mấy hôm trước ngày thi è cổ ra học thuộc lòng "Sông Đà" & "Mùa Lạc"
vậy mà ....
:(
 
Hic, em ko bảo là lúc đi thi bản thân mình sẽ học thuộc văn mẫu rồi viết ra (được thế đã tốt :))) mà chỉ nói rằng thí sinh (chị) được điểm 10 văn đấy viết theo văn mẫu chẳng có gì sai cả, mấy thằng nhà báo cứ viết như kiểu ko xứng đáng dc 10 nên thấy rất khó chịu.

2 pần của em đọc lên thấy như đang đấm nhau ý . Lúc kêu học sách Văn mẫu , lúc học theo ý . Chị thấy nếu có khả năng thì e nên học cả 2 đi . Chị mang tiếng học chuyên Văn nhưng đến lúc đi thi chỉ học ý thui chứ ko có Văn mẫu j hết . Nên khi đọc bài đạt điểm 10 chị thấy pục họ . Bài viết vừa đủ ý , ngôn ngữ trôi chảy........mặc dù bít là chép sách văn mẫu ( quyển này chị vẫn hay dùng )======> pục vì đầu óc người ta nạp đc nhiều như thế .

Chị lại ko hiểu ý em 8-}. Đây đang nói về cách chấm điểm văn. Tại đọc một bài phỏng vấn thấy có giáo viên nói là “bây giờ cứ chấm theo biểu điểm nên nhiều khi học sinh ko hiểu kiến thức, sai chính tả nhiều mà đúng nhiều ý nên vẫn phải cho 7”, rồi thì đáp án chi li quá, không chấm theo cảm nhận được… Nhưng nếu không có biểu điểm như thế thì chấm sẽ lại chẳng có tiêu chí nào cả, mỗi người một lối, người đọc bài này thấy hay người kia lại thấy chán, cuối cùng h/s vẫn thiệt.

em yên tâm. Nghe nói năm bọn em thi sẽ đc cải cách đấy. Hình như đâu sẽ quay lại thời xưa . Như dạng bình 1 câu nói của Lênin chẳng hạn . Chỉ sợ đến khi đó khóc thét lên rùi muốn quay về bây h cũng ko đc . Mà chị nhớ cô Tú Oanh hồi dạy Văn lớp em cũng dạy cả chi tiết lẫn cảm nhận cơ mà . ......

Nếu đề ra như thế thì cũng phải cho học sinh mở rộng phạm vi viết bài, không thể chứng minh một câu nói đó lại chỉ bằng một vài tác phẩm đã học, mà phải cả bằng các kiến thức xã hội khác nữa. Và hơn nữa, câu nói đó cũng không chỉ nên bó hẹp trong phạm vi văn chương, thơ ca… mà cũng phải thực tế, có ý nghĩa nhiều mặt như vậy mới đánh giá được khả năng diễn đạt và kiến thức, hiểu biết thực sự của học sinh. Tại sao những bài luận, essay của nước ngoài có thể nói về mọi lĩnh vực, vẫn đề… mà ở VN là cứ phải văn thơ, là nhận định văn học?

Hì, mà cảm nhận thì làm sao dạy được hả chị? Mỗi người có một cảm nhận riêng mà, làm sao dạy được một người phải thay đổi cảm nhận của mình, hay phải biết cảm nhận như thế nào. Chẳng lẽ khi đọc bất cứ tác phẩm nào cũng phải đều cảm nhận ra cái hay, cái đẹp, cái độc đáo, cái vân vân… của tác phẩm đó thì mới là giỏi văn? Tất nhiên là không rồi, nên khi làm văn mới phải “bịa” chứ. :))
 
Thật sự là rất thích ra kiểu văn tự luận ý Cho một câu nói của nhà văn Vn hay nước ngoài đều ok hết . Hoặc là dạng bài đưa một nhận đinh về ai đó ....rùi dùng chính những tác pẩm của tác giả để cm còn hay hơn nhiều dạng bài như thế này .

Thật tình mà nói , học sinh muốn cũng chỉ đc 1 pần . Giả dụ năm sau đề ra kiểu đó , hs đc pép nói những suy nghĩ của mình , điểm be bét quá thì lại chê ...Ra như hiện h thì kêu là ko thể bộc lộ khả năng viết văn của các thí sinh ........Đúng là nhà báo.....kiểu j cũng bới ra để nói đc.....hix thế mà hồi xưa mình cũng mơ ước trở thành nhà báo.....
 
Nếu đề có ra dạng như thế mà điểm kém thì tất cả cùng điểm kém, có sao đâu :D. Cả bộ năm nay cũng quyết tâm chống bệnh thành tích mà, điểm có kém chắc cũng chẳng ai nói, biết đâu vì thế lại được tiếng “quyết tâm chống tiêu cực” ấy chứ :)).

Theo em thì nên có 1 đề về văn học như thế, và một đề nêu lên một nhận định xã hội chung chung (như kiểu thi tn cấp 2 hồi trước ý). Nhưng bản thân đề (nhận định, câu nói đó) cũng phải mới mẻ, ko phải những câu nói ngày nào cũng được nghe đến phát nhàm, hoặc vấn đề xã hội thì phải mang tính thời sự, cũng phải mới, chứ ko chỉ quanh đi quẩn lại mấy câu ca dao tục ngữ “lá lành đùm lá rách”, “gần mực thì đen..”. Còn nếu không được thế mà chỉ ra mấy câu danh ngôn ai cũng biết rồi thì cũng chỉ là “bình mới rượu cũ” thôi.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Trần Xuân Bách đã viết:
haha ,trong khi mình , không học tí nào bài Tâm tư trong tù , ngồi bịa , và chỉ bịa , tâng bốc Tố Hữu lên thành người anh hùng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc , không biết người chấm bài có thân quen gì với Tố Hữu không , mà họ thương tình cho 7.5 , sướng quá .

Hihi, "bốc thơm" Tố Hữu thành người anh hùng dân tộc là cách làm bài rất chắc, hèn chi ko được đánh giá cao :))

Tuy nhiên, nếu em nêu ý kiến riêng, bảo thơ Tố Hữu dở, thì có vấn đề ngay nhỉ? :))

Cho nên, cứ bảo ra đề kiểu khác, cho học sinh vận dụng tư duy cá nhân, sáng tạo, thì lại dễ đụng chạm vào những cấm kỵ này nọ :))

L.
 
Nguyễn Đăng Trung đã viết:
Theo em thì nên có 1 đề về văn học như thế, và một đề nêu lên một nhận định xã hội chung chung (như kiểu thi tn cấp 2 hồi trước ý). Nhưng bản thân đề (nhận định, câu nói đó) cũng phải mới mẻ, ko phải những câu nói ngày nào cũng được nghe đến phát nhàm, hoặc vấn đề xã hội thì phải mang tính thời sự, cũng phải mới, chứ ko chỉ quanh đi quẩn lại mấy câu ca dao tục ngữ “lá lành đùm lá rách”, “gần mực thì đen..”. Còn nếu không được thế mà chỉ ra mấy câu danh ngôn ai cũng biết rồi thì cũng chỉ là “bình mới rượu cũ” thôi.

Cái này cũng như thi ứng xử hoa hậu: cấm năm nào có câu hỏi ra hồn. Thí sinh trả lời ba vạ (dù đã học thuộc lòng) cũng là phải :))

L.
 
Đoàn Lan Phương đã viết:
Thật tình mà nói , học sinh muốn cũng chỉ đc 1 pần . Giả dụ năm sau đề ra kiểu đó , hs đc pép nói những suy nghĩ của mình , điểm be bét quá thì lại chê ...Ra như hiện h thì kêu là ko thể bộc lộ khả năng viết văn của các thí sinh ........Đúng là nhà báo.....kiểu j cũng bới ra để nói đc.....hix thế mà hồi xưa mình cũng mơ ước trở thành nhà báo.....

Ấy, nhà báo mà ko "bới móc" như thế thì mình đâu có đề tài để tán gẫu ở đây? Bán báo ai mua? :))

Vả lại, một trong những nhiệm vụ của nhà báo là "bới móc", miễn ko vi phạm pháp luật và các chuẩn mực của nghề báo. Kiểu "bới móc xây dựng" ấy :)) Ko thì... viết báo làm gì?

Người đọc cũng thật là... bới móc; nhà báo ko bới móc thì bảo ko sắc. Viết sắc, thì là bới móc :))

L.
 
Tớ thấy bọn mình viết luận văn kiểu SAT điểm đều cao hơn và căn bản là hứng thú hơn là cứ phải viết văn theo kiểu ăn theo nói leo !
Chữ "đều" của anh nên xem lại, vì ít nhất là nó không đúng với em. Điểm cao cũng tùy đề, nhưng viết trong 25 phút thì em ko thấy hứng thú gì cả.
Đề 25 phút đây:
Phát triển câu sau:
A classic is a book...
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Em thấy vấn đề thi ĐH văn chẳng kém thi hs giỏi chút nào cả ........Cả 2 đều muốn tìm ra những hs giỏi để vào trường mình.......Nếu thế cứ lôi đề dạng giống thi Hs giỏi ra......có lẽ như thế ko ai chê vào đâu đc.......Như thế bao quát chương trình học của mình......chứ học văn như bây h đến pát khổ.....
Trước khi thi có hơn 1 tháng , ngồi tụng 2 quyển ghi văn , đến pát ớn. Nhiều cái ko nhớ đc......
@ Bách : sao ông giỏi thế......bốc đc thơ Tố Hữu đấy.....Đợt thi Tn, đọc đề xong thấy chán quá , chẳng còn hứnglàm .......ngồi viết mãi mới đc 8 trang ăn 6 điểm :(( :(( :((
@ anh Linh : mới bóc cũng pải tùy chỗ thui chứ anh.......Chứ em thấy vấn đề về Văn , năm nào thi cũng thấy nói.......mà nói toàn nhiều cái phi lý......
 
Đoàn Lan Phương đã viết:
@ anh Linh : mới bóc cũng pải tùy chỗ thui chứ anh.......Chứ em thấy vấn đề về Văn , năm nào thi cũng thấy nói.......mà nói toàn nhiều cái phi lý......

Cá nhân anh, thấy rằng, cách dạy, học và thi các môn khoa học nhân văn ở nhà mình rất có vấn đề.

Sửa thế nào thì anh cũng chịu, và cũng ko phải thẩm quyền của anh (hay của HAO nói chung :)).

Tuy nhiên, để báo chí "bới móc" cũng được, ko sao cả. Báo nào "bới" bậy, vô duyên, sẽ có báo khác lên tiếng. Lan Phương cũng có thể viết ý kiến (phản đối) của em để góp ý...

Tự do ngôn luận mà! :))

L.
 
Em thấy thay đổi cách ra đề mà không thay đổi cách chấm thì cũng như cũ thôi. Người lớn của muốn trẻ con mình đi theo 1 hướng suy nghĩ cả, trăm người giống nhau cả trăm mới là tốt ạ.
 
@ anh Linh : em mà viết pản đối thì chỉ.......Nói chung em thích cách học ở nước ngoài...chứ bây h ở Vn thì chán lém.......Đc mấy thầy dạy giỏi thì h toàn viết sách......
trong năm , may mắn đc học mấy thầy đó. Thấy hay . tự do ngôn luận luôn nhưng trong 1 chủ đề nào đó. Học như thế vừa nhanh vào lại làm cho hs có ý chí tìm tòi.......chứ học Văn mà chép mỏi tay , kể ra cũng chán
 
Học thuộc thì có gì là có tội đâu nhỉ? Thử xem có đứa nào học thuộc rồi được 10 như nó chứ nhỉ? Quan trọng là kết quả, bất luận phương pháp.
 
Thái Minh Hoàng Hà đã viết:
Học thuộc thì có gì là có tội đâu nhỉ? Thử xem có đứa nào học thuộc rồi được 10 như nó chứ nhỉ? Quan trọng là kết quả, bất luận phương pháp.

Có ai bảo là cô bé gì đó được điểm 10 là có tội đâu?

Tội là của nền giáo dục Việt Nam mình...

L.
 
Nguyễn Thùy Dung đã viết:
Ông Trần Phò, giáo viên môn văn ở TP HCM:
Tên thày này hay nhỉ :D
Đùa chứ học thuộc lòng văn có gì là sai, cũng tại cách dạy và học thôi, làm cho môn văn thành một môn chả khác gì GDCD đối với anh em học khối A nói riêng và các khối khác nói chung :p
Có điều mình thấy cũng thương cho cái em được 10 điểm, ts nhà em ý, học thuộc lòng gì mà khéo đến từng chữ để báo điện tử lớn nhất Vn cho lên trang nhất, phang cho một câu " giống hệt văn mẫu" , thực ra em ý chỉ mong 8,9 thôi vì cái điểm 10 văn là thế nào cũng bị mổ xẻ lắm chuyện, đúng là đã mất công mà lại bị mang tiếng xấu, cho nên là học thuộc lòng cũng là một nghệ thuật và người htl cũng là nghệ sĩ :))
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Back
Bên trên