Nguyễn Thùy Dung
(Nguyễn Thùy Dung)
Điều hành viên
Sau khi bài văn đạt điểm 10 duy nhất trong mùa tuyển sinh 2006 được công bố, một số giáo viên dạy văn ở bậc THPT cho rằng thí sinh này đã "đạo văn". Kết quả xác minh thật bất ngờ, bài văn điểm 10 này giống hệt văn bài văn mẫu trong cuốn “Kiến thức cơ bản văn học 12”.
Thạc sĩ Lương Vĩnh An, giảng viên khoa ngữ văn ĐH Sư phạm Đà Nẵng, cán bộ chấm thi thứ nhất bài thi đạt điểm 10: Lúc đầu tôi chỉ cho 9,75, nhưng sau khi chấm xong tập bài, quay lại đọc lần nữa, tôi quyết định thay phiếu và chấm 10 điểm. Trong quá trình chấm bài thi, tôi có cảm giác hình như thí sinh này làm theo bài văn mẫu nào đó, nhưng càng đọc tôi thấy sự kết hợp của thí sinh này khá nhuần nhuyễn, đặc biệt là câu cú, ngữ pháp rất chuẩn. Nếu so với đáp án mà Bộ đưa ra thì điểm 10 cho bài viết là hoàn toàn xứng đáng.
Theo tôi, chuyện học sinh học vẹt và học thuộc các bài văn mẫu là chuyện hoàn toàn khác nhau(8-| / ), chúng ta không nên đánh đồng.
Ông Trần Phò, giáo viên môn văn ở TP HCM: Đây là sản phẩm của cách ra đề. Một bài văn học thuộc lòng, ý tưởng bình thường, thiếu sáng tạo mà đạt điểm 10. Tôi không trách học sinh làm bài giống y trong sách. Điều tôi bức xúc là cách ra đề thi và chấm thi bao năm nay vẫn như cũ. Đó là cách đánh giá đầy mâu thuẫn và nguy hiểm. Nó đẻ ra hàng loạt người “giỏi mà không giỏi” và ngược lại.
Ông Nguyễn Hà, ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP HCM: Với đáp án chi li, chính xác từ 15-20 cột điểm, giám khảo thành những thợ chấm, “máy chấm” vô hồn. Giám khảo không chỉ ngán ngẩm vì đọc quá nhiều bài na ná nhau rút ra từ bộ đề, sách văn mẫu mà còn vật vã với những phép cộng, phép chia tới hai số lẻ, thì còn đâu hứng thú hay con mắt xanh.
Không ít thí sinh giới thiệu tác giả, hoàn cảnh ra đời, xuất xứ tác phẩm sai bét, nhưng phân tích đúng với đáp án do học thuộc một số đoạn trong bộ đề nên giám khảo buộc phải cho điểm. Bài văn đầy lỗi chính tả nhưng có giám khảo cho đến 7 điểm vì “phần lớn các ý đều giống như đáp án”.
Bộ nhắc nhở: “Đề thi không được đánh đố”. Nếu ra đề khó và kín một chút là phạm quy. Cho nên để xoa dịu dư luận, người ra đề thường chấp nhận giải pháp nửa vời. Đề thi và đáp án năm nay chính là một sự nửa vời như thế.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng Hà, khoa ngữ văn, ĐH Sư phạm TP HCM: Trong trường hợp này thí sinh chỉ là nạn nhân, các giám khảo cũng không thể đọc hết cả “rừng” sách tham khảo để biết thí sinh có chép từ sách mẫu ra không.
Lỗi ở đây thuộc về cách ra đề thi, cách dạy và học đã tồn tại nhiều năm nay. Theo tôi, cần thay đổi ngay cách ra đề thi, không thể học gì thi nấy, năm nào cũng chỉ có bấy nhiêu bài. Đến người ra đề cũng chán ngấy chứ đừng nói gì đến gợi cảm hứng cho thí sinh.
Thạc sĩ Lương Vĩnh An, giảng viên khoa ngữ văn ĐH Sư phạm Đà Nẵng, cán bộ chấm thi thứ nhất bài thi đạt điểm 10: Lúc đầu tôi chỉ cho 9,75, nhưng sau khi chấm xong tập bài, quay lại đọc lần nữa, tôi quyết định thay phiếu và chấm 10 điểm. Trong quá trình chấm bài thi, tôi có cảm giác hình như thí sinh này làm theo bài văn mẫu nào đó, nhưng càng đọc tôi thấy sự kết hợp của thí sinh này khá nhuần nhuyễn, đặc biệt là câu cú, ngữ pháp rất chuẩn. Nếu so với đáp án mà Bộ đưa ra thì điểm 10 cho bài viết là hoàn toàn xứng đáng.
Theo tôi, chuyện học sinh học vẹt và học thuộc các bài văn mẫu là chuyện hoàn toàn khác nhau(8-| / ), chúng ta không nên đánh đồng.
Ông Trần Phò, giáo viên môn văn ở TP HCM: Đây là sản phẩm của cách ra đề. Một bài văn học thuộc lòng, ý tưởng bình thường, thiếu sáng tạo mà đạt điểm 10. Tôi không trách học sinh làm bài giống y trong sách. Điều tôi bức xúc là cách ra đề thi và chấm thi bao năm nay vẫn như cũ. Đó là cách đánh giá đầy mâu thuẫn và nguy hiểm. Nó đẻ ra hàng loạt người “giỏi mà không giỏi” và ngược lại.
Ông Nguyễn Hà, ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP HCM: Với đáp án chi li, chính xác từ 15-20 cột điểm, giám khảo thành những thợ chấm, “máy chấm” vô hồn. Giám khảo không chỉ ngán ngẩm vì đọc quá nhiều bài na ná nhau rút ra từ bộ đề, sách văn mẫu mà còn vật vã với những phép cộng, phép chia tới hai số lẻ, thì còn đâu hứng thú hay con mắt xanh.
Không ít thí sinh giới thiệu tác giả, hoàn cảnh ra đời, xuất xứ tác phẩm sai bét, nhưng phân tích đúng với đáp án do học thuộc một số đoạn trong bộ đề nên giám khảo buộc phải cho điểm. Bài văn đầy lỗi chính tả nhưng có giám khảo cho đến 7 điểm vì “phần lớn các ý đều giống như đáp án”.
Bộ nhắc nhở: “Đề thi không được đánh đố”. Nếu ra đề khó và kín một chút là phạm quy. Cho nên để xoa dịu dư luận, người ra đề thường chấp nhận giải pháp nửa vời. Đề thi và đáp án năm nay chính là một sự nửa vời như thế.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng Hà, khoa ngữ văn, ĐH Sư phạm TP HCM: Trong trường hợp này thí sinh chỉ là nạn nhân, các giám khảo cũng không thể đọc hết cả “rừng” sách tham khảo để biết thí sinh có chép từ sách mẫu ra không.
Lỗi ở đây thuộc về cách ra đề thi, cách dạy và học đã tồn tại nhiều năm nay. Theo tôi, cần thay đổi ngay cách ra đề thi, không thể học gì thi nấy, năm nào cũng chỉ có bấy nhiêu bài. Đến người ra đề cũng chán ngấy chứ đừng nói gì đến gợi cảm hứng cho thí sinh.
vnexpress.net
Chỉnh sửa lần cuối: