bài toán vui đây!!!!!!!!!!

Đây chẳng là toán vui đâu. Em post lên để các bác giải thích cho em xem nó sai chỗ nào:
3 thằng vào khách sạn. 30$ một phòng. 3 thằng mỗi thằng 10$.
Đến lúc sau khách sạn giảm giá còn 25$/phòng. Nên một nhân viên mang 5$ lên trả. Mỗi thằng cầm 1$ còn nhân viên cầm 2$.
Rùi lật lại nhé: mỗi thằng như thế là chỉ phải chi 9$. 3 thằng: 9x3=27$. Thêm 2$ nhân viên lấy là 29$. Còn 1$ nữa đi đâu?
 
Nguyễn Hoàng Dũng đã viết:
Đây là cách giải kiểu Tin hả, anh sẽ suy nghĩ về hướng này sau. :x
Có một lời giải khác cho bài này khá gọn, nhờ một nhận xét đơn giản : một tour du lịch bắt đầu và kết thúc ở cùng một vùng, đi qua có thể một số các vùng khác, luôn phải vượt biên một số chẵn lần.
Em Sơn thử chứng minh rằng nhận xét trên và tính chất "tô được bằng 2 màu" là một xem !!! Nếu dễ quá thì chứng minh luôn nhận xét đó luôn ( tất nhiên là không dựa vào tính chất "tô được bằng 2 màu" :)) )
A=nhận xét của anh
B=tính chất "tô được bẳng 2 màu"

1. CM Nếu B thì A:
mặt phẳng đã được tô bẳng 2 màu thỏa mãn tính chất B. Suy ra, tour du lịch khi vượt biên phải đi từ 1 vùng sang 1 vùng khác có màu khác. Suy ra, tour du lịch muốn đi từ 1 vùng màu vàng sang 1 vùng màu vàng khác sẽ phải vượt biên 1 số chẵn lần (chuyển màu chẵn lần). Suy ra A.
2. CM Nếu A thì B:
Với mặt phẳng được chia bởi các đường thẳng như vậy, ta luôn tìm được đường đi qua tất cả các vùng và trở về nơi xuất phát (đi qua 1 vùng nào đó nhiều hơn 1 lần cũng được). Gọi nó là con đường X (cho nó có vẻ toán học). Tô vùng xuất phát màu vàng, vùng kế tiếp màu tím, rồi vàng, rồi tím... Cứ như vậy vừa đi vừa tô, ta sẽ tô được tất cả các vùng.
Lấy 2 vùng có cùng màu bất kì V1 và V2. Giả sử 2 vùng này cạnh nhau. Theo con đường X ở trên, ta sẽ tìm được 1 con đường từ V1 đến V2 là một phần của X. Theo tính chất đường X, con đường từ V1 đến V2 phải vượt biên chẵn lần (vì V1, V2 cùng màu). Nhưng từ V2, ta nhảy sang V1, vượt biên thêm 1 lần nữa để về V1. Suy ra tồn tại đường từ V1 loanh quanh 1 lúc về V1 nhưng vượt biên 1 số lẻ lần, suy ra vô lý (vì A). Suy ra V1 và V2 không ở cạnh nhau. Suy ra 1 vùng chỉ có thể giáp giới với 1 vùng khác màu. Suy ra B.

Đấy, nếu A thì B, nếu B thì A, suy ra A và B là một. (Chứng minh đầy đủ dài quá, ặc)
Còn chứng minh nhận xét A của anh thế nào thì em chưa biết. đi ngủ đã em sẽ trả lời sau.
 
Nguyễn Minh đã viết:
Đây chẳng là toán vui đâu. Em post lên để các bác giải thích cho em xem nó sai chỗ nào:
3 thằng vào khách sạn. 30$ một phòng. 3 thằng mỗi thằng 10$.
Đến lúc sau khách sạn giảm giá còn 25$/phòng. Nên một nhân viên mang 5$ lên trả. Mỗi thằng cầm 1$ còn nhân viên cầm 2$.
Rùi lật lại nhé: mỗi thằng như thế là chỉ phải chi 9$. 3 thằng: 9x3=27$. Thêm 2$ nhân viên lấy là 29$. Còn 1$ nữa đi đâu?

Vui đấy, vui đấy :D
 
Nguyễn Hoàng Dũng đã viết:
Đây là cách giải kiểu Tin hả, anh sẽ suy nghĩ về hướng này sau. :x
Có một lời giải khác cho bài này khá gọn, nhờ một nhận xét đơn giản : một tour du lịch bắt đầu và kết thúc ở cùng một vùng, đi qua có thể một số các vùng khác, luôn phải vượt biên một số chẵn lần.
Em Sơn thử chứng minh rằng nhận xét trên và tính chất "tô được bằng 2 màu" là một xem !!! Nếu dễ quá thì chứng minh luôn nhận xét đó luôn ( tất nhiên là không dựa vào tính chất "tô được bằng 2 màu" :)) )
A đúng rồi. CM nhận xét của anh nhé:
Đặt tên các đường thẳng trên mặt phẳng là D1,D2,...Dn. Giả sử tour du lịch trong khi đi loanh quanh đi qua đường thẳng Dk lần thứ nhất. Bởi vì Dk chia mặt phẳng làm 2 miền tách biệt, tour du lịch không thể về chỗ cũ nếu không đi qua Dk lần thứ 2. Suy ra nếu tour du lịch đi qua Dk, nó sẽ phải đi qua Dk một số chẵn lần. Suy ra tổng số lần tour du lịch đi qua các đường thẳng là chẵn. Mà mỗi lần đi qua một đường thẳng là 1 lần vượt biên, suy ra nhận xét của anh được chứng minh.
Hay hay, anh mở ra 1 hướng mới em chưa biết, cứ tưởng đệ quy là cách duy nhất. Bây giờ thì đi ngủ thật.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hồ Lam Sơn đã viết:
Hay hay, anh mở ra 1 hướng mới em chưa biết, cứ tưởng đệ quy là cách duy nhất. Bây giờ thì đi ngủ thật.

He, cách đệ quy cũng hay đấy chứ. Giả sử đã có cách tô màu cho k đường thẳng. Đường thẳng thứ k+1 chia mặt phẳng thành 2 miền. Ta chỉ việc giữ nguyên màu các vùng trong một miền, còn các vùng trong miền kia đổi uỵch một phát là xong :x ( áp dụng với cả những vùng mới được tạo ra )
 
Nguyễn Minh đã viết:
Đây chẳng là toán vui đâu. Em post lên để các bác giải thích cho em xem nó sai chỗ nào:
3 thằng vào khách sạn. 30$ một phòng. 3 thằng mỗi thằng 10$.
Đến lúc sau khách sạn giảm giá còn 25$/phòng. Nên một nhân viên mang 5$ lên trả. Mỗi thằng cầm 1$ còn nhân viên cầm 2$.
Rùi lật lại nhé: mỗi thằng như thế là chỉ phải chi 9$. 3 thằng: 9x3=27$. Thêm 2$ nhân viên lấy là 29$. Còn 1$ nữa đi đâu?

Nếu để ý kỹ thì 2$ của nhân viên nằm trong 27$ đô la bỏ ra của ba thằng rồi, nên phép cộng 27+2 không mang ý nghĩa gì hết!!
Phép cộng đúng ở đây phải là 25 + 2 = 27. Khách sạn được 25$, nhân viên được 2$, còn 3 thằng phải chi 27$. Con số chi ban đầu 30$ không có nhiều ý nghĩa. Cái có ý nghĩa là phần chi thực tế kia ( tức phải trừ đi phần được trả lại )
 
Mỗi thằng nhận lại 1$---> só tiền mỗi đứa là 9$
Số tiền nhà hàng nhận là 3*9-2 =25$, đúng rùi còn gì, có mất đi đâu đồng nào đâu
hay ta cũng có thể lấy : 25+ 1*3+ 2=30$, bọn toàn này đánh lừa lúc đầu thì phải
 
Toán vui tiếp nè:

Một nhà khoa học máy tính khẳng định ông ta đã chứng minh được định lý Fermat là sai. Ông ta đưa ra 3 con số :
x=2233445566
y=7788990011
z=9988776655
và yêu cầu một cuộc họp báo mà tại đó ông sẽ đưa ra nốt số n sao cho
x[sup]n[/sup]+y[sup]n[/sup]=z[sup]n[/sup]
Tuy nhiên cuộc họp vừa bắt đầu, một cậu bé 9 tuổi đã giơ tay phát biểu là nhà khoa học khả kính nọ đã mắc sai lầm ở đâu đó, vì phương trình trên không thể đúng cho 3 số x, y, z mà nhà khoa học đã đưa ra. Ông ta kiểm tra lại chương trình, thì hóa ra đúng là có lỗi thật. Cậu bé đã suy nghĩ như thế nào nhỉ?
 
n=0=> sai
n khác 0
xét chữ số tận cùng
x^n có t/c là 6
y^bt/c la 1
z^ n t/c là 5
mà làm sao 6+1 =5 được
 
Lâu không vào thấy forum mình bài viết chất lượng cao qua'. :X
To Dũng: mày chỉ thích hợp giải bài thôi, chứ mày nêu bài nào ra cũng đều không hay hết ... :))
(just kidding)
To Huyền Anh: chắc tại em bị ảnh hưởng bởi thày Khải nên cẩn thận qua' (lại thành ra thừa). Bài toán Fermat chỉ phát biểu cho n > 2 thôi.
 
Chu Đức Hiệp đã viết:
Lâu không vào thấy forum mình bài viết chất lượng cao qua'. :X
To Dũng: mày chỉ thích hợp giải bài thôi, chứ mày nêu bài nào ra cũng đều không hay hết ... :))
(just kidding)
To Huyền Anh: chắc tại em bị ảnh hưởng bởi thày Khải nên cẩn thận qua' (lại thành ra thừa). Bài toán Fermat chỉ phát biểu cho n > 2 thôi.

Bài như c... ý nhỉ :)). Tại tao đọc thấy bảo người ra đề bài này là một computer-maths genius, hehe!!
 
Nguyễn Minh đã viết:
Đây chẳng là toán vui đâu. Em post lên để các bác giải thích cho em xem nó sai chỗ nào:
3 thằng vào khách sạn. 30$ một phòng. 3 thằng mỗi thằng 10$.
Đến lúc sau khách sạn giảm giá còn 25$/phòng. Nên một nhân viên mang 5$ lên trả. Mỗi thằng cầm 1$ còn nhân viên cầm 2$.
Rùi lật lại nhé: mỗi thằng như thế là chỉ phải chi 9$. 3 thằng: 9x3=27$. Thêm 2$ nhân viên lấy là 29$. Còn 1$ nữa đi đâu?

cai nay ve mat kinh tê thi sai bet : lay 27 la debit cong 2 la credit thi phai bang 25 đebit moi dung.
 
To anh HIệp : lần sau trả dám chả lời nữa ấy chứ, trả lời sai nhiều, ngại quá
To anh DŨng : anh post bài này chứ ai :D
 
Nguyễn Huyền Anh đã viết:
To anh HIệp : lần sau trả dám chả lời nữa ấy chứ, trả lời sai nhiều, ngại quá
To anh DŨng : anh post bài này chứ ai :D

Hy vọng bài này khá khẩm hơn..

Tính √(1 + 2√(1 + 3√(1 + ... ))).
 
Nguyễn Huyền Anh đã viết:
To anh HIệp : lần sau trả dám chả lời nữa ấy chứ, trả lời sai nhiều, ngại quá
To anh DŨng : anh post bài này chứ ai :D
Em mà nói thế thì lần sau anh chả dám bảo ai sai nữa. Cá nhân anh thì thấy dân chuyên toán bao giờ cũng có tinh thần học hỏi cao hơn: sai -> học + sửa, nên đoán chắc em chi đùa thôi :) :x
 
To anh Hiệp : thì em cũng chỉ nói vậy chứ em lanh chanh lắm, hễ thấy bài nào ra hướng là viết liền, chả nghĩ cân nhắc đúng hay sai nên nhiều khi phạm lỗi dở hơi lắm
mà cho em hỏi dân chuyên toán em thấy nhiêu người cho chữ cd vào nick, nghĩa là gì vậy
 
Nguyễn Huyền Anh đã viết:
mà cho em hỏi dân chuyên toán em thấy nhiêu người cho chữ cd vào nick, nghĩa là gì vậy
Anh kô biết mọi người thì thế nào, còn cá nhân anh thì kô có lí do gì đặc biệt cả -> họ tên thôi mà :))
 
Nguyễn Hoàng Dũng đã viết:
Hy vọng bài này khá khẩm hơn..

Tính √(1 + 2√(1 + 3√(1 + ... ))).
Hehe, bài này kó qua' :)
Hôm nào rỗi rãi sẽ dành thời gian đầu tư vậy :x. thanks
 
Nguyễn Huyền Anh đã viết:
To anh Hiệp : thì em cũng chỉ nói vậy chứ em lanh chanh lắm, hễ thấy bài nào ra hướng là viết liền, chả nghĩ cân nhắc đúng hay sai nên nhiều khi phạm lỗi dở hơi lắm
mà cho em hỏi dân chuyên toán em thấy nhiêu người cho chữ cd vào nick, nghĩa là gì vậy
Trời! thuhangcd@... phải có cái nick này mới được!
Mà sao có mấy topic vừa học vừa chơi thế này mà Huyền Anh không nói với con!
 
Back
Bên trên