Nguyễn Huyền Anh
(benny)
Điều hành viên
Sao lại vậy nhỉThì cứ xem xem có thể còn những quả nào trong thùng !! Ví dụ, xem quả 1 có thể còn lại trong thùng không....
Follow along with the video below to see how to install our site as a web app on your home screen.
Note: This feature may not be available in some browsers.
Sao lại vậy nhỉThì cứ xem xem có thể còn những quả nào trong thùng !! Ví dụ, xem quả 1 có thể còn lại trong thùng không....
Hồ Lam Sơn đã viết:Có bài toán này hỏi mọi người cái:
Có một cái thùng và một số vô hạn các quả bóng bàn được đánh số 1,2,3,4...(thùng chứa được vô hạn quả bóng bàn)
Hãy tưởng tượng trong vòng 1 phút, bạn phải làm một số vô hạn các công việc.
30 giây đầu, bạn cho vào thùng các quả bóng bàn được đánh số từ 1 đến 10 và lấy ra quả bóng bàn đánh số 1.
15 giây tiếp theo, bạn cho vào các quả bóng bàn từ 11 đến 20 và lấy ra quả bóng bàn đánh số 2.
7.5 giây tiếp theo, bạn cho vào các quả bóng bàn từ 21 đến 30 và lấy ra quả bóng bàn đánh số 3.
...
Cứ tiếp tục làm như vậy, thời gian cho mỗi công việc bằng 1/2 thời gian của công việc trước đó.
Hỏi sau khi một phút kết thúc, có bao nhiêu quả bóng bàn trong thùng?
vâng, thời gian chia nhỏ bao nhiêu cũng được vẫn có thể thực hiện công việc.Trịnh Xuân Dũng đã viết:Phụ thuộc vào em quan niệm chia nhỏ thời gian được đến mức nào.
Nếu cho thời gian nhỏ bao nhiêu cũng được nhưng vẫn đủ để thực hiện thao tác lấy bóng ra (một cách lý tưởng) thì số bóng được đưa ra sẽ là vô hạn.
Nếu trường hợp này xảy ra cũng không đảm bảo số bóng còn lại trong thùng là 0, hay hữu hạn
Nguyễn Hoàng Dũng đã viết:Anh thấy là chi tiết thời gian vào để cho nó có vẻ đáng tin cây hơn thôi, vì như thế mọi việc chỉ diễn ra trong vòng một phút, chứ không kéo dài mãi.
Tại sao lại không thể đảm bảo số bóng còn lại là 0 hay hữu hạn?? Với dữ kiện như đề bài thì số bóng còn lại là hoàn toàn xác định chứ ?!!
Hồ Lam Sơn đã viết:Theo anh số bóng còn lại là 0 đúng không? Thầy em cũng bảo thế. Nhưng em vẫn thấy không thuyết phục lắm.
Bởi vì, nếu như thay vì lấy tuần tự các quả bóng 1,2,3... mà lấy ra các quả bóng 10,20,30... thì số bóng còn lại trong thùng là vô hạn. Mà theo trực quan thì 2 cách lấy khác nhau không ảnh hưởng đến số bóng được lấy ra. Anh co thể giải thích cái này thế nào? :-/
Ok, em cũng "hơi hơi" hiểu rồi. Mà thực ra là đành phải chấp nhận kêt quả. :-?Chu Đức Hiệp đã viết:Nếu như em đã học về Cardinality thì sẽ có thể hiểu triệt để được bài toán.
Nếu kô thì em có thể tưởng tượng là với cách đềm 1, 2, 3, ... và nếu như em được cho phép thực hiện vô hạn bước thì em sẽ có thể "vét cạn" được tập số tự nhiên. Còn với cách đếm 10, 20, 30... thì kô.
Bài hay phết đấy chứNguyễn Hoàng Dũng đã viết:Có 2 bài toán vui này các em làm thử cho vui :
1. Có một cốc sữa và một cốc nước , lượng chất lỏng trong mỗi cốc là như nhau . Lấy một thìa từ cốc sữa đổ vào cốc nước, trộn đều lên, sau đó lấy một thìa từ cốc này đổ ngược trở lại cốc sữa. Hỏi lượng sữa trong cốc nước nhiều hơn hay là lượng nước trong cốc sữa nhiều hơn?
2. Có hai bà già, một bà leo từ chân núi lên đỉnh, một bà leo từ trên đỉnh xuống chân núi, xuất phát vào lúc mặt trời mọc. Hai bà gặp nhau lúc 12h trưa, bà xuống núi đến đích lúc 4h chiều, còn bà kia lên núi lúc 9h tối!! Hỏi hôm đó mặt trời mặt lúc mấy giờ?
Bài thứ nhất, bằng nhauNguyễn Hoàng Dũng đã viết:Có 2 bài toán vui này các em làm thử cho vui :
1. Có một cốc sữa và một cốc nước , lượng chất lỏng trong mỗi cốc là như nhau . Lấy một thìa từ cốc sữa đổ vào cốc nước, trộn đều lên, sau đó lấy một thìa từ cốc này đổ ngược trở lại cốc sữa. Hỏi lượng sữa trong cốc nước nhiều hơn hay là lượng nước trong cốc sữa nhiều hơn?
2. Có hai bà già, một bà leo từ chân núi lên đỉnh, một bà leo từ trên đỉnh xuống chân núi, xuất phát vào lúc mặt trời mọc. Hai bà gặp nhau lúc 12h trưa, bà xuống núi đến đích lúc 4h chiều, còn bà kia lên núi lúc 9h tối!! Hỏi hôm đó mặt trời mặt lúc mấy giờ?
Đây là hai bài toán cổ anh lấy trong bài phỏng vấn ông V.I.Arnold. Ông này nói rằng hai bàn toán này quá khó đối với các sinh viên Toán bây giờ, những người mà đầu óc đã bị làm rối tung rối mù vì ngôn ngữ của Toán học hình thức. (Chắc là nói hơi quá lên một chút, nhưng nó có một phần sự thật trong đó ... ). Ông này giải được bài toán thứ mấy của Hilbert đấy, anh cũng không nhớ lắm!!
Hồ Lam Sơn đã viết:Cứ lúc nào mình post bài thì chẳng ai thèm trả lời, chẳng lẽ lại ra đề rồi tự giải thì chán chết [-x
Híc, nghe như hát ôpêra. Em chưa hiểuNguyễn Hoàng Dũng đã viết:Giải phát bài 1 nhỉ. Xét ô có số nhỏ nhất. Suy ra là 4 ô lân cận cũng có cùng giá trị đó. Dần dần suy ra tất cả các ô chứa cùng 1 số, híc!!
Nguyễn Hoàng Dũng đã viết:Hồ Lam Sơn đã viết:Cứ lúc nào mình post bài thì chẳng ai thèm trả lời, chẳng lẽ lại ra đề rồi tự giải thì chán chết [-x
Bài của chú Sơn khó vãi, chả có thấy vui vẻ gì cả
Giải phát bài 1 nhỉ. Xét ô có số nhỏ nhất. Suy ra là 4 ô lân cận cũng có cùng giá trị đó. Dần dần suy ra tất cả các ô chứa cùng 1 số, híc!!
Ặc, anh không biết Ham Sandwich gì đâu.Nguyễn Hà Phương đã viết:Híc, nghe như hát ôpêra. Em chưa hiểuNguyễn Hoàng Dũng đã viết:Giải phát bài 1 nhỉ. Xét ô có số nhỏ nhất. Suy ra là 4 ô lân cận cũng có cùng giá trị đó. Dần dần suy ra tất cả các ô chứa cùng 1 số, híc!!
Anh Sơn: Bài 2 có phải dùng Ham Sandwich Cut theorem kô ạ ?
Hồ Lam Sơn đã viết:Bài 2 dùng đệ quy ý.
Nếu như tô màu thỏa mãn được với 1 đường thẳng (2 vùng), làm thế nào để làm với 2 đường thẳng (4 vùng)?
Nếu như tô màu thỏa măn được với k đường thẳng, làm thế nào để làm được với k+1 đường thẳng?