Bài thi văn gây chấn động

Lê Ngọc Hùng
(Le Ngoc Hung)

Điều hành viên
ại kỳ thi học sinh giỏi các lớp không chuyên của Hà Nội tháng 3-2005, trong các bài thi văn, có một bài đã khiến những người chấm hết sức ngạc nhiên vì đi “lạc đề”. Bài văn đã được nhiều HS và thầy cô giáo chuyền tay nhau đọc, bình luận. Rất nhiều HS tán đồng với ý kiến này. Còn các thầy cô giáo thì dè dặt hơn. Có người bảo rằng phải cho 20 điểm mới xứng đáng, có người khẳng định bài văn chỉ đáng điểm 0. Còn thực tế, người chấm đã cho bài văn này 3/15 điểm với lý do: "Viết lạc đề".


Cô học sinh Nguyễn Phi Thanh, lớp 11A18 Trường THPT Việt Đức, đã mạnh dạn, thẳng thắn bày tỏ chính kiến của mình về đề thi nói riêng, cách dạy và học môn văn trong nhà trường nói chung, dù biết bài thi chắc chắn sẽ nhận điểm liệt. Bài thi này không những gây ngạc nhiên cho hầu hết giáo viên, học sinh Hà Nội mà còn tạo được sự chú ý ở cả cơ quan Trung ương là Bộ GD-ĐT.

Đây có thể coi là một chuyện rất hy hữu trong các kỳ thi, cũng là một tiếng chuông báo động về cách dạy học môn văn nói riêng và cách dạy học “thầy đọc trò ghi”, “mưa từ trên xuống” nói chung trong trường phổ thông.

Với mong muốn cung cấp thông tin để các nhà văn hóa, nhà nghiên cứu, các thầy cô giáo cũng như phụ huynh và học sinh, những người quan tâm bày tỏ quan điểm, ý kiến về cách dạy và học môn văn nói riêng và dạy học ở bậc phổ thông nói chung, chúng tôi xin trích đăng bài thi của học sinh Nguyễn Phi Thanh và ý kiến của một chuyên viên phụ trách môn văn, Vụ THPT Bộ GD-ĐT.

Đề thi: Em hãy giới thiệu vẻ đẹp của tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc...

Bài làm

Nói đến Nguyễn Đình Chiểu, người ta thường nhớ đến một thầy giáo mù yêu nước, có tài thơ văn nhưng cuộc sống gặp nhiều bất hạnh. Nguyễn Đình Chiểu sáng tác khá nhiều, nổi tiếng là tập thơ Nôm “Lục Vân Tiên” và trong văn học lớp 11, chúng ta được làm quen với tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Bài tế được Nguyễn Đình Chiểu sáng tác để tưởng nhớ những chiến sĩ, những người nông dân đã hy sinh trong phong trào Cần Vương khi thực dân Pháp tấn công Gia Định, Sài Gòn

Đề bài thi học sinh giỏi năm nay là “Giới thiệu vẻ đẹp của tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” nhưng thực sự em không hề thích tác phẩm này, như vậy em có thể viết hay được không? Em có thể chắc chắn rằng trong số 10 học sinh như em thì có 9 người cũng không thích tác phẩm này. Đơn giản bởi vì bọn em không sống trong thời chiến tranh, bọn em không thể rung động trước một bài tế khi mà thực sự bọn em đang sống trong thời bình. Bọn em không quay lưng với lịch sử, nhưng có nhiều cách để bọn em hiểu về lịch sử dân tộc hơn là phải học những bài tế khô khan, khó hiểu như thế này...

Em không thích tác phẩm này vì nó quá cứng nhắc, khó hiểu. Em đọc xong mà không hề có một chút xúc động hay xót thương, như vậy là lỗi tại em hay tại nhà văn không truyền tải được đến người đọc?... Chúng em và các cô - tức là những người ra đề - là hai thế hệ rất khác nhau; các cô không hiểu chúng em thì trái lại, chúng em cũng không hiểu những tác phẩm viết về cái thời các cô cũng chỉ bé như bọn em bây giờ...

Em nghĩ, đứng trước một tác phẩm văn học bao giờ cũng có ý kiến trái ngược khen – chê, hay-dở nhưng dường như học sinh bọn em chỉ có quyền thích, chỉ có quyền khen hay mà không có quyền nói lên chính kiến của mình, và việc phê bình văn học hình như chỉ là việc của các nhà phê bình. Phải chăng vì tư tưởng bảo thủ này mà suốt 63 năm qua, văn thơ của chúng ta chưa được "mới"? Nhìn ra, chỉ ra cái hay của một tác phẩm văn học đã khó, nhưng chỉ ra cái hạn chế, thiếu sót của tác phẩm ấy còn khó hơn nữa, vậy mà chưa bao giờ bọn em được tỏ rõ chính kiến của mình trong một bài thi cả, tất cả chỉ vì áp lực điểm số.

Em biết bài viết này của em là hoàn toàn lạc đề, em không chỉ ra được cái đẹp, cái hay của tác phẩm bởi em không thấy nó hay, không thấy nó đẹp. Em cũng biết bài văn này cũng không được điểm nào, nhưng em chỉ muốn nêu lên chính kiến của mình trước tác phẩm, cũng như những bức xúc của một HS, khi phải học một chương trình không phù hợp. Em không muốn phải viết những lời khen sáo rỗng về một tác phẩm mình không thích. Và em hy vọng các thầy cô sẽ linh hoạt hơn trong việc ra đề để bọn em tự do bày tỏ chính kiến, tự do yêu ghét một tác phẩm nào đó".

-----------

Học sinh Nguyễn Phi Thanh, lớp 11A18 Trường THPT Việt Đức, Hà Nội
Kỳ thi học sinh giỏi các lớp không chuyên Hà Nội 18-3-2005
 
Hay, công nhận hay. Em vừa đọc cách đây 1 tiếng nhưng không đầy đủ thế này
Cái này ai chẳng bức xúc nhưng chưa ai bạo dạn thế này thì phải
 
phát biểu chính kiến là tốt, nhưng trong hoàn cảnh như thế này thì có vẻ ko hay
nếu là người thực sự muốn được tôn trọng, được tự do bày tỏ chính kiến ... thì em này lẽ ra nên ra khỏi đội tuyển từ sớm rồi chứ ko cần phải đi vào phòng thi rồi mới phát biểu như thế này. chắc chắn từ khi được vào đội tuyển đã biết thừa những chuyện này có thể xảy ra chứ ko nói là đến lúc vào phòng thi mới bất ngờ được.
đây là bài Văn tế, khô khan, em ko thích. ví dụ là bài Kiều củng, hay thơ tình xuân diệu hàn mặc tử chắc em thích thì lại ngồi viết tì tì kiếm giải chứ chả phát biểu chính kiến thế này đâu nhỉ?
mà tự dưng hô hào ở đây nghe cũng buồn cười. nếu em nói là nó khô khan, em vẫn có thể ngồi viết phân tích câu chữ ý tứ thế này thế nọ, là nó chả hay gì cả. nếu tốt chắc chắn vẫn được chấm điểm cao, chứ còn ngồi phán 1 câu " nó khô khan quá, em ko thích" thì trẻ con, nói ko suy nghĩ.
 
Cái này nghe 1 tuần sau khi thi,do cô chủ nhiệm đọc cho cả lớp.Hôm nay xem báo Lao Động thấy bài đó đang định lên post bài thì hú hú.:((
 
hum có thể em bé này muốn cho mọi người được biết rộng rãi về ý kiến của mình thì sao hả anh Khải?

Dù sao viết được ra như thế cũng là rất dũng cảm, cảm nghĩ của em là cảm nghĩ mà nhiều có đối với văn học trong nhà trường, nhưng không phải ai cũng đủ can đảm để nói ra, nhất là lại viết trong một kỳ thi HSG.

Theo mình thấy bài em này viết lời lẽ cũng khá đúng mức, không có gì vô lễ cả:D
 
có ai đó post bài văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc lên đây được không?

Lê Ngọc Hùng đã viết:
Đề bài thi học sinh giỏi năm nay là “Giới thiệu vẻ đẹp của tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” nhưng thực sự em không hề thích tác phẩm này, như vậy em có thể viết hay được không? Em có thể chắc chắn rằng trong số 10 học sinh như em thì có 9 người cũng không thích tác phẩm này. Đơn giản bởi vì bọn em không sống trong thời chiến tranh, bọn em không thể rung động trước một bài tế khi mà thực sự bọn em đang sống trong thời bình. Bọn em không quay lưng với lịch sử, nhưng có nhiều cách để bọn em hiểu về lịch sử dân tộc hơn là phải học những bài tế khô khan, khó hiểu như thế này...

Tại sao lại không thể rung động được trước một bài văn tế vì mình đang sống trong thời bình? Nếu nói như vậy thì em Thanh này có cảm thấy xúc động khi đọc Hịch tướng sĩ, Bình ngô đại cáo không? Lịch sử dân tộc thì có cả cuốn sách lịch sử rồi, có phải là người ta đọc mỗi một bài văn tế này để hiểu biết về lịch sử Việt nam đâu?

Lê Ngọc Hùng đã viết:
Em không thích tác phẩm này vì nó quá cứng nhắc, khó hiểu. Em đọc xong mà không hề có một chút xúc động hay xót thương, như vậy là lỗi tại em hay tại nhà văn không truyền tải được đến người đọc?.

đây là cảm nhận cá nhân thôi, chắc em Thanh cho rằng mình là gosu còn cụ đồ Chiểu là oldschool :))
 
Thì rõ ràng Văn học là môn được phép nói lên cảm nhận cá nhân của mình, nếu như ai cũng như ai thì quá công thức và khuôn mẫu, mà cái công thức và khuôn mẫu ấy lại chính là cái mà Văn học trong nhà trường đang khiến cho học sinh cảm thấy chán ghét môn Văn, có lẽ Văn là một trong những môn bị học sinh ghét/sợ nhất. Nhưng học sinh vẫn phải tiếp tục nói theo thầy cô giáo, nói theo sách Văn mẫu, vì thành tích, vì điểm số vv...vv... cho dù ý kiến của em gái ở trên có thể phiến diện và thiếu chính xác ( về bài Văn tế ) đó cũng là cảm nhận thực sự của em ấy, dũng cảm để nói lên đã là rất đáng khen và đáng để suy nghĩ rồi.
 
Hơ! kì thi học sinh giỏi không phải một kì thi mà điểm số tính vào điểm trên lớp, em Thanh này vừa dũng cảm, vừa suy nghĩ hay nữa! em nói thật, em mà tham dự kì thi có bài văn em không ưa, em cũng muốn trình bày ý kiến riêng của mình lắm, mỗi tội khi vào phòng thi thì luôn có tư tưởng là phải cố làm bài cho tốt, nghĩ ra những điều hay ho để phát triển bài viết, chứ bản thân em không bao giờ nghĩ tới việc vứt bỏ kết quả để nói lên chính kiến của mình như thế. Thật sự khâm phục cái em Thanh này!! :|
 
Ơ bạn này mình quen, xinh phết. :))
Btw, chính xác thì bài văn này nên được 0 điểm, Lạc đề. Còn Huân Chương vì sự nghiệp giáo dục thì trao hay ko thì tùy :D Có 1 người nói còn hơn là không ai dám nói.
 
Bài này không nên được chấm điểm!
Một mặt không thể cho 15/15 điểm, vì thật sự là nó lạc đề.
Mặt khác là không thể cho điểm kém, vì nó quá hay về bản chất!

Em này hay thật!
 
Cái này thì không đồng ý với Việt lắm, điểm là điểm chứ:D nếu em ấy phân tích những cái theo em ấy là không hay của Văn tế nghĩa sĩ CG và bài phân tích ấy có sức thuyết phục thì xứng đáng cho điểm tốt, còn nếu em ấy chỉ phát biểu ý kiến của mình thì nó chỉ là một ý kiến đáng suy nghĩ chứ chẳng liên quan gì đến việc chấm điểm bài văn cả:|
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Thì chính vì em ý không làm gì dính tới bài văn hết, mà chỉ là nói ý kiến riêng của mình thôi, nên việc cho điểm là lệch so với ý nghĩa bài viết. Việc này cũng giống như em ý nêu ý kiến ở bên ngoài, khi đọc được đề bài thi học sinh giỏi, khác mỗi cái là em ý viết ngay trong phòng thi :mrgreen:
Việc em ý không phân tích cái dở của bài này cũng là điều hiển nhiên mà: một khi thực chất thế hệ bọn mình không hiểu thật sự về ý nghĩa bài văn ấy, thì bất cứ đánh giá nào (kể cả là khen hay là chê) cũng đều là bịa đặt hết. Em ý không đặt bút viết những điều không đúng với suy nghĩ của mình để khen cái hay của bài văn, thì cũng không có lí do gì để cố bôi ra cái dở mà phê phán :|
Cho điểm trường hợp này có lẽ là một hình thức.. "chày cối", càng như một lí do khiến học sinh cứ đi thi là phải tán cho bài văn lơ lửng mấy tầng mây, chứ ý kiến cá nhân thì cấm có được nói ra :(
 
Tạ Nam Anh đã viết:
Ơ bạn này mình quen, xinh phết. :))
Btw, chính xác thì bài văn này nên được 0 điểm, Lạc đề. Còn Huân Chương vì sự nghiệp giáo dục thì trao hay ko thì tùy :D Có 1 người nói còn hơn là không ai dám nói.

Bé này nhà ở Quán Sứ đúng không :biggrin: Xinh :biggrin:

Bài này viết giọng sặc bức xúc. Có lẽ vì bức xúc nên em ấy chưa suy nghĩ sâu, vì thực sự chuyện này không thể xé to được, cùng lắm chỉ là một vụ con con để thiên hạ đọc với nhau thôi. Tính người Việt mình thì nước chưa đến cổ thì còn cứ "chờ xem sao rồi hẵng tính" :mrgreen: Thôi cứ cho giải "Bức xúc hay" vậy :biggrin: Còn thì em cứ gọi là ủng hộ viên của bác nào đó "0 điểm - lạc đề"

Mà em ấy viết bài này khi thi Học sinh giỏi đấy chứ nhỉ... 8-|
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Theo mình thì em Thanh này có vẻ hơi mơ mộng ... Nếu ai cũng nghĩ như ẻm này, viết những đề tài mà mình yêu thích nhất, dễ gây cảm xúc nhất ...như thế thì chẳng có cái quái gì gọi là khó cả ,thi HS giỏi làm gì ? đọc mấy bài văn sướt mướt của mấy anh thất tình trong box tâm sự là viết được ngay :)) . Hơn nữa , theo em ý thì cái đề tài nào là hợp lý đây,cũng chẳng thấy ẻm đề cập gì cả...
mk , ''em không thích ---> em không viết'' đúng cái kiểu viết cho sướng mồm :)) .Lúc đầu mới đọc , thấy bài này nó lạ, thấy em dũng cảm , nhưng mà nghĩ lại thì thấy ...quá nông cạn !
Một ý nghĩ chợt hiện lên trong đầu Lbuff '' phải chăng ẻm thích chơi trội, biết rằng trình còi, không thể có giải nên chơi kiểu này...biết đâu lưu danh sử sách ?'' he'he'.. :D
cũng giống như kiểu mấy bố thi đại học đíu làm đc bài ---> viết thơ,vẽ hình cho nó hết thời gian (Thơ con cóc rất hay và hình vẽ rất đẹp :)) )
Tóm lại, chẳng thay hay ho đíu gì [-x
 
Công nhận em này viết còn nông cạn nhưng tớ thấy cũng nêu ra đuợc một vấn đề đúng : Chúng ta chỉ được khen chứ không được chê :))
 
cái gì cũng cần người tiên phong chứ :D B-)
1 là hơi bồng bột
2. biết mình thi không có giải nên vớt vát.
có điều cuối cùng thì cũng 0 thôi, hơi tiếc nhưng bài này được lên thời sự tối 7h +phỏng vấn là em ấy mãn nguyện rồi :D.
 
Phạm Đức Hoài đã viết:
có ai đó post bài văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc lên đây được không?:))

Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc

Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888)


ỡi ơi !
Súng giặc đất rền,
Lòng dân trời tỏ.
Mười năm công vỡ ruộng,

xưa ắt còn danh nổi như phao,
Một trận nghĩa đánh Tây,

thân tuy mất tiếng vang như mõ.

Nhớ linh xưa
Côi cút làm ăn,
Riêng lo nghèo khổ,
Chưa quen cung ngựa đưa tới trường nhung
Chỉn biết ruộng trâu ở theo làng hộ;
Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy,

tay vốn làm quen;
Tập khiên, tập mác, tập giáo, tập cờ,

mắt chưa từng ngó.
Tiếng phong hạc phập phồng hơn mười tháng,

trông tin quan như nắng hạn trông mưa\.
Mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm,

ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ.
Đêm thấy bòng bong che trắng lớp,

những muốn ăn gan;
Ngày xem ống khói chạy đen xì,

toan ra cắn cổ.
Một mối xa thư đồ sộ,

há để ai chém rắn đuổi hưu;
Hai vầng nhật nguyệt chói lòa,

đâu dung lũ treo dê bán chó.
Nào đợi ai đòi ai bắt,

phen này xin ra sức đoạn kình.
Chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi,

chuyến này dốc ra tay bộ hổ.

Khá thương thay
Vốn chẳng phải quân cơ, quân vệ,

theo giòng ở lính diễn binh;
Chẳng qua là dân ấp, dân làng,

mến nghĩa làm quân chiêu mộ
Mười tám ban võ nghệ, nào đợi tập rèn;
Chín chục trận binh thư, không chờ bài bố.
Ngoài cật có một manh áo vải,

nào đợi mang bao tấu, bao ngòi,
Trong tay dùng một ngọn tầm vông,

chi nài sắm dao tu, nón gỗ.
Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi,

cũng đốt xong nhà dạy đạo kia;
Gươm đeo dùng một ngọn dao phay,

cũng chém đặng đầu quan hai nọ
Chi nhọc quan Quản gióng trống kỳ trống giục,

đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không.
Mặc kệ thằng Tây bắn đạn nhỏ, đạn to,

xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có.
Kẻ đâm ngang, người chém dọc,

làm cho mả tà, mả ái hồn kinh.
Bọn hè trước, lũ ó sau,

trối kệ tàu thiếc, tàu đồng súng nổ.
Những lăm lòng nghĩa sau dùng
Đâu biết xác phàm vội bỏ.
Một chắc sa trường rằng chữ hạnh,

nào hay da ngựa bọc thây;
Trăm năm âm phủ ấy chữ quy,

xá đợi gươm hùm treo mộ
Đoái sông Cần Giuộc,

cỏ cây mấy dặm sầu giăng;
Chẳng phải án cướp, án gian đày tới,

mà vi binh đánh giặc cho cam tâm.
Vốn không giữ thành, giữ lũy bỏ đi,

mà hiệu lực theo quân cho đáng số.

Nhưng nghĩ rằng
Tấc đấc ngọn rau ơn chúa,

tài bồi cho nước nhà ta
Bát cơm manh áo ở đời,

mắc mớ chi ông cha nó ?
Vì ai khiến quan quân khó nhọc,

ăn tuyết nằm sương ?
Vì ai xui hào lũy tan hoang,

xiêu mưa ngà gió ?
Sống làm chi theo quân tả đạo,

quẳng vùa hương, xô bàn độc

nghĩ lại thêm buồn;
Sống làm chi ở lính mả tà,

chia rượu ngọt, gặm bánh mì,

nghe càng thêm hổ.
Thà thác mà đặng câu dịch khái,

về sau tổ phụ cũng vinh,
Hơn còn mà chịu chữ đầu Tây,

ở với man di rất khổ.

Ôi thôi thôi
Chùa Lão Ngộ năm canh ưng đóng lạnh,

tấm lòng son gửi lại bóng trăng rằm;
Đồn Tây Dương một khắc đặng rửa hờn,

tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổ.
Đau đớn mấy, mẹ già ngồi khóc trẻ,

ngọn đèn khuya leo lét trong lều,
Não nùng thay, vợ yếu chạy tìm chồng,

con bóng xế vật vờ trước ngõ.

Ôi !
Một trận khói tan,
Nghìn năm tiết rỡ.
Binh tướng nó hày đóng sông Bến Nghé,

còn làm cho bốn phía mây đen.
Ông cha ta còn ở đất Đồng Nai,

ai cứu đặng một phường con đỏ.
Thác mà trả nước non rồi nợ,

danh thơm đồn sáu tỉnh cũng đều khen;
Thác mà ưng đền miếu để thờ,

tiếng hay trải muôn đời ai cũng mộ
Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc,

linh hồn theo giúp cơ binh

muôn kiếp nguyện được trả thù kia
Sống thờ vua, thác cũng thờ vua,

lời dụ dạy đã rành rành

một chữ ấm đủ đền công đó.
Nước mắt anh hùng lau chẳng ráo,

thương vì hai chữ thiên dân.
Cây nhang nghĩa khí thắp nên thơm,

cám bởi một câu vương thổ.

Hỡi ơi !
Có linh xin hưởng.
 
Nguyễn Ðình Chiểu (1822-1888)

Nguyên Ðình Chiểu sinh ngày 1/7/1822, làng Tân Thới, huyện Bình Dương, Gia Ðịnh và mất ngày 3/7/1888 tại Ba Tri, Bến Tre.

Ông mở lớp dạy học, viết văn và hốt thuốc trị bịnh

Nguyễn Ðình Chiểu bắt đầu viết văn sau khi mù, hầu hết các tác phẩm đều viết bằng chữ Nôm.

Tác phẩm Lục Vân Tiên là tác phẩm đầu tay, có tính chất tự truyện.

Tác phẩm Dương Từ-Hà Mậu mục đích của tác giả là dạy đạo Khổng cho học trò và sau này được sửa lại cho phù hợp với tình hình.

Tác phẩm Ngư tiều y thuật vấn đáp chủ yếu nói về các phương thuốc và nghề làm thuốc

Các bài thơ Ðường luật, các bài hịch, văn tế… tiêu biểu Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc(1861), Mười hai bài thơ và bài văn tế Trương Ðịnh(1864), Mười bài thơ điếu Phan Tòng(1868), Văn tế nghĩa sĩ trận vong lục tỉnh(1874), Hịch kêu gọi nghĩa binh đánh Tây, Hịch đánh chuột chưa xác định thời điểm sáng tác

Nguyễn Ðình Chiểu tuy không nghị luận về văn chương nhưng ông có quan điểm văn chương riêng. Quan điểm văn dĩ tải đạo của ông khác với quan niệm của nhà nho, càng khác với quan niệm chính thống lúc bấy giờ. Nhà nho quan niệm Ðạo là đạo của trời, còn Ðồ Chiểu cũng nghĩ đến nhưng có khác:


Ðạo trời nào phải ở đâu xa

Gẫm ở lòng người mới thấy ra


Trên nguyên tắc đạo trời được đề cao nhưng trong thực tế đạo làm người đáng quý hơn nhiều. Ðó là quan niệm bao trùm văn chương Ðồ Chiểu.

Nguồn: http://vietsciences.free.fr/vietnam/danhnhan/tacgia/nguyendinhchieu.htm
 
Một giờ học văn trên lớp bình thường là gì là cô giáo đọc học sinh chép và không có chiều ngược lại thằng nào ngo ngoe bàn luận là cứ cẩn thận đấy. Thế cho nên giờ văn có thể nói là giờ độc thoại của giáo viên(trừ kiểm tra miệng đầu giờ). Thời gian thì ít mà cứ thích dạy nhiều (theo sự bắt buộc của bộ) thế là học sinh tha hồ chép mà cảm nhận vào đầu chả được bao nhiêu :D (không biết bây giờ còn thế không :D).
Trong 1 bài văn có những chỗ mình thích có những chỗ mình không thích, nhưng vấn đề ở chỗ ngày xưa mình học chỗ mình không thích mà cô giáo bảo hay là đến khi làm bài kiểm tra dám bảo nó không hay là tèo. Em này chọn rất đúng nơi đúng chỗ để phản ứng : Kì thi học sinh giỏi -> tập trung nhiều thầy cô đầu ngành. Nếu bài viết này chỉ ở dạng kiểm tra trên lớp -> bị cô giáo hoặc thầy giáo trù là cái chắc :D :D. Nếu là ở kì thi tốt nghiệp -> điểm liệt -> hi sinh. :D
Đây cũng là nỗi bức xúc của nhiều người khi học văn có điều không dám nói ra vì sợ bị trù dập hoặc nghĩ rằng có nói ra rồi thì vẫn thế chả giải quyết được vấn đề gì.
Điều đáng trách của em này là ở chỗ không có 1 tí xúc cảm trước bài Văn Tế nghĩa sĩ . Nhưng một lần nữa phải hoan hô sự dũng cảm của em này dám nói thay lời học sinh muốn nói tuy có hơi nông cạn :D :D
@zz : Như em zz là sướng đấy hồi anh học trệch bài giảng của cô (chép ở sách văn mẫu ra) là chỉ có 6.5 trở xuống :D :D mình tổng kết 6.5 :D :D
 
Back
Bên trên