BÀN VỀ 4 CHỮ :DIỄN BIẾN HÒA BÌNH

To Ngọc Anh: 1 ví dụ về "cho theo khả năng" là cậu đi ra đường thấy có ai có khó khăncần giúp đỡ, nếu giúp được thì giúp, không giúp được thì gọi người khác đến giúp, hoặc tệ hại hơn nữa là dửng dưng bỏ đi [-x . Còn "nhận theo công việc" là tiền lương đó, làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm thì... nhịn:D:D

Nguyễn Ngọc Anh đã viết:
có 1 điều mà tôi thắc mắc là tại sao ng` dân VN lại có thể tha thứ một cách dễ dàng như thế, như lần Bin Clinton đến VN, mọi ng` xúm đông xúm đỏ kéo đến...xem ,tắc cả đg`, cờ hoa chào đón ngập trời...
Có thể có n` lí do, lí do Ktế, Ctrị khi Mỹ là 1 đất nc quá hùng mạnh, hay là sự hiếu kỳ của nhiều ng` dân mình, Ctranh ,nỗi đau CT và lòng thù hận chả ai muốn khơi dậy làm j nhg cg ko nên vì thế mà phải nên bỏ qua một cách hoàn toàn và dễ dàng như thế và nhg ng` trẻ tuổi cg nên đc biết về nhg nỗi đau đó . Con ng` VN hiền hòa,hiếu khách và thân thiện, đó là một điều tốt nhg trg TH này tôi thấy sự hiếu khách đó có hơi quá chăng, liệu nó có khiến cho nhg bạn bè nc khác có suy nghĩ sai lệch về nc ta không ?

--Chắc chắn là không thể bỏ qua 1 cách dễ dàng như thế, người Việt Nam mình hiếu khách thật, nhưng còn 1 tính chất nữa là hay giấu cảm xúc, có thể người ta chào đón ông Bill Clinton 1 cách vui vẻ nhưng trong lòng thì không quên thù cũ đâu.
--Sự hiếu khách đó cũng có nguyên nhân của nó.Người ta vui mừng cũng là vì Việt-Mĩ bình thường hóa quan hệ thì tốt hơn là căng thẳng như Mĩ với Bắc Triều Tiên. Chuyến đi của Bill Clinton hồi đó có sự ủng hộ của các nghị sĩ Mĩ từng là cựu chiến binh Việt Nam, trong thâm tâm họ cảm thấy có lỗi và muốn làm gì đó để được thanh thản. Tất nhiên cũng đừng vì thế mà tưởng bở vì sau khi bình thường hóa quan hệ thì chiến tranh bằng vũ khí cơ bản là kết thúc, nhưng sau đó là chiến tranh về tri thức và kinh tế.
--Còn 1 điều nữa là cần phân biệt rõ: "chính quyền Mĩ" và "người dân Mĩ", bảo là "ghét Mĩ" thì ghét ai. Tất nhiên là cuộc chiến Việt Nam hồi đó là do chính quyền Mĩ phát động, mà đứng sau chính quyền Mĩ là các công ty "to" (gọi là tư bản thì ngắn gọn hơn). Suy cho cùng thì lính Mĩ và người dân Mĩ cũng chỉ là con tốt thí của cái bọn tham lam đó thôi. Chúng ta không bỏ qua cho những kẻ đã gây ra chiến tranh, những kẻ vì lòng tham về tài nguyên, của cải mà sẵn sàng bắn giết dân tộc khác. Nhưng đối với những người dân bình thường sống chung với những kẻ đó thì cũng nên thông cảm cho họ.
VD: Tổng thống Mĩ Bush "cha" khi làm tổng thống thì nói kiểu diều hâu nhưng khi ở vị trí 1 người bình thường thì ông ta lại đi làm từ thiện :D:D

Nguyễn Trang Ly đã viết:
thật ra thì em chẳng hiểu lắm về chính trị,nhưng thấy nói về chiến tranh Việt Nam - Mỹ thì cũng hay đấy .Em cũng để ý thấy Mỹ dạo này có vẻ "quan tâm" quá mức đến Vn .Mà trc đây Vn và Mỹ đã có lục đục thì cớ sao lại quan tâm làm chi ???Hơn nữa ,em ghét cái ông Bush đó Nhìn cái mặt ổng gian thế kia cơ mà .(Vậy mà ko hiểu sao ông ta lại đắc cử lần 2 chứ nhỉ ??)Chắc chắn là ông ta có âm mưu chi đó với Vn rồi
Dạo này tỉnh em có nhiều người Mỹ đến lắm .Em có quen 1 ông tên là Wendley ,đến vì 1 dự án mang tên là dự án chia sẻ .Cũng chả hiểu cái dự án đó làm cái chi ???

--Mĩ quan tâm đến Việt Nam vì Việt Nam là nước đang phát triển, giá nhân công rẻ hơn nhân công Mĩ. Lấy ví dụ như lương của công nhân ở Bình Dương khởi điểm là 700000VND/tháng. Tính ra USD là khoảng 47$/tháng, cho là 1 tháng có 30 ngày thì mỗi ngày được khoảng 1.5 $, rẻ hơn cả lương công nhân Mĩ thời bọn Mĩ công nghiệp hóa cách đây gần 150 năm. Vì vậy nên Mĩ đặt hàng ở Việt Nam sau đó đem về Mĩ bán thì lời chán.

--Chính vì trước đây có lục đục nên bây giờ mới phải quan tâm. Mình quan tâm nó là vì muốn có thị trường, nó quan tâm mình vì cho là mình đang cần nó nên nó dễ bắt nạt.

VD: Ban đầu Quốc hội nhà mình đặt mục tiêu là phải vào bằng được WTO( mình cần nó). Bằng chứng là Quốc hội đang sửa luật nhanh như điện xẹt :D:D, xem ti vi là thấy. Nhưng sau đó được các chuyên gia kinh tế nước ngoài "mách nước" cho là phải mặc cả nhiều vào không thì sau này thiệt nên mới sửa lại là "cố gắng vào nhưng không vào WTO bằng mọi giá". Suýt nữa thì "bị hố", lại theo chân Mexico. Trung Quốc còn phải thương lượng( đúng hơn là mặc cả) đến 15 năm cơ mà.

--Còn về chuyện Bush thắng cử nhiệm kì 2 thì có nguyên nhân gian lận lẫn tâm lí người dân Mĩ. Chuyện gian lận là 1 số máy bầu tự động không thể bầu cho Kerry. Còn tâm lí người Mĩ sống ở Mĩ thì sợ khủng bố, Bush đang làm tốt về mặt an ninh nên họ cũng thấy yên tâm, còn John Kery thì chưa biết thế nào nên họ không bầu.

VD: Nếu em đang đi mua 1 món hàng gì đó rất cần thiết, thì em sẽ chọn cửa hàng quen hay là đến 1 cửa hàng hoàn toàn xa lạ, chả biết ở đó bán cái gì cả.:D

Điều khôi hài là khi những người Mĩ công tác ở nước ngoài ( nhân viên ngoại giao chẳng hạn ) tiến hành 1 cuộc bầu cử vui thì đến 90% bầu cho Kerry.

--Cái ông mà em Ly nói thì có thể là 1 trong 2 khả năng: 1. là công ty đến đầu tư, 2. làm từ thiện. Trường hợp 1 thì không có gì đáng bàn, nhưng trường hợp 2 thì họ là những người có thiện cảm với Việt Nam trong chiến tranh Việt Nam lần 2 ( chống Mĩ ), cựu chiến binh hoặc dân phản chiến. Đối tượng này phần lớn đã già cả rồi nên ta phải nhanh nhanh tranh thủ tình cảm để cho họ nghỉ hưu và...

--Nói thêm là còn 1 số Việt kiều ra đi hồi 1975 và 1978 bây giờ cũng quay về để mong được cống hiến nhưng con cháu họ thì có người vẫn chưa nhận ra vấn đề và vẫ còn chửi Việt Nam theo cái kiểu chửi cho sướng mồm của mấy ông quan Ngụy. Nếu những người Mĩ gốc Việt thế hệ 1 này mà không giáo dục tư tưởng cho con cháu họ trước khi về trời thì trong tương lai Việt Nam có thể bị 1 số rắc rối.

--Tóm lại là:

1. quan hệ đã bước sang cuộc chiến tập 2: kinh tế và tri thức.
2. Hội nhập là vì bản thân mình đầu tiên chứ không phải là mở tung thị trường cho nó đập bẹp hết công ty trong nước, rồi nâng giá sản phẩm đến đâu cũng được ( độc quyền ). Bị như thế mà chỉ được cái tiếng là tôn trọng luật thì không đáng.
3. phải biết tận dụng những người có cảm tình với mình để làm lợi cho Tổ Quốc và loại bỏ những rắc rối không cần thiết.
 
Trịnh Thường Trường An đã viết:
To Ngọc Anh: 1 ví dụ về "cho theo khả năng" là cậu đi ra đường thấy có ai có khó khăncần giúp đỡ, nếu giúp được thì giúp, không giúp được thì gọi người khác đến giúp, hoặc tệ hại hơn nữa là dửng dưng bỏ đi [-x . Còn "nhận theo công việc" là tiền lương đó, làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm thì... nhịn:D:D

Nói như vậy thì XH đó cg chẳng khác cái XH bây giờ là mấy, vậy thì cố gắng làm j, hướng tới làm j khi bây giờ nó đã như vậy rồi :-/
 
Về việc người dân VN quá chào đón khi tổng thống Mĩ mình đồng tình với Ngọc Anh .Đó quả là môt thái độ nhiệt tình khó hiểu.Người dân mình đổ dồn ra đường reo hò cõ lẽ chỉ vì hiếu kì,tò mò chứ mình ko nghĩ là họ vui mừng vê quan hệ Việt-Mĩ trơ nên tốt đẹp đâu.
Điều này cũng cho thấy những vấn đề trong nhận thức của người dân Vn về chiến tranh.Liệu có phải chúng ta vui mừng vì thoát khỏi chiến tranh hơn là tự hào về chiên thắng.
 
Nguyễn Thư Anh đã viết:
Về việc người dân VN quá chào đón khi tổng thống Mĩ mình đồng tình với Ngọc Anh .Đó quả là môt thái độ nhiệt tình khó hiểu.Người dân mình đổ dồn ra đường reo hò cõ lẽ chỉ vì hiếu kì,tò mò chứ mình ko nghĩ là họ vui mừng vê quan hệ Việt-Mĩ trơ nên tốt đẹp đâu.
Điều này cũng cho thấy những vấn đề trong nhận thức của người dân Vn về chiến tranh.Liệu có phải chúng ta vui mừng vì thoát khỏi chiến tranh hơn là tự hào về chiên thắng.


Vui mừng vì thoát khỏi chiến tranh hơn là tự hào về chiến thắng thì có gì là sai không? Chiến thắng thì vinh quang thật nhưng cái giá phải trả cho nó rất đắt. Trong chiến tranh chống Mỹ của cha anh chúng ta thì đương nhiên cái giá đó ta phải trả bởi vì độc lập thì vô giá. Tuy vậy việc chúng ta bắt buộc phải tiến hành chiến tranh phải hiểu là một việc chẳng đặng đừng. Nếu ko có cuộc chiến tranh đó thì ta sẽ ko có chiến thắng, nhưng giả sử ko có chiến tranh thì chẳng phải là tốt hơn hay sao? Do đó khi chiến thắng rồi thì niềm vui vì hòa bình, vì đất nước thống nhất đương nhiên phải lớn hơn niềm vui chiến thắng, bởi vì chiến thắng chỉ là phương tiện để đạt đến mục đích tối cao của chúng ta là đất nước thống nhất và độc lập dân tộc.

Tội ác của người Mỹ thì ko ai có quyền quên cả. Nhưng ai đã gây ra tội ác đó? Ông Clinton có gây ra tội ác đó ko? Vậy tại sao khi ông sang Việt Nam thì lại ko nên chào đón ông? Các ông như Nixon chả hạn, nếu còn sống chắc chắn sẽ ko được chào đón ở VN. Nhưng ông Clinton ông ấy có làm gì hại cho ta đâu mà ta phải thù ông ấy? Phải chăng chúng ta quan niệm rằng thù cha thì con phải chịu? Nếu dân tộc VIệt Nam ta mà thù dai như vậy thì những nước sau phải là kẻ thù của chúng ta: Trung Quốc (đương nhiên), Mỹ, Pháp, Nhật, Campuchia (đánh chúng ta trước buộc ta phải sang diệt Polpot), Mông Cổ (tổ tiên nhà họ sang Việt Nam tới 3 lần liền), Thái Lan (Xiêm ngày xưa nhiều lần giao tranh với mình), Hàn Quốc, Úc (liên minh với Mỹ trong chiến tranh chống Mỹ, đưa quân vào Việt Nam, nhất là Hàn Quốc)... Vậy các em thấy đó, chúng ta sẽ phải ghét bao nhiêu người đây?

Chúng ta vốn tự hào là giàu lòng vị tha. Đó thực sự là điều may mắn vì vị tha với người thực ra là vị tha với chính mình vậy.
 
Vấn đề của chúng ta là cái nhục của một dân tộc nhỏ bẻ và yếu đuối.... :(

Trước hết để thoát khỏi tình cảnh này, thì chúng ta không nên nghĩ là chúng ta là một dân tộc nhỏ bé nữa và cũng đừng nghĩ về "diễn biến hòa bình"... như thế tiêu cực lắm. Cứ việc gì ra việc nấy thì hay hơn và đúng hơn.
 
em nghĩ anh Trường An nói đúng chứ .Chúng ta cũng nên đề phòng 1 chút chứ ,sao lại có thể ko nghĩ đến "diễn biến hòa bình"đc .NHưng ý kiến ko nên nghĩ nước ta là 1 nước nhỏ bé là rất đúng .Em tán thành !!!

Còn em nghĩ cái anh Trường An sau này làm chính trị đc đấy :D Em nghe anh nói mà cứ như là anh đang làm gì đó cho quốc hội rồi ấy :D
 
Nguyễn Ngọc Anh đã viết:
Nói như vậy thì XH đó cg chẳng khác cái XH bây giờ là mấy, vậy thì cố gắng làm j, hướng tới làm j khi bây giờ nó đã như vậy rồi :-/

--Hì :D, đó là xét trên lí thuyết thôi, còn trên thực tế thì khác. Nước nào bước vào thời kì công nghiệp hóa cũng vướng phải 1 số vấn đề:

1. Dân thành thị tăng nhanh
2. Trong chính phủ xuất hiện tiêu cực ( tham nhũng, hối lộ ) do 1 số người mới giàu lên muốn trục lợi từ các thành phần tha hóa của chính phủ
3. Khoảng cách giàu nghèo mở rộng, mà nếu không quan tâm tới vấn đề này thì sẽ xuất hiện các khu ổ chuột và tội phạm.

--Kể cả nước Mĩ mà nhiều người Việt Nam mình vẫn thèm muốn nhập quốc tịch cũng đã từng có 1 thời như thế, và tệ hại hơn Việt Nam bây giờ nhiều. Sau vụ ám sát tổng thống Garfied năm 1880 thì người Mĩ mới nghĩ đến chuyện cải cách hành chính, may mà ở mình bác Trần Đức Lương chưa gặp quả nào như vậy. :D:D:D


--To Ly: nói thì dễ nhưng làm thì khó em ạ, ngồi đây tranh cãi chỉ mỏi tay thôi:D, mà cũng nên nghĩ ra việc tốt gì đó mà làm chứ ;)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đinh Trọng Thành Trung đã viết:
Vui mừng vì thoát khỏi chiến tranh hơn là tự hào về chiến thắng thì có gì là sai không? Chiến thắng thì vinh quang thật nhưng cái giá phải trả cho nó rất đắt. Trong chiến tranh chống Mỹ của cha anh chúng ta thì đương nhiên cái giá đó ta phải trả bởi vì độc lập thì vô giá. Tuy vậy việc chúng ta bắt buộc phải tiến hành chiến tranh phải hiểu là một việc chẳng đặng đừng. Nếu ko có cuộc chiến tranh đó thì ta sẽ ko có chiến thắng, nhưng giả sử ko có chiến tranh thì chẳng phải là tốt hơn hay sao? Do đó khi chiến thắng rồi thì niềm vui vì hòa bình, vì đất nước thống nhất đương nhiên phải lớn hơn niềm vui chiến thắng, bởi vì chiến thắng chỉ là phương tiện để đạt đến mục đích tối cao của chúng ta là đất nước thống nhất và độc lập dân tộc.

Tội ác của người Mỹ thì ko ai có quyền quên cả. Nhưng ai đã gây ra tội ác đó? Ông Clinton có gây ra tội ác đó ko? Vậy tại sao khi ông sang Việt Nam thì lại ko nên chào đón ông? Các ông như Nixon chả hạn, nếu còn sống chắc chắn sẽ ko được chào đón ở VN. Nhưng ông Clinton ông ấy có làm gì hại cho ta đâu mà ta phải thù ông ấy? Phải chăng chúng ta quan niệm rằng thù cha thì con phải chịu? Nếu dân tộc VIệt Nam ta mà thù dai như vậy thì những nước sau phải là kẻ thù của chúng ta: Trung Quốc (đương nhiên), Mỹ, Pháp, Nhật, Campuchia (đánh chúng ta trước buộc ta phải sang diệt Polpot), Mông Cổ (tổ tiên nhà họ sang Việt Nam tới 3 lần liền), Thái Lan (Xiêm ngày xưa nhiều lần giao tranh với mình), Hàn Quốc, Úc (liên minh với Mỹ trong chiến tranh chống Mỹ, đưa quân vào Việt Nam, nhất là Hàn Quốc)... Vậy các em thấy đó, chúng ta sẽ phải ghét bao nhiêu người đây?

Chúng ta vốn tự hào là giàu lòng vị tha. Đó thực sự là điều may mắn vì vị tha với người thực ra là vị tha với chính mình vậy.

Đúng là em cũng có tiêu cực trong việc nhận định là "vui mừng vì thoát khỏi chiến tranh hơn là tụe hào về chiến thắng" :| . Quả thật đó la 1 điều chính đáng mà có lẽ trong 1 phut "nông nổi" nào đó em đã nghĩ đó là 1 điều xỉ nhục.hi`:D .nhưng mà cũng co 1 số điều nữa em muốn nói: thứ 1 là em ko kết án Binclinton; T2:em cũng ko nói là chúng ta ko được chào đón ông, và quan hệ VM buộc fai căng thẳng, ở bài viết trước em chỉ mún nhấn mạnh đến thái độ quá nhiệt tình của người dân vn khi reo hò cổ vũ lúc chiếc xe trở Binclinton đi đến khách sạn daewoo, em cảm thấy nó có gì đó giống với việc chào đón đội tuyển bóng đá u23 cua nước ta chiến thắng trở về hoac như khi beckham sang vn :D , thay vao đó em chưa từng thấy bác TĐL nhà ta hay nhiều vị quan chức cấp cao khac hc ca đội tuyển olympic quốc te được chào đón với sự nồng nhiệt này :-/ , theo em thì những người đó ra đường lúc đó họ ko bít đủ nhiều về ct để quên mà chỉ đơn giản là họ hiếu kì.nhưng nếu chúng ta có thể đọc những tờ báo nước ngoài bình luận về sự kiện này, chắc chắn chúng ta sẽ tìm ra 1 dấu hỏi đặt vào sự hiếu khách của người dân vn, dù sao em cũng cảm ơn anh vì đã chỉ giáo cho em rất nhiều :D :D
 
@Thư Anh: Ngươi có vẻ tâm huyết với chủ đề này nhỉ, nhg thực sự nhg suy nghĩ của ngươi cg rất giống ta đấy :) , khi viết bài đó ta cg không muốn kết tội j ông Clinton đâu mà cg chỉ ngạc nhiên+ khó hiểu trc sự hiếu kỳ (và cả hiếu khách nữa) quá mức của n` ng`dân mình thôi :|

@Trịnh Thường Trường An: Ban đâu tớ chỉ định đề cập đến Xã hội Cộng sản -- cái mà CNXH hướng tới với phương châm là " làm theo năng lực và hưởng theo nhu cầu" ,hay nói đúng hơn thì đó là 1 trg nhg điều ít ỏi mà tớ biết về CNXH :D .Còn về XHCN hiện tại tức là "cho theo khả năng và nhận theo công việc" (như ấy nói) thì cả ấy, tớ và mọi người đều biết rằng đó chỉ là lý thuyết và đã là lý thuyết thì khi thực hành trên thực tế cg chỉ có tính tương đối thôi, VD như trg XH ta hc bất kì 1 XH nào khác thì ng` có khả năng chưa chắc đã đc cho va cg ko XH nào đảm bảo tính công bằng tuyệt đối đến mức mà mọi ng` làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít 1 cách hoàn toàn, thiếu j nhg kẻ ăn bám ng` khác, hc là dùng thủ đoạn để có được 1 cuộc sống sung túc :| . Tóm lại cái mà tớ ko hiểu ngay từ đầu là tại sao chg ta lại phấn vao dau để hướng tới XHCS (cái mà tớ chưa tìm đc lí do để có thể trở thành hiện thực... Có lẽ lí do đầu tiên là "có hi vọng thì sẽ có tất cả"--theo như n` ng` nói /:) ).Đừng hiểu lầm nhé, tớ chỉ đang trên con đường đến với XHCN chứ ko fải là fản bác nó đâu ;;) ;;) . Mong sẽ được mọi ng` giác ngộ ạ :)

Còn 1 việc nữa, tớ ko hiểu tại sao việc "cho theo khả năng và nhận theo công việc" lại liên quan đến "nhà ổ chuột" và "vụ ám sát ông tổng thống nào đó của Mỹ" :-/ , dù sao cg vui mừng vì bác Trần Đức Lương nhà ta vẫn bình an vô sự :D:D:D:D
 
Nếu chủ tịch nước VN có bị sao...cũng kô ảnh hưởng lắm bởi vì thực quyền của chủ tịch nước hay thủ tướng VN thật sự kô lớn (so với các nước khác trừ những nước nào có "bộ chính trị").

--Kể cả nước Mĩ mà nhiều người Việt Nam mình vẫn thèm muốn nhập quốc tịch cũng đã từng có 1 thời như thế, và tệ hại hơn Việt Nam bây giờ nhiều. Sau vụ ám sát tổng thống Garfied năm 1880 thì người Mĩ mới nghĩ đến chuyện cải cách hành chính, may mà ở mình bác Trần Đức Lương chưa gặp quả nào như vậy.

nhưng nếu mà được vậy thì...(thấy mình ác độc thiệt...)

(p/s:mọi người nói ngoài lề nhiều quá...mình cũng xin nói ngoài lề theo luôn)
 
Trần Thiên Phước đã viết:
Nếu chủ tịch nước VN có bị sao...cũng kô ảnh hưởng lắm bởi vì thực quyền của chủ tịch nước hay thủ tướng VN thật sự kô lớn (so với các nước khác trừ những nước nào có "bộ chính trị").

--Nhưng chủ tịch nước trên lý thuyết là người đứng đầu quốc gia, và phần lớn người dân coi lý thuyết đó là đúng. Cũng như ở Mĩ hỏi ai là người đứng đầu quốc gia thì phần lớn người dân trả lời là tổng thống. Đúng, tổng thống có quyền lực nhưng quyết định của tổng thống lại bị các công ty "to" chi phối thì có gọi là thực quyền không :-/ .

VD: -J.F.Kenedy được coi là tổng thống cô đơn vì ông không được lòng phe Dân chủ lẫn phe Cộng hòa, và năm 1963 thì ông bị ám sát.
-Chiến tranh Iraq lần 2 không phải do Bush gây ra mà là do các công ty dầu khí Mĩ muốn chiếm độc quyền mỏ dầu Iraq( nhằm điều khiển giá dầu thế giới ) bằng cách lập ra chính phủ thân Mĩ.

--To NA: Lý do là mọi người mong có 1 cuộc sống tốt hơn thôi. Cũng giống như hồi thế kỉ 18 các ông vua đã từng tự hỏi :" Tại sao lại có bọn Cộng hòa nhỉ" :D. CNCS trên lý thuyết được Bác Minh "râu" :D tóm tắt là "do dân, vì dân".
--Hơi trật đường ray rùi, chuyển về chủ đề chính đi bà con:D /:)
 
hừ hừ
dù sao ông bush cũng có tội trong cái vụ đánh Iraq chứ
em ghét ông ta kinh khủng ấy
em thích Binclinton hơn .Nhìn ổng có vẻ dễ mến
mà em nghĩ chắc chắn Mỹ có ý đò gì đó với Vn chứ .Chả lẽ đang ko đâu nó cho mình cả tỉ chỉ để ko thôi à ??Chẳng ai bỏ tiền ra mà ko có lí do gì đâu ,chắc đấy :D

to Trường An :Anh đi học luật đc đấy :D .Sau này tranh cử làm chủ tịch nuớc cho bọn em đc nhờ nhé :D
 
Nhưng chủ tịch nước trên lý thuyết là người đứng đầu quốc gia, và phần lớn người dân coi lý thuyết đó là đúng. Cũng như ở Mĩ hỏi ai là người đứng đầu quốc gia thì phần lớn người dân trả lời là tổng thống. Đúng, tổng thống có quyền lực nhưng quyết định của tổng thống lại bị các công ty "to" chi phối thì có gọi là thực quyền không .

VD: -J.F.Kenedy được coi là tổng thống cô đơn vì ông không được lòng phe Dân chủ lẫn phe Cộng hòa, và năm 1963 thì ông bị ám sát.
-Chiến tranh Iraq lần 2 không phải do Bush gây ra mà là do các công ty dầu khí Mĩ muốn chiếm độc quyền mỏ dầu Iraq( nhằm điều khiển giá dầu thế giới ) bằng cách lập ra chính phủ thân Mĩ.

thứ nhất, bạn nên tìm hiểu thêm về quyền lực của tông thống...nếu cần thiết bạn có thể xem lại lịch sử của các tổng thống Mỹ.

thứ 2, mình phản đối với ý kiến Kenedy kô được sự ủng hộ của democrats, chỉ với chính sách tax cut across the board của ông ta, chưa kể sự ủng hộ của ông ta với civil right movements, tránh trực tiếp chiến tranh với Soviet Union (tuy Kruschev là người lùi 1 bước, nhưng người dân Mỹ shallowly believed that he was their savior)...nhiêu cũng đủ giúp ông ta popular rồi. Cái chết của ông ta làm cho cả nước Mỹ shocked...và giống như cái chết của Hồ Chì Minh đối với bắc VN vậy (litterally speaking, the emotion was that high)...bằng chứng hơn là trong cuộc tranh cử tổng thống sau này Robert Kenedy nhận được rất nhiều ủng hộ chỉ vì his name)

Còn chiến tranh Iraq...nếu bạn muốn đi sâu, thì chúng ta có thể bàn thêm trên 1 topic khác...mình kô muốn đi xa hơn...nhưng mình phản đối sự khẳng định của bạn về sole influence của các công ty dầu hỏi Mỹ...mình nghĩ nó cũng có thể là 1 trong những nguyên nhân, nhưng chắc chắn kô phải là lớn nhất.

Chính trị gia bị chi phối bởi các thế lực khác nhau....mình đồng với ý kiến này và đó là basic principle của chính trị...nhưng quyền lực của 1 người được khẳng định ở vị trí của người đó trong cái depended influencing cycle đó (ở thế chủ động hay bị động, upper hand or lower hand vân vân)....và chắc chắn là tổng thống Mỹ, thủ tướng Nhật, Tổng thống Pháp, Đức có thế lực hơn Chủ tịch nước VN hay là thủ tướng nước VN.
 
Đợt rồi bận rộn quá, không giả nhời các bác được. Sau một thời gian miệt mài khổ nhục gúc gồ như chú gì có nói, em xin được giả nhời bác Trung với chú Sơn, 2 người mà em vô cùng yêu quý vì có trình độ thôn tin rất là cao nhưng đáng buồn là thường đứng phía bên kia chiến tuyến để mắng em.
Đinh Trọng Thành Trung đã viết:
To Hoang Long: Đoạn chú viết về hiệp định đúng là ngụy biện. THeo lý luận của chú thì vì người CS "ghét" hiệp định nên có cớ là họ phá. Chú sai về cơ bản. Thứ nhất là người CS ghét hiệp định là vì có chia đôi đất nước. Vậy nếu có thể tuân theo hiệp định mà ko chia cắt đất nước thì ai phá nó làm gì. Chính vì có kẻ âm mưu chia cắt hai miền lâu dài cho nên mới xảy ra chiến tranh. Theo hiệp định thì năm 56 phải tuyển cử. Ko cần ai phá hoại cả, chỉ nói rằng năm 56 ko có tuyển cử nữa thì tức là hiệp định đã vô giá trị - những đoạn sau 56 ko có cái gì họi là vi phạm hiệp định cả.
báo cáo bác, trước khi giả nhời bác, em cần làm sáng tỏ cái này:
1. bác có nghĩ giống em là Geneve là một thất bại chính trị của Việt Minh không ạ? hoặc ít nhất là không thất bại thì cũng là chiến thắng không hoàn hảo, ko được như ý. ai đời đánh nhau tóe khói ở ĐBP, chết bao nhiêu người mà rồi lại vẫn để nước chia đôi, Pháp vẫn ngồi lù lù trong Nam? nếu bác không đồng ý thì coi như em không hỏi mấy câu dưới. Nếu bác đồng ý với em thì...
2. Em đang không nói chuyện này trên phương diện chủ kiến cá nhân mà đang nói trên khía cạnh lịch sử. ví dụ như chuyện Bắc Việt Nam "vi phạm hiệp định" ở đây là nhìn theo khía cạnh bọn Mỹ và Nam VN. Bản thân em thì cho là mỗi bên đều có lý riêng của mình trong vụ này. Lý như thế nào thì em đã trình bầy rồi.

Sau khi trình bầy, em xin được giải thích lý do đằng sau sự "ngụy biện" của em. Em cho là Bắc Vn có cớ là sẽ phá hiệp định ngay vì như theo câu 1, hiệp định này vốn đã là cái gai trong mắt chính phủ miền Bắc. Họ cắn răng chịu cái hiệp định này với hy vọng là sau 2 năm thì tổng tuyển cử để dành lại chính quyền... cuối cùng thì lại bị Diệm từ chối (với lý do riêng của Diệm.) Chuyện Bắc VN tiến vào, trong mắt Nam Vn là "vi phạm" chứ, vì họ có ký vào Geneve đâu? chính phủ Diệm chả có gì chung với cái chính phủ miền Nam đứng tên trong cái hiệp định kia cả. miền Bắc cũng có cái lý của miền Bắc, mà lý gì thì bác đã nói rồi. tóm lại là em không "ngụy biện" để bênh bên nào cả. em chỉ xin đưa ra 2 mặt của vấn đề thôi.
 
Đinh Trọng Thành Trung đã viết:
Về MTGPVN: Ở đây chú muốn tranh cãi cái gì thế? Tranh cãi về pháp lý hay là về tình cảm? Nếu về pháp lý thì MTGPVN giá trị của nó chẳng kém gì VNCH cả (vì thế năm 72 ngồi ngang VNCH). Về tình cảm chú bảo MTGP nghe lệnh miền Bắc thế thì VNCH có phải Mỹ dựng lên ko, có nghe lệnh của Mỹ ko (chính xác ra thì có lúc định ko nghe nên mới lãnh quả chống tăng).
Về mặt pháp lý, em công nhận với bác là MTGPVN, do được ngồi ngang hàng với VNCH tại paris, đáng được công nhận. Về mặt thực tế (chứ không phải là tình cảm ạ) thì MTGPVN là bù nhìn chính trị là rõ ràng rồi. MTGPVN được sử dụng trong vụ đàm phán paris như một con cờ của miền Bắc (lúc đó đã khôn ngoan hơn nhiều về mặt chính trị) để tạo ra chia rẽ giữa Mỹ và VNCH. VNCH đóng vai trò khá lớn trong việc Nixon thắng cử - lý do để VNCH giúp đỡ Nixon là vì Nixon đã từng ngoặc với THiệu bảo là sẽ nhất định giúp VNCH sau khi đắc cử. Tuy nhiên, giống như Trung Khựa phản bội Việt Minh ở Geneve, Nixon chơi xỏ Thiệu trong vụ Paris. Màn ném bom của Mỹ tại Vn đã kéo được bắc VN vào vòng đàm phán, tuy nhiên không đủ để khuất phục bắc Vn hoàn toàn. Nixon và Kissinger bị đặt dưới áp lực phải "rút lui trong danh dự" và Vn hiểu rõ điều đó. thế cho nên cuối cùng Vn mới ép được US phải cho MTGPVN vào ngồi cùng. Vai trò của MTGPVN từ đầu đến cuối đơn thuần chỉ là một con bài chính trị, họ không có thực quyền trong bất cứ một chuyện gì cả. Vụ "hiệp thương tổng tuyển cử" kết quả thế nào bác chắc cũng biết rồi ạ. "Hiệp thương" đơn giản là để che mắt bọn diều hâu nước ngoài vì MTGPVN sau Paris coi như đã thành 1 cá thể chính trị... còn thì ý muốn của chính phủ MTGPVN là có một chính phủ "liên hiệp" - aka không 100% cộng sản - cuối cùng có đi đến đâu đâu.

Vụ "nếu thế này thế kia": Chú hỏi thế thì quả là ko ai trả lời nổi vì sự nó lại ko xảy ra như thế. Tuy nhiên anh cũng hỏi lại chú là nếu ko có vụ tàu Madoc thì liệu Mỹ có leo thang chiến tranh ở Việt Nam và tiến hành đánh phá miền Bắc ko? Trước khi trả lời rằng vì kinh tế thế này thế khác thì chú thử nghĩ xem nếu ko có quân Mỹ hiện diện ở miền Nam thì cục diện chiến tranh sẽ như thế nào nhé (tip: xem lại diễn biến 1975).
thứ nhất, bác cho em tip là xem lại diễn biến năm 75, ý bác em hiểu, ko biết là đúng hay sai, là thế này: Mỹ nó có quân ở miền Nam thì còn không sao, rút phát là miền Nam chết. Em nghĩ bác nói thế có lẽ là chưa đủ ạ. Mỹ, sau Paris, không những chỉ rút quân mà còn cắt dần viện trợ cho miền Nam Vn. trong khi đó thì miền Bắc vẫn được Nga ngố viện trợ đều đều. Tất nhiên, em thì nghĩ là có được viện trợ thì Nam Vn vẫn sẽ thua nhưng chắc chắn là sẽ không thua dễ dàng như hồi 75... những suy tính sai lầm của tướng lĩnh Sài Gòn như chuyện rút quân khỏi cao nguyên về trấn thủ Sài Gòn một phần cũng nẩy sinh từ chuyện là VNCH, từ sau khi thiếu hỗ trợ của Mỹ, đã rơi nhanh chóng vào thế yếu --> hoảng sợ vô căn cứ.
Thứ 2: không có vụ Maddox thì Mỹ có leo thang không? 90% là có... nhưng sẽ không dễ dàng như là sau khi có vụ Maddox. tổng thống Mỹ vẫn phải có ủng hộ của quốc hội thì mới đưa quân vào Vn được. thiếu Maddox, việc này là khá khó khăn... nhất là khi tướng lĩnh Mỹ vẫn còn phân vân chưa biết có nên đưa quân vào không (Max Taylor, Chairman của Joint Chiefs, có khuyên Johnson là không vội trong chuyện này.) Mỹ đưa quân vào, không phải vì họ muốn xâm lược Vn, muốn thuộc địa hóa Vn hay gì cả mà đơn thuần là vì họ kinh sợ CN cộng sản, một nỗi sợ cực kỳ hợp lý sau khi chứng kiến những gì diễn ra ở Nga Sô dưới thời Stalin và Trung Khựa dưới thời Mao.
 
Hoàng Long đã viết:
VNCH đóng vai trò khá lớn trong việc Nixon thắng cử

--Em nghĩ là hồi năm 1972 VNCH không có lí do gì để giúp Nixon thắng cử cả :)), điều này thật là vô lí đến tức cười :)). Em quả thật không nhịn được cười khi liên tưởng đến chuyện tổng thống của 1 miền Nam Việt Nam nhỏ bé lại có thể "điều khiển" được lá phiếu của cử tri Mĩ:)).

--Hiệp định Paris là do miền Bắc "mời" Mĩ vào đàm phán để có thể kết thúc chiến tranh bằng 1 hiệp định. Chúng ta không đủ sức để có thể giết được thằng lính Mĩ cuối cùng đâu. Nói đúng hơn là đánh Mĩ cả về quân sự lẫn ngoại giao. Nguyên nhân Nixon thắng cử năm 1972 nằm ngay trong dân Mĩ. Người Mĩ muốn chấm dứt chiến tranh, muốn rút quân. Nixon hạn chế ném bom miền Bắc, xúc tiến đàm phán, Henry Kisinger tuyên bố :" Hòa bình trong tầm tay ". Thế là dân Mĩ vui mừng bầu cho Nixon mà không biết rằng họ đã bị chính tổng thống của mình cho "ăn quả lừa".

--Mọi chuyện thì sau đó ai cũng biết, sau khi thắng cử, Nixon ra lệnh cho không quân ném bom miền Bắc và thất bại thảm hại. Sau đó thì Mĩ, VNCH, VNDCCH và Việt cộng ( MTDTGPMNVN ) kí kết được hiệp định Paris vào tháng 1 năm 1973 trong đó có 1 điều vô cùng quan trọng: "Mĩ phải rút hết quân đội về nước trong vòng 60 ngày kể từ ngày kí"

--Thêm 1 lí do nữa để thấy rằng lập luận "VNCH giúp Nixon thắng cử" là vô lí đến tức cười. Trong cuộc bầu cử năm 1972, Nixon gian lận và bị dư luận Mĩ bắt phải từ chức ngay cả sau khi thắng cử. Giả sử là Thiệu giúp được Nixon thắng cử thì cũng phần nào giúp được Nixon thoát khỏi vụ Watergate chứ nhỉ. Dĩ nhiên là Thiệu không có sức mạnh để giúp Nixon thoát khỏi Watergate nên hiển nhiên là cũng không thể giúp Nixon thắng cử hồi năm 1972 được.

Hoàng Long đã viết:
thứ nhất, bác cho em tip là xem lại diễn biến năm 75, ý bác em hiểu, ko biết là đúng hay sai, là thế này: Mỹ nó có quân ở miền Nam thì còn không sao, rút phát là miền Nam chết. Em nghĩ bác nói thế có lẽ là chưa đủ ạ. Mỹ, sau Paris, không những chỉ rút quân mà còn cắt dần viện trợ cho miền Nam Vn. trong khi đó thì miền Bắc vẫn được Nga ngố viện trợ đều đều. Tất nhiên, em thì nghĩ là có được viện trợ thì Nam Vn vẫn sẽ thua nhưng chắc chắn là sẽ không thua dễ dàng như hồi 75... những suy tính sai lầm của tướng lĩnh Sài Gòn như chuyện rút quân khỏi cao nguyên về trấn thủ Sài Gòn một phần cũng nẩy sinh từ chuyện là VNCH, từ sau khi thiếu hỗ trợ của Mỹ, đã rơi nhanh chóng vào thế yếu --> hoảng sợ vô căn cứ.

--Anh Hoàng Long hẳn vẫn còn nhớ mục tiêu của Mĩ trong chiến tranh Việt Nam lần 2 là ngăn chặn cái gọi là "sự bành trướng của chủ nghĩa Cộng sản" chứ. Vì lẽ đó, phải có 1 nguyên nhân nào đó làm cho Mĩ cắt viện trợ cho VNCH. Lý do là chính phủ VNCH quá thối nát, viện trợ quân sự của Mĩ, cũng như viện trợ dân sự, đều bị các lãnh đạo VNCH nuốt hết :)). Thế thì tiền đâu mà trang bị cho quân đội hả trời. Đó là lí do vì sao Mĩ quyết định cắt viện trợ. Họ hiểu rằng nếu tiếp tục ủng hộ VNCH thì họ đã phản bội chính tổ tiên của họ vì đã đi ủng hộ cho 1 chính phủ thối nát, không hợp lòng dân và dân Mĩ cũng không dư hơi đi cúng tiền cho mấy ông quan tham nước ngoài:D.
--Còn chuyện quân đội VNCH thua thì là chuyện rõ ràng, nhưng ngoài lí do của anh Hoàng Long ra, em xin bổ sung thêm. Có thể là nghe hơi vô lí nhưng lại là sự thật lịch sử. Đó là 1 số tướng lĩnh quân đội VNCH đã bị miền Bắc mua chuộc hay không bị mua chuộc nhưng bất mãn với chế độ và có cảm tình với chủ nghĩa Cộng Sản, em xin lấy 1 số ví dụ:

1. Nguyễn Hữu Hạnh. Ông tướng này bây giờ vẫn đang sống ở Việt Nam. Ông này thấy rằng
----a. báo chí nước ngoài gọi lãnh đạo miền Bắc rất trân trọng Bác Hồ, chủ tịch Hồ Chí Minh. CÒn lãnh đạo miền Nam chỉ được gọi cái tên trống không.
----b. Cố vấn Mĩ xen vào quyết định của các tướng lĩnh miền Nam, sử dụng hỏa lực bừa bãi, bắn vào cả dân thường.
----c Miền Bắc tuy nhận viện trợ của Liên Xô, Trung Quốc, Đông Âu nhưng còn giữ được tự chủ trong việc điều hành quân đội, phân phối quân trang quân dụng, chính sách đối nội, đối ngoại. Còn miền Nam thì không bằng 1 bang của Mĩ, phụ thuộc Mĩ từ mệnh lệnh cho tới quân phục miếng ăn cho binh sĩ
----d. Cố vấn Mĩ tìm cách chia rẽ đảng phái tôn giáo ở miền Nam " chia để trị "
----e. Không 1 đường lối nào được phép tiến hành trừ phi Mĩ không đồng ý.
và nhất là sau cái chết của con trai khi lái trực thăng Mĩ, ông già này nghiệm ra rằng con ông chết là do chiến tranh, chiến tranh là do quân Mĩ và tay sai gây ra

2. Dương Văn Minh. Sau khi Ngô Đình Diệm bị lật đổ, Dương Văn Minh được nâng cao uy tín, đứng ra thành lập Hội đồng quân nhân nhằm thay thế chính phủ Ngô Đình Diệm. Dương Văn Minh tỏ ra là ứng cử viên nặng ký cho chiếc ghế tổng thống. Nhưng do "cứng đầu", không chấp thuận đưa thêm quân Mỹ vào miền Nam và phá đê Hồng Hà ở miền Bắc, nên Dương Văn Minh nhanh chóng bị hất, nhường chỗ cho chính quyền Nguyễn Văn Thiệu. Trước khi qua đời ở Mĩ, tướng "Big Minh" có nói với phóng viên là ông không ân hận khi đầu hàng Cách mạng hồi 1975, ông cảm thấy tự hào vì đã hạn chế xương máu của nhân dân và góp phần đẩy nhanh quá trình thống nhât.

--Qua 2 ví dụ trên thì có thể thấy rằng:

1. Người Mĩ đã sai lầm khi coi thường tinh thần độc lập của người Việt Nam, không muốn bị xen vào ý kiến riêng và càng không muốn bị điều khiển. Điều này gây ra tâm lí bất mãn, ảnh hưởng tới cục diện chiến trường. Anh Hoàng Long thử tưởng tượng mình bị ai điều khiển xem có chịu nổi không.

2. An ninh quân đội của VNCH làm ăn quá dở hơi khi không phát hiện được trong nội bộ có 1 số tướng lĩnh thân Cộng và thậm chí còn để tình báo của ta thâm nhập từ miền Bắc.

3. Chính sách chia rẽ các đảng phái, tôn giáo của Mĩ làm cho các đảng phái ở miền Nam không thể đoàn kết để chống lại quân đội nhân dân Việt Nam.

--Vì thế nên chuyện VNCH sụp đổ là điều hiển nhiên.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
To Hiếu:

1. Anh ko "nghĩ" gì về Geneva cả - đơn giản là Geneva Bắc Việt chắc chắn đã phải lùi một bước, ko đạt được mục tiêu thống nhất đất nước, thay vào đó là khoảng thời gian chia cắt mà ban đầu ấn định là 2 năm. Vấn đề này anh ko phản đối chú. Điều anh phản đối là chú lấy việc này làm tiền đề khẳng định rằng Bắc Việt chắc chắn sẽ phá bỏ hiệp định "khi có cơ hội". Như anh đã nói, Bắc Việt ko vi phạm hiệp định vì theo anh sau 2 năm mà ko có tổng tuyển cử thì hiệp định bản thân nó đã ko còn giá trị nữa.

2. Chú nói là theo Mỹ thì Việt Nam "vi phạm hiệp định...". Trước hết cái này nghe lạ tai - trước giờ vốn anh ko nghe chuyện này nên muốn chú cho cái dẫn chứng thì chú lại cứ lằng nhằng mãi mà ko chịu cho dẫn chứng gì cả (anh ko phải là bắt bẻ chú, chỉ là anh quả thật chưa nghe chuyện này bao giờ nên cần có dẫn chứng. Lý lẽ của Mỹ trước nay theo anh biết là Donino theory cơ). Mà nếu người Mỹ nói thế thì đã sao? Người Mỹ người ta thích phán thế nào thì họ ko phải là ta, làm sao cấm được? Mà thằng nào đánh Việt Nam mình nó chẳng quẳng cho mình một cái tội nào đó? Thằng Pháp thì nói là mình có tội ko cho nó truyền bá đạo thiên chúa. Thằng Tàu năm 79 thì nói là mình đối xử tệ với dân Hoa, rồi thậm chí còn nói là mình đánh nó trước...

Trong lập luận của chú về vấn đề ông Diệm... thì lại sai hoàn toàn. Chính quyền ông Diệm kế nhiệm hợp pháp chính quyền miền Nam trước đó cho nên họ cần phải tuân theo hiệp định mà chính phủ trước đã ký. Trường hợp họ cho rằng hiệp định đó ko có giá trị pháp lý thì họ lại ko có quyền tố cáo ai vi phạm cả. Chú muốn nêu 2 mặt là chuyện của chú. Có điều nêu thì phải nêu đúng. Vậy thôi.

Những cái như chú nói "che mắt", rồi "bù nhìn"... hoàn toàn có thể áp dụng với chính quyền VNCH. VNCH đóng vai trò lớn trong việc giúp ông này ông kia thắng ở Mỹ cũng giống như MTGP đóng vai trò rất lớn với việc ông này ông khác ở miền Bắc có tiếng nói tốt hơn - điều này chẳng ăn nhằm gì với khái niệm "bù nhìn" cả - nếu bù nhìn ko có lợi thì người ta đã ko dùng đến nó và nó sẽ ko tồn tại. Do đó mà nói vai trò của MTGP về cả pháp lý lẫn thực tế đều chẳng có gì kém vai trò của VNCH cả. Nếu nói MTGP ko có thực quyền thì chính quyền VNCH trong giai đoạn chống Mỹ cũng ko có thực quyền gì cả. Nhất cử nhất động đều phải thông qua đại sứ Mỹ, mà như ông Karnov nhận xét thì giống như là một dinh toàn quyền thời Pháp vậy.

Về chuyện năm 75 thì chú lại nhầm nữa. Sau 72 ko có chuyện LX vẫn viện trợ "đều đều" cho miền Bắc đâu - Mỹ giảm viện trợ thì LX và Tàu cũng giảm viện trợ cho miền Bắc chú ạ. Chú cần nhớ là Mỹ giảm viện trợ chứ ko phải là cắt hoàn toàn viện trợ. NGoài ra khi Mỹ rút vòa năm 72 họ để lại rất nhiều khí tài quân sự cho VNCH. Về cán cân lực lượng nếu qui ra vũ khí hay qui ra tiền thì hai miền đều vẫn cân bằng. Ngoài ra nếu Mỹ ko đưa quân vào miền Nam thì quân đội miền Nam thậm chí ko có cơ hội để mà phát triển đến được như năm 75 - chỉ cần xem lại các trận như là Ấp Bắc thì thấy ngay khả năng chiến đấu của quân đội VNCH và thấy ngay chuyện Mỹ chắc chắn phải đưa quân vào để cứu VNCH.
 
Võ Văn Kiệt có lẽ là cố vấn duy nhất của Đảng hiểu đúng vấn đề. Thực ra DBHB là 1 khái niệm mù mờ đã được dùng từ 20 năm nay, nó được nhai đi nhai lại ở VN, nhưng không có ai định nghĩa được rõ ràng DBHB bao gồm những thứ gì. Ngoài DBHB ra, còn hàng trăm thuật ngữ chính trị khác dùng thường xuyên ở VN, cả trong media và học đường (!), nhưng không hề có định nghĩa! Nên nhớ là nếu ai bị quy kết là phần tử cấp tiến của phong trào DBHB thì số phận CT coi như là đi đứt! Nói cách khác, DBHB là 1 cái mũ vô hình, một công cụ đắc lực những ng CS bảo thủ dùng để thanh trừng nội bộ, 1 cái cối say thịt để nghiền nát những cá nhân trong và ngoài Đảng có tư tưởng không như vậy.

-------------------------------------
Trích từ bài viết của cựu TT Võ Văn Kiệt, tháng 09/2005​

Về khái niệm diễn biến hoà bình cũng vậy. Cho đến nay, tình hình thế giới thay đổi rất nhiều. Những nước phương Tây điều chỉnh chủ trương, chính sách và biện pháp của nó hàng tháng, hàng năm. Không nên dùng một khái niệm chung chung, trừu tượng như thế để lượng định những nguy cơ từ phía các nước phương Tây.
Theo tôi hiểu và qua trao đổi với những người bạn quốc tế, đặc biệt là một vài người bạn có lúc ở cùng cảnh ngộ với ta trong khối ASEAN đã hoặc đang ở trên những cương vị lãnh đạo cho phép họ nhìn nhận vấn đề một cách tỉnh táo và khách quan xuất phát từ bài học kinh nghiệm của chính họ và dân tộc họ đã trải qua, trao đổi với nhiều anh chị em trí thức trong nước và ở nước ngoài có hiểu biết và nhất là có sự tha thiết muốn góp phần vào sự phát triển đất nước, người ta nói với tôi rằng: hiện nay, trong các chiến lược của các nước phương Tây không còn mấy ai dùng đến khái niệm diễn biến hoà bình đối với các nước xã hội chủ nghĩa.
Bối cảnh của tình hình mới mà chúng ta đang phải đương đầu là cực kỳ phức tạp. Những thế lực thù địch trăm phương nghìn kế phá hoại sự nghiệp của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, trong đó, có những thủ đoạn cực kỳ thâm hiểm và tinh vi. Đề cao cảnh giác và luôn luôn nâng cao tinh thần cảnh giác trong cán bộ, đảng viên và nhân dân ta là nhiệm vụ thường trực của chúng ta. Song nội dung của tinh thần cảnh giác đó cũng không thể cực đoan, một chiều theo cách phân tích địch ta quá đơn giản và thiếu nhạy bén chính trị, mà phải luôn luôn có cái nhìn toàn cuộc, nhìn rõ thế và lực của ta hiện nay, cũng như hiểu cho sâu mối tương tác giữa các thế lực ở khu vực và trên thế giới. Khái niệm “diễn biến hoà bình” mà ta đang thường xuyên sử dụng chưa thể hiện đủ tinh thần cảnh giác đó, ngược lại, có thể làm biến dạng ý thức cảnh giác, gây nên những phản cảm làm trở ngại cho chính việc nâng cao tinh thần cảnh giác. Tôi nghĩ, chúng ta phải thật tỉnh táo nhìn nhận lại vấn đề này, nhất là khi chúng ta đã dõng dạc tuyên bố với thế giới: Việt Nam sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước trên thế giới, muốn là đối tác đáng tin cậy của tất cả mọi người.
Đây sẽ là một vấn đề rất gay cấn trong tranh luận, song không thể lảng tránh việc đặt lên bàn nghị sự để bàn luận cho ráo riết, ra bắp ra khoai.
 
NG Quang Hưng đã viết:
Võ Văn Kiệt có lẽ là cố vấn duy nhất của Đảng hiểu đúng vấn đề. Thực ra DBHB là 1 khái niệm mù mờ đã được dùng từ 20 năm nay, nó được nhai đi nhai lại ở VN, nhưng không có ai định nghĩa được rõ ràng DBHB bao gồm những thứ gì. Ngoài DBHB ra, còn hàng trăm thuật ngữ chính trị khác dùng thường xuyên ở VN, cả trong media và học đường (!), nhưng không hề có định nghĩa! Nên nhớ là nếu ai bị quy kết là phần tử cấp tiến của phong trào DBHB thì số phận CT coi như là đi đứt! Nói cách khác, DBHB là 1 cái mũ vô hình, một công cụ đắc lực những ng CS bảo thủ dùng để thanh trừng nội bộ, 1 cái cối say thịt để nghiền nát những cá nhân trong và ngoài Đảng có tư tưởng không như vậy.

-------------------------------------
Trích từ bài viết của cựu TT Võ Văn Kiệt, tháng 09/2005​

Về khái niệm diễn biến hoà bình cũng vậy. Cho đến nay, tình hình thế giới thay đổi rất nhiều. Những nước phương Tây điều chỉnh chủ trương, chính sách và biện pháp của nó hàng tháng, hàng năm. Không nên dùng một khái niệm chung chung, trừu tượng như thế để lượng định những nguy cơ từ phía các nước phương Tây.
Theo tôi hiểu và qua trao đổi với những người bạn quốc tế, đặc biệt là một vài người bạn có lúc ở cùng cảnh ngộ với ta trong khối ASEAN đã hoặc đang ở trên những cương vị lãnh đạo cho phép họ nhìn nhận vấn đề một cách tỉnh táo và khách quan xuất phát từ bài học kinh nghiệm của chính họ và dân tộc họ đã trải qua, trao đổi với nhiều anh chị em trí thức trong nước và ở nước ngoài có hiểu biết và nhất là có sự tha thiết muốn góp phần vào sự phát triển đất nước, người ta nói với tôi rằng: hiện nay, trong các chiến lược của các nước phương Tây không còn mấy ai dùng đến khái niệm diễn biến hoà bình đối với các nước xã hội chủ nghĩa.
Bối cảnh của tình hình mới mà chúng ta đang phải đương đầu là cực kỳ phức tạp. Những thế lực thù địch trăm phương nghìn kế phá hoại sự nghiệp của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, trong đó, có những thủ đoạn cực kỳ thâm hiểm và tinh vi. Đề cao cảnh giác và luôn luôn nâng cao tinh thần cảnh giác trong cán bộ, đảng viên và nhân dân ta là nhiệm vụ thường trực của chúng ta. Song nội dung của tinh thần cảnh giác đó cũng không thể cực đoan, một chiều theo cách phân tích địch ta quá đơn giản và thiếu nhạy bén chính trị, mà phải luôn luôn có cái nhìn toàn cuộc, nhìn rõ thế và lực của ta hiện nay, cũng như hiểu cho sâu mối tương tác giữa các thế lực ở khu vực và trên thế giới. Khái niệm “diễn biến hoà bình” mà ta đang thường xuyên sử dụng chưa thể hiện đủ tinh thần cảnh giác đó, ngược lại, có thể làm biến dạng ý thức cảnh giác, gây nên những phản cảm làm trở ngại cho chính việc nâng cao tinh thần cảnh giác. Tôi nghĩ, chúng ta phải thật tỉnh táo nhìn nhận lại vấn đề này, nhất là khi chúng ta đã dõng dạc tuyên bố với thế giới: Việt Nam sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước trên thế giới, muốn là đối tác đáng tin cậy của tất cả mọi người.
Đây sẽ là một vấn đề rất gay cấn trong tranh luận, song không thể lảng tránh việc đặt lên bàn nghị sự để bàn luận cho ráo riết, ra bắp ra khoai
.

Ủng hộ nhiệt liệt.
 
Back
Bên trên