BÀN VỀ 4 CHỮ :DIỄN BIẾN HÒA BÌNH

Miền Bắc không nêu đó làm lý do chính. nhưng đó lý do chính để dẫn tới sự thành lập của MTGPMN. MTGPMN là một tổ chức trung lập về mặt hình thức (có ít thành viên là người của Đảng) nhưng mà thực chất thì đều cho miền Bắc chỉ đạo. thế cho nên mới có chuyện miền Bắc đưa quân vào miền Nam. chuyện bộ đội Bắc Việt vào miền Nam về ngoài mặt là do anh em miền Nam yêu cầu, nhưng thực ra nếu ko có anh em miền Nam yêu cầu, bác nghĩa là miền Bắc có vào ko? Thời kỳ ông Diệm còn sống thì bộ đội miền Bắc đã bắt đầu vào Nam rồi. Ông Diệm chết năm 1964, miền Bắc bắt đầu đưa quân vào từ 1961.

Trước năm 1965 những đơn vị vào Nam đều là chiến sĩ người Nam Bộ tập kết. Theo bác khi người thân của họ đang bị "tố cộng" thì họ có quyền trở về quê chiến đấu không ?

Vụ Maddox thì em đã nói là còn tranh cãi nhiều. bản thân em thì cho rằng mỹ không dựng chuyện ra làm gì cả mà chỉ là do nhầm lẫn. Johnson thời kỳ đó đang rất thành công về chính sách đối nội với công cuộc xây dựng "Great Society" của mình. ko có lý do gì để ông ấy mạo hiểm leo thang quân sự trong nhiệm kỳ của mình cả.

Ngày 2-8 đụng độ lần đầu tiên. Đêm 4-8 Mỹ nói là đụng độ lần thứ hai (VN bảo không có). Ngày 5-8 máy bay Mỹ đánh vào 5 vị trí quân sự ở 5 tỉnh khác nhau trên miền Bắc. Theo bác nếu nhầm lẫn thì Mỹ có phản ứng nhanh đến thế này không ?
 
Phan Trường Sơn đã viết:
Trước năm 1965 những đơn vị vào Nam đều là chiến sĩ người Nam Bộ tập kết. Theo bác khi người thân của họ đang bị "tố cộng" thì họ có quyền trở về quê chiến đấu không ?
Chú nói những người vào Nam đều là gốc Nam. cái này có 2 vấn đề.
thứ 1: làm thế nào để kiểm chứng? ý chú là trong hàng chục nghìn người vào Nam đó, ko có một ai là người Bắc? chú lấy nguồn từ đâu ra thế?
thứ 2: cho dù là chú đúng đi nữa thì như thế cũng chẳng có ý nghĩa gì. chuyện họ có nên vào Nam chống Diệm không là chuyện ngoài lề. vấn đề là ở chỗ họ đang ở miền Bắc và tiến vào Nam một cách rất có tổ chức, dứoi dạng quân đội chính quy của miền Bắc chứ không phải là kiểu tự do hô hào rồi cùng nhau đi Jihad, mở đường TRường Sơn và đi bộ vào Nam. Như thế tức là họ là quân đội của miền Bắc gửi vào chứ.


Ngày 2-8 đụng độ lần đầu tiên. Đêm 4-8 Mỹ nói là đụng độ lần thứ hai (VN bảo không có). Ngày 5-8 máy bay Mỹ đánh vào 5 vị trí quân sự ở 5 tỉnh khác nhau trên miền Bắc. Theo bác nếu nhầm lẫn thì Mỹ có phản ứng nhanh đến thế này không ?
Anh thực sự không nhớ được ngày tháng chính xác nhưng nếu chú đã nói thì chắc là đúng rồi. chuyện quân Mỹ phản ứng nhanh là chuyện hoàn toàn xảy ra được. Đó đang là thời chiến tranh lạnh, ballistic missile của Nga ngố bắn ở Đông Âu sang đến Tây Âu hết có 20' bọn Mỹ nó còn phải nghĩ ra cách để phản ứng kịp nữa là đây là mấy ngày. Hơn nữa, hành động ném bom là hành động mang tính trả thù, để cho Bắc Vn thấy là Mẽo ko dễ bị dằn mặt và do đó phải diễn ra càng gần với thời điểm Maddox càng tốt chứ nếu để độ vài tuần thì còn ra gì nữa? trong hồi ký của McNamara có nói khá kỹ về giai đoạn này, chuyện Johnson thu thập thông tin và quyết định có phản ứng lại hay không ra làm sao. Anh thì ko nhớ làm vì không để ý kỹ nhưng mà từ những gì anh nhớ mang máng thì thời gian phân bố rất hợp lý.
 
Trịnh Thường Trường An đã viết:
--Theo em biết thì chương trình "Great Society" của Jonhson là nhằm xóa nghèo và chấm dứt nạn phân biệt chủng tộc. Nhưng hồi đó trong chính quyền Mĩ còn rất nhiều người đầu óc bảo thủ nên "Great Society" nhận được sự ủng hộ của dân chúng chứ các chính trị gia thì phản đối vì sợ lợi ích kinh tế của họ bị ảnh hưởng và do mấy "cái đầu" bảo thủ của các ông nghị.
--Người ta có câu " không ai lật đổ vị tổng tư lệnh khi đất nước lâm nguy". Vì vậy để tránh bị các chính trị gia bảo thủ "lật", Johnson đã chọn cách làm "vị tổng tư lệnh" như trên. Nhưng đó chỉ là lí do phụ, lí do chính là tâm lí sợ cộng sản của người Mĩ, điển hình là vụ McCathy hồi những năm 1950. Tâm lí sợ Cộng sản vẫn còn đó, kể cả chính trị gia lẫn dân thường đều sợ. Vì thế nên ông ta đã phát động cuộc chiến "chống sự bành trướng của cộng sản ở Việt Nam" để bảo vệ "nền dân chủ kiểu Mĩ" ở miền Nam ( trên thực tế chỉ là 1 chính quyền thối nát và tham nhũng ) để tránh cho nước Mĩ khỏi thảm họa Đỏ như theo thuyết Domino. Việc làm này có hiệu quả rõ rệt, người dân Mĩ sợ Cộng sản ủng hộ ( tất nhiên là ban đầu thì thế ), các ông nghị cũng ủng hộ. Hạ viện Mĩ thông qua Nghị quyết vịnh Bắc Bộ ( Gulf of Tonkin Resolution ) với tỉ lệ và 416 thuận và 0 chống. Thượng viện là 88 thuận và 2 chống. Bây giờ thì 2 vị này lại được dân Mĩ gọi là anh hùng. Nhưng rõ ràng là chiến thuật của Johnson đã làm các chính trị gia ủng hộ ông ta, kể cả những người phản đối "Great Society"
Chính quyền Mỹ bao giờ cũng có "rất nhiều người có đầu óc bảo thủ." Great Society của Johnson tất nhiên là đã gặp nhiều cản trở về mặt chính trị. Tuy nhiên, chú phải biết là Great Society ko bắt nguồn từ Johnson mà có nguồn gốc chính từ "New Deal" của FDR, tức là từ hơn 20 năm trước đó. Thay vì chú nghĩ là việc đưa quân vào Vn giúp gì cho Great Society, Great Society ko được thực thi hoàn hảo là bởi vì ngân sách Mỹ, sau khi đã tính vào khoản chiến tranh ở Vn, ko cho phép. Đưa quân lực ra nước ngoài là một khoản đầu tư lớn và sẽ ảnh hưởng mạnh tới ngân sách. đây là một phép tính đơn giản mà Johnson chắc chắn đã tính tới. Ông ấy là một tổng thống hướng nội hay hướng ngoại? Theo anh ông ấy là một người đặt nặng domestic policy lên trên foreign policy nhưng vì thời thế nên lại trở thành người được biết tới với foreign policy của mình.

--Nếu miền Nam không yêu cầu thì miền Bắc sẽ không đưa quân vào vì:
1. Chúng ta đã kí hiệp đinh Geneva
2. Bài học về sự vội vã, hành động thiếu cân nhắc của Bắc Triều Tiên ( qua cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950 ) vẫn còn đó
3. Cả nước ( Bắc lẫn Nam ) vẫn nuôi hi vọng tiến hành tuyển cử để thống nhất đât nước 1 cách hòa bình.
anh nghĩ chú nhầm. vì:
1. Geneve không phải là hiệp định được chính phủ miền Bắc ưa thích gì. Đó là một thất bại chính trị lớn của Việt Minh khi họ bị Mỹ Nga Trung ép phải nhận một kết quả không hợp lý sau khi họ đã chiến thắng thực dân Pháp. Có cớ để phá hiệp định thì họ có làm ko? Có làm ngay chứ.
2. Bài học Bắc Triều Tiên có tầm ảnh hưởng lớn ko? Anh nghĩ rằng không. Vụ Bắc triều tiên xẩy ra là do anh em Trung Khựa đưa đẩy. Trung Khựa luôn tin vào chính sách thế này: phải đánh lớn, thắng rồi thì mới ngồi vào đàm phán. Hồi đó miền bắc có chịu ảnh hưởng của các chú Tầu không? Rõ ràng là có rồi. chính phủ miền Bắc bị Khựa chi phối từ kháng chiến chống Pháp. Đến bây giờ các cố vấn Khựa vẫn còn nhận là đánh ĐBP là do họ chỉ cho ông Giáp và cụ Hồ. Hồi hiệp định paris năm 72, Khựa vẫn ko muốn mình ngồi vào đàm phán là vì thế. họ muốn mình phải có chiến thắng xịn hơn chứ không thể để cái tiếng là "vì bị Mẽo nện bom mạnh mà chịu ngồi vào đàm phán" được.
3. Hồi 60 mà chú vẫn nghĩ là còn mơ "tổng tuyển cử" á?
 
Hoàng Long đã viết:
1. Geneve không phải là hiệp định được chính phủ miền Bắc ưa thích gì. Đó là một thất bại chính trị lớn của Việt Minh khi họ bị Mỹ Nga Trung ép phải nhận một kết quả không hợp lý sau khi họ đã chiến thắng thực dân Pháp. Có cớ để phá hiệp định thì họ có làm ko? Có làm ngay chứ.

--Hay nói đúng hơn là anh giai của em không khoái hiệp định Geneva :)) và đang cố tìm cách phủ định ý nghĩa của hiệp định này. Có phải ý anh muốn nói là chúng ta không thích hiệp định Geneva để anh bao biện cho cái chính phủ đầy tham nhũng của Ngô Đình Diệm.

--Hãy thử so sánh 2 bên: Pháp và Việt Minh
----Nhìn lại về lịch sử, Pháp là nước bại trận trong chiến tranh thế giới thứ 2, họ muốn chiếm lại các thuộc địa như Việt Nam và Algeria để khôi phục kinh tế. Nhưng nếu chi phí chiến tranh quá lớn, vượt quá sự chịu đựng của nước Pháp thì Pháp sẽ phải nhả ra thôi. Anh đừng quên rằng nước Pháp từng là 1 cường quốc và họ có cái tự ái riêng của họ, vì vậy họ muốn thắng mà có thua thì thua trong danh dự, tức là trong trường hợp xấu nhất thì ngồi vào đàm phán và kí hiệp định sau 1 trận quyết đấu chứ không phải là ra lệnh cho binh sĩ cuốn cờ rút quân về nước như những tên hèn nhát.


----Còn về phía mình, chúng ta cũng muốn chấm dứt chiến tranh càng sớm càng tốt để còn khôi phục kinh tế nhưng phải dựa trên cơ sở độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. Phía Pháp không đồng ý nên chiến tranh là không tránh khỏi. Mà thưa anh giai của em, anh lấy bằng chứng gì để nói rằng chúng ta đủ sức đánh Pháp thêm 10 năm, hay 20 năm nữa. Nước Pháp thời đó yếu nhưng lại đang có viện trợ của Mĩ nên dù không có thuộc địa họ vẫn có thể khôi phục kinh tế. Còn chúng ta thì không có cơ hội đó, đất nước chúng ta đang có chiến tranh, phải tìm mọi cách để đưa quân xâm lược ra khỏi Tổ Quốc càng nhanh càng tốt, đó là mục tiêu hàng đầu.

--Anh có nói là
Hoàng Long đã viết:
Đó là một thất bại chính trị lớn của Việt Minh khi họ bị Mỹ Nga Trung ép phải nhận một kết quả không hợp lý sau khi họ đã chiến thắng thực dân Pháp.
Thế sau khi thắng Pháp ngoài việc "mời" nó về nước thì anh giai của em muốn gì bây giờ. Muốn tiêu diệt đến tên Pháp cuối cùng chắc.

--Còn cái "thất bại chính trị" mà anh nói là cái gì mới được chứ. Người Việt Nam chúng ta sau sống lầm than trong cảnh xiềng xích của thực dân, phong kiến rồi lại đến phát xít Nhật chỉ mong muốn ổn định làm ăn. Chúng ta "mời" quân đội Pháp rút lui hoàn toàn khỏi Việt Nam là chiến thắng cho nhân dân rồi. Nhân dân là trên hết, mà anh thử hỏi ông Diệm xem ông ấy đã làm gì cho người dân miền Nam, tiền viện trợ thì đút túi, dân muốn theo Phật thì đàn áp, dân kêu đói cũng đàn áp. Mà anh nên nhớ rằng sở dĩ các chính phủ Cộng sản ở Việt Nam, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên dù không có viện trợ Mĩ nhưng nhân dân hồi đó vẫn tin vào họ là bởi vì họ cung cấp 3 nhu cầu thiết yếu: giáo dục, y tế và đất sản xuất cho người dân vào buổi đầu của nền độc lập, dù là miền xuôi hay miền ngược.

Hoàng Long đã viết:
Có cớ để phá hiệp định thì họ có làm ko? Có làm ngay chứ

--Câu này nên dành cho Ngô Đình Diệm
--Anh thử nghĩ xem ai vi phạm hiệp định trước, hiệp định có nói là năm 1956 thì 2 miền phải tổng tuyển cử. Ngô Đình Diệm vì sợ Bác Hồ thắng cử, lấy mất cái ghế lãnh đạo của ông ta nên không muốn có tổng tuyển cử, và anh giai Hoàng Long của em cũng đồng ý với sự ích kỉ của Diệm:
Hoàng Long đã viết:
Hồi 60 mà chú vẫn nghĩ là còn mơ "tổng tuyển cử" á?

--Thế thì em cũng pó tay chẳng hiểu anh là người Việt Nam kiểu gì. Anh chưa là lãnh đạo đâu mà mới chỉ là người công dân bình thường thôi. Và thử đặt anh vào tình hình miền Nam thời bấy giờ, 1 ngày anh không ăn đủ 3 bữa, nhà ở bẩn thỉu trong khi chính mắt anh nhìn thấy tiền viện trợ mà đáng lẽ phải dùng để sửa lại nhà cho anh, cải thiện bữa ăn cho anh rơi vào túi của quan chức chính phủ VNCH thì anh nghĩ sao. Anh ngồi chờ chết đói hay bị tố giác là cộng sản để rồi lên máy chém ( mà chắc là anh không thích cộng sản nên nếu có ai vu cho anh là cộng sản anh không chịu được đâu, nhỉ :D). Hãy thử đặt mình vào vị trí của người dân miền Nam bình thường vào thời đó sẽ rõ.

--Bây giờ giả sử anh là người miền Nam tập kết ra Bắc. Đến 1 ngày anh nghe tin cha mẹ, anh em mình bị giết vì anh thì anh làm thế nào. Anh sẽ thù ghét cộng sản "Vì cộng sản mà gia đình tao bị giết" trước hay là tìm những kẻ sát nhân kia để báo thù trước.

--Nếu anh muốn bàn nhiều đến chính trị thì cứ tưởng tượng anh là 1 chính trị gia miền Nam thời đó đang bị Diệm tìm cách loại bỏ. Anh sẽ chọn cách tự tử như Nguyễn Tường Tam ( cha Tam ) hay là tìm 1 liên minh chống Diệm mà tham gia ( có thể là MTDTGP hoặc phe chống Diệm trong quân đội VNCH) hay là anh sẽ cuốn gói rời khỏi Việt Nam. Cách thứ 3 có lẽ là sẽ bảo toàn mạng sống cho anh, mặc dù ở Việt Nam anh là chính trị gia thì ra nước ngoài có khả năng anh chỉ là người quyét rác do không có ai bảo trợ.

--Còn nếu anh là 1 chính trị gia ủng hộ Diệm thì anh có chắc là mình sẽ hàn gắn được mâu thuẫn nội bộ và ngăn chặn vụ ám sát Diệm năm 1963 chứ. Anh có chắc là sau khi thủ tiêu Diệm rồi, phe quân đội có để yên cho anh hay không.


--1 điều cuối cùng cho bài viết này là em vẫn không hình dung ra anh Hoàng Long đang tranh luận cho cái gì :-/ . Cho sự thật lịch sử à, trong khi
Hoàng Long đã viết:
anh nhớ mang máng
. Em có cảm tưởng là 1 thời anh rất tự hào "1 cách thuộc lòng" về 2 cuộc kháng chiến nhưng sau đó vì phải đối diện với sự thật nên "niềm tin sụp đổ". Anh hãy nhìn 1 cách khách quan vào 2 cuộc chiến, đặt lợi ích của dân tộc lên trên lợi ích cá nhân chứ đừng nên cố đi phủ nhận những cái mà ngay cả người Pháp, người Mĩ và cả thế giới cũng công nhận là chính xác. /:)
 
Trịnh Thường Trường An đã viết:
--Hay nói đúng hơn là anh giai của em không khoái hiệp định Geneva :)) và đang cố tìm cách phủ định ý nghĩa của hiệp định này. Có phải ý anh muốn nói là chúng ta không thích hiệp định Geneva để anh bao biện cho cái chính phủ đầy tham nhũng của Ngô Đình Diệm.
--Hãy thử so sánh 2 bên: Pháp và Việt Minh
----Nhìn lại về lịch sử, Pháp là nước bại trận trong chiến tranh thế giới thứ 2, họ muốn chiếm lại các thuộc địa như Việt Nam và Algeria để khôi phục kinh tế. Nhưng nếu chi phí chiến tranh quá lớn, vượt quá sự chịu đựng của nước Pháp thì Pháp sẽ phải nhả ra thôi. Anh đừng quên rằng nước Pháp từng là 1 cường quốc và họ có cái tự ái riêng của họ, vì vậy họ muốn thắng mà có thua thì thua trong danh dự, tức là trong trường hợp xấu nhất thì ngồi vào đàm phán và kí hiệp định sau 1 trận quyết đấu chứ không phải là ra lệnh cho binh sĩ cuốn cờ rút quân về nước như những tên hèn nhát.
----Còn về phía mình, chúng ta cũng muốn chấm dứt chiến tranh càng sớm càng tốt để còn khôi phục kinh tế nhưng phải dựa trên cơ sở độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. Phía Pháp không đồng ý nên chiến tranh là không tránh khỏi. Mà thưa anh giai của em, anh lấy bằng chứng gì để nói rằng chúng ta đủ sức đánh Pháp thêm 10 năm, hay 20 năm nữa. Nước Pháp thời đó yếu nhưng lại đang có viện trợ của Mĩ nên dù không có thuộc địa họ vẫn có thể khôi phục kinh tế. Còn chúng ta thì không có cơ hội đó, đất nước chúng ta đang có chiến tranh, phải tìm mọi cách để đưa quân xâm lược ra khỏi Tổ Quốc càng nhanh càng tốt, đó là mục tiêu hàng đầu.
--Anh có nói là Thế sau khi thắng Pháp ngoài việc "mời" nó về nước thì anh giai của em muốn gì bây giờ. Muốn tiêu diệt đến tên Pháp cuối cùng chắc.
--Còn cái "thất bại chính trị" mà anh nói là cái gì mới được chứ. Người Việt Nam chúng ta sau sống lầm than trong cảnh xiềng xích của thực dân, phong kiến rồi lại đến phát xít Nhật chỉ mong muốn ổn định làm ăn. Chúng ta "mời" quân đội Pháp rút lui hoàn toàn khỏi Việt Nam là chiến thắng cho nhân dân rồi. Nhân dân là trên hết, mà anh thử hỏi ông Diệm xem ông ấy đã làm gì cho người dân miền Nam, tiền viện trợ thì đút túi, dân muốn theo Phật thì đàn áp, dân kêu đói cũng đàn áp. Mà anh nên nhớ rằng sở dĩ các chính phủ Cộng sản ở Việt Nam, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên dù không có viện trợ Mĩ nhưng nhân dân hồi đó vẫn tin vào họ là bởi vì họ cung cấp 3 nhu cầu thiết yếu: giáo dục, y tế và đất sản xuất cho người dân vào buổi đầu của nền độc lập, dù là miền xuôi hay miền ngược.
Chú viết thế này đơn giản vì chú chưa hiểu rõ thực chất hiệp định Geneve. Hiệp định Geneve, ngay cả những người cộng sản VN cũng phải công nhận, là một thất bại chính trị của Việt Minh, là một cuộc phản bội trắng trợn của Trung Quốc đối với Vn. Người Việt mong muốn gì trong Geneve ấy à? Là độc lập, đơn giản thôi. ko phải là một đất nước phân đôi, một đất nước vẫn có sự hiện diện của thực dân Pháp. Chiến thắng ĐBP với bao nhiêu xương máu đổ ra đủ để cho Việt Minh có quyền yêu cầu điều đấy, nếu họ được TQ và Nga ngố trợ lực. tuy nhiên cục diện cuối cùng thì hơi bị tệ hại.

các đoạn sau chú viết thì anh thực sự không rõ chú định nói cái gì nên anh xin không trả lời. tuy nhiên, có 2 cái này phải nói rõ:
1. miền Nam không hề tệ hại như chú tưởng. chú nói tới chuyện miền Nam đói nghèo quằn quại, anh ko hiểu chú đọc đâu ra. nhưng kinh tế miền Nam thời đó, miền Bắc phải gọi bằng cụ. tất nhiên là nông thôn dân vẫn nghèo, nhưng ít ra là thành thị chúng nó cũng khá.
2. anh không phải là người học sử. chỉ đọc sử vì cần cho nghiên cứu của anh. tuy nhiên anh thích sử phải trung thực và khách quan. cái gì anh biết thì bảo là anh biết, ko biết thì nhận là kô, anh nhớ mang máng thì anh bảo nhớ mang máng... chú đừng chỉ trích anh mấy cái đấy làm gì, vô nghĩa lắm.
 
Nguyễn Vĩnh Nam đã viết:
Lập topic này, quả là hơi liều, nhưng có thể thấy rõ ràng một điều là có quá nhiều người hoàn toàn hiểu sai lệch về cuộc kháng chiến, và thậm chí là hơi tự hào về vốn hiểu biết chắp vá của mình, em nói anh đấy anh long ạ
Em thử hỏi anh long một câu: anh hiểu thế nào là diễn biến hòa bình. Anh long suy nghĩ mĩ quá, hình như đã quên rằng mình là người việt nam, anh quan niệm những cái là em an được học là sách vởi, thế nhưng cũng mừng là sách của người việt nam anh ạ, còn em thì chẳng biết anh google ở đâu ra được một loạt mấy cái thông tin sốt dẻo đấy, phải cái nhận định của anh thì nực cười không thể tả được. Anh có biết vụ thiên nam môn không, người ta cũng chỉ cần dựa vào những sinh viên như anh thôi, luôn coi cái tôi của mình là đúng đắn, thích bình phẩm một cách vô thưởng vô phạt về những vấn đề đi ngược với thực tế. Cũng may bây giờ ở việt nam chưa có cái vụ nào, giá mà ở thời anh thì anh cũng đến đi phát động rồi nhỉ.
Chính trị là một vấn đề rất khó, và nó cũng không chỉ có hai câu trả lời là đúng hay sai. Anh đúng không có nghĩa là tôi sai, nếu cả hai cùng sai thì cũng không có gì là bất hợp lí. Dĩ nhiên là cần cứng rắn, cần thanh trừng một cách lạnh lùng những gì làm hại đến lợi ích của mình. Thậm chí em còn biết hẳn một chuyện là một người bạn của ba em đã phải chịu một kiểu tra tấn cân não của chình những người cộng sản, thế nhưng nếu đem đặt lợi ích của cả một dân tộc lên trên thì sẽ thấy ngay là chẳng có gì là đặc biệt anh ạ. Cái đặc biệt em lại thấy là ngay trên topic này, lại có một người việt nam suy nghĩ chẳng ra sao về tổ quốc của mình. Và để làm rõ cho topic này, thì em xin được trân trọng giới thiệu: anh long, một thành quả vĩ đại của cuộc chiến hòa bình của mĩ, đã nhận thấy được cái anh hùng giả tạo trong cuộc kháng chiến của ta. Còn nếu muốn nhận xét về anh long thì em nói thật là em phát tởm những suy nghĩ của anh, em nghĩ rằng với cái thông minh lí luận của anh thì anh sẽ có thể trở thành một thiên tai đấy. Em cũng gửi lời chúc mừng anh vì anh đã đi đúng đường của thần tượng mình : ngô đình diệm, một người có tài và có tinh thần dân tộc cao


Khi nào hiểu biết nhiều hơn người ta thì cậu hẵng xấc. Giờ biết ít thì trước hết phải lắng nghe, nghe không lọt tự động tìm tài liệu mà phản chứng. Tớ thật, mai lên trường xin thôi học về nhà đọc sách đi nhé.

Dạo này bác Long tâm huyết với tổ quốc đồng bào thế :mrgreen:
 
To Hoang Long: Đoạn chú viết về hiệp định đúng là ngụy biện. THeo lý luận của chú thì vì người CS "ghét" hiệp định nên có cớ là họ phá. Chú sai về cơ bản. Thứ nhất là người CS ghét hiệp định là vì có chia đôi đất nước. Vậy nếu có thể tuân theo hiệp định mà ko chia cắt đất nước thì ai phá nó làm gì. Chính vì có kẻ âm mưu chia cắt hai miền lâu dài cho nên mới xảy ra chiến tranh. Theo hiệp định thì năm 56 phải tuyển cử. Ko cần ai phá hoại cả, chỉ nói rằng năm 56 ko có tuyển cử nữa thì tức là hiệp định đã vô giá trị - những đoạn sau 56 ko có cái gì họi là vi phạm hiệp định cả.
 
Về vụ lý do Mỹ vào VN: đương nhiên lý do Mỹ vào VN là do cái thuyết domino rồi. Nghĩa là nhằm bảo vệ quyền lợi của mình, Mỹ quyết định tấn công một nước ko trực tiệp đe dọa họ. Nếu muốn "chính nghĩa" và "phủ đầu" thì phải đánh thằng LX và TQ kìa. Hơn nữa chú nói Mỹ vào VN lấy cớ là Bắc Việt vi phạm hiệp hịnh (rồi còn phân tích là tiền lệ ở Mỹ thế này thế kia nghe buồn cười) nên anh mới phải hỏi chú là ở đâu ra cái lý luận ấy thế.

Về MTGPVN: Ở đây chú muốn tranh cãi cái gì thế? Tranh cãi về pháp lý hay là về tình cảm? Nếu về pháp lý thì MTGPVN giá trị của nó chẳng kém gì VNCH cả (vì thế năm 72 ngồi ngang VNCH). Về tình cảm chú bảo MTGP nghe lệnh miền Bắc thế thì VNCH có phải Mỹ dựng lên ko, có nghe lệnh của Mỹ ko (chính xác ra thì có lúc định ko nghe nên mới lãnh quả chống tăng).

Vụ "nếu thế này thế kia": Chú hỏi thế thì quả là ko ai trả lời nổi vì sự nó lại ko xảy ra như thế. Tuy nhiên anh cũng hỏi lại chú là nếu ko có vụ tàu Madoc thì liệu Mỹ có leo thang chiến tranh ở Việt Nam và tiến hành đánh phá miền Bắc ko? Trước khi trả lời rằng vì kinh tế thế này thế khác thì chú thử nghĩ xem nếu ko có quân Mỹ hiện diện ở miền Nam thì cục diện chiến tranh sẽ như thế nào nhé (tip: xem lại diễn biến 1975).
 
anh Trung oi ,cho em hoi cai nay ,em thac mac rang vai tro cua mat tran giai phong mien nam viet nam trong thoi ky do co duoc quoc te cong nhan ngay tu dau ko ,hay la sau nhung vu negotiations voi Hoa Ky ,mtgpmnvn moi co vai tro ngang voi chinh phu quoc gia Viet Nam Cong Hoa , trong sach lich su lop 12 noi rang tinh den 30-4-1975 ,thi co 75 quoc gia dat quan he voi Vietnam dan chu cong hoa ,trong khi do thi 76 quoc gia dat quan he voi chinh phu cm lam thoi cong hoa mien nam viet nam (mtgpmnvn) ,tai sao lai co su khac biet do ,trong khi ma tat ca moi nguoi deu thua hieu rang mtgpmnvn thuc chat la do cong san Mien Bac dung len .
 
bác Long đã viết:
Anh thực sự không nhớ được ngày tháng chính xác nhưng nếu chú đã nói thì chắc là đúng rồi. chuyện quân Mỹ phản ứng nhanh là chuyện hoàn toàn xảy ra được. Đó đang là thời chiến tranh lạnh, ballistic missile của Nga ngố bắn ở Đông Âu sang đến Tây Âu hết có 20' bọn Mỹ nó còn phải nghĩ ra cách để phản ứng kịp nữa là đây là mấy ngày. Hơn nữa, hành động ném bom là hành động mang tính trả thù, để cho Bắc Vn thấy là Mẽo ko dễ bị dằn mặt và do đó phải diễn ra càng gần với thời điểm Maddox càng tốt chứ nếu để độ vài tuần thì còn ra gì nữa? trong hồi ký của McNamara có nói khá kỹ về giai đoạn này, chuyện Johnson thu thập thông tin và quyết định có phản ứng lại hay không ra làm sao. Anh thì ko nhớ làm vì không để ý kỹ nhưng mà từ những gì anh nhớ mang máng thì thời gian phân bố rất hợp lý.

Bác có thể nói về quá trình dẫn đến việc ném bom trả đũa của Mỹ không, tương đối thôi cũng được. Còn đúng theo tinh thần cẩn thận của Mỹ thì đầu tiên phải có báo cáo từ tàu Maddox, kiểm tra báo cáo ấy xem nguyên nhân tấn công là gì, tàu tấn công là hải quân VNDCCH hay TQ, tính toán những ảnh hưởng đến KT, NG nếu gây ra chiến tranh rồi mới quyết định có đánh trả đũa không, mức độ trả đũa thế nào. Rồi phải trinh sát mục tiêu, lập kế hoạch, bố trí lực lượng.... Tấn công không chỉ vào các căn cứ HQ của VNDCCH mà đánh cả vào kho dầu ở Vinh trong đất liền.
Với tính chất mục tiêu và diễn biến như thế theo quan điểm của em với 2 ngày không thể chuẩn bị kịp.


Minh đã viết:
anh Trung oi ,cho em hoi cai nay ,em thac mac rang vai tro cua mat tran giai phong mien nam viet nam trong thoi ky do co duoc quoc te cong nhan ngay tu dau ko ,hay la sau nhung vu negotiations voi Hoa Ky ,mtgpmnvn moi co vai tro ngang voi chinh phu quoc gia Viet Nam Cong Hoa , trong sach lich su lop 12 noi rang tinh den 30-4-1975 ,thi co 75 quoc gia dat quan he voi Vietnam dan chu cong hoa ,trong khi do thi 76 quoc gia dat quan he voi chinh phu cm lam thoi cong hoa mien nam viet nam (mtgpmnvn) ,tai sao lai co su khac biet do ,trong khi ma tat ca moi nguoi deu thua hieu rang mtgpmnvn thuc chat la do cong san Mien Bac dung len .

Thực chất thì nó thế, ai cũng hiểu thế. Nhưng mà trên giấy tờ thì nó khác.
MTGPMNVN trên danh nghĩa là chính quyền của người dân miền Nam (mặc nhiên không công nhận chính quyền VNCH là đại diện cho miền Nam). Do đó trong quan hệ ngoại giao thì VNDCCH và MTGP là 2 chính quyền khác nhau của 2 miền, có quốc kì, quốc ca, quân đội.... riêng. VNDCCH chi viện cho MTGP với danh nghĩa "ND miền Bắc giúp đỡ cuộc đấu tranh của ND miền Nam mà đại diện chính thức là MTGP". Bộ đội miền Bắc vào Nam là thuộc biên chế của "Quân giải phóng miền Nam"-lực lượng của MTGP.
MTGP được các nước XHCN và một số quốc gia Scandinavi, Trung Đông, châu Phi và Mỹ Latinh công nhận, khoảng >20 nước. Sau 30-4 có thêm các quốc gia Tây Âu (trong đó có Pháp) khoảng >20 nước nữa.
Do đó sau 30-4-1975 phải có hội nghị hiệp thương giưa VNDCCH đại diện cho miền Bắc và CPCMLTCHMNVN đại diện cho miền Nam thì mới chính thức thống nhất.

MTGP ra đời nhằm hợp thức hóa cuộc kháng chiến của miền Nam, bác lại luận điệu "CSBV xâm lược miền Nam". Cũng nói thêm là LX từng có ý định để cả 2 miền cùng gia nhập LHQ nhưng bị VNDCCH phản đối.
 
Thực sự thì mình ko hiểu nhìu lắm về lịch sử,có lẽ minh sẽ về tìm hiểu thêm,nhung là một hs minh chưa hiẻu rõ về lí tưởng của minh trong tương lai.Nhiều khi nghe về những tiêu cực ở VN như tham nhũng,cán bộ làm việc vô trách nhiệm hay chỉ cần đến bệnh viện xem cách bac sĩ đối xử với bệnh nhân là minh thấy ko hi vọng gi.Nhưng minh biết còn nhìu điều tốt đẹp trên đnc ta.
Bàn về Dbhb,cuọc đấu tranh giữa cnxh và cntb,minh nghĩ dó ko chỉ diễn ra ở chiến trường,thương trường mà ngay trong suy nghĩ của thanh thiếu niên bh.(bao gồm cả mình)
Quan điểm của minh về quan hệ của Mĩ với Vn hiện tại ko gay gắt lắm.Đó chỉ là việc xảy ra với mọi quốc gia trên thế giới,cũng là cach để mỗi đnc khẳng định khả năng của bản thân mình trong thời đại kttt này.Trên thực tế VN có vẻ đang thế trên mặt trận nay.Chân lý thuộc về kẻ mạnh mà.(như mấy lần thất bại trong kiên tụng với Mĩ đó).
Thực sự dù hi vọng nhưng mình vẫn chưa thấy le loi ti nào vê việc vn sẽ ko như Hàn Quốc,Thailan cả.
Còn về chiến tranh giải M-V trước đây thì chỉ những gi mình dc nghe về sự hi sinh của nd Vn thời đó là đủ khăng định ai đúng ai sai rồi.
 
Thật sự, có đôi lúc tôi cảm thấy mình như đang ở ngã ba đg`, hàng ngày đi học ở trường,ngoài nhg kiến thức thầy cô dạy,tôi còn đc nghe về nhg điều tiêu cực ở nc mình, ko chỉ đơn giản là sự đối xử của các bác sĩ đối với bệnh nhân như TA nói mà cả tham nhũng, rồi cả "một XH làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu" mà CNXH hướng tới, liệu có thể thành hiện thực đc không ?
-Thật không công bằng khi năng lực khác nhau nhg thành quả đc hưởng thì lại như nhau
-Làm sao có thể có đủ của cải để duy trì một XH như thế trg mọi tình huống
-Để tồn tại XH này thì con ng` phải từ bỏ mọi tính xấu như lòng tham, sự đố kỵ,.. - một điều không tưởng.
...
Nói như vậy nhg tôi cũng không thể phủ nhận rằng đc sống trg một đất nc hòa bình như thế này là một điều quá may mắn rồi, còn hơn là suốt ngày phải nơm nớp lo sợ vì khủng bố này nọ,...Điều cuối cùng mà con ng` mong muốn đạt đến là j chứ, tiền bạc, danh phận, tôi chả mong vậy, chỉ mong đc sống trg hòa bình là hạnh phúc lắm rồi :)
Hôm nay bon chen vào chủ đề CTrị này, hỉu bít còn hạn hẹp, rất mong mọi ng` chỉ giáo , nếu lời lẽ có hơi phản động thì cg mong mọi ng` bỏ quá cho nhé :)
 
Khi nào hiểu biết nhiều hơn người ta thì cậu hẵng xấc. Giờ biết ít thì trước hết phải lắng nghe, nghe không lọt tự động tìm tài liệu mà phản chứng. Tớ thật, mai lên trường xin thôi học về nhà đọc sách đi nhé.
lại thêm một bác yêu nước mĩ, bó tay. Thế mới biết nó mị dân khéo thế nào
 
Bàn về lịch sử, chúng ta nên nhận thấy một điểm mà sách sử VN không thể hiện được đúng: chiến thắng của chúng ta không phải là chiến thắng tuyệt đối, mà chỉ là chiến thắng tương đối, vì thế kể cả khi chúng ta được coi là "người chiến thắng", chúng ta vẫn ở thế yếu (hoặc là không phải ở thế áp đảo). Mọi quyết định đều nằm trong tay "kẻ thua"
 
Thật ra thì nếu khéo léo hơn một chút chúng ta đã có thể tranh thủ tốt hơn rất nhiều cái thế thắng của mình. Hơn nữa mọi ngừoi cần rất tỉnh táo trong chuyện hiểu thế nào là "thắng". Chẳng hạn về mặt quân sự thuần túy thôi thì ngay cả khẩu hiệu thời chiến cũng là "M cút, N nhào" chứ ko bao giờ ta mơ tưởng đến chuyện "M nhào" được (mà ta cũng ko có motivation gì để làm chuyện đó). Kể cả với Pháp hay Mỹ thì cách đánh vẫn là đánh đến khi kẻ thù cảm thấy mệt mọi ko thể tiếp tục can thiệp/chiếm đóng Việt Nam. Chỉ với VNCH thì mới cần phải, và có thể, đánh đến cùng nếu cần thiết.
 
lại thêm một bác yêu nước mĩ, bó tay. Thế mới biết nó mị dân khéo thế nào

Mình kô muốn nói đến mass media culture của Mỹ, Mẽo, muốn gọi sao cũng được, bạn nào nghĩ mình bênh vực Mỹ cũng mặc kệ.....nhưng xin bạn hãy dùng những dẫn chứng cụ thể những lý lẻ thuyết phục để đưa ra ý kiến của mình ...mình cực tuyệt phản đối kiểu nói người ta "mị dân" này "mị dân" hay bất cứ 1 kiểu gán ghép nào mà kô có chút 1 bằng chứng cụ thể, lý lẻ chính đáng. Đó là lăng mạ, tổn hại uy danh của người khác chứ kô phải là thảo luận.

Mình tin ở tự do ngôn luận, với điều kiện là phải có lý lẽ, dẫn chứng...và quan trọng hơn cả là tôn trọng.

Xin lỗi nếu như mình đã quá lời với ai.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nguyễn Ngọc Anh đã viết:
"một XH làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu" mà CNXH hướng tới, liệu có thể thành hiện thực đc không ?

--Bạn cho phép mình đính chính lại 1 tí là "cho theo khả năng và nhận theo công việc" nha :D

Nguyễn Công Thành đã viết:
Bàn về lịch sử, chúng ta nên nhận thấy một điểm mà sách sử VN không thể hiện được đúng: chiến thắng của chúng ta không phải là chiến thắng tuyệt đối, mà chỉ là chiến thắng tương đối, vì thế kể cả khi chúng ta được coi là "người chiến thắng", chúng ta vẫn ở thế yếu (hoặc là không phải ở thế áp đảo). Mọi quyết định đều nằm trong tay "kẻ thua"

--Em xin đồng ý với anh Thành về quan điểm này. Vì sách sử của ta chưa viết thật khách quan nên nhiều người cứ tưởng là ta "thắng to" trên mọi mặt trận, và khi phải đối diện với sự thật phũ phàng thì họ lại nghĩ là ta thua toàn diện. Ví dụ là ta đuổi được Mĩ nhưng lại bị Mĩ cho "ăn" cái lệnh cấm vận 10 năm (1979-1989), bình thường hóa quan hệ và "tự do thương mại" mà đường vào thị trường Mĩ vẫn còn cản trở.

Trần Thiên Phước đã viết:
...mình cực tuyệt phản đối kiểu nói người ta "mị dân" này "mị dân" hay bất cứ 1 kiểu gán ghép nào mà kô có chút 1 bằng chứng cụ thể, lý lẻ chính đáng

--Em xin lấy 2 ví dụ được không ạ.

1. Nói về kiện cá ba sa của Mĩ với Việt Nam thì có người sẽ nói Việt Nam không tôn trọng luật Mĩ. Nhưng còn vụ kiện tôm sau đó có cả Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Thái Lan, Ecuador, Brazil thì không thể nói là cả 6 nước này cùng không tôn trọng luật Mĩ theo cùng 1 kiểu được. USITC sau đó đã tuyên bố tôm đông lạnh của cả 6 nước gây ảnh hưởng đến tôm Mĩ :)). Nguyên nhân là do 6 nước bị kiện đang là nước đang phát triển, giá nhân công rẻ hơn Mĩ, các công ty Mĩ thuê nhân công Mĩ với giá cao hơn cạnh tranh không lại là phải. Và nhân công rẻ cũng là 1 trong những nguyên nhân mà công ty Mĩ đầu tư vào các nước đang phát triển, và nói là muốn "đóng góp cho sự phát triển của các bạn" (đúng nhưng chưa đủ)

2. Mĩ và EU cũng kiện nhau tơi bời luôn :D, ông EU thì nói là Mĩ trợ cấp cho Boeing, ông Mĩ thì nói là EU trợ cấp cho Airbus, vi phạm tự do thương mại:D. Theo ý kiến của riêng em thì cả 2 ông... cùng trợ cấp cả:D. Chẳng qua là vì kì phùng địch thủ, cạnh tranh bất phân thắng bại nên giở võ ăn vạ, bảo là thằng kia phạm luật.

Vì thế nên báo Tuổi Trẻ có nói rằng: "Nên tập sống chung với... kiện bán phá giá" :D


--Trong khi đó thì Mĩ vẫn nói về "tự do thương mại" làm khối nước tưởng bở. Mà nếu là có tự do thương mại thật, toàn cầu hóa đem được cả cái lợi cho người dân nước kém phát triển thì làm sao có chuyện ông Tướng Macro bắt chước Che Guevara chui vào rừng làm "cách mạng chống toàn cầu hóa" và được dân Mĩ Latinh ủng hộ nhỉ :D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Mối quan hệ giữa Mỹ và VN, tôi cg chẳng dám nhận xét j nhiều, nhg sau nhg j mà nhân dân ta đã phải trải qua, ít nhất là qua nhg j tôi đã đc chứng kiến qua TV báo đài hay đơn giản chỉ là nhg câu chuyện mà tôi đc nghe ông tôi kể khi ông tham gia cuộc chiến đó, chứng kiến cảnh ông tôi đau lên vì nhg vết thương như thế nào khi trời mưa gió thất thường... , có 1 điều mà tôi thắc mắc là tại sao ng` dân VN lại có thể tha thứ một cách dễ dàng như thế, như lần Bin Clinton đến VN, mọi ng` xúm đông xúm đỏ kéo đến...xem ,tắc cả đg`, cờ hoa chào đón ngập trời...
Có thể có n` lí do, lí do Ktế, Ctrị khi Mỹ là 1 đất nc quá hùng mạnh, hay là sự hiếu kỳ của nhiều ng` dân mình, Ctranh ,nỗi đau CT và lòng thù hận chả ai muốn khơi dậy làm j nhg cg ko nên vì thế mà phải nên bỏ qua một cách hoàn toàn và dễ dàng như thế và nhg ng` trẻ tuổi cg nên đc biết về nhg nỗi đau đó . Con ng` VN hiền hòa,hiếu khách và thân thiện, đó là một điều tốt nhg trg TH này tôi thấy sự hiếu khách đó có hơi quá chăng, liệu nó có khiến cho nhg bạn bè nc khác có suy nghĩ sai lệch về nc ta không ?

Trịnh Thường Trường An đã viết:
--Bạn cho phép mình đính chính lại 1 tí là "cho theo khả năng và nhận theo công việc" nha
Giải thích rõ hơn đc không, hiểu biết CT của mình non kém lắm :)
 
thế những gia đình có người chết bởi chiến tranh việt nam-mỹ,những con người bị ảnh hưởng tang thương của chiến tranh mỹ để lại

giỏi nói nhiều thì trình bày với họ đi ???


đã là người việt nam thì ko bao h đựoc quên những nỗi đau của dân tộc,thế thôi

còn chuyện quan hệ với chúng thì mình ở thế ko thể chống đỡ,phải rất cẩn thận và thật khôn khéo thì mới ổn,ko thì khổ dân thôi :D
 
thật ra thì em chẳng hiểu lắm về chính trị,nhưng thấy nói về chiến tranh Việt Nam - Mỹ thì cũng hay đấy .Em cũng để ý thấy Mỹ dạo này có vẻ "quan tâm" quá mức đến Vn .Mà trc đây Vn và Mỹ đã có lục đục thì cớ sao lại quan tâm làm chi ???Hơn nữa ,em ghét cái ông Bush đó :D Nhìn cái mặt ổng gian thế kia cơ mà .(Vậy mà ko hiểu sao ông ta lại đắc cử lần 2 chứ nhỉ ??)Chắc chắn là ông ta có âm mưu chi đó với Vn rồi :D
Dạo này tỉnh em có nhiều người Mỹ đến lắm .Em có quen 1 ông tên là Wendley ,đến vì 1 dự án mang tên là dự án chia sẻ .Cũng chả hiểu cái dự án đó làm cái chi ???
 
Back
Bên trên