Hoàng Long đã viết:
Chú cho là các nước Cộng sản đi theo Nga Sô là vì họ thích thế à? Vụ Berlin năm 89 và vụ sụ đổ của khối Đông Âu năm 91 thì giải thích như thế nào? Sự chia cắt của châu Âu là kết quả của vụ chia chác Yalta. Nga, Mỹ, Anh là kẻ thắng và mạnh nên họ làm theo ý của họ. Hồng Quân Nga sao thế chiến nắm giữ phần đất Đông Âu, Mỹ muốn đuổi cũng ko đuổi được, thế cho nên mới có kiểu chia chác như thế. Nước chịu thiệt thòi nhất là Ba Lan có muốn nói cũng chẳng nói được gì. Họ vẫn luôn cho rằng Mỹ bán đứng họ trong vụ yalta đấy.
--Anh ơi, em đã nói ở phía trên là lí tưởng là tốt, nhưng khi các nhà chính trị thực hiện lí tưởng đó thì chưa chắc đã tốt. Em lấy 1 ví dụ về LX, còn ở đây là đang nói về Mĩ, để thấy răng lí tưởng tự do mà người Mĩ xây dựng nên chưa chắc đã được chính quyền Mĩ thực hiện.
--Còn nói về thế giới Cộng sản thì không phải là có mỗi LX và Đông Âu. Đông Âu trên thực tế là bức tường do LX dựng nên, điều này thì đúng. Nhưng 1 số nước như Việt Nam, Cuba, Trung Quốc, CHDCND Triều Tiên đi theo Cộng sản là vì... "họ muốn thế" nên không phụ thuộc nhiều vào LX. Chính vì thế nên khi LX sụp đổ thì các nước này tránh được số phận tương tự do có cải cách riêng phù hợp với mỗi nước. Ví dụ là CHDCND Triều Tiên bây giờ vẫn bị Mĩ cho là thù địch mà vẫn cứ "trơ trơ" đó sao, và trong 1 tương lai gần nếu 2 miền Triều Tiên thống nhất hòa bình thì Mĩ lại có 1 đối thủ cạnh tranh mới : vừa mạnh về kinh tế vừa có công nghệ hạt nhân. Cái đó phụ thuộc vào họ thôi, tự do mà.
Hoàng Long đã viết:
Cụ Hồ không popular như chú nghĩ đâu. Sau khi Nam bắc phân chia, dân miền Bắc đổ xô chạy vào Vn là bằng chứng rõ ràng nhất. Cụ Hồ (và ông Giáp) có trách nhiệm lớn trong phát động cải cách ruộng đất và bài công giáo.
--Ở nhiều nơi trên thế giới bây giờ khi nhắc lại chiến tranh Việt Nam lần 1 và lần 2 người ta vẫn không quên 3 chữ : Hồ Chí Minh. Còn về chuyện người công giáo chạy vào Nam là do họ tin vào Chúa, "Chúa" vào Nam thì họ vào thôi, ai cấm. Có 1 số câu chuyện về chuyện Việt Minh bắn vào người Công giáo thì là chuyện không có cơ sở. Chú ý 1 điều là:
trong bất kì đảng phái nào cũng có phái cực đoan. Đảng Cộng Sản không phải ngoại lệ, phái cực đoan trong Đảng Cộng Sản được gọi là Troskist ( lấy tên từ Leonid Trosky, chiến hữu thân thiết của Lenin, cha đẻ của Hồng quân Liên Xô ). Nếu chuyện bắn vào người Công giáo là có thật thì đó là do các phần tử này bắn đơn lẻ do cho rằng "họ chạy theo TB nên phải chết", cũng giống như Cách mạng Pháp thời Jacobin thi hành chính sách "thanh lọc" thôi mà, cái chuyện thời cách mạng ( hoặc bạo loạn) mà có tin là phe nào bắn vào dân thường đã thành quy luật lịch sử rồi. Nói thế không có nghĩa là em ủng hộ việc bắn bừa bãi vào dân thường đâu. Dù gì thì đó cũng chỉ là giả thuyết. Mà nên nhớ 1 điều: trong bất kì cuộc cách mạng (hoặc bạo loạn) nào thì phái cực đoan luôn là nòng cốt của lực lượng cách mạng ( hoặc bạo loạn ) đó, không có lực lượng này thì cách mạng sẽ tan rã.
--Còn 1 điều đáng lưu ý về vấn đề này là :
tại sao người miền Bắc chạy vào miền Nam mà không gặp cản trở cấp chính phủ ( còn ở địa phương thì có thể vẫn bị các Troskist bắn)
mà người miền Nam đi theo Cộng sản lại bị chính quyền Diệm đưa ra ngoài vòng pháp luật ( theo luật 10/59 ) và bị đàn áp.. Đó có phải là tự do, bình đẳng, bác ái không nhỉ.
--Còn về chuyện cải cách ruộng đất thì chúng ta lại mắc vào sai lầm của LX, quá cực đoan. Đó cũng là do tư tưởng của Cộng Sản là chỉ có liên minh công-nông mà họ quên mất là xã hội nào cũng cần đến trí thức. Tuy nhiên, đó cũng là 1 bài học đau lòng đáng ghi nhớ : không nên máy móc theo lý thuyết dù lí thuyết đó đúng.
---Mà kể cả ở nước Mĩ vào cuối thế kỉ 19 cũng có tư tưởng xây dựng nhà nước do công-nông lãnh đạo, gọi là Populism, tạm dịch là chủ nghĩa dân túy. Đỉnh cao của phong trào này là đảng Populist liên kết với đảng Dân chủ ( ứng cử viên của Populist là William Jenning Bryan) để cạnh tranh với đảng Cộng hòa( ứng cử viên là William McKinley) trong cuộc bầu cử năm 1896. Tuy có lúc bên Populist hơn nhưng phe Cộng hòa vẫn thắng. Sau đó thì đảng Populist tan rã do mục tiêu của Đảng là Free Silver ( dùng bạc thay thế vàng trong dự trữ, có lợi cho dân chúng) tiêu tan khi người ta tìm thấy vàng ở Nam Phi và Alaska, làm giá vàng giảm. Hiện nay thì Populism, chủ nghĩa dân túy vẫn còn và chúng ta có thể thấy vài nét quen thuộc của nó trong chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn và chủ nghĩa Cộng sản.
--Trở lại chuyện của Việt Nam nhà mình
Hoàng Long đã viết:
Một tay ông ấy( Ngô Đình Diệm) lấy lại chính quyền từ Pháp
--Còn tay kia thì vẫn phải xin viện trợ của Mĩ
Hoàng Long đã viết:
Ông Diệm thì hoàn toàn không phải là bù nhìn Mỹ. Ông ta là người có tài và có tinh thần dân tộc cao, luôn muốn độc lập khỏi Mỹ. Thất bại của ông ấy phát xuất từ tinh thần độc tài gia đình trị và bài Phật giáo. Những giá trị này đem áp dụng vào một miền Nam, mảnh đất của những người bỏ quê hương ra đi với hy vọng tìm lấy dân chủ và tự do tông giáo, thì tất nhiên là ko thể thành công được.
--Nói Ngô Đinh Diệm có tài không phải là sai vì Bác Hồ đã có lần mời ông ta vào 1 ghế bộ trưởng trong chính phủ VNDCCH, nhưng vì xung đột tư tưởng nên ông ta vào miền Nam làm Tổng thống VNCH, theo ý kiến của riêng em thì suy nghĩ của ông ta hơi ích kỉ, lúc Tổ quốc đang lâm nạn thì nên hướng tới lợi ích chung đầu tiên. Ở đây có 1 vấn đề là viện trợ của Mĩ đưa cho Ngô Đình Diệm ban đầu
không phải là để tiến hành chiến tranh, mà là để nâng cao mức sống của người dân nhằm xây dựng dân chủ "kiểu Mĩ". Nhưng chính như người Mĩ nói: chính quyền của ông Diệm thối nát quá nên viện trợ không đến tay người dân mà đi vào tài khoản của các viên chức chính phủ VNCH. Điều này dẫn đến sự bất mãn và rồi gây ra bất ổn chính trị. Chính quyền Diệm nhanh chóng ra tay đàn áp các phe đối lập, trong đó có Cộng sản, điều đáng nói là cách đàn áp quá dã man, gây cho dân thường tâm lí sợ hãi và chống đối. Năm 1960, chính phủ Hồ Chí Minh ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân miền Nam dưới sự lãnh đạo của Mặt trận dân tộc giải phóng, ban đầu là 1 liên minh chống Diệm. Nhưng Mặt trận giải phóng lại dùng chiến thuật du kích đánh tỉa, quân đội VNCH huấn luyện tồi, tổ chức kém, kỉ luật lỏng lẻo nên dù có nhiều tướng tài vẫn không đàn áp được Mặt trận mà còn bị tổn thất nặng. Đến lúc này thì Diệm phải cầu cứu đến cố vấn quân sự Mĩ. Phía Mĩ do lo ngại miền Bắc nên có ý đưa quân vào miền Nam. Diệm không chịu và thế là năm 1963, ông ta bị bắn chết trong 1 cuộc đảo chính của quân đội có sự nhúng tay của CIA, vài tháng sau thì Tổng thống Mĩ John Fritzgeral Kenedy, người chống ý tưởng triển khai quân Mĩ ở Việt Nam mà chỉ cử cố vấn và viện trợ, cũng bị "bắn bỏ". Chuyện sau đó thì ai cũng biết.
Cuộc chiến Việt Nam lần 2 ban đầu đơn thuần chỉ là cuộc đấu tranh chống một chính quyền thối nát, đàn áp người dân như chính quyền Ngô Đình Diệm. Rõ ràng là không có bóng dáng của Mĩ và LX, Trung Quốc. Sau khi đưa Nguyễn Văn Thiệu lên làm Tổng thống bù nhìn, Mĩ đưa quân vào miền Nam và mở rộng ném bom miền Bắc. Liên Xô, Trung Quốc thấy "đàn em" bị đánh nên vào cuộc , Liên Xô còn "gọi hội" là Đông Âu vào nữa
, Mĩ thì cũng không kém, cũng dùng kinh tế làm áp lực để gọi thêm đồng minh. Đến lúc đó thì mới có thể coi như là xung đột của CNTB và CNCS.
Hoàng Long đã viết:
bắc Vn chiến đấu mà ko có sự xuất hiện của quân đội ngoại quốc. cái này là sai
--Do có sự tham gia của 2 bên TB và CS nên cuộc chiến Việt Nam lần 2 có nhiều quân đội nước ngoài tham chiến. Miền Bắc thì có lính Trung Quốc, biệt kích Cuba ( mình quen gọi là đặc công) , cố vấn Liên Xô, Đông Âu và Trung Quốc. VNCH thì có Mĩ, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Úc có từ cố vấn cho tới lính thường. Nhưng đúng theo anh Sơn nói thì 2 bên có điểm khác biệt
1. Quân đội nước ngoài ở miền Bắc chịu sự chỉ huy của QĐNDVN nên các tướng của miền Bắc thông thạo tình hình và điều quân có hiệu quả. Còn quân đội nước ngoài ở miền Nam thì chịu sự chỉ huy của Mĩ, kể cả quân lực VNCH cũng bị Mĩ chỉ huy, do đó quân lực VNCH không tự chủ được mà lại bị lệ thuộc vào cố vấn Mĩ, lâu dần sinh ra tâm lí ỷ lại ( điều tối kị trong chiến đấu ), bên cạnh đó các chỉ huy Mĩ cũng không thông thạo địa hình và con người Việt Nam.
2. Quân đội nước ngoài ở miền Bắc là quân tình nguyện nên tinh thần chiến đấu cao hơn quân đội nước ngoài ở miền Nam là lính quân dịch của nước đó.
Hoàng Long đã viết:
VNCH với tư cách là chính phủ của Diệm chứ không phải của Pháp - chưa bao giờ ký hiệp định Geneve. Việc họ từ chối tổng tuyển cử về mặt pháp lý là chẳng có gì sai
--Nếu nói về pháp lí thì đã là
chính phủ VNCH thì dù ai là Tổng Thống cũng phải tuân theo hiệp định, trừ phi Diệm giải tán chính phủ và đổi tên nước. Anh nói như trên là không công bằng cho Việt Nam bây giờ. Hãy tạm xét 2 vấn đề sau:
1. Trước khi ta giải phóng miền Nam, Trung Quốc "giúp" ta chiếm 1 phần Hoàng Sa từ tay VNCH, sau khi VNCH không còn nữa thì Trung Quốc bảo là chỗ này vô chủ, tôi lấy được thì của tôi.
2. Sau khi làm lành với Mĩ, chúng ta vẫn phải trả khoản nợ mà VNCH vay Mĩ để đổi lấy việc được đặt sứ quán ( khu sứ quán của VNCH ). Nếu đúng theo lí lẽ của anh Long thì chúng ta có quyền từ chối trả nợ và tất nhiên là phải mua khu sứ quán mới vì Mĩ cũng có quyền không giao khu sứ quán với lí do là :"VNCH chết rồi". Việc Mĩ giao khu sứ quán đó cho ta để đổi lấy việc ta trả nợ của VNCH cũng gần như tương đương, nhưng Mĩ trao lại sứ quán của VNCH có nghĩa là Mĩ ngầm công nhận chính phủ CHXHCN Việt Nam là chính phủ hợp pháp của nhân dân Việt Nam và có quyền thay thế chính phủ VNCH ở miền Nam. Điều này trong tương lai sẽ có lợi cho nước Việt Nam thống nhất.
---Là người Việt Nam thì em nghĩ là anh nên suy nghĩ 1 tí về 2 ví dụ này và đem đối chiếu với lí luận của mình. Không nên để xung đột của quá khứ làm tổn hại đến lợi ích chung của hiện tại. Chúng ta đang tranh luận để rút ra bài học từ quá khứ chứ không phải là dùng tất cả mọi lí lẽ để thắng cuộc, thế giống con nít lắm.
Hoàng Long đã viết:
Anh thấy chú lý tưởng hóa nhiều thứ được học từ SGK ra quá.
--Báo cáo anh
, mấy cái em nói là lấy trên net xuống, lên mạng thì đầy, kể cả web của lịch sử Mĩ cũng có
Ví dụ
http://www.historyplace.com/unitedstates/vietnam/index.html
Đinh Trọng Thành Trung đã viết:
"Miền Bắc" tấn công "miền Nam" có bao giờ nói là do "miền Nam" không tổ chức tuyển cử ko?
--
)
) riêng về chuyện tuyển cử ở miền Nam thì sau khi nghe xong có lẽ không ai bên vực VNCH đâu, lần đầu tiên miền Nam tổ chức tuyển cử riêng thì chỉ có 2 ứng cử viên là Ngô Đinh Diệm và Bảo Đại. Bảo Đại thì quá mất uy tín nên chẳng ai bầu cả, thế là phải bầu cho Diệm thôi
thế này thì dù có nhìn theo kiểu tự do của Mĩ cũng phải thốt lên :" Quá mất tự do". Còn các lần sau thì chỉ có...1 ứng cử viên là Ngô Đình Diệm
) , câu hỏi là : "Có đồng ý ông Diệm làm Tổng thống không?", quân đội, cảnh sát nằm trong tay ổng nên có điên mới nói là không. "Quá mất tự do" /
Tạ Nam Anh đã viết:
Bản thân mình nhạy cảm với những cái quá. Quá như anh Phước cũng ko hay mà ngược lại quá như Trường An cũng ko nên nốt Giữ cho góc nhìn cân bằng và khách quan, tranh luận sẽ sắc sảo và hay hơn.
--Cám ơn đàn anh nhắc nhở, em sẽ sửa chữa
, anh thông cảm. hì