ANHSTANH & THUYẾT TƯƠNG ĐỐI

Lâm Ngọc Hoài Thương
(mellisa)

Thành viên (sai email)
Một người nhờ Anhstanh giải thích giùm “Thuyết tương đối” của ông một cách dễ hiểu và đơn giản nhất . Anstanh bèn kể cho ông ta nghe một câu chuyện :
Một lần trò chuyện với một người mù, tôi hỏi anh ta có thích uống sữa không. Anh ta thắc mắc:
_Nhưng tôi ko biết sữa là cái gì?
Tôi bèn giải thích :
_Sữa là một loại nước có màu trắng.
_Nước thì tôi biết rồi nhưng màu trắng thì tôi không biết.
_Anh cứ hình dung trắng giống như màu lông của con hạc đó.
_Lông thì tôi hiểu nhưng chưa bao giờ thấy con hạc cả.
_Hạc là một loài chim có cái cổ cong.
Anh ta vẫn chưa chịu thôi :
_Cổ thì tôi biết nhưng cong là như thế nào?
Tôi bèn kéo thẳng tay nah ta ra và bảo : “Đây là thẳng này”. Rồi uốn gấp cánh tay lại và tiếp : “Còn đây là cong nhé. Bây giờ anh rõ rồi chứ ?”. Anh ta cười tươi rói và gật lia gật lịa : “Hay quá, giờ thì tôi đã biết sữa là gì rồi”
Kể xong, Anhstanh kết luận : “Thuyết tương đối của tôi cũng tương tự như vậy đấy”.
 
anh mù tự nhủ: Sữa là nước có cánh tay có thể duỗi ra gập vào được. Thuyết tương đối của Anhxtanh cũng như nước có cánh tay duỗi ra gập vào vậy"
 
Theo tôi hiểu thì Anh xtanh đang giải thích thuyết tương đối cho người khác chứ không phải là anh mù, nếu thật thuyết tương đối được như suy nghĩ của anh mù thì các nhà vật lý đâu phải điên đầu.
 
khong biet minh nghi the nay co sai khong nua
theo minh thi einstein , muon "them " vao khoa hoc nhung thu ma truoc ong nguoi ta chua nghi den duoc (khong thoi gian ,....),dua tren 1 moi quan he voi nhung thu ma truoc day khoa hoc da kham fa ra ( co the hieu nhu : hoc thuyet cua Newton ,la 1 truong hop rieng cua thuyet tuong doi hep ,khi van toc rat nho hon van toc anh sang ,....)
roi bang thuc nghiem (ban tay gap lai) ong da cho thay su dung dan cua thuyet tuong doi
 
Túm lại là có bác nào sành điệu giải thích lại thuyết tương đối một cách khoa học nhưng mà đơn giản tí cho em hiểu với :) Cứ nghe mọi nguời nói thời gian thời giờ, sữa với nước....chửa hiểu.
 
hê hê không phải nghiên cứu tuyết tương đối làm gì nữa vì hiện nay đã có một số nhà khoa học phát hiện ra 1 số hạt có vận tốc nhanh hơn vận tốc ánh sáng . Tuy răng chưa được kiểm chứng nhưng trong tương lai thuyết tương đối của Anhxtanh sẽ sai :D :D: :D

hề hề Chào!!!

Giao lưu
 
thuyết tương đối chỉ chưa hoàn chình thôi ... :D nó mà sai thì loạn mất .
 
Mọi vật đều tương đối ----> thuyết của anhstanh cũng tương đối thôi... không đúng hoàn toàn được đâu... :D
 
Đúng thế chỉ tương đối thôi,vốn ko có gì tuyệt đối mà.
TO anh Tùng :anh nghe ở đâu mà bảo thuyết tương đối sai?
 
Các cô,chú câu bài trong CLB KHKT vớ vẩn quá. Câu thì cũng có ý tưởng 1 chút chứ.
Các hệ tư tưởng thì đều phải qui ra 1 số điều được coi là đúng tuyệt đối. Rồi từ đó mà suy ra các điều khác. Nhưng sự (được là)tuyệt đối đó có thể là tương đối so với 1 hệ khác chính vì thế nên tương đối hay tuyệt đối là 1 mệnh đề có điều kiện, tách ra khỏi điều kiện thì nó vô giá trị.
 
Ờ ờ xem ra mình cũng hiểu tương đối rồi!!!
 
Một sinh viên nhờ Anhstanh giải thích sơ thuyết tương đối (như Hằng hỏi mọi người vậy), Anhstanh trả lời: Nếu cậu ngồi cạnh 1 cô gái xinh đẹp và trò chuyện vui vẻ với cô ta, cậu sẽ cảm thấy 1 giờ trôi qua rất nhanh, còn nếu cô đơn một mình bên đống lừa thì 1 giờ đúng là sự hành hạ đối với cậu. Trong hai trường hợp, cậu cảm nhận thời gian khác nhau. Thuyết tuơng đối cũng như vậy đấy.
Hiểu rõ hơn rồi chứ? (lúc đọc tớ chẳng hiểu thêm gì sất, giải thích như thế thì thà đừng giải thích thì hơn)
1, 2 năm trước, các bác ớ Standford bắn đi một Proton với vận tốc cao hơn ánh sáng (chẳng rõ là hơn nhiều hay không nữa) nhưng kết quả bị bác bỏ. Có một điều không hiểu là lấy gì mà các bác ấy đo đuợc hay nhỉ
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Vũ Xuân Tùng đã viết:
hê hê không phải nghiên cứu tuyết tương đối làm gì nữa vì hiện nay đã có một số nhà khoa học phát hiện ra 1 số hạt có vận tốc nhanh hơn vận tốc ánh sáng . Tuy răng chưa được kiểm chứng nhưng trong tương lai thuyết tương đối của Anhxtanh sẽ sai :D :D: :D

hề hề Chào!!!

Giao lưu

Cùng với thời gian thì nói chung mọi lý thuyết đều sẽ thành sai (ko chính xác) cả. Tuy vậy vận tốc ánh sáng nói riêng chưa chắc đã phủ nhận hoàn toàn thuyết Anhxtanh. Có giả thuyết cho rằng có thể vận tốc ánh sáng vẫn là một ranh giới :). Nghĩa là các hạt có vận tốc nhỏ hơn vận tốc ánh sáng thì sẽ ko bao giờ tăng tốc đủ để đạt đến vận tốc ánh sáng, còn các hạt có vận tốc lớn hơn thì ko thể giảm tốc đủ để bằng hay dười vận tốc ánh sáng được :D. Lạm bàn cho vui chút như thế
 
Hiện nay có 2 thuyết người ta cho rằng có thể sử dụng để mô tả vũ trụ tốt nhất, là thuyết lượng tử (của ai cũng chả nhớ nữa :p) và thuyết tương đối của Anstanh. Unfortunately, 2 cái này lại cãi nhau, chứng tỏ chúng không cùng đúng được, nhưng chưa có ai nói được thằng nào sai cả. Hiện nay các bác như Hawking đang cố combine 2 cái này thành 1 cái gọi là "Thuyết lượng tử hấp dẫn" (nghe đã thấy hấp dẫn rồi) để mô tả "chính xác" vũ trụ. Cái này khó thì rất khó, nhưng cũng không hẳn là impossible (bác Hawkin nói thế)
Còn như Anhstanh thì E=mc^2, vì thế năng lượng một vật có do chuyển động sẽ làm tăng khối lượng của chính nó. Khi vận tốt của nó tiến tới c thì năng lượng để tăng vận tốc của nó là vô hạn (cái này thì impossible) => không thể có cái gì chuyển động nhanh hơn ánh sáng tuốt (tất nhiên cái này chỉ là do bác Anhstanh nói thôi)
Thấy bác Thắng "lạm bàn cho vui", tớ bắt chước tí thôi. Tớ ham vui mà :D Còn thuyết tương đối thì vẫn phải nghiên cứu chứ, để còn tạo ra những thuyết khác chứ (cái này thì đúng là chẳng biết để làm gì nữa :p)
 
Tuyệt đối...

Hoàng Lê Vĩnh Hưng đã viết:
Các hệ tư tưởng thì đều phải qui ra 1 số điều được coi là đúng tuyệt đối. Rồi từ đó mà suy ra các điều khác. Nhưng sự (được là)tuyệt đối đó có thể là tương đối so với 1 hệ khác chính vì thế nên tương đối hay tuyệt đối là 1 mệnh đề có điều kiện, tách ra khỏi điều kiện thì nó vô giá trị.

Chán quá!
Hơn năm nay không ghé vào forum, giờ tạt qua thấy tư tưởng chúng ta vẫn chưa tiến bộ hơn chút nào.
Đã gọi là TUYỆT ĐỐI thì không thể tương đối với bất kỳ cái gì khác cả. Nhớ nhé!
 
Hà Thanh Sơn đã viết:
Hiện nay có 2 thuyết người ta cho rằng có thể sử dụng để mô tả vũ trụ tốt nhất, là thuyết lượng tử (của ai cũng chả nhớ nữa :p) và thuyết tương đối của Anstanh. Unfortunately, 2 cái này lại cãi nhau, chứng tỏ chúng không cùng đúng được, nhưng chưa có ai nói được thằng nào sai cả. Hiện nay các bác như Hawking đang cố combine 2 cái này thành 1 cái gọi là "Thuyết lượng tử hấp dẫn" (nghe đã thấy hấp dẫn rồi) để mô tả "chính xác" vũ trụ. Cái này khó thì rất khó, nhưng cũng không hẳn là impossible (bác Hawkin nói thế)
Còn như Anhstanh thì E=mc^2, vì thế năng lượng một vật có do chuyển động sẽ làm tăng khối lượng của chính nó. Khi vận tốt của nó tiến tới c thì năng lượng để tăng vận tốc của nó là vô hạn (cái này thì impossible) => không thể có cái gì chuyển động nhanh hơn ánh sáng tuốt (tất nhiên cái này chỉ là do bác Anhstanh nói thôi)
Thấy bác Thắng "lạm bàn cho vui", tớ bắt chước tí thôi. Tớ ham vui mà :D Còn thuyết tương đối thì vẫn phải nghiên cứu chứ, để còn tạo ra những thuyết khác chứ (cái này thì đúng là chẳng biết để làm gì nữa :p)

Thuyết lượng tử ( Quantum Theory ) hình như lần đâu tiên đc đưa vào bởi Maxwell , nhưng đóng góp lớn thì phải kể đến Max Born , Erwin Schrödinger với Enstein và đặc biệt là Max Planck .
 
Hà Thanh Sơn đã viết:
...Còn như Anhstanh thì E=mc^2, vì thế năng lượng một vật có do chuyển động sẽ làm tăng khối lượng của chính nó. Khi vận tốt của nó tiến tới c thì năng lượng để tăng vận tốc của nó là vô hạn (cái này thì impossible) => không thể có cái gì chuyển động nhanh hơn ánh sáng tuốt...

Ngay cả thuyết tương đối, cũng như tên gọi của nó, chỉ là tương đối thui. Hiện giờ đã có những thí nghiệm để lật ngược lại vấn đề mà Einstein nêu ra: "Không thể có cái gì chuyển động nhanh hơn ánh sáng!!". Người ta nghi ngờ rằng: vận tốc ánh sáng chỉ là giới hạn của các tốc độ. Nghĩa là: Một vật khi sinh ra có vận tốc nhỏ hơn vận tốc ánh sáng thì sẽ không bao giờ nâng lên bằng được vận tốc ánh sáng. Ngược lại, một vật sinh ra đã có vận tốc lớn hơn vận tốc ánh sáng thì sẽ không bao giờ hạ xuống bằng được vận tốc ánh sáng. Vì rằng chỉ cần tiệm cận với đường giới hạn này, vật thể đã chuyển sang dạng năng lượng khác (không hữu hình).

Đã có những cố gắng (như của Hawking nhiều người khác) nhằm gộp chung cả 2 lý thuyết: thuyết lượng tử và thuyết tương đối, nhưng vẫn chưa thành công. Tương lai là sẽ chỉ còn một thuyết duy nhất chi phối toàn thể vụ trụ, từ chuyển động của các thiên hà khổng lồ tới vận động của các electron bé xíu quanh hạt nhân. Đến bao giờ đây, ai biêt :)
 
Hơ hơ, cái mà Einstein nghiên cứu chỉ tính đến đối với vật chất bình thường. Các bác đừng quên là trong vũ trụ còn có cái gọi là "anti matier" (em không biết dịch ra là cái gì, hy vọng các bác hiểu) và hơn thế nữa còn có một loại vật chất khác gọi là vật chất tối. Người ta biết đến nó do có làm phép tính trừ giữa khối lượng của vũ trụ và khối lượng của tất cả những gì nhìn thấy được trong vũ trụ. Hơn nữa, bàn về khái niệm "phẳng" trong không gian, thì phẳng có nghĩa là xuất phát từ 1 điểm, nếu đi cùng 1 hướng, sẽ quay trở lại điểm đấy như một mặt cầu vậy. Vậy thì cái gì có thể đảm bảo là không-thời gian không thể "gập" lại được?
Mặt khác chúng ta đã biết rằng tất cả các loại vật chất đều xây dựng từ 6 loại quark. Bên cạnh đấy còn có các anti quark khác nữa. Em đặt ra câu hỏi vậy nếu 1 phản quark gặp nhau thì sẽ ra sao? Câu trả lời là cả 2 đều tan biến và tạo ra 1 năng lượng lớn đến vô cùng. Đây là 1 điều đối với vật lý clasic là vô lý, cũng như vượt qua vận tốc ánh sáng là vô lý vậy.
Hơn thế nữa, cái gọi là vận tốc đều được so sánh với 1 cái khác. Tức là cái ô tô có vận tốc 50km/h tức là coi các cột điện bên đường có vận tốc bằng 0. Nhưng trong vũ trụ thì cái cột điện vẫn đang chuyển động cơ mà? Vậy lấy gì để làm mốc so sánh đây?
Đây là 1 câu hỏi đầy tranh cãi, chúc các bác vui vẻ
 
Tranh luận tẹo cho vui :)

1. Em lấy cái gì ra mà tính khối lượng vũ trụ và khối lượng các cái nhìn thấy để làm phép tính trừ?

2. Không gian mà đường thẳng quay lại chỉ là 1 mô hình của không gian phi Euclid, giống kiểu bề mặt hình cầu, còn không gian của Einstein dùng cũng là 1 dạng phi Euclid, nhưng là 1 mô hình khác gọi là hyperbolic, hình nón 4 chiều

3. Công thức tính vận tốc trong lý thuyết của Einstein được thay đổi 1 chút so với cái cổ điển, do đó mốc là cái gì cũng không thể vượt qua vận tốc ánh sáng được.

4. Kiểu tranh luận của em hơi lạ 1 chút thì phải, người bình thường khi muốn bảo ai đó (Einstein) sai thì họ có thói quen để ý tìm hiểu người kia định nói cái gì.
 
Hồi trước có xem TV, hình như thấy bảo vận tốc ánh sáng là tuyệt đối thì phải. Và tất cả các vận tốc khác được so với vận tốc ánh sáng để đo. Không biết có đúng không, có bác nào vào chỉ bảo phát.
 
Back
Bên trên