Nguyễn Khánh Tuyên
(Tuyenbeo)
New Member
Maldini, Milan, Derby
Người đội trưởng của Milan quả là sáng suốt khi quyết định giã từ sân cỏ vào tháng 6 tới (nhân dịp kỉ niệm sinh nhật lần thứ 40). Anh nói sẽ giải nghệ khi kết thúc mùa bóng sau khi đã đoạt một chức VĐTG dành cho các CLB, danh hiệu mà anh chưa hề giành được từ năm 1990 và sau đó đã trải 3 lần mất Cúp các năm 1993, 1994 và 2003.
17 năm chờ đợi một chiếc Cúp ở cấp thế giới để rồi chia tay với sân cỏ, không phải là một việc làm có ý nghĩa sao? Nhưng người viết lại hiểu theo một nghĩa khác, thực tế và có lẽ hơi tàn nhẫn với những người yêu mến anh: anh cố gắng tối đa để ra sân càng nhiều càng tốt, và nhắm vào những trận có Cúp để thu thập nốt những danh hiệu cuối cùng có thể được trước khi chia tay thảm cỏ. Và chính việc trì hoãn ngày treo giày ấy khiến người ta tự hỏi: có phải sự suy sụp của Milan ở Serie A mùa này là cái giá phải trả cho một quyết tâm đoạt Cúp VĐTG các CLB cao chưa từng có không? Đoạt Cúp vì Milan, dĩ nhiên, nhưng cả vì Paolo, để anh đóng lại sự nghiệp trong vinh quang (mà lẽ ra anh nên làm từ sau đêm đoạt Champions League ở Athens, nhưng anh nấn ná thêm để đoạt nốt cái Cúp đã trốn anh suốt 17 năm)? Liệu tôi nói vậy, có hơi quá đáng cho anh lắm không, Paolo?
Có lẽ việc các bác sĩ Milan làm việc hết sức mình vì cái đầu gối trái đau đớn của anh là để nhằm những mục đích ấy. Cả mùa bóng trước, Maldini rất ít khi ra sân ở Serie A, chỉ 18 trận mà ít khi cả trận, nhưng hầu như không vắng trận nào ở nửa sau mùa bóng của Champions League. Những người tinh mắt sẽ nhận ra, ở trận CK Athens, Maldini không đủ thể lực để thi đấu và trong cả trận, Milan dường như chấp Liverpool 1 người. Nhưng Ancelotti vẫn phải chấp nhận mạo hiểm để đưa anh ra sân với lời cầu nguyện, rằng các cầu thủ Liverpool đừng khoét vào vị trí của Paolo (Liverpool đã làm điều ấy, anh cũng đã mắc nhiều lỗi vị trí, nhưng may cho Maldini, “số” của Milan là không thua trận ấy). Ở trận CK Cúp VĐTG các CLB, anh cũng không còn đủ thể lực để đuổi theo đối thủ. Người đội trưởng gương mẫu ấy vẫn có một tầm ảnh hưởng rất lớn về chiến thuật và tâm lí lên các đồng đội. Không khó để nhận ra, trong 2 năm qua, khi Maldini sa sút thể lực và không xuất hiện trên sân, số bàn thua của Milan đã tăng lên 1,3 lần. Nhưng điều quan trọng (và đau lòng) hơn cả, như những con số đã nói lên tất cả: có anh trên sân, nguy cơ thủng lưới Milan cũng tăng một lần rưỡi. Một sự thật: Sự có mặt của anh hầu như chỉ còn có ý nghĩa tinh thần. Nhưng ngay cả điều đó cũng không giúp cho Milan chiến thắng.
Đã hình thành một Milan đặc biệt của những “nghị sĩ”. Người ta làm tất cả những gì có thể để họ có đủ thể lực, đá những trận tối quan trọng để hy vọng kinh nghiệm và uy tín của họ sẽ giúp đoạt Cúp, một dạng chiến đấu vì thành tích. Những người ấy là Inzaghi, Cafu và anh, Maldini. Những người ấy mang đến cho Milan những chiếc Cúp, nhưng đã trở thành gánh nặng đường dài cho Milan khi sự có mặt của họ ngăn cản một cuộc trẻ hoá toàn diện. Maldini sẽ ra đi vào cuối mùa này, sau khi gom đủ 12 chiếc Cúp châu Âu và thế giới. Milan đã dành cho anh một cơ hội để ra đi trọn vẹn, nhưng còn chính Milan, họ sẽ ra sao? Sau chiếc Cúp VĐTG các CLB sẽ là gì? Mục tiêu là vị trí thứ 4 ở Serie A không đơn giản, nhưng bảo vệ thành công Champions League cũng không hề dễ dàng. Tháng 5/2008, dù thế nào chăng nữa, Maldini cũng sẽ treo giầy. Nếu Milan thất bại trên tất cả các mặt trận, thì đó là việc của Milan. Còn anh, anh có thể khẳng định mình ra đi trong vinh quang, bởi cuối cùng anh cũng đã VĐTG theo cách của riêng mình, với chiếc Cúp mới đoạt được ở Tokyo sau 17 năm thao thức. Anh không bao giờ nói ra, là anh còn nhiều điều tiếc nuối cho sự nghiệp của mình ở ĐT, một sự nghiệp thất bại. Vậy mà năm ngoái, ĐT ấy đã VĐTG ở World Cup 2006 mà không có anh. Vậy nên, Maldini muốn có chiếc Cúp VĐTG với các CLB hơn tất thảy, 1 năm sau World Cup, như một sự bù đắp cho việc anh không thể đoạt chức VĐTG với ĐT Italia.
Hôm nay, Milan trở về San Siro, trở về với giải quốc nội, nơi họ đang lẹt đẹt phía dưới, đang kém Inter đến 22 điểm, khoảng cách chưa bao giờ có giữa Milan và Inter trước các trận derby trong lịch sử. Maldini như một chứng nhân của Milan thời hiện đại, một Milan của những khoảng cách lớn, rất lớn về mặt đẳng cấp giữa họ và các CLB ở châu Âu và thế giới, và khoảng cách không nhỏ giữa họ với các CLB khác ở Serie A về tuổi tác và chuyên môn. 20 năm trước, khi Maldini còn sung sức, không có sự khác biệt lớn đến thế giữa Milan của 2 mặt trận, trong nước và quốc tế. Bây giờ, kinh nghiệm (đồng nghĩa với tuổi tác) đưa Milan lên đỉnh thế giới, nhưng điều đó không đủ cho Serie A. Sự thiếu ý tưởng, thể lực và phong độ liên tục trong một chặng đường dài đã ảnh hưởng đến họ ở giải quốc nội. Maldini của những năm 1990 sôi động luôn hướng đến Scudetto và những danh hiệu lớn khác. Maldini của thế kỷ 21 chỉ cố gắng chơi đủ 90 phút để đoạt Cúp. Một thời huy hoàng của anh và chính Milan ở Serie A đã qua.
Hôm nay, Milan trận derby. Người đội trưởng đích thực của Milan chưa rõ có đủ thể lực để ra sân nữa không. Anh đã có mặt trong hơn 50 trận derby, đã toả sáng trong biết bao tình huống hiểm nghèo, đã gắn liền tên tuổi của anh trong những đêm Milano không ngủ. Nhưng anh đã vắng mặt 2 lần trong 4 trận gần nhất, và có lẽ sẽ không ra sân ở trận này. Chiếc băng đội trưởng trong 2 mùa bóng qua đã xuất hiện nhiều hơn trên cánh tay của những người đồng đội khác, từ Ambrosini, Gattuso cho đến Kaka, nhưng chủ yếu là Ambrosini. Quá trình chuyển giao đã diễn ra từ những năm qua và bây giờ sắp kết thúc.
Hôm nay, có lẽ anh sẽ ngồi đó, trên băng ghế dự bị, nơi quen thuộc với anh trong 2 năm qua ở Serie A. Các tifosi cũng đã quen với điều ấy, cũng như việc Milan hoàn toàn lép vế trước Inter trong các trận derby 2 năm qua. Đội cận vệ già không thể chỉ chiến đấu bằng niềm tự hào và những cái đầu ngẩng cao, mà cần phải có vũ khí. Những trang sử oai hùng của Milan đang đóng lại. Bao giờ những trang mới được mở ra?
:-< :-<
Người đội trưởng của Milan quả là sáng suốt khi quyết định giã từ sân cỏ vào tháng 6 tới (nhân dịp kỉ niệm sinh nhật lần thứ 40). Anh nói sẽ giải nghệ khi kết thúc mùa bóng sau khi đã đoạt một chức VĐTG dành cho các CLB, danh hiệu mà anh chưa hề giành được từ năm 1990 và sau đó đã trải 3 lần mất Cúp các năm 1993, 1994 và 2003.
17 năm chờ đợi một chiếc Cúp ở cấp thế giới để rồi chia tay với sân cỏ, không phải là một việc làm có ý nghĩa sao? Nhưng người viết lại hiểu theo một nghĩa khác, thực tế và có lẽ hơi tàn nhẫn với những người yêu mến anh: anh cố gắng tối đa để ra sân càng nhiều càng tốt, và nhắm vào những trận có Cúp để thu thập nốt những danh hiệu cuối cùng có thể được trước khi chia tay thảm cỏ. Và chính việc trì hoãn ngày treo giày ấy khiến người ta tự hỏi: có phải sự suy sụp của Milan ở Serie A mùa này là cái giá phải trả cho một quyết tâm đoạt Cúp VĐTG các CLB cao chưa từng có không? Đoạt Cúp vì Milan, dĩ nhiên, nhưng cả vì Paolo, để anh đóng lại sự nghiệp trong vinh quang (mà lẽ ra anh nên làm từ sau đêm đoạt Champions League ở Athens, nhưng anh nấn ná thêm để đoạt nốt cái Cúp đã trốn anh suốt 17 năm)? Liệu tôi nói vậy, có hơi quá đáng cho anh lắm không, Paolo?
Có lẽ việc các bác sĩ Milan làm việc hết sức mình vì cái đầu gối trái đau đớn của anh là để nhằm những mục đích ấy. Cả mùa bóng trước, Maldini rất ít khi ra sân ở Serie A, chỉ 18 trận mà ít khi cả trận, nhưng hầu như không vắng trận nào ở nửa sau mùa bóng của Champions League. Những người tinh mắt sẽ nhận ra, ở trận CK Athens, Maldini không đủ thể lực để thi đấu và trong cả trận, Milan dường như chấp Liverpool 1 người. Nhưng Ancelotti vẫn phải chấp nhận mạo hiểm để đưa anh ra sân với lời cầu nguyện, rằng các cầu thủ Liverpool đừng khoét vào vị trí của Paolo (Liverpool đã làm điều ấy, anh cũng đã mắc nhiều lỗi vị trí, nhưng may cho Maldini, “số” của Milan là không thua trận ấy). Ở trận CK Cúp VĐTG các CLB, anh cũng không còn đủ thể lực để đuổi theo đối thủ. Người đội trưởng gương mẫu ấy vẫn có một tầm ảnh hưởng rất lớn về chiến thuật và tâm lí lên các đồng đội. Không khó để nhận ra, trong 2 năm qua, khi Maldini sa sút thể lực và không xuất hiện trên sân, số bàn thua của Milan đã tăng lên 1,3 lần. Nhưng điều quan trọng (và đau lòng) hơn cả, như những con số đã nói lên tất cả: có anh trên sân, nguy cơ thủng lưới Milan cũng tăng một lần rưỡi. Một sự thật: Sự có mặt của anh hầu như chỉ còn có ý nghĩa tinh thần. Nhưng ngay cả điều đó cũng không giúp cho Milan chiến thắng.
Đã hình thành một Milan đặc biệt của những “nghị sĩ”. Người ta làm tất cả những gì có thể để họ có đủ thể lực, đá những trận tối quan trọng để hy vọng kinh nghiệm và uy tín của họ sẽ giúp đoạt Cúp, một dạng chiến đấu vì thành tích. Những người ấy là Inzaghi, Cafu và anh, Maldini. Những người ấy mang đến cho Milan những chiếc Cúp, nhưng đã trở thành gánh nặng đường dài cho Milan khi sự có mặt của họ ngăn cản một cuộc trẻ hoá toàn diện. Maldini sẽ ra đi vào cuối mùa này, sau khi gom đủ 12 chiếc Cúp châu Âu và thế giới. Milan đã dành cho anh một cơ hội để ra đi trọn vẹn, nhưng còn chính Milan, họ sẽ ra sao? Sau chiếc Cúp VĐTG các CLB sẽ là gì? Mục tiêu là vị trí thứ 4 ở Serie A không đơn giản, nhưng bảo vệ thành công Champions League cũng không hề dễ dàng. Tháng 5/2008, dù thế nào chăng nữa, Maldini cũng sẽ treo giầy. Nếu Milan thất bại trên tất cả các mặt trận, thì đó là việc của Milan. Còn anh, anh có thể khẳng định mình ra đi trong vinh quang, bởi cuối cùng anh cũng đã VĐTG theo cách của riêng mình, với chiếc Cúp mới đoạt được ở Tokyo sau 17 năm thao thức. Anh không bao giờ nói ra, là anh còn nhiều điều tiếc nuối cho sự nghiệp của mình ở ĐT, một sự nghiệp thất bại. Vậy mà năm ngoái, ĐT ấy đã VĐTG ở World Cup 2006 mà không có anh. Vậy nên, Maldini muốn có chiếc Cúp VĐTG với các CLB hơn tất thảy, 1 năm sau World Cup, như một sự bù đắp cho việc anh không thể đoạt chức VĐTG với ĐT Italia.
Hôm nay, Milan trở về San Siro, trở về với giải quốc nội, nơi họ đang lẹt đẹt phía dưới, đang kém Inter đến 22 điểm, khoảng cách chưa bao giờ có giữa Milan và Inter trước các trận derby trong lịch sử. Maldini như một chứng nhân của Milan thời hiện đại, một Milan của những khoảng cách lớn, rất lớn về mặt đẳng cấp giữa họ và các CLB ở châu Âu và thế giới, và khoảng cách không nhỏ giữa họ với các CLB khác ở Serie A về tuổi tác và chuyên môn. 20 năm trước, khi Maldini còn sung sức, không có sự khác biệt lớn đến thế giữa Milan của 2 mặt trận, trong nước và quốc tế. Bây giờ, kinh nghiệm (đồng nghĩa với tuổi tác) đưa Milan lên đỉnh thế giới, nhưng điều đó không đủ cho Serie A. Sự thiếu ý tưởng, thể lực và phong độ liên tục trong một chặng đường dài đã ảnh hưởng đến họ ở giải quốc nội. Maldini của những năm 1990 sôi động luôn hướng đến Scudetto và những danh hiệu lớn khác. Maldini của thế kỷ 21 chỉ cố gắng chơi đủ 90 phút để đoạt Cúp. Một thời huy hoàng của anh và chính Milan ở Serie A đã qua.
Hôm nay, Milan trận derby. Người đội trưởng đích thực của Milan chưa rõ có đủ thể lực để ra sân nữa không. Anh đã có mặt trong hơn 50 trận derby, đã toả sáng trong biết bao tình huống hiểm nghèo, đã gắn liền tên tuổi của anh trong những đêm Milano không ngủ. Nhưng anh đã vắng mặt 2 lần trong 4 trận gần nhất, và có lẽ sẽ không ra sân ở trận này. Chiếc băng đội trưởng trong 2 mùa bóng qua đã xuất hiện nhiều hơn trên cánh tay của những người đồng đội khác, từ Ambrosini, Gattuso cho đến Kaka, nhưng chủ yếu là Ambrosini. Quá trình chuyển giao đã diễn ra từ những năm qua và bây giờ sắp kết thúc.
Hôm nay, có lẽ anh sẽ ngồi đó, trên băng ghế dự bị, nơi quen thuộc với anh trong 2 năm qua ở Serie A. Các tifosi cũng đã quen với điều ấy, cũng như việc Milan hoàn toàn lép vế trước Inter trong các trận derby 2 năm qua. Đội cận vệ già không thể chỉ chiến đấu bằng niềm tự hào và những cái đầu ngẩng cao, mà cần phải có vũ khí. Những trang sử oai hùng của Milan đang đóng lại. Bao giờ những trang mới được mở ra?
:-< :-<