Các bạn này nhá
(, đừng có phá cái chặng đường vốn đã cong queo của chúng tôi thế chứ. Phệ, tránh sang một bên *gầm gừ*. Sang topic khác chứ đây đang là nơi hoa giấy tung bay, dân tình không hiểu đâu.
(Mở ngoặc là đang viết ngoài hàng nên nếu có nửa chừng thì sẽ bổ sung sau)
Chapter 2: 24h 1 ngày.
Phần 1: Kịch bản của kịch sườn.
Và trải qua tất cả mọi thứ, cuối cùng thì giờ G đã đến. Cho đến tận giờ phút cuối cùng, khi Phệ nhìn thẳng vào mắt tớ mà bảo rằng "Em sẽ diễn vai diễn để đời của mình, lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng sẽ không ai biết em nghĩ gì khi em đứng trên sân khấu", tớ đã biết rằng không còn đường lùi nữa, cũng chẳng có một gì để nghi ngờ nữa.
1h25' cho đến 2h30' ngày 21/3/2005, chúng tớ đã thể hiện tất cả những gì mà chúng tớ đã luyện tập, dù thời gian không gấp rút nhưng vẫn đầy khó khăn. Nhưng chúng tớ đã làm được, có lẽ. Khi Phệ cùng Ngọc Linh nhảy ra trước cái phông trống rỗng và hét lên: "SẴN SÀNG CHƯA Ạ?" thì tớ đã nhủ thầm rằng chưa sẵn sàng cũng sẽ phải sẵn sàng thôi.
Phệ và Ngọc Linh mở màn, giới thiệu về chương trình, tên chương trình. Khi hai chữ "A to Z" vừa chấm dứt thì Hoa và Lê Minh ở trên nóc sân khấu thả tung cái phông xuống. Một cái phông rất là đơn giản, "đơn giản mà diệu kì"
gồm hai nửa đen trắng, chữ A bên trắng để đen, bên đen để trắng, dấu -> màu đỏ, và trên dấu -> có chữ L.A rất to ^^. Khi giới thiệu xong phần cái phông với những câu nói rất "đi vào lòng nhân loại" như kiểu "A2 của chúng tôi là khởi nguồn và cũng là kết thúc của mọi sự", "chúng tôi là một chu trình khép kín" và "xin xem thêm hồi sau sẽ rõ", cuộc phiêu lưu của chúng tớ bắt đầu.
Vở kịch bắt đầu khi Tấm õng ẹo xoắn quẩy đi ra, Cám và Mẹ Cám đi theo. Ban đầu vở kịch không gây cười lắm. Bình thường ở nhà diễn rất là ngon, nhưng lên sân khấu thì âm thanh lại có vấn đề, thế là cái màn "Tôi là tôi còn chưa nói đến cái chuyện cô làm cháy cái br...(thò tay chạm vào cái quai áo
) )...cái yếm của tôi đấy nhá!" với "Sao chị không nói chị để quên trong bếp luôn đi" bị lu mờ. Tóm lại là cảnh một không được hài hước lắm, tất thảy tại cái loa, thế cho nên cái đoạn quát tháo của mẹ Cám cũng không được đi vào lòng người lắm. Buồn cười nhất là Cám cầm máy của Mui, Mui cầm máy của Ngọc Linh rồi chạy ra chỗ âm thanh dí máy vào micro để tạo tiếng chuông, thế là mẹ Cám à lố như thật. Tóm lại là cảnh một cũng tương đối thành công, bởi một điều đơn giản, đơn giản mà diệu kì, là vai Tấm, vai Cám, vai mẹ Cám nó đi từ bản chất đi ra chứ không phải là bắt cô diễn viên diễn những điều không có thật
Đến cảnh 2, Tấm vừa đi vừa xoắn quẩy ra vừa quảng cáo giữa giờ. Những tiếng cười đầu tiên bắt đầu vang lên khi Cám hát bài hát "đồng dao" wen thuộc :"Tôi muốn vô tư cùng bạn bè đi khắp nơi..." và khi tấm quăng cái cục được gọi là lựu đạn xuống sông và cá rơi từ trên đầu xuống ^^. Tấm, y như bản chất, à quên, y như kịch bản, cười điên loạn và nhặt nhặnh cá như thật. Từ lúc đó trở đi, những tiếng cười vang lên rất thường trực làm động lòng chiến sĩ và cả đạo diễn đang ngồi cháy nắng một góc sân trường
(. Đoạn đối thoại "Chị Tấm ơi chị tấm" làm khán giả cười cũng khá, và câu hát đi vào lịch sử "Thật là bất công với em" của Cám cũng khiến mọi người ngả nghiêng. Nhưng Cám lại mang cả cái giỏ vào trong để nên nỗi khi Phệ nhảy ra vứt lại cái giỏ thì bị mấy em cấp 2 hỏi "nhân vật nào đây?" ^^''. Và tiếp theo sau đó là một đoạn kịch được đẩy dồn lên kịch tính mang tên "Bụt và Tấm". Từ lúc viết kịch bản, tớ đã biết rằng đoạn đối thoại "con cá bống kho" thể nào cũng được dân tình chấp nhận. Y như rằng, với khả năng diễn xuất tuyệt vời của cả hai diễn viên - Tấm gạo cội và Bụt vừa được khai quật
, con cá đã trở thành một hình tượng rất long lanh.
>- Nó đi vào lòng người một cách giản dị và nhẹ nhàng nhưng cũng khó có thể phai. Cảnh 2 thành công rực rỡ với những tiếng cười từng đợt mà tớ biết chắc rằng điều ấy làm cho các diễn viên và đạo diễn vui lắm ^^.(Hận mỗi đoạn cô âm thanh lao lên chỉnh cho Gia Gia, thế là Gia Gia với Bụt pause lại để mà nhìn khán giả cười ^"^).
Cảnh 3, cảnh mà tớ trông đợi nhất. Hoàng tử Tín đã thay đến 2 lần kịch bản. Đáng ra thằng cu sẽ phải đọc hai câu thơ của Xuân Diệu :"bữa nay lạnh, mặt trời đi ngủ sớm, anh nhớ em, em hỡi, anh nhớ em...", thế mà thằng cu đã đổi thành "người yêu ơi có biết anh nhớ em nhiều nhắm" (Dám đem so Duy Mạnh với Xuân Diệu, mày tới số rồi con ^"^), và cuối cùng thì đã thành "unbreak my heart" <--- [-x lai căng kệch cỡm nghe chưa con?. Và vai Hoàng Hậu vốn ban đầu viết cho Mui, rất thớ lợ và lưu manh, sang đến Hải Linh đã thành một vai rất là "dân dã", mang đầy đủ những nét hào hùng sử thi của những bậc mẫu nghi thiên hạ
). Hải Linh sau này thỏ thẻ là nàng sợ vì thấy chẳng ai cười khi mình diễn, chỉ đến khi nhìn thấy bạn Mui giơ hai ngón
>- lên thì mới bắt đầu tí tởn đi vào trong. Thế rồi không hiểu nàng quên cái mic kiểu gì mà vào đến trong cánh gà bắt đầu ré lên "kịch bản 1, kịch bản 1" để đọc cái đoạn "loa loa loa loa đồng bào chú ý, hoàng tử có nhu cầu kén vợ tuổi từ 16 đến 20 yêu cầu ngoại hình đẹp cao trên 1m50 nặng dưới 6 chục lô có bằng đại học và hộ khẩu Hà Nội" làm cho thiên hạ ở ngoài cười ầm. Tấm Cám mẹ Cám chạy ra nghe ngóng và rồi là đoạn độc thoại. Đoạn kịch tính nhất trong vở kịch chỉ dồn vào một câu nói, một câu nói giản đơn mà Gia Gia chỉ mất 10s để thốt lên: LÔNG CHÂN CHÀNG...LẠI CÒN MƯỢT NHƯ CHUÔI DAO.
)
)
) và mất 10' để cười.
Cái câu này Phệ nghĩ ra, thế là Mui tìm mọi cách để nhét vào ^^. Khốn nỗi là cái kịch Hamlet của Cám thì chả ai biết
(. Ngay sau đấy là đến đoạn cạnh tranh ^^. Có "lên vai", có "tụt váy" và có "tháo yếm"
), khổ nỗi động tác tượng hình dân tình không để ý. Nhưng đến đoạn Bụt với Tấm thì đúng là đến biên kịch cũng giật mình khi nghe lời thoại của Gia Gia "tính làm trò đồi bại với đây hả?". Gia Gia bật mí là nàng đã nghĩ ra câu này vào buổi đêm khi nàng đang ngủ, nàng bật dậy diễn rồi lại ngủ tiếp. (Cái chất nghệ sĩ nó ăn vào máu như thế đấy
) Thế là nàng quyết chỉ khi nào công diễn mới diễn thôi chứ không bật mí trước
. Kết quả là Phệ choáng váng. Lại một lần nữa, hình tượng cá kho lại trở lại và trở thành một hình tượng rất chi là văn học
.
Cảnh 4 cũng khá thành công khi hai ông tướng Hoàng Linh và Hoàng Đức lên thể hiện một cái sự bản chất. Đã bảo rồi mà lại, cái tài của người biên kịch là viết làm sao để diễn viên nói 1 câu mà nó là xuất phát từ lòng người nói. Chính vì thế nên cái câu "Hai cô nài trông mặt lành lặn mà ăn nói cứ như sứt môi ấy nhỉ" sinh ra là để thuộc về bạn Đức
). Nhưng được cái hai ông này làm sao mà Đức lại nói mất một câu của Hoàng Linh, thế là Hoàng Linh im re, im mất cái lời thoại rất là kinh điển. Khi thấy Tấm với cám chửi nhau như đúng rồi, Hoàng Linh với Đức lẽ ra phải nhìn nhau và Hoàng Linh nói là "Hai cô này cứ làm như anh em mình chết rồi ấy nhỉ" :|. Nhưng không sao, bởi vì đoạn này ngắn thôi, và đoạn này chính là đoạn kết thúc của kịch bản
phần 1, tức là kịch bản viết từ
trước khi thi học kì 1 ), bắt đầu cảnh sau, tức là đến phần các tiết mục khác nhảy vào thì lại là kịch bản viết trước ngày 14/3 được khoảng 3 ngày
.
End part 1.