A Beautiful Mind & John Nash

Nguyễn Quỳnh My
(nguyenquynhmy)

Thành viên danh dự
Ai đã xem A Beautiful Mind có thể phân tích cho em đoạn Nash nói về game theory/ Adam Smith được ko ạ?
(Đoạn ở bar, về blond girl:)

Thanx mọi người nhiều lắm
 
chi oi, em xem roi chi hieu loang thoang la moi quan he giua individual va group thi phai.. xem hinh anh la chinh.. :p
hehe.. dien vien chinh bo ham rang gia ra thi trong cung duoc phet! ;)
 
Theo Ariel Rubinstein nói thì cái đoạn trong phim đấy ko chính xác lắm với ý tưởng thực sự của Nash, nói chung phim vẫn là phim thôi, nhiều chỗ ko chính xác.
Em My có DVD thử lấy subtitle lên đọc lại 2 lần là hiểu được ý ngay ấy mà.
 
Was Adam Smith wrong at all? haha
That episode is so stupid :mrgreen:
 
Indeed, was Adam Smith wrong?
Không nhớ đoạn trong phim nhưng có nhớ nó là một cách hay để visualize Nash equilibrium. Thực sự là anh hơi bị đần toán thành ra game theory cũng không thạo lắm nên đoạn đấy có gì sai thì cũng chịu. Em My thích game theory thì có thể sang Amherst học :D ở đây có một bác tên là Kingston, nổi tiếng cả trường vì dậy cái này hay. Ở Williams chắc không có đâu :lo:
 
Hehe, em cũng dốt Toán lắm, thành thử có điều kiện như anh ở "am Hurse" :mrgreen: cũng ko hơn gì đâu :p

Hic, đoạn phim này đâu phải về Nash equilibrium :))
it totally misrepresents Nash ;)
 
đoạn đấy là về Nash equilibrium đấy, đứa nào bảo em là không phải thế? misrepresent hay không thì không rõ nhưng mà cái đoạn có một đống các em gái + các thằng giai xong rồi paired up thì đúng là Nash equil, anh vẫn nhớ mà.
hehe, hôm nọ tí nữa thì anh sang trường em xem football, cuối cùng ngủ dậy muộn nên lỡ mất. trường anh có 3 thằng bị bắt ở williams sau vụ đấy :lol:
 
Anh ve xem lai. phim di nha ;)
equilibrium lam sao duoc :))

Vu football Amherst thua tham hai :)) da the may thang ranh con danh nhau loan len :)) May ma anh ko di, ko thi bay gio dau co len day bibo ve Nash voi em duoc nhay ;)
 
Lỗi phép múa rìu qua mắt thợ!

Beautiful Mind là một bộ phim khá hay về cuộc đời của Nash, một giáo sư thuộc viện Toán học trường Princeton. Một điều khá thú vị về bộ phim này, mà cho đến tận gần đây, (sau gần hai năm xem bộ phim), tôi mới biết được, là Nash vẫn còn sống. Ông vẫn làm việc, tham gia giảng dạy và nghiên cứu tại trường đại học Princeton. Và ông vẫn rất gắn kết với môn toán, tuy rằng với Game Theory, ông đã được trao giải Nôben kinh tế năm 1994. Để hiểu được cái gọi là Game Theory, e rằng với trình độ hạn hẹp của tôi, khó có thể giải thích tường tận hết được. Vì vậy, ở đây tôi sẽ cố gắng trình bày sơ lược về Game Theory dựa trên hiểu biết của mình. Một điều khá bức xúc là tôi không thể viết tất cả bằng tiếng Việt được bởi vì sự thiếu hiểu biết về những từ chuyên môn của Việt Nam. Vì thế, sẽ có những từ, hoặc cụm từ tôi xin phép được giữ nguyên thể tiếng Anh. Rất xin lỗi về điều này và xin sẽ cố gắng hơn trong những bài viết tới.
Để hiểu được về Game Theory, bài viết này tôi sẽ trình bày theo ba phần: Thứ nhất là sơ lược về Adam Smith và "invisible hand": Cái cội nguồn của kinh tế tư bản hiện đại. Thứ hai là Nash và Game Theory: cái mà một thời Nash đã cho là "overturned" toàn bộ hệ thống kinh tế hiện nay. Và thứ ba, tại sao Game Theory lại sai.
I. Về Adam Smith có lẽ không có gì nhiều để nói trong bài này. Hai "phát minh" chủ yếu của ông là "invisble hand" và "division of labour". Trong đó, "invisible hand" có liên quan trực tiếp đến chủ đề này. Về cơ bản, Smith cho rằng tất cả mọi người trong xã hội đều hành động rất "rationally". Ông tin rằng mỗi sáng người thợ thức dậy, bắt tay vào sản xuất hàng hóa cho "self-interest". Thế có nghĩa là họ sẽ không quyết định sản xuất cái mà họ muốn hay bán sản phẩm với giá họ đặt ra, mà trái lại, họ sẽ sản xuất theo nhu cầu của người tiêu dùng, và bán với giá người tiêu dùng sẵn sàng trả. Dựa vào lãi xuất hay lợi ích sẽ đạt được, người thợ quyết định số lượng và chất lượng. Trong thị trường, không chỉ tồn tại một người mua hay một người bán, mà hàng ngàn người mua cùng với hàng ngàn người bán. Vì thế, tất cả đều được xem là "price taker". Không một ai có đủ "market power" để quyết định về giá cả, nhưng mọi người đều phải cố gắng để đạt tới đỉnh điểm của "self-interest": người bán muốn bán nhiều, tiền nhiều; người mua muốn mua nhiều, tiền ít. Hai trạng thái tâm lí trái ngược nhau sẽ đưa đến một điểm cân bằng trong thị trường, nơi mà tất cả đều đạt được tối đa có thể. Nếu biểu diễn trên đồ thị của giá cả và sản lượng sẽ là hai đường biểu diễn mà: một cái có sản lượng tăng khi giá tăng (supply curve), một cái có sản lượng giảm khi giá tăng (demand curve). Hai đường biểu diễn này sẽ gặp nhau tại một điểm, gọi là điểm cân bằng (equilibrium point). Theo Smith, điểm này sẽ là điểm mà tổng lợi ích của tất cả những người tham gia vào thị trường (cả mua và bán) là lớn nhất. Tất nhiên, điểm này chỉ có thể xảy ra khi không có sự tham gia của chính phủ, "invisible hand" sẽ làm tất cả các việc còn lại.
Tuy nhiên, trên thực tế, "equilibirum point" rất ít khi xảy xa, ngay cả khi tuyệt đối không có sự tham gia của chính phủ. Điều này luôn đúng vì xã hội phức tạp và rộng lớn hơn Adam Smith đã từng biết. Thứ nhất, là "information failure". Người mua hoắc người bán không nhận được những thông tin đúng đắn về sản phẩm. Thứ hai, phải mất khá nhiều thời gian và công sức người mua mới tìm được người bán và ngược lại. Điều này được khẳng định trên khía cạnh rằng "giữa hàng ngàn người kia, ai sẽ là người trả giá cao nhất,(hoặc bán với giá thấp nhất), để chọn. Khi hàng hóa được mua (hoặc bán) bởi những người không trả giá cao nhất (hoặc sản xuất với giá thấp nhất), điểm cân bằng không xảy ra. Vị vậy, để có được một điểm với "optimal price or quantity" là điều không tưởng trong cuộc sống hiện thực. Chính vì vấy, để giải được bài toán hóc búa này, Nash's Game Theory đã vào cuộc, đưa ra một lời giải, một điểm cân bằng thực tế hơn cho kinh tế thị trường. (mặc dù cũng sai nốt!)
.......


---------------------------------
Hôm nay tôi tạm dừng tại đây. Ngày mai se xin viết nốt hai phần còn lại. Nếu có được positive, constructive feedback, đó sẽ là một niềm vui lớn cho một người mới vào ngành như tôi. Chân thành cảm ơn!

------------------------
:smoking:
 
II. Nash and Game Theory:
Nash , nguyên là một học sinh trường Princeton, sau một thời gian khó khăn vượt qua được căn bệnh tâm lí (paranoid schizophrenia), đã được đề cử giải Nôben kinh tế vào năm 1994 cho thuết Game Theory của mình.
Về căn bản, trái ngược với "invisble hand" của Smith, Game Theory đưa ra một cách lí giải khác cho kinh tế thị trường, đưa lại một điểm cân bằng có thực trong hiện tại. Sau này, điểm cân bằng đó được biết đến với cái tên "Nash Equilibrium".
Tại đây, cũng phải nói rõ thêm rằng Nash không phải là người đầu tiên nghiên cứu về Game Theory. Người đấu tiên phát minh và nghiên cứu Game Theory phải kể đến John von Neumann và Oskar Morgenstern. Tuy nhiên,nhiều sách báo đã cho rằng thời gian điều trị tâm lí trong bệng viện đã cho Nash một cách nhìn mà không ai có, vượt ra ngoài phạm vi những cái thông thường.
Trong bộ phim "A beautiful mind", Nash đã nghĩ ra cách giải thích hợp cho lí thuyết của mình một cách rất tình cờ khi cùng bạn bè tới quán bar. Lúc đó, một cô gái tóc vàng xinh đẹp xuất hiện, dĩ nhiên, tất cả các chàng trai đều muốn có được cơ hội làm bạn với cô. Nhưng cô gái chỉ là một người, làm sao chia sẻ cho tất cả? Game theory của Nash nói rằng "trong một cuộc chơi, tất cả những người tham gia đều có những chiến lược để thắng, và khi tất cả áp dụng chiến lược của mình vào trò chơi, sẽ ngẫu nhiên tạo nên một thế cân bằng, và bất cứ ai thay đổi chiến lược, phá vỡ thế cân bằng, sẽ không chỉ tổn hại người khác, mà chính anh ta cũng sẽ mất tất cả."
Để làm rõ thêm điều này, hãy cũng nghĩ tới một ví dụ như sau:
Giả sử thành phố X, có một dãy phố chính là Y. Con phố Y dài 100m, và có thể có hai cây xăng trên phố. Nếu muốn không ai phải đi quá 50m để mua xăng, và hai cây xăng có lượng khách hàng như nhau, hai cây xăng đó nên đặt ở hai đầu của con phố. Như thế, mỗi cây xăng sẽ bán được lượng xăng tương đối bằng nhau. Điểm cân bằng nên là như thế vì như thế sẽ đạt được tối đa lợi nhuận cho chủ cây xăng và khách hàng cũng không phải đi quá xa để mua xăng.
Tuy nhiên, trong thực tế, chuyến đó không thể xảy xa. Không có sự can thiệp của chính phủ, mỗi chủ cây xăng sẽ luôn luôn muốn chuyển dần vào giữa con phố vì đó là nơi tiếp xúc với nhiều dân cư nhất. Như vậy, cuối cùng cả hai cây xăng sẽ được đặt ngay sát nhau và cùng ở giữa con phố. Hai cây xăng cạnh nhau là một sự lẵng phí quá không cần thiết. Và nó là kết quả của "invisible hand" của Adam Smith. Một cách khá rõ rằng là đó không phải là một kết quả đẹp. Và nếu như đưa vào vị thế "chỉ có một trung điểm", hai chủ cây xăng sẽ làm gì? Nash nói rằng vì ngay từ đầu họ thay đổi chiến thuật chung, kết quả sẽ dẫn đến chẳng ai có gì.
Hay như một vị dụ khác. Với một trò chơi có hai người chia nhau 2 cái bánh. Họ đều được quyền lựa chọn số phần bánh mà họ muốn (1 chiếc, 2 chiếc, nửa chiếc...). Biết rằng nếu tổng số bánh hai người muốn nhiều hơn 2 cái, cả hai sẽ chẳng được gì. Trong trò chơi này, rõ ràng cả hai người sẽ cùng cố gắng lấy được càng nhiều bánh càng tốt.
Nếu người thứ nhất chọn cả hai cái, người thứ hai sẽ làm gì? Tất nhiên nếu người thứ hai chọn 0, kết quả hiển nhiên rằng người 1 kết thúc trò chơi với một cái bụng căng tròn, trong khi người 2 nhịn đói. Vậy khi người hai không muộn nhịn đói và chọn bất cứ một phần bánh nào khác 0, tổng số bánh cả hai người muốn sẽ lớn hơn 2 và vì vậy, cả hai người phải nhịn đói. Trong cả hai trường hợp, người 2 đều không được gì cả, vậy người 2 sẽ làm gì? Trong đời sống thực, người 2 chắc chắn sẽ không muốn để người 1 "vui hưởng thái bình" một mình. Như vậy, kết quả sẽ là 0 cho cả hai, một kết quả không đẹp một chút nào.
Vậy mỗi người nên làm gì? Làm một phép toán lớp 1 cho ta biết mỗi người chỉ nên đòi hỏi một chiếc bánh thôi, và như vậy, cả hai sẽ cùng có cái ăn. Kinh tế hiện đại gọi đó là "Nash Equilibrium". Hiển nhiên một trong hai người thay đổi lượng bánh mình muốn sẽ đem lại 0 cho cả hai.
Trong cuộc sống hiện tại, vấn đề sẽ không phải là chia 2 cái bánh cho 2 người. Nó sẽ phức tạp hơn nhiều khi ta xét đến những tài nguyên thiên nhiên quan ta (cụ thể là commom resources). Với một hồ cá đầy, nông dân trong vùng ai cũng muốn bắt một ít cho bữa tối. Nếu tất cả cùng biết hạn chế sự "thèm cá" của mình và bắt không nhiều hơn ông hàng xóm, cá trong hồ sẽ có cơ hội để sinh sôi nảy nở. Tuy nhiên, nếu một người thay đổi thói quen thường ngày bằng cách bắt nhiều hơn một con cá, hàng xóm của ông ta cũng sẽ muốn bắt thêm một con. Hàng xóm của ông hàng xóm cũng vậy. Kết quả là tất cả sẽ lao ra đánh bắt tùy í, vớt cạn cá trong hồ. Chỉ một thời gian ngắn, chắc chắn sẽ chẳng còn con nào cho bất kì ai.
Trở lại với quán bar của John Nash trong "Beautiful Mind", cô gái quả thật là xinh đẹp tất cả đều muốn chiếm được cô. Ở một trạng thái cân bằng, cô ta nên đứng một mình giữa tất cả. Như thế, ai cũng sẽ được chiêm ngưỡng cô. Tuy nhiên, nếu một ai đó cả gan xông vào làm quen (chắc không phải là Nash rồi!), thế cân bằng bị phá vỡ, tất cả sẽ cùng xúm lại. Điều này sẽ dẫn đến "xung đột nội bộ", cô gái sẽ không muốn ở đó nữa, lúc đấy mọi người đều mất tất.
Một điều cần phải nói ở đây là để đoạt được giải Nôben, hiển nhiên Nash không chỉ bàn luận về việc "cô gái tóc vàng" hay chuyện chia bánh cho hai người. Trên thực tế, Nash đã sử dụng phương tiện là Thương Mại Quốc Tế để biểu diễn cho trò chơi của mình. Trong "trò chơi" của Nash, tất cả các nước tham gia mua bán trao đổi quốc tế đều muốn một cái gì đó hơn là những lợi nhuận thu được từ việc mua bán. Trong đó, nước Mĩ là một thành phần trẻ, tự cho mình hơn người, và kết luận là nước khác thiếu hiểu biết. Nhằm mục đích đạt được ảnh hưởng chính trị, Mĩ phá vỡ thế cân bằng của Thương Mại Quốc tế bằng cách đặt một rào quản thuế quan vào hàng hóa nhập khẩu từ nước mà Mĩ đang nhằm vào. Bất hạnh thay cho Mĩ, sau một vài lần thành công, đe dọa các nước bằng chiến thuật này, Mĩ phải chịu thiệt hại nặng nề trong kinh tế. Thứ nhất, một nước nhập khẩu hàng hóa là bởi vì nước đó không có được lợi thế về sản xuất mặt hàng đó (comparative advantage), giá cả mặt hàng đó trong thị trường thế giới hiển nhiên thấp hơn giá của thị trường trong nước trước khi nhập khẩu. Khi Mĩ nhập khẩu một mặt hàng nào đó, hiển nhiên người dân Mĩ sẽ được hưởng quyền lợi bởi vì họ có thể mua được mặt hàng đó rẻ hơn bình thường (khi mà Mĩ tự sản xuất). Khi Mĩ đặt ra một hàng rào thuế quan, cũng sẽ vẫn chỉ là người dân Mĩ phải chịu thiệt thòi, khi mà họ không còn thể nào mua được rẻ nữa. Lúc có, trong thị trường Mĩ sẽ xuất hiện một lượng, gọi là Dead Weight Loss, mà Mĩ không thể thu về được. Tóm lại, kẻ thay đổi chiến thuật, phá vớ thế cân bằng, là kẻ thua thiệt nhiều nhất!

-------------------------------------
Tạm thời dừng ở đây, ngày mai sẽ viết tiếp. Hi vọng có được feedback từ mọi người.
------------------------------------
:smoking:
 
Em phục anh Hải quá xá (cái này không phải chú dịch textbook hay là renew explanation của prof đấy chứ :D)

Nhưng mà...how to achieve Nash equilibrium? Đây là lý thuyết Toán học! Cần có một hay một series các công thức cho thấy rằng một dx của một/nhiều participant sẽ lead to một cái dy trong tổng income của tất cả các người gia nhập lẫn chính bản thân thằng 'ngu' (thực tế cho thấy tại các equilibria, mọi thứ chỉ set up nếu stable environment). Chưa kể lão ấy mà muốn thành crazy Nobel laureate thì phải có ít nhất một mục nào đó nói về các pressure của môi trường tác động sao đến hệ đấy chứ? Equilibra sẽ dịch chuyển sao nếu như có thêm một thằng cowboy cực hot, cực cool, cực đô và cực attractive bước vào bar? Rõ ràng một change này đủ để làm thay đổi tình huống, và như vậy equilibrium sẽ phải chuyển theo một hường nào đó...(tất nhiên điều này tùy thuộc vào chuyện bọn trong bar là ngu hay khôn...)

Em không học Econ. nữa, nhưng ai không phiền chỉ em chút công thức tính tiền đê, để hôm nào Sale, em đi gom hàng Harrods lợi nhất :lol:
 
anh thì học econ nhưng mà chưa bao giờ sờ tới game theory ngoài vài cái kiến thức lặt vặt khi học micro. Tất nhiên game theory nó gốc là toán chứ không phải kinh tế và ảnh hưởng của nó vượt khỏi kinh tế nhiều. về proof của Nash equil và trình bầy về Nash equil theo dạng thức toán học thì mời các chú vào đây đọc. Phần proof thực tình anh đọc không hiểu mấy nhưng phần trình bầy thì dễ hiểu và hoàn toàn hợp lý.
Mà chú gì sao lại bảo Nash equil là sai? Adam Smith cũng chả SAI, chỉ là chưa đủ thôi.

Nash equilibrium: http://www.amherst.edu/~lhoang/papers/nash equil.pdf
Proof for cournot-nash equil:
http://www.amherst.edu/~lhoang/papers/cournot-nash equil proof.pdf
 
Phải gọi là "Giáo Sư" Nguyễn Xuân Hải mới đúng :). Hải tự viết hay dựa trên nguồn nào thế. Viết rất hay :)
 
Hehe, toi thu 6 da xem xong phim, chua ngu duoc nen vao phet la'c mot ti :mrgreen:

Ban Hai cho to cai payroll matrix cua cai' chia ba'nh phia tren duoc ko? (Ve table ra ay :D)

De hom nao co dip minh xem lai, hinh nhu John Nash trong phim ko phai noi nhu ban Hai dich o cau cuoi thi phai (cho self-interest voi group interest)... hehe, cai minh thay sai o mot cho la sau khi bac Nash phat hien ra cai' thuyet sau nay, da voi ket luan la Adam Smith sai :))

Theo minh hieu thi Adam Smith chi noi ve competitive market, trong khi trong truong hop blond girl, co the coi la monopoly (because she's the only attractive one ;) )Hon nua, viec pha vo the can bang cua mot nguoi se dem lai negative externality cho nguoi khac, vi the se co market failure, khi ma invisible hand cua ba'c Smith cung ko lam gi duoc. Nhu vay, hehe, ba'c Nash phu nhan thuyet cua Smith ma quen rang Smith gia thiet theory cua minh trong moi truong perfectly competitive market.

Buon ngu qua, em chao cac bac a,
 
hehe, que^n, ko hoi ban Hai co phai hoc textbook cua ba'c Mankiw -Harvard U. press ko? To nghe doan giua thay quen quen

D/c Long duc nuoc beo co, lai quang cao phat nua cho
am Hurse :)mrgreen:) ha :))

hehe, ngam nghi lai, hoc econ cai nhau cho met, hay la` tinh toan the nao ve sau mo mot cai college shop, ba'n ao' am Hurse sucks o Williamstown va Middletown, Conn :)) Kho than nhung dua truong em, lan truoc chac cung apply truong ba'c, cuoi cung ended up o day nen dua nao mua quan ao o day ve day phai di mua markers viet them may chu nua vao :))
 
Đọc lời nhận xét của mọi người, tôi thú thật là phải vô cùng chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp. Càng ngẫm nghĩ, càng thấy người nước ta, cụ thể là những thành viên trên trang web này, là những thiên tài thực thụ.
Trước khi bắt đầu trở lại bình luận về Nash và Game Theory, tôi xin phép được làm rõ thêm mấy điểm để mọi người cảm thấy thoải mái hơn.
Đầu tiên, cảm ơn Tuấn Anh vì đã khen ngợi. Tôi biết mình còn phải cố gắng nhiều. Những câu hỏi của Tuấn Anh đặt ra, phần vì tôi không thể trả lời được với vốn kiến thức của mình, phần vì câu trả lời cho những câu hỏi đó chính là lí luận thực tế được dùng để chống lại Nash. Một người như Nash, giải thích Kinh Tế trên phương diện quá toán học, và đã từng mắc chứng tâm thần hoang tưởng, giành được giải Nôben cao quí là một điều gây khó chịu cho rất rất nhiều người. Ông cũng như lí thuyết của ông không tránh khỏi những mũi công kích của dư luận, đặc biệt là sau khi ông tuyên bố lật đổ lí thuyết của Adam Smith.
Câu hỏi của bạn My cũng rất sát với chủ đề. Vâng, câu trả lời của tôi là không, tôi không thể cho bạn cái payroll matrix của cái chia bánh phía trên được vì hai lí do. Thứ nhất, tôi không đủ khả năng để hiểu và giải thích những lí luận toán học của Nash. Thứ hai, những lí luận đó thực sự quá phức tạp để thể hiện trên trang web này.
Cũng phải nói thêm với bạn My rằng tôi không hề đơn thuần dịch lời thoại bộ phim ra đây. Mà hơn thế, tôi đã cố gắng để thể hiện sơ lược toàn bộ Lý Thuyết Trò Chơi của Nash, vì vậy, sự khác biệt so với trong phim là không tránh khỏi.
Nhân tiện đây cũng xin trả lời với tất cả bạn đọc rằng: nói bài viết trên là của tôi thì quả thật đắc tội với những người đã bỏ công nghĩ ra nó. Kể từ khi phát hiện ra mình có cảm tình đặc biệt với Game Theory, tôi đã đọc và tìm hiểu nhiều sách báo, website viết về vấn đề này, cụ thể là Tuyển tập Nôben Kinh Tế, New Ideas From Dead Economics (hiện nay tôi đang cố gắng dịch quyển này), và một số sách giáo khoa, websites khác. Những gì tôi viết ở đây thực sự đơn thuần chỉ là những gì tôi tổng hợp được và diễn đạt theo ý của hiểu của bản thân. Tất nhiên, sai sót là không thể tránh khỏi, nhưng tôi sẽ cố gắng hơn nữa để khắc phục chính mình.
Tôi xin tạm dừng trả lời các câu hỏi ở đây để quay lại với Nash và Game Theory, chủ đề chính của chúng ta.
--------------------------------------
:smoking:
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ban Hai,

Xung toi nghe so qua, to xung to ko biet co pham huy gi ai ko ;)

To thu ve cai payroll matrix cua ban ra roi, hehe...
Nhung ma ko upload len day duoc, va chac la cung ko hoan toan chinh xac lam... (3-dimentional, for 3 choices, voi ca to ko hieu neu nguoi 1 muon 1/2, nguoi 2 cung chon 1/2 thi moi nguoi duoc bao nhieu neu co 2 cai ba'nh.... The nhung to ko nghi (1,1) la Equilibrium dau, hehe.... )

To thay neu ban dich Li thuyet tro choi cua Nash thi khac han voi muc dich thread cua to: la vi sao bo phim misinterprets Nash ;)

The da nha', to cung ko biet lam ve Game theory nen len day hoi moi nguoi thoi :D

Thanx,

-My
 
III. Sai lầm của Nash.
Như chúng ta đã biết từ hai phần trước, Nash và lý thuyết kinh tế của ông, Lý Thuyết Trò Chơi, chủ yếu cố gắng đưa ra một cân bằng mới cho thị trường kinh tế, khác biệt với điểm cân bằng mà Adam Smith đã đề cập đến từ hơn 200 năm trước. Cũng thật bất ngờ rằng phần chủ yếu của Lý Thuyết Trò Chơi được Nash hoàn thành từ lúc còn đang học đại học. Đến khi tới Princeton với một bức thư tiến cử của một giáo sư kinh tế, vèn vẹn một câu "Người này là thiên tài" ("This men is a genius." , Nash đã có trong tay tới 90% lý thuyết của mình. Ông hoàn thành, tổng kết, và trình bày toàn bộ ý tưởng của mình trên 26 trang giấy, trong đó có 4 trang đầu, và 5 trang cuối là thực sự có giá trị.
Trong trò chơi của Nash, ông luôn đặt ra điều kiện của trò chơi là "không hợp tác" (nonco-operative). Và chỉ trong điều kiện này thì điểm cân bằng Nash mới xảy ra. Thế có nghĩa là trong trò chơi, không ai liên kết với ai, tất cả chỉ hành động trên phương diện cá nhân. Ông đã xuất sắc chứng minh thành công trường hợp này. Tuy nhiên, khi được đặt câu hỏi về trò chơi với điều kiện "hợp tác" (co-operrative), Nash đã đặt ra một mệnh đề nữa, nói rằng tất cả các trò chơi hợp tác đều có thể bị chia nhỏ thành từng phần, mỗi phần là một trò chơi "không hợp tác". Thế nhưng, cho đến bây giờ (năm 2000), Nash vẫn chưa chứng minh một cách thuyết phục được mệnh đề này. Những người tin vào Nash đều công nhận cách chứng minh "sơ sài" của ông (sơ sài được để vào trong ngoặc kép là bởi vì mặc dù "sơ sài" cách chứng minh đó vẫn đủ dài và phức tạp!).Cách chứng minh đó được biết đến với cái tên "Nash Programme". Đó là điểm yếu thứ nhất mà mỗi khi nói đến Lý Thuyết trò chơi, những người chống lại ông đều đem ra bàn luận.
Thứ hai, trò chơi của Nash đã vô tình, nếu ai không để ý kĩ có thể không nhận ra, trói buộc người chơi phải chơi đến cùng. Theo Nash, người chơi hoặc chấp nhận giữ nguyên chiến lược và nhận phần của mình, hoặc thay đổi chiển lược để rồi mất tất cả. Tuy nhiên, khi tồn tại một người chơi (có thể là một quốc gia..) tự ý rút ra khỏi trò chơi để đem lại lợi nhuận cho họ, hoặc ít nhất là không thiệt thòi gì, thì lý thuyết trò chơi trở thành vô nghĩa.
Để hiểu rõ thêm hai điều lý luận trên, thử ngẫm lại ví dụ về 2 cây xăng trên một con phố đã nói ở trên. Trong ví dụ, hai chủ cây xăng đã không hợp tác với nhau, hành động theo ý riêng của mình. Tuy nhiên nếu họ gặp nhau và cùng thỏa thuận về địa thế và lợi ích của mỗi người, cân bằng Nash sẽ không bao giờ xảy ra. Hoặc xét trên một khía cạnh khác, khi một trong hai ông chủ thấy rằng sẽ chẳng lợi ích gì tranh chấp trên một con phố và quyết định chuyển sang con phố bên cạnh. Rõ ràng trò chơi trên con phố đó bây giờ chỉ còn một người chơi, và trên hết là không ai thiệt thòi gì.
Thêm vào đó nữa, khi áp dụng lý thuyết của ông vào chính cuộc đời ông, Nash có thể sẽ thấy ngay sự sai lầm của mình.
Trong thời gian giảng dạy tại trường đại học công nghệ Massachusetts (Masachusetts Institute of Technology), ông đã làm quen được với một sinh viên khoa Vật lí, Alica, người sau này đã trở thành vợ ông. Với trò chơi cuộc đời, Nash quả thật là may mắn khi lý thuyết của ông sai. Khi ông phải nhập viện với chứng tâm thần hoang tưởng, người ta cho phép vợ ông li dị. Nếu lúc đó Alica, và cả trường Priceton nữa, bỏ rơi người đã phá vỡ thế cân bằng, quả thật ,ông khó có thể có được ngày hôm nay. Mặc dù Alica đã kí giấy li dị (hình như ba lần thì phải), nhưng bà lại quyết định ở lại để chăm sóc ông. Cộng với sự giúp đỡ của một vài đồng nghiệp trong khoa toán trường Princeton, ông tiếp tục làm việc tại đây và, như đã rõ, đánh bại những hình ảnh, âm thanh ảo trong đầu mình để tiến tới đỉnh cao.
Để kết luận bài viết này, tôi xin trích dẫn lời một giáo sư kinh tế của Mĩ: "Lý thuyết trò chơi của Nash bao gồm những định nghĩa cơ bản cho toàn bộ chủ đề về lí thuyết trò chơi (chú thích:nên nhớ rằng Nash không phải là người đầu tiên và duy nhất nghiên cứu về vấn đề này), nó có thể được áp dụng vào Chính Trí, Kinh Tế, Tâm lí học, và nhiều môn khoa học khác. Nó là một công cụ hữu dụng cho mọi nghiên cứu, nhưng không nhiều hơn thế (ý ông này là không có chuyện overturned Adam Smith's work." Tất nhiên, cho đến nay, Nash vẫn được đề cập đến rất nhiều trong các buổi đàm thoại kinh tế, mặc dù rằng nó đã không còn được coi là nền tảng của kinh tế hiện đại.
----------------------------------------------------
:smoking:
 
Òi...rốt cuốc thì thấy lý thuyết của Mash <cái này ban đầu em gõ nhầm, xong sau thấy nó hay quá nên để luôn :D> thực ra nó không đúng trong cái dài hơn immediate term.

Nếu coi như immediate term là thời gian mà trong đó không đủ để có bất kỳ một technical change nào, mọi change trong thời khoảng này đều hoàn toàn chỉ do ý muốn con người, ví dụ: một công ty không thể mở rộng hay thu hẹp sản xuất một cách có 'lợi' (cái này khó diễn đạt quá :() mà chỉ có thể shut-down các phân xưởng hoặc sử dụng nhân công theo kiểu tăng giờ.
Như vậy thì trong thời khoảng này, tất cả các thay đổi kinh tế chỉ có thể là các thay đổi chiến thuật theo kiểu 'được ăn cả, ngã về không' (có thể liên hệ với kiểu vi phân thời gian trong Toán, Lý,...). Như vậy thì có thể coi như mỗi cá nhân (individual ở đây được hiểu như một đơn vị cấu thành của hệ thống kinh tế) chỉ có thể có 1 chiến thuật kinh doanh, và tương ứng sẽ chỉ nhận được 1 kết quả, hoặc tốt, hoặc xấu, hoặc neither. Hơn nữa, việc một cá nhân rút ra khỏi hệ thống cũng phải được đánh giá như một sự thay đổi, chỉ có điều là sự thay đổi này có thể coi như là 'tất cả các thông số thống kê của participant đó đột ngột giảm đến 0' hoặc có thể lấy tương ứng là đơn vị đó đang freezing tất cả các nguồn đầu tư và sản xuất cũng gây ra hậu quả tương tự. Trong quá trình cực ngắn này, có thể áp dụng thuyết của Nash, nhưng với một cơ bản rất hạn chế: các hành động thường không diễn ra quá đỗi tiêu cực, bởi ai cũng hy vọng vào một tương lai tươi sáng, và không bao giờ một công ty lại đóng cửa xí nghiệp chỉ vì một thông số nhất thời (tức là cái thông số thay đổi dẫn đến việc immediate term được count from)...thường sự thay đổi có thể thấy theo hướng là các doanh nghiệp giảm bớt đầu tư cá nhân và tăng cường hợp tác để giảm bớt rủi ro cá nhân, hoặc là phá vỡ liên minh để hưởng lợi một mình. Như vậy, nếu muốn áp dụng thuyết của Nash, phải có được thông tin tương đối đầy đủ để dự đoán các vụ ally hoặc de-ally. Sau đó thì mới áp dụng được thuyết ở mục 'co-operate', một thuyết chưa thuyết phục được lòng tin lắm. Do đó mới nói là áp dụng thuyết này bị hạn chế, nhất là vụ collect các stats về alliances, chủ yếu là phải guess, vì đợi đến khi collect một lượng tương đối cho các thị trường lớn thì....qua mất immediate term rồi :D

Nó hầu như mất sạch tác dụng khi dùng ở short-term trở lên, bởi vì khi đó thời gian đã đủ để các cá nhân quyết định xem có tiếp tục hay không một cách chắc chắn (thường là phải từ middle term trở đi) hoặc là quyết định thay đổi chính sách liên tục để đáp ứng với đòi hỏi thị trường: vd: chính phủ đang shock lại nền kinh tế bằng các chính sách tài chính, như vậy thì các công ty sẽ phải có một hệ continous policies để tương ứng với các diễn biến tài chính. Điều này tôi nghĩ là short-term xảy ra rất nhiều, vì các công ty có thể coi thời khoảng này là một dạng test xem có chính sách nào hợp để tiếp tục, không thì em rút :D

Như vậy, lý thuyết của Nash có thể được coi là một lý thuyết đẹp về mặt Toán học và cách nghĩ, nhưng lại quá thiếu tính thực tế. Nó thậm chí không thể có áp dụng như Newton's mechanics, vì Newton's mech là rất phổ biến trong đời sống, nó chỉ căn cứ vào các thông số tương đố stable, ít bị liên hệ bởi thời gian, khi mà hầu như không cái gì có thể thay đổi đến tận tốc độ sufficient cho relativity. Còn thuyết của Nash lại phải tận dụng yếu tố thời gian, một yếu tố quá là nhạy cảm. Do đó nó chắc chỉ được coi như là uniform motion thôi:D Dành cho học sinh hoặc cho các tính toán cực kỳ sơ bộ thì được, chứ cao hơn thì...e rằng mất mặt người lập thuyết :p

Chắc nguời ta trao giải lão này vì đã có công 'học sinh nghèo vượt khó' chứ áp dụng ái này vào thì thị trường loạn là một, và thị trường accountancy để collect các stats cho nó sẽ bùng nổ ầm ầm...

@Hải: chú có biết bạn chú là người thế nào không mà lại nói câu đó :D Cứ móc nhau hoài T_T Đã phải chạy trốn Econ. rồi mà còn nói câu đó :((
 
Back
Bên trên