Nguyễn Đức Long
(Louis2)
New Member
Bài viết từ Việt nam net :
http://www.vnn.vn/xahoi/phapluat/2005/03/402503/
Vietnam Airlines bị tòa án Roma kết án oan 5 triệu euro?08:51' 31/03/2005 (GMT+7) [font=arial, helvetica, sans-serif][/font]
[font=arial, helvetica, sans-serif]Tổng Cty Hàng không Việt Nam Vietnam Airlines (VNA) đang trên đà phát triển mạnh với quy mô đội máy bay ngày càng lớn, trang bị thêm nhiều máy bay hiện đại, mở thêm hàng loạt đường bay mới… Tuy nhiên, ngày 2/5/2002, bất ngờ VNA nhận được thư của luật sư (LS) Maurizio Liberati (Italia) yêu cầu VNA phải bồi thường số tiền 4.370.584 euro.
[/font][font=arial, helvetica, sans-serif]
Khoảng tháng 11/1992, VNA có ký hợp đồng chỉ định Cty Falcomar (Italia) là đại lý của VNA tại thị trường Italia. Theo phía nguyên đơn, trong khoảng thời gian từ tháng 9/1991 đến tháng 12/1992, LS Liberati đã thực hiện một số công việc cho Cty Falcomar với tư cách là đại diện cho VNA.
Ngày 14/9/1994, LS Liberati có đơn gửi tòa án Roma yêu cầu phía Cty Falcomar và VNA thanh toán những chi phí công việc mà ông ta đã thực hiện, tổng số khoảng trên 573.000.000 Lia (tiền Italia). Ngày 1/11/1994, thông qua Đại sứ quán Italia tại Hà Nội, toà án Roma đã gửi giấy triệu tập cho VNA tham dự phiên toà tại Italia.
Theo giấy triệu tập này thì ngày 30/11/1995, VNA phải có mặt tại toà án Roma để tham dự phiên xử. Tuy nhiên, VNA đã không có đại diện tham dự phiên xử này. Dù vậy, phiên toà vẫn được đưa ra xét xử theo luật định của Italia.
Ngày 7/3/2000, toà án Roma đã ra phán quyết số 8395. Theo phán quyết này thì phía VNA phải bồi thường cho LS Liberati là 4 tỷ 851 triệu Lia (tương đương khoảng 4,3 triệu Euro). Tuy nhiên, ở thời điểm đó, do không tham dự phiên toà nên VNA không nhận được phán quyết cũng như bất cứ thông tin nào liên quan đến vụ việc này.
Cho đến ngày 2/5/2002, cũng là thời điểm đã hết hạn kháng cáo, VNA mới nhận được thư của LS Liberati cùng trích lục bản án của Toà án Roma, yêu cầu VNA phải trả số tiền 4.370.584 Euro trong vòng 30 ngày và cảnh báo: Nếu không thanh toán sẽ thực hiện các hành động pháp lý khác. Đến lúc này, VNA mới biết.
Đúng như cảnh báo, ngày 18/2/2004, VNA nhận được thông báo của Ủy ban Đòi nợ và Tịch biên Pháp thông báo phong tỏa số tiền 1.334.411,94 euro tại tài khoản BSP Pháp (tài khoản thu từ bán vé máy bay ở đại lý) của VNA để thanh toán theo án quyết của Toà án Roma.
Kèm theo quyết định của Toà Phúc thẩm Paris xác nhận số tiền mà VNA phải trả là gần 5,2 triệu euro (tính cả lãi suất phát sinh theo lãi suất ngân hàng, tức là khoảng 100 tỷ đồng Việt Nam). Trước sự phức tạp của vấn đề, ngày 9/6/2004, VNA đã báo cáo sự việc với Thủ tướng Chính phủ.
Tuy LS Liberati cũng chưa lấy được tiền (do phía VNA đang có đơn đề nghị Tòa án Pháp bỏ lệnh phong toả, chờ vào phán quyết của Tòa Phúc thẩm Roma), nhưng số tiền hơn 1,3 triệu euro mà Toà án Pháp phong tỏa của VNA vẫn trong tình trạng “không thể tiếp cận”.
Sáng 30/3, Tiền Phong đã có cuộc tiếp xúc với Tổng Giám đốc VNA Nguyễn Xuân Hiển. Mặc dù thời điểm xảy ra vụ việc, ông Hiển chưa nắm giữ cương vị này (ông Nguyễn Xuân Hiển được bổ nhiệm chức Tổng giám đốc VNA vào tháng 9/2000), ông Hiển vẫn có cuộc trao đổi thẳng thắn xung quanh vấn đề này.
Tổng giám đốc VNA Nguyễn Xuân Hiển thừa nhận vụ việc là có thật và VNA đang nỗ lực tìm giải pháp giải quyết ổn thỏa vụ việc. Ngay trong sáng 30/3, HĐQT của VNA cũng đang họp bàn về vấn đề trên.
Theo ông Nguyễn Xuân Hiển, hôm nay (31/3), Tòa phúc thẩm tại Ý sẽ đưa ra phán quyết việc có chấp nhận đơn đề nghị kháng cáo của VNA. [/font]
Bá Kiên - Vương Hạnh (Tiền Phong)
http://www.vnn.vn/kinhte/2005/03/402835/
Vụ Vietnam Airlines đền 5 triệu Euro:"Cứ tưởng mình không dính dáng!"11:26' 31/03/2005 (GMT+7) (VietNamNet) - Nhiều khả năng Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines - VNA) sẽ phải đền số tiền khoảng 100 tỷ VND cho một công dân Italia. [font=arial, helvetica, sans-serif]Vậy mà phía Vietnam Airlines tưởng mình không hề díng dáng. Và hiện, VNA vẫn chưa biết trách nhiệm này thuộc về ai. Ông Phạm Ngọc Minh - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines - VNA) - trong cuộc trao đổi với VietNamNet sáng nay (31/3) vừa cho biết như vậy.[/font]
- Thưa ông, đến giờ này Ban lãnh đạo của VNA đã bàn bạc và thống nhất với nhau xong về giải quyết việc này chưa?
- Ông Phạm Ngọc Minh: VNA đã báo cáo Chính phủ cách nay 4-5 tháng rồi.
- Vậy hướng giải quyết của VNA sẽ như thế nào?
- Ông Phạm Ngọc Minh: Nó đã thi hành án rồi thì phải chịu chứ. Mình có biết nó phán quyết từ lúc nào đâu.
- Thế tức là mình đã không cử người theo dõi vụ kiện này?
- Ông Phạm Ngọc Minh: Có, nhưng hệ thống luật pháp của Ý không thể hiểu được. Các đương sự kiện lẫn nhau, lôi mình vào cuộc. Mình chỉ biết nội bộ họ kiện nhau và mình cho rằng không dính dáng gì đến mình.
- Luật pháp Ý VNA đã không nắm được?
- Ông Phạm Ngọc Minh: Đúng vậy.
- Liệu VNA sẽ tự bỏ tiền đền hay Chính phủ sẽ hỗ trợ?
- Ông Phạm Ngọc Minh: Người ta sẽ yêu cầu quy trách nhiệm, nhưng bây giờ không biết trách nhiệm của ông nào vì chuyện này diễn ra từ hồi năm 91-92.
- Tức là vụ kiện diễn ra rất lâu rồi mà mình không quan tâm?
- Ông Phạm Ngọc Minh: Bắt đầu thụ lý năm 93-94 .
- Mấy lần họ có giấy triệu tập mời mình?
- Ông Phạm Ngọc Minh: Hồ sơ thì chỉ có 1 lần nhưng lúc đó là do hai đương sự đi kiện nhau.
- VNA đã nghĩ là vụ kiện không liên quan đến mình?
- Ông Phạm Ngọc Minh: Chắc là như thế, hồi đó tôi không phụ trách tôi không biết. Thậm chí đến lúc nó phán quyết thi hành án rồi mình mới đi tìm tài liệu vì không biết nó thu tiền mình vì cái gì.
- Có phải do người của VNA không biết tiếng Ý?
- Ông Phạm Ngọc Minh: Thủ tục của nó đàng hoàng. Từ lúc phán quyết đến lúc kháng cáo là 1 năm. Nhưng nó phán quyết bên toà án Ý nên làm sao mình biết nó phán quyết lúc nào... (?)
Người thắng cuộc cũng là luật sư, anh ta đợi đến lúc hết thời hạn kháng án mới nộp đơn xin thi hành án. Mình có biết đâu, đến lúc nó phán quyết kháng án mới té ngửa ra là bây giờ phải nộp đơn kháng cáo mà hết thời hạn kháng cáo thì biết làm thế nào.
- Giấy đòi nợ họ có gửi trực tiếp đến VNA?
- Ông Phạm Ngọc Minh: Nó gửi cho toà Pari và Toà Pari gửi lại cho văn phòng ở Pari của VNA. Khi đó mới tá hoả lên đi hỏi "chúng tôi bị cái gì thế?".
- Lâu chưa, thưa ông?
- Ông Phạm Ngọc Minh: Cách đây 1 năm, mình sau đó thuê luật sư đi mò, rồi đến toà án Roma xin bộ hồ sơ lưu thì họ không cho. Sau đó phải thuê luật sư đòi kiện lại (để lấy hồ sơ về thôi). Toà Roma cung cấp hồ sơ về thì lại chả thấy ông nào ở VNA dính dáng gì cả.
Đầu đuôi đơn giản thôi, một người luật sư (Ông Maurizio Liberati) được một công ty ở Ý thuê về để làm việc với tư cách đại lý cho VNA, sau đó người này bị sa thải. Anh ta mới kiện lại công ty kia (Công ty Falcomar) vì công ty kia thuê anh ta vào làm cho VNA. Công ty Falcomar mới tuyên bố phá sản và toà tuyên án bên liên đới là VNA phải chịu bồi thường cho người kia. Việc đó tôi cho là giời ơi đất hỡi mà mình lại bị dính vào.
- Nhưng cũng có nguyên nhân là mình đã lơ là, không lường hết được hậu quả?
- Ông Phạm Ngọc Minh: Thời năm 93-94 thì ông nào cảnh giác? ông nào cắp cặp đi Ý hầu toà, vì nghĩ hai đương sự trong công ty kia nó kiện nhau không ảnh hưởng đến mình.
- Phải bồi thường số tiền gốc 4.370.584.5,2 triệu euro (tính cả lãi suất phát sinh đến nay khoảng 100 tỷ đồng Việt Nam). VNA có đủ sức để đền số tiền lớn như vậy không?
- Ông Phạm Ngọc Minh: Thì phải đền thôi. Luật sư bây giờ khuyến cáo mình nên kiện ngược lại, nhưng nếu kiện lại thì tốn kém. Chính phủ thì có hướng rằng, Việt Nam mình yếu thế, nên quy trách nhiệm cá nhân và trả tiền.
- Xin cảm ơn ông!
sự việc mới được đưa lên Vietnamnet, vì ở nước ngoài nên đọc Vietnamnet mình mới biết.
Mọi người cảm thấy thế nào?
Riêng mình cảm thấy khúc ruột mình đang đứt rời ra. Xót chứ. 100 Tỷ đồng, đâu phải 1 2 năm là có ngay được. 100 tỷ đồng đó không phải riêng tiền của ai, nó là đồng tiền xương máu của hàng triệu công dân Việt nam, đồng tiền xương máu của biết bao năm đổi mới. 100 Tỷ đồng đó sẽ phải rút ra từ những khoản xóa đói giảm nghèo, khắc phục hậu quả hạn hán, đầu tư cho kinh tế-xã hội.
Xót ruột chứ, đau đớn chứ, thương tiếc chứ. Có thể mọi người không tin và cười nhưng mình đã khóc trong lòng cho đất nước mình. Với 1 đất nước đang phát triển như việt nam, ai dễ dàng kiếm được chỗ tiền đó cho đất nước mình nếu như tất cả không hợp lực lại. Đồng tiền đó không phải riêng của chính phủ, mà nó là đồng tiền của từng gia đình người Việt chúng ta.
Không thể thờ ơ, nghĩ về nó là trách nhiệm tối thiểu của mỗi công dân việt nam, sinh ra và lớn lên ở việt nam hay ở nước ngoài, nhưng mang trong mình dòng máu việt nam.
Hãy nghĩ về nó, và biết đâu làm được gì đó?
Cá nhân mình thấy khả năng để không phải bồi thường đã là 0% rồi, tức là không còn cơ hội nào để sửa sai.
Mình thấy khốn nạn nhất là lời nói của Phó Tổng giảm đốc Tổng công ty Hàng Không Việt Nam :
Cực kỳ vô trách nhiệm, cực kỳ chết tiệt, thiếu đặc điểm cơ bản của 1 con người, thiếu bộ phận tư duy trong cơ thể, khả năng tư duy = 0, hay còn gọi là liệt não bộ. Không có thần kinh phản ứng. Triệu chứng của bại não, viêm màng não cấp tính và tổn thương vỏ não. Không có trách nhiệm với xã hội, không có trách nhiệm với bản thân, chưa nói đến sự trống rỗng của kiến thức quản lý, chưa nói đến kiến thức đạo đức cơ bản của con người.
Nói câu "Tôi không biết" 1 cách dễ dàng, nói đền bù 100 tỷ 1 cách dễ dàng, tư duy không cho phép đề cập đến khả năng giải quyết khoản nợ, dễ dàng đẩy trách nhiệm cho người khác.
Vậy đó, đất nước chúng ta rồi sẽ ra sao với bộ máy như hiện nay? Khoản đền bù của VFF trước là 1 bài học, cứ cho là không lớn đâu, nhưng không biết bài học này đủ thấm thía chưa hay vẫn cươi được? =))
Theo nhận xét chủ quan của mình thì sau nhiều năm đi lên, sung sướng không bao lâu, kinh tế Việt Nam đang chuẩn bị đi xuống, độ vài tháng nữa suy thoái kinh tế sẽ xảy ra. Kế hoạch 5 năm không thể thực hiện, mục tiêu gia nhập WTO bị ảnh hưởng. Mở cửa thị trường và mất thị trường dẫn đến 1 thời gian suy thoái kéo dài.
Mọi người sẽ lo cho cuộc sống của mình thế nào? Sau khoản 100 tỷ kia liệu VNA có đủ sức lấy lại 1 phần để đầu tư tiếp mà cạnh tranh với thời điểm mở cửa bầu trời đang đến gần? Hay rồi sẽ lại chung 1 kết cục với các thị trường khác?
Có lẽ mình mang tiếng bán nước mà ở lại nước ngoài thôi.
http://www.vnn.vn/xahoi/phapluat/2005/03/402503/
Vietnam Airlines bị tòa án Roma kết án oan 5 triệu euro?08:51' 31/03/2005 (GMT+7) [font=arial, helvetica, sans-serif][/font]
[font=arial, helvetica, sans-serif]Tổng Cty Hàng không Việt Nam Vietnam Airlines (VNA) đang trên đà phát triển mạnh với quy mô đội máy bay ngày càng lớn, trang bị thêm nhiều máy bay hiện đại, mở thêm hàng loạt đường bay mới… Tuy nhiên, ngày 2/5/2002, bất ngờ VNA nhận được thư của luật sư (LS) Maurizio Liberati (Italia) yêu cầu VNA phải bồi thường số tiền 4.370.584 euro.
[/font][font=arial, helvetica, sans-serif]
Khoảng tháng 11/1992, VNA có ký hợp đồng chỉ định Cty Falcomar (Italia) là đại lý của VNA tại thị trường Italia. Theo phía nguyên đơn, trong khoảng thời gian từ tháng 9/1991 đến tháng 12/1992, LS Liberati đã thực hiện một số công việc cho Cty Falcomar với tư cách là đại diện cho VNA.
Ngày 14/9/1994, LS Liberati có đơn gửi tòa án Roma yêu cầu phía Cty Falcomar và VNA thanh toán những chi phí công việc mà ông ta đã thực hiện, tổng số khoảng trên 573.000.000 Lia (tiền Italia). Ngày 1/11/1994, thông qua Đại sứ quán Italia tại Hà Nội, toà án Roma đã gửi giấy triệu tập cho VNA tham dự phiên toà tại Italia.
Theo giấy triệu tập này thì ngày 30/11/1995, VNA phải có mặt tại toà án Roma để tham dự phiên xử. Tuy nhiên, VNA đã không có đại diện tham dự phiên xử này. Dù vậy, phiên toà vẫn được đưa ra xét xử theo luật định của Italia.
Ngày 7/3/2000, toà án Roma đã ra phán quyết số 8395. Theo phán quyết này thì phía VNA phải bồi thường cho LS Liberati là 4 tỷ 851 triệu Lia (tương đương khoảng 4,3 triệu Euro). Tuy nhiên, ở thời điểm đó, do không tham dự phiên toà nên VNA không nhận được phán quyết cũng như bất cứ thông tin nào liên quan đến vụ việc này.
Cho đến ngày 2/5/2002, cũng là thời điểm đã hết hạn kháng cáo, VNA mới nhận được thư của LS Liberati cùng trích lục bản án của Toà án Roma, yêu cầu VNA phải trả số tiền 4.370.584 Euro trong vòng 30 ngày và cảnh báo: Nếu không thanh toán sẽ thực hiện các hành động pháp lý khác. Đến lúc này, VNA mới biết.
Đúng như cảnh báo, ngày 18/2/2004, VNA nhận được thông báo của Ủy ban Đòi nợ và Tịch biên Pháp thông báo phong tỏa số tiền 1.334.411,94 euro tại tài khoản BSP Pháp (tài khoản thu từ bán vé máy bay ở đại lý) của VNA để thanh toán theo án quyết của Toà án Roma.
Kèm theo quyết định của Toà Phúc thẩm Paris xác nhận số tiền mà VNA phải trả là gần 5,2 triệu euro (tính cả lãi suất phát sinh theo lãi suất ngân hàng, tức là khoảng 100 tỷ đồng Việt Nam). Trước sự phức tạp của vấn đề, ngày 9/6/2004, VNA đã báo cáo sự việc với Thủ tướng Chính phủ.
Tuy LS Liberati cũng chưa lấy được tiền (do phía VNA đang có đơn đề nghị Tòa án Pháp bỏ lệnh phong toả, chờ vào phán quyết của Tòa Phúc thẩm Roma), nhưng số tiền hơn 1,3 triệu euro mà Toà án Pháp phong tỏa của VNA vẫn trong tình trạng “không thể tiếp cận”.
Sáng 30/3, Tiền Phong đã có cuộc tiếp xúc với Tổng Giám đốc VNA Nguyễn Xuân Hiển. Mặc dù thời điểm xảy ra vụ việc, ông Hiển chưa nắm giữ cương vị này (ông Nguyễn Xuân Hiển được bổ nhiệm chức Tổng giám đốc VNA vào tháng 9/2000), ông Hiển vẫn có cuộc trao đổi thẳng thắn xung quanh vấn đề này.
Tổng giám đốc VNA Nguyễn Xuân Hiển thừa nhận vụ việc là có thật và VNA đang nỗ lực tìm giải pháp giải quyết ổn thỏa vụ việc. Ngay trong sáng 30/3, HĐQT của VNA cũng đang họp bàn về vấn đề trên.
Theo ông Nguyễn Xuân Hiển, hôm nay (31/3), Tòa phúc thẩm tại Ý sẽ đưa ra phán quyết việc có chấp nhận đơn đề nghị kháng cáo của VNA. [/font]
Bá Kiên - Vương Hạnh (Tiền Phong)
http://www.vnn.vn/kinhte/2005/03/402835/
Vụ Vietnam Airlines đền 5 triệu Euro:"Cứ tưởng mình không dính dáng!"11:26' 31/03/2005 (GMT+7) (VietNamNet) - Nhiều khả năng Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines - VNA) sẽ phải đền số tiền khoảng 100 tỷ VND cho một công dân Italia. [font=arial, helvetica, sans-serif]Vậy mà phía Vietnam Airlines tưởng mình không hề díng dáng. Và hiện, VNA vẫn chưa biết trách nhiệm này thuộc về ai. Ông Phạm Ngọc Minh - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines - VNA) - trong cuộc trao đổi với VietNamNet sáng nay (31/3) vừa cho biết như vậy.[/font]
- Thưa ông, đến giờ này Ban lãnh đạo của VNA đã bàn bạc và thống nhất với nhau xong về giải quyết việc này chưa?
- Ông Phạm Ngọc Minh: VNA đã báo cáo Chính phủ cách nay 4-5 tháng rồi.
- Vậy hướng giải quyết của VNA sẽ như thế nào?
- Ông Phạm Ngọc Minh: Nó đã thi hành án rồi thì phải chịu chứ. Mình có biết nó phán quyết từ lúc nào đâu.
- Thế tức là mình đã không cử người theo dõi vụ kiện này?
- Ông Phạm Ngọc Minh: Có, nhưng hệ thống luật pháp của Ý không thể hiểu được. Các đương sự kiện lẫn nhau, lôi mình vào cuộc. Mình chỉ biết nội bộ họ kiện nhau và mình cho rằng không dính dáng gì đến mình.
- Luật pháp Ý VNA đã không nắm được?
- Ông Phạm Ngọc Minh: Đúng vậy.
- Liệu VNA sẽ tự bỏ tiền đền hay Chính phủ sẽ hỗ trợ?
- Ông Phạm Ngọc Minh: Người ta sẽ yêu cầu quy trách nhiệm, nhưng bây giờ không biết trách nhiệm của ông nào vì chuyện này diễn ra từ hồi năm 91-92.
- Tức là vụ kiện diễn ra rất lâu rồi mà mình không quan tâm?
- Ông Phạm Ngọc Minh: Bắt đầu thụ lý năm 93-94 .
- Mấy lần họ có giấy triệu tập mời mình?
- Ông Phạm Ngọc Minh: Hồ sơ thì chỉ có 1 lần nhưng lúc đó là do hai đương sự đi kiện nhau.
- VNA đã nghĩ là vụ kiện không liên quan đến mình?
- Ông Phạm Ngọc Minh: Chắc là như thế, hồi đó tôi không phụ trách tôi không biết. Thậm chí đến lúc nó phán quyết thi hành án rồi mình mới đi tìm tài liệu vì không biết nó thu tiền mình vì cái gì.
- Có phải do người của VNA không biết tiếng Ý?
- Ông Phạm Ngọc Minh: Thủ tục của nó đàng hoàng. Từ lúc phán quyết đến lúc kháng cáo là 1 năm. Nhưng nó phán quyết bên toà án Ý nên làm sao mình biết nó phán quyết lúc nào... (?)
Người thắng cuộc cũng là luật sư, anh ta đợi đến lúc hết thời hạn kháng án mới nộp đơn xin thi hành án. Mình có biết đâu, đến lúc nó phán quyết kháng án mới té ngửa ra là bây giờ phải nộp đơn kháng cáo mà hết thời hạn kháng cáo thì biết làm thế nào.
- Giấy đòi nợ họ có gửi trực tiếp đến VNA?
- Ông Phạm Ngọc Minh: Nó gửi cho toà Pari và Toà Pari gửi lại cho văn phòng ở Pari của VNA. Khi đó mới tá hoả lên đi hỏi "chúng tôi bị cái gì thế?".
- Lâu chưa, thưa ông?
- Ông Phạm Ngọc Minh: Cách đây 1 năm, mình sau đó thuê luật sư đi mò, rồi đến toà án Roma xin bộ hồ sơ lưu thì họ không cho. Sau đó phải thuê luật sư đòi kiện lại (để lấy hồ sơ về thôi). Toà Roma cung cấp hồ sơ về thì lại chả thấy ông nào ở VNA dính dáng gì cả.
Đầu đuôi đơn giản thôi, một người luật sư (Ông Maurizio Liberati) được một công ty ở Ý thuê về để làm việc với tư cách đại lý cho VNA, sau đó người này bị sa thải. Anh ta mới kiện lại công ty kia (Công ty Falcomar) vì công ty kia thuê anh ta vào làm cho VNA. Công ty Falcomar mới tuyên bố phá sản và toà tuyên án bên liên đới là VNA phải chịu bồi thường cho người kia. Việc đó tôi cho là giời ơi đất hỡi mà mình lại bị dính vào.
- Nhưng cũng có nguyên nhân là mình đã lơ là, không lường hết được hậu quả?
- Ông Phạm Ngọc Minh: Thời năm 93-94 thì ông nào cảnh giác? ông nào cắp cặp đi Ý hầu toà, vì nghĩ hai đương sự trong công ty kia nó kiện nhau không ảnh hưởng đến mình.
- Phải bồi thường số tiền gốc 4.370.584.5,2 triệu euro (tính cả lãi suất phát sinh đến nay khoảng 100 tỷ đồng Việt Nam). VNA có đủ sức để đền số tiền lớn như vậy không?
- Ông Phạm Ngọc Minh: Thì phải đền thôi. Luật sư bây giờ khuyến cáo mình nên kiện ngược lại, nhưng nếu kiện lại thì tốn kém. Chính phủ thì có hướng rằng, Việt Nam mình yếu thế, nên quy trách nhiệm cá nhân và trả tiền.
- Xin cảm ơn ông!
- Hồng Phúc - thực hiện
sự việc mới được đưa lên Vietnamnet, vì ở nước ngoài nên đọc Vietnamnet mình mới biết.
Mọi người cảm thấy thế nào?
Riêng mình cảm thấy khúc ruột mình đang đứt rời ra. Xót chứ. 100 Tỷ đồng, đâu phải 1 2 năm là có ngay được. 100 tỷ đồng đó không phải riêng tiền của ai, nó là đồng tiền xương máu của hàng triệu công dân Việt nam, đồng tiền xương máu của biết bao năm đổi mới. 100 Tỷ đồng đó sẽ phải rút ra từ những khoản xóa đói giảm nghèo, khắc phục hậu quả hạn hán, đầu tư cho kinh tế-xã hội.
Xót ruột chứ, đau đớn chứ, thương tiếc chứ. Có thể mọi người không tin và cười nhưng mình đã khóc trong lòng cho đất nước mình. Với 1 đất nước đang phát triển như việt nam, ai dễ dàng kiếm được chỗ tiền đó cho đất nước mình nếu như tất cả không hợp lực lại. Đồng tiền đó không phải riêng của chính phủ, mà nó là đồng tiền của từng gia đình người Việt chúng ta.
Không thể thờ ơ, nghĩ về nó là trách nhiệm tối thiểu của mỗi công dân việt nam, sinh ra và lớn lên ở việt nam hay ở nước ngoài, nhưng mang trong mình dòng máu việt nam.
Hãy nghĩ về nó, và biết đâu làm được gì đó?
Cá nhân mình thấy khả năng để không phải bồi thường đã là 0% rồi, tức là không còn cơ hội nào để sửa sai.
Mình thấy khốn nạn nhất là lời nói của Phó Tổng giảm đốc Tổng công ty Hàng Không Việt Nam :
Vậy hướng giải quyết của VNA sẽ như thế nào?
- Ông Phạm Ngọc Minh: Nó đã thi hành án rồi thì phải chịu chứ. Mình có biết nó phán quyết từ lúc nào đâu.
Ông Phạm Ngọc Minh: Người ta sẽ yêu cầu quy trách nhiệm, nhưng bây giờ không biết trách nhiệm của ông nào vì chuyện này diễn ra từ hồi năm 91-92.
VNA đã nghĩ là vụ kiện không liên quan đến mình?
- Ông Phạm Ngọc Minh: Chắc là như thế, hồi đó tôi không phụ trách tôi không biết.
Có phải do người của VNA không biết tiếng Ý?
- Ông Phạm Ngọc Minh: Thủ tục của nó đàng hoàng. Từ lúc phán quyết đến lúc kháng cáo là 1 năm. Nhưng nó phán quyết bên toà án Ý nên làm sao mình biết nó phán quyết lúc nào... (?)
Công ty Falcomar mới tuyên bố phá sản và toà tuyên án bên liên đới là VNA phải chịu bồi thường cho người kia. Việc đó tôi cho là giời ơi đất hỡi mà mình lại bị dính vào.
Nhưng cũng có nguyên nhân là mình đã lơ là, không lường hết được hậu quả?
- Ông Phạm Ngọc Minh: Thời năm 93-94 thì ông nào cảnh giác? ông nào cắp cặp đi Ý hầu toà, vì nghĩ hai đương sự trong công ty kia nó kiện nhau không ảnh hưởng đến mình.
- Phải bồi thường số tiền gốc 4.370.584.5,2 triệu euro (tính cả lãi suất phát sinh đến nay khoảng 100 tỷ đồng Việt Nam). VNA có đủ sức để đền số tiền lớn như vậy không?
- Ông Phạm Ngọc Minh: Thì phải đền thôi. Luật sư bây giờ khuyến cáo mình nên kiện ngược lại, nhưng nếu kiện lại thì tốn kém. Chính phủ thì có hướng rằng, Việt Nam mình yếu thế, nên quy trách nhiệm cá nhân và trả tiền.
Cực kỳ vô trách nhiệm, cực kỳ chết tiệt, thiếu đặc điểm cơ bản của 1 con người, thiếu bộ phận tư duy trong cơ thể, khả năng tư duy = 0, hay còn gọi là liệt não bộ. Không có thần kinh phản ứng. Triệu chứng của bại não, viêm màng não cấp tính và tổn thương vỏ não. Không có trách nhiệm với xã hội, không có trách nhiệm với bản thân, chưa nói đến sự trống rỗng của kiến thức quản lý, chưa nói đến kiến thức đạo đức cơ bản của con người.
Nói câu "Tôi không biết" 1 cách dễ dàng, nói đền bù 100 tỷ 1 cách dễ dàng, tư duy không cho phép đề cập đến khả năng giải quyết khoản nợ, dễ dàng đẩy trách nhiệm cho người khác.
Vậy đó, đất nước chúng ta rồi sẽ ra sao với bộ máy như hiện nay? Khoản đền bù của VFF trước là 1 bài học, cứ cho là không lớn đâu, nhưng không biết bài học này đủ thấm thía chưa hay vẫn cươi được? =))
Theo nhận xét chủ quan của mình thì sau nhiều năm đi lên, sung sướng không bao lâu, kinh tế Việt Nam đang chuẩn bị đi xuống, độ vài tháng nữa suy thoái kinh tế sẽ xảy ra. Kế hoạch 5 năm không thể thực hiện, mục tiêu gia nhập WTO bị ảnh hưởng. Mở cửa thị trường và mất thị trường dẫn đến 1 thời gian suy thoái kéo dài.
Mọi người sẽ lo cho cuộc sống của mình thế nào? Sau khoản 100 tỷ kia liệu VNA có đủ sức lấy lại 1 phần để đầu tư tiếp mà cạnh tranh với thời điểm mở cửa bầu trời đang đến gần? Hay rồi sẽ lại chung 1 kết cục với các thị trường khác?
Có lẽ mình mang tiếng bán nước mà ở lại nước ngoài thôi.