mọi người thử đọc cái này xem.
cũng hay, gọi là thư thái cuối tuần.
Cô bé chơi cờ?
Gọi là cô bé chơi cờ hay cô gái chơi cờ hay người đàn bà chơi cờ?
Tin tôi đi, mỗi người có kiểu chơi cờ riêng, rất khác nhau.
Cờ ở đây là cờ tướng; có tướng, có sĩ, có tịnh, có xe, có pháo, có mã, có rất nhiều tốt. Con tịnh ở đây đúng ra gọi là tượng, là con voi nhưng tôi thích gọi là con tịnh - như thể chay tịnh. Con sĩ, đôi khi để che mặt thì tất nhiên vẫn là sĩ rồi, và người ta có câu “Cờ mất sĩ như đĩ mất váy”.
Chơi ở đây tất nhiên khác với làm, chơi là một thú vui, để cho người ta vui thôi, chẳng để làm gì khác hơn cả.
1. Khai cuộc
Em có lối khai cuộc thẳng thắn, không úp mở - kiểu của một cô bé được nuông chiều. “Đến nhà em chơi đi. Hôm nay bố mẹ em đi vắng”.
Trên chiếc đi văng da ở phòng khách, em bống nhiên thụ động, phòng thủ là chính, khác hẳn lối chơi bạo dạn mọi khi. “Lên tịnh, lên sĩ”.
“Thế là thế nào?”. Tôi tự hỏi mình và bỗng nhiên cũng trở nên thụ động, phòng thủ. “Thế là thế nào?”. Tôi bỗng nhiên chỉ nhớ được mỗi câu trong bài Đánh cờ nổi tiếng của Hồ Xuân Hương “Thiếp thấy bí vội vàng ngểnh sĩ”
“Đến nhà em chơi đi. Hôm nay bố mẹ em đi vắng”. Ngay từ khi khai cuộc em đã mất với tôi một con sĩ. Trên chiếc đi văng da ở phòng khách, cúc áo ngực em bỗng nhiên bật tung.
“Tắt điện thoại di động đi anh, đang chơi hay thì lại tít tít, khó chịu lắm”. Trong mắt em ánh lên một tia đau khổ, cam chịu. Tôi ăn thêm của em một con sĩ. Em chống cự yếu ớt. “Đừng anh”
2. Trung cuộc.
Khai cuộc đã thế, trung cuộc như chẳng còn gì để nói nữa. Tôi tấn công ráo riết, nhiều lần chiếu nhưng chưa hết cờ. Em thở dồn dập. Em chống cự dai dẳng. “Lên tịnh, xuống tịnh”.
Em là đối thủ của tôi? Không phải thế, cuộc cờ này ta chỉ mượn như một cái cớ, để cùng nhau làm gì đó, để nói với nhau điều gì đó.
Em được dạy là đàn ông chỉ muốn Điều Đó, mục đích cuối cùng của đàn ông bao giờ cũng là Điều Đó – là Chiến Thắng. Nhưng em cũng biết là đàn ông rất sợ bị từ chối, rất sợ bị thua cuộc.
Nhưng tại sao em lại là đối thủ của tôi? Người với người là bạn, người với người sống để yêu nhau cơ mà?
Cuộc cờ rành rẽ với luật chơi của nó.
3. Tàn cuộc.
Người ta bảo “Cờ ngoài, bài trong”, những người trong cuộc cờ thường không thể tỉnh táo. Đắm mình vào cuộc cờ một hồi lâu, tôi mới hơi tĩnh trí lại được để thầm điểm lại quân của mình: còn tướng, còn sĩ, còn xe, còn tốt.
Bên em còn tướng, còn mã – hai mã, còn tốt.
Thật ra là còn lại những gì? Tôi còn sĩ hay không còn sĩ? Còn sĩ hay không còn sĩ? Mà thật ra còn sĩ hay không còn sĩ trong thế cờ này có ý nghĩa gì?
Thật ra là còn lại những gì? Mặt em đỏ bừng, em như tránh nhìn vào mắt tôi.
Trong một cuộc cờ dằng dai mà chắc chắn tôi là người chiến thắng, nhân bản nhất là đề nghị hoà.
Khi chấp nhận chơi cờ với em, tôi đã chấp nhận một sự mạo hiểm, thắng cũng chẳng vẻ vang gì mà thua thì nhục nhã.
Một gã tóc đã có sợi bạc và một cô bé vừa tròn mười tám tuổi bên bàn cờ, trò chơi đã có từ hàng ngàn năm nay và thực ra là để dành cho những người nhiều tuổi.
Bàn cờ với những ô vuông lạnh lùng của nó vẫn cuốn hút, đam mê.
Moscow 30/12/2003
nguồn
http://www.tathy.com/thanglong/topic.asp?TOPIC_ID=4187