Cái trống thiếc
Vào năm 1979, đối với người dân Mẽo, có 2 tuyệt phẩm của nước ngoài ra đời. 1 là sskkb < người mà chẳng ai thèm biết, và 2 là The Tin Drum > một tuyệt tác đến từ nước Đức.
Các bạn đã từng xem những bộ phim nào gây ám ảnh cho các bạn, tui xin đưa ra 1 ví dụ : thường là những bộ phim kinh dị như The Shining chẳng hạn . Nhưng sau khi xem, nỗi ám ảnh về một con người bị ma ám chắc đọng lại trong các bạn nhiều nhất là 1 tuần, và rồi các bạn sẽ tự an ủi, làm quái có người như vậy, nên nỗi ám ảnh cũng bye bye luôn.
(chào mời thế thôi, vào đề nào)
Một cậu bé người Ba Lan 3 tuổi, đã từ chối sự sống bằng cách lao đầu xuống cầu thang tự sát. Nguyên nhân là trong cái đầu non nớt của cậu, có quá nhiều hình ảnh ko tốt về người lớn mà cậu phải chứng kiến hàng ngày. Hình ảnh về nước Ba Lan bị Đức chiếm đóng hỗn loạn trong chiến tranh, hình ảnh một người mẹ suốt ngày tằng tịu với người em họ của chồng ... Thật không may, cậu bé Oskar đã không chết. Nhưng cậu không thể lớn được nữa, và trong suốt quãng đời còn lại, cậu phải sống trong vóc dáng của 1 chú nhóc 3 tuổi. Niềm vui duy nhất suốt thời ấu thơ của cậu là 1 cái trống. Cậu biểu lộ tình cảm qua cái trống, cậu giao tiếp với mọi người cũng qua cái trống. Suốt ngày nghe ông con gõ trống điếc cả tai, ông bố ko chịu được đã giằng cái trống ra khỏi cậu bé. Trong sự tức giận ghê gớm, Oskar đã hét lên bằng 1 giọng the thé chói tai dễ sợ và ... choang .... cái mặt đồng hồ cuccu bằng thuỷ tinh trước mặt cậu vỡ tan tành, cả nhà kinh hãi. Thế là từ đó, cậu có thêm một vũ khí để tự vệ, đó là tiếng hét có khả năng làm vỡ mọi thứ bằng thuỷ tinh.
Mặc dù cậu ko lớn lên nữa, nhưng người ta vẫn nhận ra sự thay đổi trong con người cậu theo thời gian. Sự thay đổi về suy nghĩ, về hành động, và cậu đã dần dần khám phá được cái thế giới khó khăn, nhọc nhằn đang xảy ra xung quanh cậu. Cậu đã học được cách điều khiển thế giới của người lớn qua tiếng trống và tiếng hét của mình.
David Bennent lúc đó khoảng 12 tuổi, và cậu đã vào vai Oskar từ lúc 3 tuổi đến lúc 20 tuổi một cách tuyệt vời. Từ ánh mắt, lời nói, hành động, sự sợ hãi, sự giận dữ, tất cả đều gây ấn tượng rất mạnh cho người xem. 1 cảnh rất ấn tượng trong phim là khi cậu trèo lên tháp đồng hồ, vừa gõ trống vừa hét làm vỡ tan tất cả cửa kính của khu nhà đối diện, để phản đối hành động của người mẹ không chung thuỷ (xem nửa trên của poster). Hành động của cậu dường như phản ánh lại xã hội Ba Lan khi bị Đức quốc xã chiếm đóng. Cái trống của cậu là vũ khí để chống lại gia đình và những người xung quanh, mà họ là đại diện cho người dân Ba Lan nhu nhược trước đế quốc Đức. Nhưng trong phim cũng có một số cảnh hài hước nhằm giảm bớt căng thẳng cho người xem. Cảnh cậu bé Oskar, dưới gầm khán đài, dùng tiếng trống của mình để điều khiển toàn bộ dàn nhạc, đang từ quốc ca Đức (hay 1 bài gì đó ca ngợi nước Đức) chuyển sang bài Blue Danuble, và tất cả mọi người đang đứng nghiêm trang trên quảng trường quay ra khiêu vũ theo tiếng nhạc, để mặc lại tên chỉ huy đứng trơ ra như báo hiệu sự thất bại của người Đức, là một trong những cảnh vui nhộn nhất trong phim.
Bộ phim đã dành được giải Oscar cho phim nước ngoài hay nhất (dễ hiểu thôi, vì nó ra đời trùng với năm sinh của sskkb ). Trong phim có một số cảnh mà bị coi là đồi bại, kệch cỡm và rất nhố nhăng. Những con người ko một mảnh vải trên người, lao vào nhau như thể họ không bao giờ được lao vào nhau, như thể ngày mai đã là ngày tận thế. Những người đàn bà lợi dụng sự kém phát triển của người khác để thoả mãn những khoái thú của cuộc đời. Những cảnh quay vô cùng "trần tục" đó (<< ko biết dùng từ nào khác, dùng tạm từ này vậy), ko hề dấu diếm đã thực sự gây shock cho người xem và tạo cho họ một nỗi ám ảnh thực sự. Nhưng nó đã diễn tả được đúng cuộc sống thời đó, một cuộc sống mà cái chết cận kề, một cuộc sống tủi nhục khi bị người khác đè đầu cưỡi cổ, một cuộc sống mà sinh mạng con người chẳng khác gì con lươn, con cá ( muốn biết tại sao lại được ví với lươn và cá, mời các bạn xem phim sẽ rõ).
Lời khuyên từ khán giả sskkb : có lẽ nên xem phim này, nó thực sự là 1 bộ phim hay, nhưng chỉ nên xem một lần thôi. Tui đã mang ngay ra hàng đổi phim khác sau khi xem xong, ko dám giữ lại ở nhà lâu hơn 1 phút.
theo sskkb ttvnol