會 員 请 點 名

anh ơi, làm sao để biết số may mắn của mình?
Cái này do mình tự tổng kết thôi em, anh cũng là qua nhiều lần để ý và thấy khi ở số đó thì mình có cảm giác là thuận lợi, vậy thôi. Chắc lợn con không hay để ý phải không hihi>:p :D
Có thời gian sẽ nói thêm về các con số hihi
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Mấy câu hỏi trên mà khong có ai chịu trả lời ah, hỏi câu này xem thế nào nhé
Vì sao đồ tể dễ tu thành chính quả hơn nhà sư???
Quá dễ nhé<:p
Mấy câu trên cuối tuần nếu ai không còn câu trả lời nào khác, anh sẽ trả lời vậy:(
@ lợn con thích mèo ah?? Hôm nay mới để ý năm sinh của lợn con, hixx, kém mình 2 bàn tay, có khi phải gọi là chú :)). Hixx mình già rồi sao :((
 
Chỉnh sửa lần cuối:
óe, thôi, anh cho nó trẻ, em ko định gọi anh là lợn chú =)) tất nhiên nếu anh thích thì... ;))
à mà anh hỏi khó thế
 
óe, thôi, anh cho nó trẻ, em ko định gọi anh là lợn chú =)) tất nhiên nếu anh thích thì... ;))
à mà anh hỏi khó thế

Dĩ nhiên là thích gọi là anh rồi;;)
Câu anh đố cực dễ, câu này ai cũng biết, mỗi tội không để ý thôi8->
Lại đố câu khác xem thế nào
Ai ngày nào cũng phải đi khám bệnh ??:D
Không thể dễ hơn đâu\:d/
 
Không ai trả lời thì đành đưa đáp án vậy
Vi sao Hoàng đế dùng vàng
Màu vàng đối với văn hoá Trung Quốc có duyên đến khó lý giải, cách đây 5000 năm thời hoàng đế, Trung quốc thích màu đơn sắc. Nhà tư tưởng, nhà giáo dục Khổng Tử cuối thời Xuân thu đã đưa ra lý luận bảo vệ Chu Lễ, đã đưa màu đen, đỏ, xanh, trắng, vàng là những màu chính, màu chủ, đồng thời còn gắn ngũ sắc với Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, được vận dụng trong “ Lễ”, từ sau đời Hoàng đế đến Tần Hán, các hoàng đế đều tuân theo thuyết “âm dương ngũ hành” của Đổng Trọng Thư, thuyết này lấy thuỷ, hoả, mộc, kim, thổ theo tuần tự ứng với đen, đỏ, xanh, trắng, vàng, và mỗi hoàng đế đều lấy màu sắc để làm tượng trưng.
Người Trung Quốc cổ đại cho rằng ngũ hành là 5 loại nguyên tố sinh ra vạn vật trong tự nhiên, tất cả nguồn gốc của vạn vậ đều như vậy, màu sắc cũng như vậy, đều nằm trong mối quan hệ phép tắc ngũ hành của sự vận động giữa thiên đạo và tự nhiên. Hoàng đế đời Hán sai khi kế thừa nhà Tần, lấy Thổ làm đức. Học thuyết ngũ hành lại nói Thổ thắng Thuỷ( Nhà Tần thì Tần Thuỷ Hoàng lấy quần áo đen do cho rằng nhờ đức Thuỷ mà lấy thiên hạ, cái này anh đã nói ở trên rồi), màu của Thổ là màu vàng, tượng trưng cho Trung ương, màu xanh là Mộc, ở phía Đông, màu đỏ là Hoả ở phía Nam, màu trắng là Kim ở Tây, màu đen là Thuỷ ở Bắc, vì màu vàng ở ở giữa trong ngũ hành, là màu trung Hoà, là ở trên mọi màu sắc cho nên quý nhất, nên quy định là màu sắc của thiên tử
Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn trong vụ binh biến ở Trần Kiều đã được chư tướng khoác lên áo hoàng bào, tức là biểu thị là hoàng đế, trở thành vua 1 nước, qua đó thấy được sự coi trọng của màu vàng. Màu vàng trở thành màu của hoàng đế, dân thường không được phép mặc. Hoàng đế ở ngôi Cửu Ngũ, áo của hoàng đế được gọi là Hoàng bào, đường đi của hoàng đế gọi là Hoàng đạo, xuất hành dùng Hoàng Kỳ, dùng các đồ vật đều có màu vàng. Vì thế màu vàng biểu tượng cho quyền lực.
Một trong những lý do mà các hoàng đế lấy màu vàng để biểu tượng vì cho rằng Càn là dương là thiên là quân vương, Cương Kiện Trung Chính-刚健中正, hoàng đế là con của trời mà nhận mệnh trởi, thì cũng như trời vậy. Trong “Chu Dịch” coi trọng Trung Chính và cho rằng ở giữa thì mới được chính, mới đạt đến mức đẹp đẽ và tinh xảo. Trong Văn Ngôn có nói hào Cửu nhị: gặp rồng ở ruộng, lợi cho việc gặp người cao quý, là tại sao? Khổng tử nói, rồng tức là có đức mà hành đạo: tức là người cao quý vừa Chính lại Trung.
Do đó có thể hiểu tại sao nhà vua lấy màu vàng thể hiện uy quyển và trong cung Càn Thanh có treo bức đại tự “ Chính đại quang minh “ ( cái này xem ở phần ảnh Trung Quốc anh đã post nhé).
<:p
 
Hào Cửu Nhị sao bằng hào Cửu Ngũ: Long phi tại thiên, lợi kiến đại nhân.
;))
 
Hào Cửu Nhị sao bằng hào Cửu Ngũ: Long phi tại thiên, lợi kiến đại nhân.
;))
Quẻ Càn trong Kinh Dịch đã dùng hình tượng rồng để chỉ người có tài, khi chưa gặp thời là rồng còn ở ẩn (tiềm long), khi hoạt động là hiện long đến khi thành công là phi long. Hào Cửu Ngũ quẻ Càn "phi long tại thiên" thường chỉ về sự thành công của vua, về sau từ Cửu Ngũ dùng để chỉ ngôi vua, Long Phi dùng để chỉ vua lên ngôi. Ngôi Cửu Ngũ lấy từ "cửu ngũ chi tôn" hoặc "tôn cư cửu ngũ" thường dùng để chỉ địa vị tôn quý của vua."Cửu Ngũ" ứng với mạng thiên tử, sánh với đức của Thanh nhân, ở vào địa vị tột đỉnh trong xã hội, tất cả những cái ở trên hào Cửu Ngũ hay ngôi Cửu Ngũ đó đều chỉ vua không phải cái anh đang nói đến, em lại chuyển sang nói về Kinh Dịch trong khi anh đang dẫn chứng để nói đến vì sao vua sử dụng màu vàng chứ không phải đang bàn quẻ nào tốt nhất trong Kinh Dịch em trai ah8-} 8-} 8-} =)) =)) =));)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Em chỉ đá 1 câu vào thôi chứ có làm j đâu mà anh bàn kinh thế.=))
 
Em chỉ đá 1 câu vào thôi chứ có làm j đâu mà anh bàn kinh thế.=))
Anh biết em kiến thức sâu rộng, thực ra nói như thế thì là quá thừa với em nhưng không chỉ mỗi mình em đọc anh đành phải dài dòng văn tự tý để các bạn khác cùng hiểu, mong em thông cảm
Anh đã xem nhiều bài của em, em thích đá 1 câu vào các topic, nhưng ở bài này nó có nghĩa gì thế ??????????
Vì em có kiến thức uyên bác nên khi em có ý kiến thì anh phải lập tức xem lại kiến thức của anh xem có sai chỗ nào không, và trả lời em ngay.
Một lý do khác là em có lần phát biểu là nhìn thấy học tiếng Trung như anh, em muốn bỏ tiếng Trung nên anh đành phải cố gắng để không phải do anh mà dân tiếng Trung mất đi 1 nhân tài như em.
Em xem bài của anh có chỗ nào chưa đúng thì sửa cho anh nhé, nhân tiện nhờ em nêu ý kiến của mình cho câu hỏi về màu đỏ để anh và các bạn có cơ hội học hỏi;;)
Anh trả lời 2 câu hỏi
Ai ngày nào cũng phải khám bệnh??
Đáp án: bác sỹ
Tại sao đồ tể dễ tu thành chính quả hơn nhà sư?
Đáp án: lấy từ câu nhà Phật "Phóng hạ đồ đao lập địa thành Phật" (Quăng dao mổ heo, ngay đó thành Phật). Nhà sư phải cố gắng rất nhiều nhưng chưa chắc đã tu thành Phật nhưng đồ tể chỉ đơn giản là vứt dao xuống là thành Phật rồi hihi=))

----------

Em Phúc, hôm nọ em tiết lộ bí mật mà anh chưa cảm ơn em, hôm nay nhớ ra, tặng em chữ Phúc của vua Khang Hy- thiên hạ đệ nhất Phúc nhé;;)
0d96d253.gif
 
anh long , sao chữ phúc trông lạ thế nhỉ
hay là thư pháp thì nó viết thế ạ
 
Anh ơi sao Tàu ngố nó lại đi treo ngược chữ này?:-??
Trung quốc có tục lệ treo chữ Phúc ngược vào dịp đầu Xuân để nghênh Xuân tiếp Phúc;;) , vì treo chữ Phúc ngược thì chữ “ đảo “ 倒và “ đáo”到 là đọc cùng âm8-> , nếu nói chữ Phúc nhà bạn ngược rồi 你家的福倒了và你家的福到了 là như nhau, nếu nói thế chắc cả nhà phát điên vì ...sướng=)) . Còn cả năm mà treo chữ này thì chắc đầu có vấn đề hehe8-}
Nhân tiện, tiện đường công tác, tiện tay dắt dê, bàn thêm về chữ “thiên hạ đệ nhất Phúc”
Năm Khang Hy 13( tức công nguyên 673 ) ngày đại thọ 60 tuổi của Hiếu Trang hoàng hậu sắp đến, bỗng thái hậu lâm bệnh nặng. Không biết làm cách nào, Khang hy bèn quyết định thử “thỉnh phúc”, một nét viết thành chữ “ Phúc “, sau đó Hiếu Trang hoàng hậu khỏi bệnh và sống đến 75 tuổi. Sau này khang Hy nhiều lần thử viết lại chữ này nhưng đều không có thần khí như bức đã viết. Khang Hy thư pháp tinh thâm, nhưng lại rất ít đề tự, nhưng bức Phúc này lại được đóng dấu "Khang Hy ngự bút chi bảo ", vì thế nên rất quý.
Được gọi là “ thiên hạ đệ nhất Phúc” vì chữ Phúc này chiết tự có thể ra “ Tử子, Điền田, Tài才, Thọ寿, Phúc 福“ ngụ ý : đa tử, đa điền, đa tài, đa thọ, đa phúc” dựa trên ý nghĩa của Ngũ phúc mà viết thành, xét về góc độ thư pháp thì nét bút liền mạch tự nhiên, là chữ Phúc mà “ ngũ phúc hợp nhất”, “ Phúc Thọ hợp nhất “, do vậy nó còn được gọi là “ trường thọ phúc “ và “ thiên hạ đệ nhất phúc “
Hiện tại chữ “Phúc” này đang được lưu giữ là vật trấn trạch ở Cung Vương phủ tức phủ Hoà đại nhân, theo tư liệu gần đây thì Càn Long đã ban chữ “ Phúc “ này cho sủng thần Hoà Thân, và Hoà Thân đã khắc chữ “ Phúc “ đó lên đá Thái Hồ, và được cất giấu dưới hòn giả sơn, dưới hình tượng của con rồng lớn, và con rồng này lại nằm đúng vào long mạch của thành phố Bắc kinh. Do đó Hoà thân hồng phúc tề trời, quan vận hanh thông, tài nguyên quảng tiến, phút chốc đã giàu nhất nước. Khi Gia Khách kế vị , nhiều lần muốn đem chữ “ Phúc” về cung, nhưng do sợ động đến long mạch thậm chí lung lay đến giang sơn đại thanh, nên rốt cuộc cho tới bây giờ chữ Phúc này vẫn ở cung Vương Phủ. Người dân Trung Quốc đến đây rất đông để có cơ hội sờ vào chữ Phúc đó với ước nguyện thỉnh phúc, cầu phúc, anh mấy lần đều không chụp được chữ phúc khắc trên đá đó vì dòng ngườì đi vào quá đông, ai cũng muốn sờ vào nó nên đành chịu không chụp được tấm nào :(

----------

Đang nói về Phúc và Thọ, anh cũng post luôn bách phúc đồ và bách thọ đồ để xem cho vui nhé
6d841fa0.jpg

ec95ae2d.jpg

1.jpg

bachthodo.jpg


----------

Tặng em Lộc bách lộc đồ nè
bachloc.jpg

=)) =)) =)) =)) =)) =)) =)) =)) =)) =)) =)) =)) =)) =)) =)) =)) =)) =)) =))
Đùa thôi
1-1.jpg

:D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
uầy, anh tìm đâu ra mấy cái Bách... đồ mà hoàng tráng thê :D
ngày nào cũng phải đi khám bệnh là bác sỹ =))
 
uầy, anh tìm đâu ra mấy cái Bách... đồ mà hoàng tráng thê :D
ngày nào cũng phải đi khám bệnh là bác sỹ =))
:-$ :-"
Đố dễ quá mà không đoán được hả;;)
Cho thêm 2 câu xem thế nào;))
Con gì đánh nó thì chảy máu của mình ???0:)
Bệnh viện nào không khám cho người??*-:)
Lợn con, đoán đi :-w
Toàn câu dễ\:d/
 
bệnh viện ko khám cho người là ... thú y à :-?
câu trên thì ... :-?:-?:-/
 
câu trên là con muỗi :))
Giỏi lắm:drummer: :beerchug:
2 câu nữa nhé
Một bà cụ lên xe buýt công cộng nhưng không ai chịu nhường chỗ cho bà. Vi sao??:-??
Khi ăn hoa quả phát hiện ra con sâu trong đó thì thấy sợ8-X: nhưng sợ nhất là nhìn thấy bao nhiêu con sâu :D
 
Back
Bên trên