Ở VN có bao nhiêu HỌ?

Cho em hỏi một câu, thế nào thì được coi là một dòng họ Việt Nam. Dòng họ ít nhất trải qua bao nhiêu đời? Ít nhất bao nhiêu thành viên? Và có cần một nơi chốn cụ thể không? Ví dụ như họ Trần ở Nam Hà...

Em cũng có một truyện nữa về các dòng họ. Năm ngoái ông cụ nhà em với mấy vị tiền bối trong họ vào Hà Tây để đối chiếu gia phả với họ Phạm ở trong đấy, cuôi cùng thì cũng tìm ra là cùng chung một cụ tổ cả, sau đấy nhận họ hàng :D . Nhưng không phải tất cả những dòng họ Phạm ở Việtnam đều có cùng nguồn gốc.

Vậy sự hình thành và lịch sử phát triển các dòng họ của ViêtNam thế nào, có bác nào biết về cái này post lên để em học tập một tí.


Em thấy việc liêt kê kiểu này chả có gì thú vị, nếu mọi người liệt kê một dòng họ ( ví dụ: Đái ) thì phải nêu được nguồn gốc của họ Đái, cư chú ở đâu, đã phát triển thế nào, có khoảng bao nhiêu người mang họ này. Thế thì mới học hỏi được nhiều điều bỏ ích.

Chứ còn liệt kê thế này thì em đố các bác liệt kê các họ của các dân tộc Eđe, Bana.... đấy.
 
Ờ...không biết có họ Sư không nhỉ? ;) :D Nghe cái tên đường Sư Vạn Hạnh suốt mà cứ có người thắc mắc cái ông đó là sư hay họ ông ấy là Sư. :D
 
Pham Quang Minh đã viết:
Em cũng có một truyện nữa về các dòng họ. Năm ngoái ông cụ nhà em với mấy vị tiền bối trong họ vào Hà Tây để đối chiếu gia phả với họ Phạm ở trong đấy, cuôi cùng thì cũng tìm ra là cùng chung một cụ tổ cả, sau đấy nhận họ hàng :D . Nhưng không phải tất cả những dòng họ Phạm ở Việtnam đều có cùng nguồn gốc.

Vậy sự hình thành và lịch sử phát triển các dòng họ của ViêtNam thế nào, có bác nào biết về cái này post lên để em học tập một tí.

Oh good question nhưng có lẽ phải ai nghiên cứu dân tộc học hoặc lịch sử thì mới thỏa mãn cho em được :D :D.

Đúng là những người cùng 1 họ tên (vd như họ Phạm em vừa nói) ở VN ko nhất thiết phải là cùng 1 nguồn gốc vì đơn giản là hầu như họ tên của chúng ta đều do người Hán đặt cho :( chứ ko phải do chúng ta tự claim cho mình 1 cái họ tên để identify những người biologically related với mình. 1 lý do khác nữa là trước 1 số biến cố lịch sử 1 số dòng họ đã phải từ bỏ họ tên của mình để adopt 1 cái họ tên khác đã có sẵn trong dân gian để tránh nạn. VD như dòng họ Lý sau khi Lý Huệ Tông để mất ngôi vào tay Trần Thủ Độ đã phải đổi ra họ Nguyễn để tránh bị họ Trần trả thù.

Nhìn chung chị cũng chỉ biết thế thôi. Có ai biết thêm cái gì hay ho thì bổ sung cho em Minh bé nhé :).



Em thấy việc liêt kê kiểu này chả có gì thú vị, nếu mọi người liệt kê một dòng họ ( ví dụ: Đái ) thì phải nêu được nguồn gốc của họ Đái, cư chú ở đâu, đã phát triển thế nào, có khoảng bao nhiêu người mang họ này. Thế thì mới học hỏi được nhiều điều bỏ ích.

Chứ còn liệt kê thế này thì em đố các bác liệt kê các họ của các dân tộc Eđe, Bana.... đấy.

Sure nhưng phải mất công tra cứu lục lọi vì chúng mình chả đứa nào nghiên cứu dân tộc học nhân chủng học hay sử học :(.
 
Muốn biết là một nhu cầu rất con người.... thì cuốn sách Guiness được viết cũng chỉ để thỏa mãn trí tò mò của con người mà thôi.

Thêm mấy họ từ bài sưu tầm của Minh nhé:

123. Cát
124. Khổng
125. Lều
126. Thạch

Minh ơi, trên 60 đời thì Việt Nam nhất rồi :) Từ Khổng Tử cho đến giờ cũng chỉ mới hơn 70 đời thôi mà...

Mà người Việt Nam có họ từ khi nào thế nhỉ? Người Trung Quốc thì đã có họ cách đây hơn 3000 năm, và mỗi một họ thông thường gắn liền với một địa danh nhất định. Người châu Âu thì mới đặt họ cách đây hơn 1000 năm (hình như thế), người Iceland chẳng hạn đến giờ vẫn chưa có họ, mà chỉ có ghi tên và tên bố nên thường có chứ ....son ở phía sau, mình cứ tưởng là họ hóa ra không phải. Xem vào họ đôi lúc cũng có thể đoán được là dân tộc nào, ví dụ: người Nga và Bulgary là -ov, -ev, người Ucraina -chuk, -ko, người Nam Tư (Serb, Croatian, Slovenian, Montenegro) - ich, người Georgian -shvili, -dze, -ja, người Armenian an, jan, người Romanian -ku, ju, người Balan -ski... Còn ở châu Á thì các dân tộc cũng có họ đặt trưng, như người Hàn Quốc thì Kim, Choi, Ahn, Park. Ở VN thì ngoài người Kinh ra thì các dân tộc khác cũng rất ít họ và có cảm giác như cả dân tộc đấy chỉ có một họ, một số họ đặc trưng cho các dân tộc: Nông - Tày, Lò - Thổ, Đinh - Pa-cô, Chế - Chàm, Hà - Mán v.v... Tất nhiên những họ đấy thì người Kinh mình cũng có, như Hà với Đinh, Nông, Lại chẳng hạn. Họ Nguyễn thì khá nhiều dân tộc có. Họ Lưu nhà mình thì cũng rứa ít nhất thì các dân tộc phía Bắc Việt Nam và các dân tộc phía Nam Trung Quốc là có gần hết , nên không thể nói được gì nhiều. Gia phả nhà mình mới ghi được có 11 đời tất cả (tổng cộng chỉ có hơn 30 người trong họ), hình như nghe nói là đã tìm ra được là chi của một họ Lưu nào khác, hehe, nhưng mà vẫn là trong ranh giới VN --> không có chứng tích gì là gốc Trung Quốc.

Để rồi xem ở VN mình có bao nhiêu họ. Hình như người Ê-đê với Bana không có họ.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Người Trung Quốc có 926 họ, người Hàn Quốc có 274 họ, người Anh có khoảng 16.000 họ, người Nhật dẫn đầu thế giới 100.000 họ. Còn việc xác định có bao nhiêu dòng họ ở Việt Nam là một công việc khó khăn. Nhiều con số khác nhau đã được đưa ra 202, 300, 191. Ngay cả khi công tác điều tra dân số được tiến hành một cách thật khoa học, đồng bộ thì kết quả điều tra này cũng chỉ có giá trị ở mức độ nhất định.
......................
Theo sử gia Phan Huy Chú, năm 1026, vua Lý Thái Tổ đã hạ lệnh biên soạn Hoàng triều ngọc điệp (một thứ gia phả của Hoàng tộc). Đáng tiếc sách này đã mất. Hiện nay, trong số 264 gia phả đang được lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, cuốn gia phả của họ Trần (xã Đồng Ngạc, huyện Từ Liêm- Hà Nội) là cuốn có niên đại sớm nhất, được soạn năm 1533. Cuốn này ghi lại thế hệ thứ mười, đời từ Trần Thụ đến Trần Văn Kính.

Theo như bài em sưu tầm " Các dòng họ Việt Nam (tiếp) " Thì Việt Nam có khoảng 300 họ. Nếu cần bằng chứng vật chứng thì là 264 họ.

Điều thú vị nhất là:

tại 25 tỉnh thành có họ Mạc cư trú lâu đời đã có những chi đổi sang các họ sau đây: Bế, Bùi, Bùi Đăng, Bùi Đình, Bùi Thái, Bùi Trần, Cát, Chử, Doãn, Đào, Đặng, Đoàn, Đỗ, Hoa, Hoàng, Hoàng Đăng, Hoàng Đình, Hoàng Đức, Hoàng Khắc, Hoàng Như, Hoàng Trung, Hồ Đăng, Huỳnh, Khổng, Lê, Lê Đăng, Lều, Lều Vũ, Nông, Nguyễn, Nguyễn Công, Nguyễn Phương, Nguyễn Trọng, Phạm, Phạm Bá, Phạm Hữu, Phạm Trọng, Phạm Văn, Phạm Viết, Phan, Phan Đăng, Phan Đình, Phan Hữu, Phan Sĩ, Phan Văn, Phan Xuân, Thạch, Thái, Thái Doãn, Thái Dung, Thái Khắc, Thái Văn, Trần, Vũ Như, Vũ Tiến, Vũ Trọng...Thay đổi họ là điều thường xảy ra ở VN, do sợ bị bức hại, do được ban quốc tính (họ vua), đo đi làm con nuôi....

Như vậy là từ họ Mạc chuyển sang có cả Phạm, Phan, Bùi, Nguyễn, Hồ, Hoàng, Đỗ.....

Để tăng thêm phần hấp dẫn, em thử lấy những Họ có nguồn gốc từ họ Mạc để gép với những tên tuổi của các vĩ nhân, danh nhân, những người thành đạt và có vị trí cao trong xã hội Việt Nam qua mọi thời đại:

Nguyễn Trãi, Nguyễn Tất Thành ( bác Hồ )
Nguyễn Bỉnh Khiêm ( trạng trình )
Đào Huy Từ
Hoàng Hoa Thám
Hoàn Trung Thông ( nhà thơ )
Phan Đăng Lưu
Phan Huy Chú
Phan Đình Giót
Nông Đức Mạnh ( Tổng Bí Thư DCSVN )
Phan Văn Khải ( thủ tướng )
Vũ Trọng Kim
.....

Nếu mà thế thì dòng họ Mạc sản sinh ra rất nhiều người tài, người đỗ đạt làm quan to.... Ví dụ vui như thế để thấy là việc nghiên cứu các dòng họ Việt Nam rất thú vị ;)

Thú vị hơn nữa là trong này thấy liệt kê cả họ Phạm Trọng là họ nhà em. Hơi giật mình, để tối nay về hỏi ông cụ nhà em xem sao, biết đâu nghiên cứu một hồi lại là con cháu cụ Nguyễn Trãi thì tự hào lắm.

Em có đứa bạn họ Phùng Khắc, cháu 7 đời của cụ Phùng Khắc Hoan. Bố nó là nhà văn Phùng Khắc Bắc, mất cách đây gần chục năm vì bệnh ung thư. Cả nhà mấy đời đều theo nghiệp cụ tổ Phùng Khắc Hoan là làm văn và dạy học. Thế mới thấy là truyền thống gia đinh quan trọng và tốt đẹp thế nào. Chỉ tiếc là hình như càng ngày càng ít bạn trẻ quan tâm đến những vấn đề này. :(

Mọi người còn biết thêm điều gì thú vị tiếp tục trao đổi nhé.
 
Minh ơi, người Trung Quốc có 926 họ là theo ghi chép cũ rồi, từ thời nhà Đường hay sao ấy nhỉ? Trong đó chưa kể hết các họ của các dân tộc không phải Hán, ngoài ra có nhiều họ hai chữ (Hán), như Hạ Hầu, Tư Mã chẳng hạn. Tổng kết mới nhất là người TQ có trên 10'000 họ.

264 gia phả không có nghĩa là có 264 họ :) ví dụ như nhà Phan Đình với Phan Văn, Phan Sĩ là 3 gia phả khác nhau rồi... :) Theo như tổng kết của anh hồi học cấp 2 là có khoảng 220 họ khác nhau, còn chia ra làm các họ với clan-name nữa thì sẽ nhiều hơn nhiều.
 
1 gia phả là 1 họ chứ? Nếu không tất cả các Phan đều cùng họ với nhau à? Nhưng cái con số 220 họ anh đưa ra là dựa vào đâu? hay chỉ là liệt kê, liệt kê thì không chính xác vì như ví dụ ở trên dòng họ Mạc chia ra thành bao nhiêu họ khác. Ngoài ra anh Thành vẫn chưa trả lời thế nào thì được coi là một họ???
 
Chỉnh sửa lần cuối:
127. Quản (Quản Trọng Hùng)

Minh: mấy hôm nữa anh sẽ quay lại hỏi em về mấy dòng họ, anh thấy có nhiều điểm bất hợp lý lắm, ví dụ nhé, có 3 facts thế này:

1. Cuốn gia phả được tìm thấy lâu đời nhất thì được ghi chép vào thế kỷ 16;

2. Họ Phạm nhà em đã hơn 60 đời ở Việt Nam;

3. Ông em ra Hà Nội dự hội nghị mới phát hiện ra được!!!

Đây chỉ là một ví dụ thôi, còn nhiều điều phải nói lắm, ngay cả việc xác định thế nào là một họ nữa.... See u later
 
Hì, tất nhiên là còn phải bàn nhiều, nhưng em xin đính chính 3 cái fact.

1. Cuốn gia phả lâu đời nhất được ghi chép vào thế kỷ thứ 16. Không có nghĩa là đến lúc đấy người ta mới bắt đầu chép gia phả bros. Nó ra đời dựa trên các ghi chép khác có từ rất lâu, hay gọi nôm na là biên tập lại.

2. Họ Phạm nhà em đã hơn 60 đời, đấy chỉ là phỏng đoán thôi, chứ chưa có căn cứ xác thực. Vấn đề lấy cái gì làm mốc để tính là 60. Ví dụ như sau khi họ Mạc phải đổi sang các họ khác Phan, Phạm, Phạm Trọng...thì những họ đấy tính từ lúc đổi sang hay tính từ khi khai sinh ra họ Mạc và trên đấy nữa.

Trong cuộc hội thảo đấy thì khởi tổ của dòng họ Phạm tại ViệtNam là từ đời cụ tổ Phạm Tăng, một vị tướng bên TQ đến bây giờ là hơn 60 đời. Nhưng chắc gì họ Phạm nhà em có nguồn gốc từ họ phạm đấy? Chẳng có tài liệu nào chứng minh cả, việc tìm hiểu rất khó vì ngay cả trong cuộc hội thảo đấy người ta cũng chỉ dự doán là hơn 60 đời thôi, chứ từ đời 24 đến 48 hình như là không có tài liệu nào lưu giữ. Đến đời thứ 49 thì người ta cho rằng dòng họ này(kia) có nguồn gốc từ dòng họ Phạm ( dựa trên một số văn bản còn sót lại ) thì lại tính tiếp từ đấy. Nên không có cái gì sure 100% cả. Nên nếu có nói là hơn 60 đời thì chỉ giả thiết vậy thôi, mà trong cái giả thiết đấy rất nhiều chỗ lại phải giả thiết tiếp. Việc tính chính xác theo em là khó đấy.

Còn về xuất xứ của vị tướng Phạm Tăng thì em cũng không rõ, nhưng nghe nói là rất rất cổ. Không biết là trước hay sau Khổng Phu Tử? Ai biết thì trả lời một phát.

3. Cả hai ông em đều hi sinh trước khi em sinh ra, nên em nói ông cụ nhà em là bố em ấy. Nên là không phải bố em đi xem rồi mới biết họ Phạm nhà em hơn 60 đời. Mà chỉ biết dòng họ Phạm của ViệtNam hơn 60 đời. Còn dòng họ Phạm nhà em có cùng với dòng họ Phạm đấy không thì đã không có tài liệu nào ghi rồi ( như em nói ở trên là từ đời 24 đến 48 là không có tài liệu ) nên trong cái biểu đồ hình cây (tree) của họ Phạm. Thì cụ Phạm Tăng là gốc (root), kéo xuống phía dưới thì có rất nhiều nhánh bỏ trống ???

Có lẽ rất ít họ có được một sơ đồ hoàn chỉnh từ gốc đến ngọn. Vì chiến tranh liên miên nên tài liệu thất lạc nhiều.
 
Á phụ Phạm Tăng tất nhiên sau Khổng Tử. Ông là danh tướng nước Sở; là trụ cột của Hạng Vũ. Tuy là tôi của Hạng Vũ, nhưng tình thực như cha con. Chú quên điển tích nổi tiếng "Hồng Môn Yến" rồi ư?
Sau, Hạng Vũ trúng kế ly gián của Lưu Bang, đuổi Phạm Tăng đi. Trên đường về quê, ông uất quá mà chết.
Hehe, nghe chú kể cái gia phả thì thấy có khi đàng ngoại nhà anh và chú lại có dây mơ rễ má, và cùng là dòng dõi Phạm Tăng hết lượt:D Chú có biết Quận Vương Phạm Đình Sỹ, Lân Dương Hầu Phạm Đình Y, Ích Thọ Hầu Phạm Quốc Bảo, và Thăng Long Đệ Nhất Kiếm Phạm Trần Thiện không?:mrgreen:
 
Em có nghe thôi nhưng không hiểu rõ tiệu sử của những vị đó đâu? Bác Dũng có biết thì kể đi cho em học hỏi một cái. Mà tất cả các vị ấy có cùng là con cháu Phạm Tăng không thế bác ???
 
Mấy họ dân tộc miền núi lấy từ danh sách phát học bổng của Quỹ khuyến học liên mạng:

132. Vòng
133. Lường
134. Sùng
135. Mùa
136. Quàng
137. Giàng
138. Oành
 
143. Danh
144. Thị
145. Keo

(Kiên Giang)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên