Ở VN có bao nhiêu HỌ?

Hì, mình đọc được một bài này khá hay ở trên blog, tuy không hẳn là liên quan đến vấn đề này, nhưng cũng cùng bàn về vấn đề danh tính. Mọi người đọc cho vui ^^.

Em đố các bác chứ, quốc tính của Việt Nam là gì?

Giá bây giờ đương là thời phong kiến thì hẳn nhiều bác sẽ cười khẩy mà rằng "Xời, dễ ợt. Họ vua chính là quốc tính." Nhưng vì bây giờ không còn là thời phong kiến, nên câu đấy cũng là khó của nó đấy. Hẳn sẽ có bác bảo họ Nguyễn. Lại sẽ có bác bảo họ Lạc (Long Quân), họ Hùng (Vương). Rồi sẽ có bác bảo họ Hồ. Bác Bá Thọ chắc sẽ bảo họ Phan. Rồi thể nào cũng sẽ có bác bảo họ Nông. Đã có bác bảo họ Nông, kiểu gì chả có bác bảo họ Vàng (Anh). Vân vân và vân vân...

Câu giả nhời của em: Các bác đều sai hết.

Muốn xác định quốc tính của dân tộc, chúng ta cần phải áp dụng phương pháp nghiên cứu của bác Thát. Nếu có bác nào không biết đỉnh đỉnh đại danh thì em xin chú: bác Thát tức là bác Lê Mạnh Thát. Phương pháp của bác Thát là thuần túy dựa vào phân tích văn bản để tìm hiểu về lịch sử. Bác chứng minh truyền thuyết An Dương Vương có nguồn gốc từ sử thi Mahabharata như sau: nhân vật Pandu trong Mahabharata khi phát âm trong tiếng Việt sẽ là Phan Tu >>> Thục Phán; Krsna đọc như Kà rớt sớt na >>> Cao Lỗ. Em thấy có nhiều bậc đức cao vọng trọng ngoài đời cũng như trên mạng đều hết sức ca ngợi những phát kiến của bác Thát. Cho nên em quyết định áp dụng phương pháp này, vì em biết nó cho phép chúng ta dễ dàng đi đến những kết luận cực kỳ hoành tráng, thỏa mãn được bầu nhiệt huyết chứa chan và lòng tự hào tông dật cao vòi vọi của đông đảo độc giả.

Thật ra câu hỏi về quốc tính của dân tộc ta cũng mới nảy nở trong đầu óc em thời gian gần đây, sau khi được chứng kiến những sự kiện rạng ngời tính nhân văn như cuộc bầu chọn kỳ quan thế giới, như ngày giỗ tổ Hùng vương với hai món lễ vật bánh chưng mốc và bánh dày độn xốp... Em các bác mới quyết tâm áp dụng phương pháp của bác Thát để xâu chuỗi các sự kiện, ngõ hầu đưa ra kết luận. Trong lúc đang băn khoăn nghĩ ngợi thì hôm nay tình cờ em đọc được tin này.

Vừa lướt qua là em đã khoái. Bác gái trông phúc hậu. Con gái bác xinh xắn dễ thương. Được giải là đúng rồi. Rạng danh tông dật. Em chả quen biết gì mà cũng hởi lòng hởi dạ. Đọc đến cuối bài tự nhiên thấy mấy chữ bé tí ti: Theo wsu.edu. Em hơi ngơ ngác, mới lọ mọ đi tìm tin gốc.

Thật các bác chứ em đọc xong mà mồ hôi toát ra như tắm chẳng khác gì Tào Tháo đọc hịch Trần Lâm, vỗ đùi đánh đét mà rằng: Té ra là như thế! Nếu như câu lead của WSUNews rất rõ ràng: "Washington State University presented the 2008 Mom of the Year Award to Christina Le," thì anh Ngọc Sơn duyên dáng của chúng ta đã khéo léo lập lờ đánh lận con đen bằng cách bỏ đi tên nhà tổ chức, ngõ hầu tạo ra một cơn địa chấn của lòng tự hào tông dật trong lòng độc giả mến thương. Các bác nói thật đi, các bác cũng sướng chứ gì?

Nói thực là em cũng như các bác thôi. Kể cả khi đọc được tin gốc rồi, em vẫn sướng. Phẩm chất người mẹ Việt Nam được người ta ghi nhận, thì dù ở cấp độ nào đi nữa, cũng là một chuyện hay. Sướng là phải quá đi rồi. Nhưng em sướng vừa thôi. Vừa vừa, phai phải. Có chừng, có mực.

Sướng xong rồi thì em mới nghĩ đến anh Sơn, anh làm thế để làm gì? Em biết anh muốn tăng cái newsworthiness của sự kiện lên. Cái này thì em hiểu. Nhưng sâu xa hơn nữa, sâu tít tìn tịt tận đáy lòng anh, và đáy lòng vô vàn độc giả Việt Nam thân thương của anh, nó thực sự là cái gì? Em mới giật mình nghĩ rộng ra tí đỉnh. Và thế là tâm thức em bừng ngộ.

Hình như người Việt Nam ta rất thiếu cái để sướng, để mở mặt mở mày với bạn bè năm châu bốn biển. Đá bóng lúc nào cũng thua thằng Thái bẩn. Olympics thì mấy chục năm mới có một Trần Hiếu Ngân, mà cũng chỉ là huy chương bạc. Cho nên cứ rình được cơ hội nào leo lên chức nhất, bất kể trong lĩnh vực nào, là dân ta không đời nào buông bỏ. Thỉnh thoảng lại đọc thấy tin một sinh viên người Việt được thủ khoa ở đây, ở kia. Mà đọc cho kỹ thì là thủ khoa một cái college trời ơi đất hỡi nào đó, kiểu như trường huyện bên mình. Cũng tốt thôi. Nhưng sao cái quan trọng nhất, là cái cấp độ, là cái bối cảnh, thì lần nào cũng bị lờ đi. Thật chẳng khác gì chụp ảnh macro, thấy cả màn hình là một khúc gỗ to đùng, giấu caption đi thì cấm ai biết đấy là cái râu con muỗi.

Đấy là những cái nhất giả. Còn có những cái nhất thật. Bánh chưng lớn nhất thế giới. Bánh dày lớn nhất thế giới. Nói thật là em các bác chỉ biết ngao ngán mà thốt lên rằng: Tại sao cứ phải "nhất thế giới" mới được? Để làm cái ctéo gì? Giá như bánh chưng bánh dày nước nào cũng có đi. Đằng này! Nhất một cuộc thi chỉ nhõn một thí sinh tham dự. Và cuối cùng thì không ăn được.

Rồi thì lên mạng bầu kỳ quan thế giới. Em nghe nói có đến 50% số phiếu bầu đến từ VN, khiến ba "kỳ quan" của chúng ta đứng nhất, dĩ nhiên là trước khi bị loại. Thật đáng tự hào biết bao, chẳng khác việc nước ta đứng đầu thế giới về tìm kiếm với từ khóa sex là mấy. Ức chế về tình dục thì lên Google gõ sex. Bức bối về sĩ diện, chết quên, xin lỗi các bác, có lòng yêu nước, thì đi bầu kỳ quan. Em tự hỏi, có bao nhiêu bác đã nhiệt tình đăng ký n cái email để được bầu n lần cho Tổ quốc thân yêu? Các bác đừng sợ, em không định đưa ra kết luận người nào càng đăng ký nhiều email để vote cho Hạ Long thì càng bị ức chế tình dục đâu. Mặc dù có thể lắm. Em chỉ mừng là anh Tàu và anh Ấn không ham hố gì lắm với cuộc thi này. Chứ hai anh này mà huy động dân chúng đi bầu thì anh Yahoo chắc hẳn đã vỡ mồm với số lượng mail account mới khởi tạo từ các ip Việt Nam - vì dân tộc ta đời nào lại chịu bó tay giương mắt nhìn anh Tàu anh Ấn về nhất?

Túm lại là em, sau quá trình nghiên cứu và phân tích dông dài, đã phát hiện ra điểm tương đồng giữa những cái cá biệt - bài báo của anh Ngọc Sơn, phát kiến của bác Thát cùng nhiều trường hợp tương tự, và cái toàn thể - tức là sự kiện New7Wonder của cả dân tộc. Từ đó em bạo dạn rút ra kết luận rằng, trong các tình huống nói trên, các đối tượng đều có xu hướng nhắm mắt lờ đi vài yếu tố của hiện thực, ngõ hầu kích thích bản thân đạt đến trạng thái thăng hoa và (tự) sung sướng.

Vì thế, em mạn phép đi đến kết luận là dân tộc ta họ Thẩm.

Đây là link blog: http://blog.360.yahoo.com/blog-AB2IQBIldLXjmeyActGJsTjm0Eiq
 
dựa theo tài liệu của Trần Quang Trân trong cuốn Con rồng Việt Nam với người Giao chỉ, khoảng 1000 năm trước công nguyên, người Giao Chỉ tập trung về dọc sông Hồng, sông Mã, và tụ tập phát triển theo dạng công xã nguyên thủy, lập nên các bộ lạc Giao Chỉ.
Khoảng năm 696 trước CN, ở đất Gia Ning có một người thủ lĩnh Giao chỉ
tài giỏi được các bộ lạc tông làm thủ lĩnh, xưng là "Hùng Vương", (ý chỉ sự hùng mạnh?). Các bộ lạc đoàn kết với nhau, dưới sự hướng dẫn quản lý của Vua Hùng.

Cũng theo tác giả, thời kỳ này, dân cư sinh hoạt cộng đồng, con người vẫn chưa mang họ, đứa con chỉ biết mẹ chứ chưa biết cha, cho nên các đời "Vua Hùng" có lẽ chưa chắc là cha truyền con nối, trong cùng một họ ...

To em Ha & Duy: Thế mới biết tại sao môn lịch sử lại nhiều em bị điểm "còi", hai em nhỉ? Đến cái ông đầu tiên dựng nên cơ đồ nước Việt mà chị em mình cũng không biết họ và tên là gì nhỉ. Chị đành nhờ vào google, đánh 2 chữ Hùng Vương. Không ngờ có cả đống kiến thức về thời đó. 2 em thử xem đuờng link này nhé www.hungsuviet.org/lichsu/gio_to_hung_vuong.htm. ông ấy có họ thật đấy nhé. mà đời vua hùng là cha truyền con nối đấy chú Hà ạ.
Cái chủ đề Họ này cũng hay, nhờ nó mà chị không mất chầu kem miễn phí cho lũ em dại ở cơ quan vì không biết Vua Hùng họ gì. Thanks các em nhé
 
Back
Bên trên