Nguyễn Tuệ Minh đã viết:
Cách nhìn của chị là dí sát mắt vào hình, tập trung nhìn vào 1 điểm giữa ảnh, rồi đưa mắt ra xa dần, vẫn cố gắng nhìn vào điểm đấy, đến 1 khoảng cách nào đó thì hình hiện ra. Trong lúc đưa mắt ra xa thì cũng phải lựa lựa sao cho mắt không quá mỏi để nhìn ra được hình (cái này chắc nhìn nhiều thì quen chứ chị cũng không biết phải diễn tả thế nào
)
Thảo nào nước ta cấm báo chí in ảnh ảo, nhìn thế lác hoặc cận thị là cái chắc em Minh ạ
.
Trong thực tế, mình có cảm giác ko gian bởi vì mình có hai con mắt. Cho nên khi cả hai mắt đều hướng vào một điểm (nào đó) thì các điểm khác (trước hoặc sau điểm đang nhìn) ta đều thấy nó tách làm đôi. Mọi người thử đưa một ngón tay lên trước màn hình, rồi nhìn vào màn hình là thấy ngay 2 ảnh ngón tay mờ mờ, bịt 1 mắt lại thì ko thấy
Mọi người để ý, ảnh ảo nào cũng là cấu tạo của những tế bào mang tính chu kì. Khi ta nhìn ra đằng sau ảnh, các tế bào bị tách đôi, nửa tế bào này nhập với nửa tế bào bên cạnh. Nếu tất cả các tế bào giống nhau, thì ta vẫn nhìn thấy ảnh như thế. Tuy nhiên nếu các điểm của tế bào lệch nhau, nó bắt 2 mắt ta phải điều chỉnh hợp lý, chính yếu tố này giúp ta tạo nên ảnh ảo. Người 1 mắt ko xem được ảnh ảo, hoặc để ảnh nghiêng cũng ko thể xem được, phải để 2 mắt song song với sự tuần hoàn của các tế bào cơ sở. (Cho nên quay ngược 180 vẫn xem được
.)
Giải thích qua qua hơi loằng ngoằng 1 tí. Để nhìn được ảnh ảo mà ko hại mắt, thì cứ để ảnh xa xa , rồi nhìn để các điểm nhau trên ảnh tách ra làm 2, rồi mỗi phần nhập với phần vừa tách ra của điểm bên cạnh. Khi nó gần như là trùng nhau thì thấy đc ảnh ảo.
Nhìn quen rồi thì để ảnh ở xa thoải mái (trong tầm thấy của mắt), ta vẫn nhìn đc ảnh ảo.
Đồng chí nào dùng msPaint giỏi cũng có thể làm được, ko cần phải lập trình. Tất nhiên rất khó để tạo được khối nổi, chỉ tạo được mảng nổi thôi.