Điểm mới Luật doanh nghiệp 2005

Phạm Ngọc Nam
(nampham1011)

New Member
ĐIỂM MỚI LUẬT DOANH NGHIỆP 2005

Luật pháp được ví như là hành lang cho các hoạt động kinh doanh của các doanh nhân (hành lang pháp lý). Tuỳ từng thời kỳ và giai đoạn phát triển kinh tế mà Nhà nước quyết định mở rộng ra hoặc thu hẹp lại hành lang pháp lý này.

Trong năm 2005, Quốc hội đã ban hành một đạo luật quan trọng, có tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của giới doanh nghiệp là Luật doanh nghiệp (Luật DN). Đạo luật này sẽ có hiệu lực vào ngày 1/7/2006 tới đây.
Chúng tôi xin phân tích 4 điểm mới cơ bản mà chúng tôi cho là quan trọng nhất của đạo luật này, (từ góc độ của một doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước). Một phân tích tổng thể hơn sẽ được chúng tôi cung cấp trong một bài viết khác có cùng chủ đề.

1. Đặt các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế vào một khung pháp lý chung

Trước đây, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài về cơ bản chịu sự điều chỉnh của hai hệ thống văn bản khác nhau. Điều này ít nhiều đã tạo ra lợi thế cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước do có sự khác biệt về thủ tục. Với sự ra đời của Luật DN, tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, bất kể là trong nước hay ngoài nước, vốn sở hữu nhà nước hay vốn sở hữu tư nhân đều sẽ chơi trong một sân chơi chung.

Điều 1 Luật DN quy định “Luật này quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phẩn, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân thuộc mọi thành phần kinh tế”.

Các quy định nói trên, một mặt tạo ra môi trường pháp lý minh bạch và phù hợp với thông lệ quốc tế cho hoạt động của các doanh nghiệp, nhưng đồng thời cũng đặt các doanh nghiệp Việt Nam trước những thử thách rất lớn. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước sẽ phải cạnh tranh quyết liệt với những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thường là rất hùng mạnh, rất chuyên nghiệp trong một môi trường kinh doanh về cơ bản là bình đẳng. Chúng tôi nói “về cơ bản” là vì việc mở cửa môi trường đầu tư trong từng ngành, từng lĩnh vực còn phụ thuộc và kết quả đàm phán giữa Việt Nam và các quốc gia trong quá trình hội nhập.

2. Quyết tâm loại bỏ các “giấy phép con” gây bất lợi cho hoạt động đầu tư kinh doanh

Trong thời gian vừa qua, Chính phủ đã thể hiện rất rõ quyết tâm trong việc khuyến khích các hoạt động đầu tư kinh doanh thông qua việc loại bỏ một loạt các giấy phép đã lỗi thời, không còn cần thiết và chỉ giữ một số lượng rất nhở các giấy phép kinh doanh trong một số ngành nghề được coi là nhạy cảm. Tuy nhiên, trên thực tế, một số Bộ ngành vẫn quản lý theo tư tưởng “khả năng đến đâu, mở cửa đến đó”. Điều này dẫn đến việc xuất hiện ngày càng nhiều các loại giấy phép con, giấy phép trá hình được thể hiện dưới dạng các điều kiện kinh doanh, thậm chí là cả các giấy phép đã bị bãi bỏ nhưng tồn tại dưới hình thức khác.

Khoản 5 Điều 7 Luật DN quy định “Bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp không được quy định về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh”. Như vậy, thẩm quyền quy định về điều kiện kinh doanh, thẩm quyền ban hành các giấy phép chỉ thuộc về Chính phủ theo một trình tự, thủ tục khắt khe hơn nhiều so với việc ban hành dưới dạng một văn bản quản lý cấp Bộ.

3. Bổ sung hình thức Công ty TNHH có một thành viên là cá nhân

Nếu như trước đây, một cá nhân muốn thành lập một doanh nghiệp độc lập mà không muốn liên kết với các tổ chức, cá nhân khác thì cá nhân đó buộc phải lựa chọn hình thức Doanh nghiệp Tư nhân (DNTN). Tuy nhiên, bên cạnh các ưu điểm thì hình thức DNTN còn có một nhược điểm rất lớn là tính chịu trách nhiệm vô hạn, tức là nếu doanh nghiệp phá sản, chủ doanh nghiệp sẽ phải dùng cả phần tài sản cá nhân (bên cạnh phần tài sản đã đăng ký cho hoạt động đầu tư kinh doanh) để trả nợ cho doanh nghiệp.

Luật DN mới đã cho phép cá nhân muốn thành lập một doanh nghiệp độc lập được lựa chọn thêm một hình thức mới là Công ty TNHH có một thành viên là cá nhân (trước đây quyền này chỉ thuộc về một tổ chức). Doanh nghiệp này sẽ chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi phần vốn mà chủ sở hữu đã đăng ký cho hoạt động đầu tư kinh doanh. Trong trường hợp Công ty phá sản, chủ doanh nghiệp sẽ không bị lâm vào tình trạng “khánh tận” do phải trả nợ thay cho doanh nghiệp.

Khoản 1 Điều 63 Luật DN quy định “Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu; chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty”.

4. Quy định rất cụ thể và chi tiết về Công ty cổ phần (Công ty CP)

Trong Luật DN cũ (ban hành năm 1999), quy định về Công ty CP cũng là phần quy định chặt chẽ nhất, chi tiết nhất. Tuy nhiên, với Luật DN mới, các quy đinh này còn cụ thể hơn, chi tiết hơn và tiến rất gần tới chuẩn mực chung của thế giới về công ty cổ phần. Trong số 111 Điều quy định về các hình thức doanh nghiệp, có tới 52 Điều quy định về Công ty CP. Điều này thể hiện rất rõ chính sách khuyến khích của Nhà nước đối với việc phát triển loại hình doanh nghiệp này, một loại hình doanh nghiệp được cho rằng đã giải quyết gần như triệt để các nhược điểm của Công ty TNHH, đặc biệt là trong thời gian tới Quốc hội lại chuẩn bị thông qua Luật về Chứng khoán.

Do số lượng các điều luật “mang tính mới” về Công ty CP là rất nhiều, các bạn có thể tham khảo trực tiếp trong Luật DN, chúng tôi sẽ không trích cụ thể trong bài viết này.

Người làm kinh doanh trong giai đoạn hiện nay chắc chắn phải hiểu biết pháp luật, hiểu biết để không vượt quá ranh giới của hành lang mà pháp luật đã đặt ra nhưng cũng là để tận dụng những khoảng rộng của chính hành lang đó để tăng tốc, bứt phá.

Trong bài sau, chúng tôi sẽ phân tích một số điểm mới cơ bản của Luật Đầu tư (được Quốc hội ban hành năm 2005 và bắt đầu có hiệu lực vào 1/7/2006) mà chúng tôi cho là cần thiết dưới góc độ của một nhà đầu tư trong nước.
 
@ anh Nam: Vầng, không ai có thể làm doanh nghiệp mà không biết luật được cả. Nên những bài chủ đề và nội dung như thế này rất hữu ích, cập nhật! Nếu có điều kiện và khả năng anh Nam cứ tiếp tục bốt các bài khác cho mọi người tham khảo thì tốt quá? :)


TB. Cho em mạn phép hỏi 'chúng tôi' ở đây là 'những ai' thế anh Nam? (Vì em không thấy anh đề nguồn của bài viết.)
 
Cái chữ "Luật doanh nghiệp" này dịch ra TA như thế nào nhỉ?
Mà anh Nam hay chị Trang có biết chỗ nào có phiên bản TA của nó không? Chẳng lẽ luật chỉ để người VN chơi với nhau.
 
Chị cũng như em thôi Hưng ạ: mới chưn ướt chưn ráo với làng Kinh doanh. Nên chị hiện tại hông có câu trả lời nào cho cả 2 câu hỏi trên của em hết :D
 
Thu nhập 1 triệu đồng/tháng cũng sẽ phải chịu thuế?

Theo Dự thảo Luật thuế thu nhập cá nhân đang được Bộ Tài chính xây dựng, người có thu nhập 1 triệu đồng mỗi tháng cũng sẽ áp dụng mức thuế suất 5%. Tuy nhiên, mức chiết giảm có thể lên tới 12-20 triệu đồng/năm.

Tổng cục Thuế cho biết, nếu theo bản dự thảo thì đối tượng nộp thuế sẽ được mở rộng ra tới toàn dân. Khi ấy, mức thuế khởi điểm sẽ không phải là 5 triệu hay 3 triệu đồng/tháng mà người có thu nhập khoảng 1 triệu đồng mỗi tháng cũng phải có nghĩa vụ đóng thuế.

Tuy nhiên, mức chiết giảm cho người nộp thuế sẽ được quy định cụ thể hơn, bao gồm gia cảnh và các chi phí phát sinh theo đặc điểm từng ngành nghề. Dự kiến, chiết giảm cho cá nhân người nộp thuế sẽ là 12-20 triệu đồng/năm.

Biểu thuế lũy tiến từng phần

Bậc thuế ......Tổng thu nhập chịu thuế trong năm ......Thuế suất (%)
1 .......................Từ 0 đến 60 triệu đồng .......................5%
2 .......................Trên 60 đến 180 triệu đồng ................10%
3 .......................Trên 180 đến 540 triệu đồng ..............20%
4 .......................Trên 540 triệu đến 1,62 tỷ đồng .........30%
5 ........................Trên 1,62 tỷ đồng ...........................35%
(VnExpres)

Chào Thân ái & Quyết thắng
 
Lập công ty tại Mỹ

Về mặt pháp lý, một công ty đặt ở tiểu bang này thì được coi là công ty nhà (domestic) hay nội địa của bang ấy, còn đối với bang khác thì nó lại là công ty lạ (foreign). Còn công ty nước ngoài là công ty có quốc tịch không phải là Mỹ.

Phần lớn các công ty đều hoạt động trên nhiều bang và nơi công ty hoạt động kinh doanh thường khác với tiểu bang nơi được lập. Người ta chọn tiểu bang để lập công ty sau khi xem xét nhiều yếu tố như nơi nào có luật uyển chuyển nhất, thuế cao hay thấp, lệ phí thành lập ít hay nhiều... và thường là phải hỏi ý kiến các luật sư chuyên về công ty.
Thủ tục mở công ty

Vì tính chặt chẽ của luật nên các bang Delaware, New York và Maryland là những nơi được nhiều người đến lập công ty nhất.

Người lập công ty phải nộp một chứng thư thành lập (certificate of corporation) cho Tổng thư ký của bang nơi thành lập. Trong đó, có ghi tên công ty và chữ "Inc.", "Co" hoặc Corp; các mục tiêu của công ty; thời hạn (thường là vô hạn); số vốn; mệnh giá cổ phần (nếu có); địa chỉ; người đại diện có đăng ký để nhận trát hay lệnh của các cơ quan chính quyền và số cổ đông hay thành viên.

Để hoạt động bên ngoài bang nơi thành lập, công ty phải nộp chứng thư thành lập cùng với một đơn xin có chứa một số thông tin về các hoạt động và việc quản trị (chi tiết nhiều hay ít tùy theo mỗi bang) cùng trả lệ phí cho từng tiểu bang nơi mình muốn hoạt động. Chỉ có luật sư mới xác định được công ty có hội đủ điều kiện để hoạt động ở một bang hay chưa, nếu chưa mà đã kinh doanh thì sẽ bị phạt.

Không có một luật liên quan về công ty nên không thể đưa ra một thủ tục chung cho việc thành lập công ty ở Mỹ. Tuy nhiên, dựa trên những điểm giống nhau trong thủ tục của các bang thì muốn lập công ty phải có các điều kiện sau:

- Về vốn: Đối với các công ty sản xuất, chỉ cần một ngân khoản đủ để bắt đầu hoạt động và đi vay tiền. Đa số các bang đòi một vốn đóng đủ (paid in capital) là 1.000 USD. Tuy nhiên, các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm và các lĩnh vực liên quan buộc phải có vốn tối thiểu.

Phần lớn các tiểu bang buộc vốn đã được đăng ký mua thì phải góp đủ trước khi phát hành cổ phiếu. Không có yêu cầu về quỹ dự phòng.

- Người sáng lập: Theo truyền thống thì phải có ít nhất ba người sáng lập, nhưng càng ngày càng có nhiều bang chỉ đòi một người thường là pháp nhân. Một vài bang đòi người sáng lập phải là người cư ngụ trong bang. Trên thực tế, điều này không gây khó khăn vì người sáng lập chỉ cần cho thủ tục thành lập và tổ chức mà thôi

Thành viên công ty (directors): thường phải có tối thiểu là ba, có nhiều bang chỉ đòi một.

- Quản trị: Không yêu cầu về quốc tịch hay nơi cư trú của người làm giám đốc.

- Công bố: Trong năm thành lập phải công bố các thông tin về tài chính, sau đó chỉ có các công ty tham gia thị trường chứng khoán mới phải công bố thông tin. Một số bang đòi công ty lạ được hoạt động trong bang phải nộp báo cáo một số thông tin tối thiểu. Nếu một công ty có trên 500 cổ đông với một tài sản (assets) cao hơn 1 triệu USD thì phải lập báo cáo theo luật về mua bán chứng khoán (Securities and Exchange Act of 1934) và nộp báo cáo cho bang (ở một số nơi).

- Thuế và lệ phí lập công ty: Mức này khác nhau giữa các bang nhưng thường là thấp. Ở các bang có thủ tục đơn giản, chỉ mất 40 USD để lập một công ty có vốn là 100.000 USD. Thủ tục thông thường nhất là nộp một giấy chứng nhận thành lập công ty cho phòng hành chính của tỉnh để lập nên một pháp nhân và có ba chữ "dba" ghi ở đầu với ý nghĩa là "doing business as..." (hoạt động kinh doanh như một...)

- Các loại cổ phiếu: Công ty có thể phát hành cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi và trái phiếu. Cổ phiếu ký danh và vô danh đều có thể được dùng, tuy nhiên loại ký danh phổ biến hơn (khi chưa phát hành lên thị trường chứng khoán).

- Kiểm soát: Thường hàng năm công ty phải họp hội nghị thành viên hay đại hội cổ đông, đôi khi phải tổ chức ở trong tiểu bang nơi thành lập. Việc quyết định trong đại hội thường là bằng sự ủy quyền nếu số cổ đông nhiều. Ai nắm 25% cổ phiếu của công ty được coi là nắm quyền kiểm soát, nhưng nắm trên 5% thì phải báo cáo cho Ủy ban Giao dịch chứng khoán (SEC), trong đó có ghi một vài lời về ý định của các cổ đông.

Bài sau: Lập Công ty tại Việt Nam

Chào Thân ái!
 
Nam ơi, đợi bài phân tích về Luật đầu tư mới của Nam mãi mà chưa thấy:) Cố gắng viết sớm cho mọi người tham khảo nhé!!:x
 
Hiện nay, Bộ Kế hoạch Đầu tư đang soạn thảo một số Nghị định hướng dẫn Luật đầu tư mới, trong đó có một số vấn đề còn chưa có ý kiến thống nhất. Khi nào có đầy đủ thông tin sẽ viết bài ngay để cập nhật cho mọi người.
 
Xem ra với sự cào bằng sân chơi pháp lý như thế, các doanh nghiệp tư nhân trong nước là thành phần gặp nhiều thử thách nhất: nguy cơ cạnh tranh khốc liệt với những doanh nghiệp có- vốn đầu tư nước ngoài VÀ vốn đầu tư nhà nước.

Một ví dụ minh họa:


SIÊU CÔNG TY TẠI VIỆT NAM

Sắp tới, Bộ TC sẽ thành lập một "siêu công ty" với số vốn điều lệ ban đầu lên tới 5000 tỷ đồng (có thể là 30000 tỷ trong quá trình hoạt động) nhằm kinh doanh và đầu tư vốn của Nhà nước.

Trên thực tế, mô hình tổng công ty này đã thành công ở một vài quốc gia và điển hình nhất là của Tamasek (Singapore) - đóng góp tới 10.3% GDP của Sing (hình như là năm 2004).


Còn dưới đây là thông tin thêm về công ty Temasek để mọi người tiện tham khảo:


HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦA TEMASEK

"Được thành lập từ năm 1974, Temasek Holdings là công ty sở hữu Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính Singapore, có chức năng quản lý phần vốn sở hữu của Chính phủ Singapore trong các doanh nghiệp. Bên cạnh những công ty thuộc nhiều ngành nghề đa dạng, nổi tiếng nhất trong danh mục đầu tư của Temasek phải kể đến Singapore Airlines, SingTel, Singapore Technologies và Ngân hàng DBS.

Temasek là một “siêu” thế lực tại Singapore với một đội ngũ nhân viên khoảng 170.000 người do đệ nhất phu nhân Singapore Ho Ching điều hành, kiểm soát hơn 20% thị trường cổ phiếu Singapore với tổng giá trị danh mục đầu tư trị giá khoảng 90 tỷ đôla Singapore (tại thời điểm 31/03/2004), và đang triển khai mạnh chiến lược đầu tư vươn ra bên ngoài biên giới Singapore.

Temasek chính là hình mẫu của Tổng công ty Kinh doanh vốn Nhà nước vừa ra đời tại Việt Nam. Về bản chất, Temasek có mô hình hoạt động như một quỹ đầu tư chuyên nghiệp - đầu tư vốn vào các doanh nghiệp có triển vọng và sử dụng các nguồn lực của mình để tạo ra giá trị gia tăng cho doanh nghiệp thông qua việc tái cơ cấu, đưa ra những hoạch định chiến lược hay những quyết định quan trọng khác.

Tôn chỉ hoạt động của Temasek là “tối đa hóa giá trị cho cổ đông” thông qua việc nâng cao giá trị các khoản đầu tư trong danh mục, và thước đo hiệu quả hoạt động của Temasek cũng chính là mức lợi tức do danh mục đầu tư mang lại.

Theo số liệu công bố, Temasek mang lại cho cổ đông (tính theo giá trị thị trường của danh mục đầu tư) mức lợi tức đầu tư bình quân khá ấn tượng 18%/năm trong vòng 30 năm qua. Tuy nhiên, nếu tính riêng cho 10 năm gần nhất, mức lợi tức này giảm xuống chỉ còn 3%/năm - một con số quá tồi so với mặt bằng chung của ngành công nghiệp quản lý quỹ đầu tư.

Theo một nghiên cứu của công ty tư vấn LEK hồi năm ngoái, 22 công ty niêm yết lớn trong danh mục đầu tư của Temasek chỉ tạo ra mức lợi tức bình quân khoảng 1,7%/năm. Những con số này đặt dấu hỏi về khả năng của Temasek trong việc làm tăng giá trị cho những khoản đầu tư.

Điều đáng nói hơn là trên thực tế, nhiều khoản đầu tư tốt nhất trong danh mục đầu tư của Temasek là những công ty có vị thế độc quyền hoặc được hoạt động trong môi trường bảo hộ.

Chẳng hạn, SMRT- công ty vận hành hệ thống tàu điện ngầm, được chính phủ Singapore đầu tư toàn bộ kinh phí xây dựng; hay Chartered Semiconductor - công ty công nghệ bán dẫn, được hưởng rất nhiều ưu đãi thuế của chính phủ. Với những hỗ trợ như vậy của Chính phủ Singapore, đáng lẽ danh mục đầu tư của Temasek phải mang lại kết quả cao hơn nhiều. Thậm chí, ngay sự thành công của những công ty như Singapore Airlines, PSA, Keppel hay SembCorp, Temasek thực sự đóng vai trò như thế nào vẫn là điều còn phải bàn.

Chưa hết, Temasek và các công ty mà Temasek góp vốn từng thất bại với khoản đầu tư ra nước ngoài khi vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt. Phải sau nhiều năm, những bất ổn trong các thương vụ đầu tư mới được giải quyết, ví dụ như trường hợp Ngân hàng DBS mua lại Ngân hàng Dao Heng của Hồng Công, SingTel mua lại Công ty viễn thông Optus của Australia, hay NOL mua lại Công ty vận tải biển APL.

Khoản đầu tư của Singapore Airlines (Temasek là cổ đông chi phối) vào hãng hàng không Air New Zealand là một tai họa và đã phải xóa sổ sau khi hãng này bị phá sản; tương tự như vậy là khoản đầu tư của SingTel vào Công ty C2C.

Thực sự hoạt động đầu tư của Temasek hiệu quả đến mức nào, khó ai có thể biết chính xác khi tính minh bạch về hoạt động của Temasek luôn là một câu hỏi lớn trong suốt thời gian hoạt động 30 năm qua. Chỉ đến năm 2004, Temasek mới lần đầu tiên công bố báo cáo thường niên của mình.

Đây được coi là một bước đi mang tính chiến thuật của Temasek nhằm được các tổ chức định mức tín nhiệm như Standard & Poor’s và Moody’s xếp hạng, theo đó Temasek có thể phát hành trái phiếu trên thị trường quốc tế để có thể thực hiện chiến lược đầu tư mở rộng.

Ngay cả khi hoạt động của Temasek ít nhiều trở nên minh bạch hơn thì vấn đề kỷ luật thị trường đối với hiệu quả hoạt động của Temasek vẫn sẽ là một ẩn số. Xét cho cùng, Temasek do Nhà nước Singapore sở hữu, hơn nữa Temasek có vị thế đặc biệt tại Singapore. Vậy có thể mong đợi gì từ khoản đầu tư 30% của Temasek vào Pacific Airlines? Nhiều người bắt đầu đặt câu hỏi liệu cuộc cách mạng tại Pacific Airlines để tạo ra một hãng hàng không mang dáng dấp của Singapore Airlines hay lặp lại kết cục của hãng hàng không Air New Zealand?

Câu trả lời hoàn toàn phụ thuộc vào thực tế của Temasek. Liệu họ còn có gì khác ngoài 50 triệu USD và khả năng tạo ra giá trị cho Pacific Airlines đến đâu."



Nguồn: Diễn đàn Thăng Long
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nghị định mới liên qua đến Luật Đầu tư:

Ban hành Nghị định hướng dẫn đầu tiên cho Luật Đầu tư

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa ký ban hành Nghị định số 78/2006/NĐ-CP quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Theo hướng dẫn của Nghị định, Chính phủ tiếp tục phân cấp quản lý đầu tư mạnh mẽ cho các địa phương. Thủ tướng Chính phủ chỉ giữ quyền chấp thuận đầu tư đối với dự án của các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước từ 600 tỷ đồng VN trở lên và các dự án sử dụng nguồn vốn Nhà nước từ 300 tỷ đồng trở lên.

Đối với các dự án thuộc các lĩnh vực ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm, tài chính, tín dụng, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có sử dụng vốn Nhà nước từ 150 tỷ đồng VN trở lên hoặc vốn của các thành phần kinh tế từ 300 tỷ đồng trở lên, Thủ tướng Chính phủ vẫn giữ quyền quyết định.

Quá thời hạn 12 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đầu tư mà dự án không được nước tiếp nhận chấp thuận; hoặc quá thời hạn 6 tháng, kể từ ngày dự án được cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận mà dự án không đầu tư không được triển khai thì nhà đầu tư phải có văn bản nêu rõ lý do và đề nghị kéo dài thời hạn triển khai dự án hoặc đề nghị chấm dứt dự án đầu tư gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư. (VNN)

Chào Thân ái & Quyết thắng!
 
Một số điểm mới của Luật doanh nghiệp năm 2005

Việc ban hành Luật Doanh nghiệp năm 2005 là một bước phát triển mới trong pháp luật về doanh nghiệp ở Việt Nam, là sự tiếp tục của Luật doanh nghiệp năm 1999 và các đạo luật quan trọng khác về doanh nghiệp. Với sự ra đời của Luật Doanh nghiệp năm 2005,các doanh nghiệp Việt Nam đã có được một công cụ pháp lý quan trọng để vậnhành và phát triển bình đẳng trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay.

Luật Doanh nghiệp năm 2005 ra đời đánh dấu một sự thay đổi lớn trong pháp luật về doanh nghiệp ở Việt Nam, đồng thời phản ánh được tư tưởng và mục tiêu nổi bật của luật Doanh nghiệp năm 2005 là hình thành một khung pháp lý chung, bình đẳng áp dụng thống nhất cho mọi loại hình doanh nghiệp. Đây là lần đầu tiên nước ta ban hành một văn bản pháp luật chung điều chỉnh thống nhất tất cả các loại hình doanh nghiệp. Với việc ban hành Luật Doanh nghiệp năm 2005, các doanh nghiệp Việt Nam đã có điều kiện để hoạt động bình đẳng trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. Sự ra đời của Luật Doanh nghiệp năm 2005 cũng đáp ứng được yêu cầu đối xử bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Trước khi ban hành Luật Doanh nghiệp năm 2005, các doanh nghiệp ở Việt Nam được điều chỉnh bằng nhiều đạo luật doanh nghiệp khác nhau: doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần được điều chỉnh bằng Luật Doanh nghiệp năm 1999; công ty nhà nước được điều chỉnh bằng luật Doanh nghiệp năm 2003; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, bao gồm doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được điều chỉnh bằng Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996. Luật Doanh nghiệp năm 2005 có giá trị thay thế cho Luật Doanh nghiệp năm 1999, Luật Doanh nghiệp Nhà nước năm 2003. Luật Doanh nghiệp năm 2005 cũng thay thế các quy định về tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp tại Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000.

Riêng đối với trường hợp công ty nhà nước, việc chuyển đổi công ty nhà nước được thực hiện theo lộ trình chuyển đổi hàng năm, nhưng chậm nhất trong thời hạn bốn năm kể từ ngày Luật Doanh nghiệp năm 2005 có hiệu lực, các công ty nhà nước được thành lập theo Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003 phải chuyển đổi thnàh công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005.

Trong trường hợp đặc thù liên quan đến việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp được quy định tại Luật khác thì áp dụng theo quy địn của Luật đó.

Ví dụ, hoạt động đầu tư của nhà đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân theo quy định của Luật Đầu tư và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Hay điều kiện sáp nhập, mua lại công ty, chi nhánh theo quy định của Luật Đầu tư năm 2005 được thực hiện theo Luật Đầu tư năm 2005, pháp luật về cạnh tranh và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Những điểm mới cơ bản của Luật Doanh nghiệp năm 2005 thể hiện ở những nội dung sau đây:

- Luật Doanh nghiệp với tư cách là luật chung cho các loại hình doanh nghiệp:

Luật Doanh nghiệp năm 2005 thay thế cho Luật Doanh nghiệp năm 1999, Luật Doanh nghiệp Nhà nước năm 2003, các quy định về tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp tại Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000. Sự ra đời của Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã tạo lập môi trường pháp lý chung cho hoạt động của các doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam.

- Các quy định về đăng ký kinh doanh:

Khác với Luật Doanh nghiệp năm 1999, Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã có những quy định cụ thể về từng loại hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Thay cho việc có Đơn đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp năm 1999, Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã quy định về Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh, Luật năm 2005 cũng có những quy định cụ thể về hồ sơ đăng ký kinh doanh của từng loại hình doanh nghiệp bao gồm hồ sơ đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần. Luật Doanh nghiệp năm 2005 cũng đã quy định cụ thể về tên của doanh nghiệp, trong đó có cách đặt tên cho doanh nghiệp, những trường hợp cấm về cách đặt tên doanh nghiệp, đặt tên doanh nghiệp trong trường hợp tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài, tên viết tắt của doanh nghiệp và những trường hợp tên trùng và tên gây nhầm lẫn. Một điểm mới khác của luật Doanh nghiệp năm 2005 theo hướng là luật chung cho các loại hình doanh nghiệp, là gắn thủ tục đăng ký kinh doanh với thủ tục đăng ký đầu tư. Điều này xuất phát từ quan điểm đổi mới, đơen giản hoá tối đa các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp gia nhập thị trường và thực hiện các hoạt động đầu tư. Hồ sơ, trình tự, thủ tục, điều kiện và nội dung đăng ký kinh doanh, đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài lần đầu tiên đầu tư vào Việt Nam được thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005 và pháp luật về đầu tư. Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

- Các quy định về điều lệ công ty.

So với Luật Doanh nghiệp năm 1999, Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã có nét đột phá khi đi theo hướng chỉ quy định những vấn đề cơ bản, có tính nguyên tắc về nhiều nội dung trong quản trị nội bộ doanh nghiệp, cho phép Điều lệ công ty quy địn thêm những vấn đề cụ thể để đáp ứng yêu cầu điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có quyền quy định trong Điều lệ của mình các quan hệ ứng xử nội bộ và cách thức quản lý, điều hành cụ thể trong hoạt động nội bộ của doanh nghiệp. Mối quan hệ giữa các quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005 với các yêu cầu của quản trị doanh nghiệp ghi trong Điều lệ công ty được thể hiện trong nhiều điều khoản của Luật này. Cách quy định này của Luật Doanh nghiệp năm 2005 nhằm hình thành khung quản trị nội bộ tiên tiến của doanh nghiệp.

- Các quy định về nhóm công ty:

Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã lần đầu tiên nêu lên khái niệm nhóm công ty, theo đó nhóm công ty là tập hợp các công ty vó mối quan hệ gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác. Nhóm công ty bao gồm các hình thức: công ty mẹ-công ty con. Tập đoàn kinh tế và các hình thức khác. Tập đoàn kinh tế là nhóm công ty có quy mô lớn. Đạo luật cũng đã làm rõ quyền và trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con, quy định cụ thể về báo cáo tài chính của công ty mẹ và công ty con. Đây là một bước phát triểm mới của pháp luật doanh nghiệp Việt Nam trong việc tạo ra cơ sở pháp lý để hình thành các tập đoàn kinh tế lớn có khả năng cạnh ranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

- Các quy định về công ty hợp danh:

Điểm mới nổi bật của Luật Doanh gnhiệp năm 2005 về công ty hợp danh là Luật đã thừa nhận tư cách pháp nhân của loại hình công ty này. Đây là một quy định mới so với quy định của Luật Doanh nghiệp năm 1999. Luật Doanh nghiệp năm 2005 cũng đã quy định cụ thể hơn về Hội đồng thành viên và điều hành kinh doanh của công ty hợp danh.

- Các quy định về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:

Điểm mới nổi bật của Luật Doanh nghiệp năm 2005 về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là Luật cho phép một cá nhân có thể thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và đã đưa ra quy định về cơ cấu tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân. Đạo luật cũng đã đưa ra những quy định cụ thể về người đại diện theo pháp luật của công ty. Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty. Người đại diện theo pháp luật của công ty phải thường trú tại Việt Nam, trường hợp vắng mặt ở Việt Nam trên 30 ngày thì phải uỷ quyền bằng văn bản cho người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty.

- Các quy định về công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:

Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã đưa ra quy định cụ thể khác biệt và cụ thể hơn so với Luật Doanh nghiệp năm 1999 về người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, theo đó Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty. Người đại diện theo pháp luật của công ty phải thường trú tại Việt Nam, trường hợp vắng mặt ở Việt Nam trên 30 ngày thì phải uỷ quyền bằng văn bản cho người khác theo quy định tại Điều lệ công ty để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty. Những quy định về người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên cũng tương đồng với quy định về vấn đề này của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã đưa ra quy định về người đại diện theo uỷ quyền. Đây là quy định mới so với Luật Doanh nghiệp năm 1999. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005, việc chỉ định người đại diện theo uỷ quyền phải bằng văn bản, được thông báo đến công ty và cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày chỉ định.

- Các quy định về công ty cổ phần:

Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã có quy định mới về nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị. Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005, nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là năm năm, nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị không quá năm năm. Thành viên Hội đồng quản trị có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Luật Doanh nghiệp năm 2005 cũng có những quy định khác biệt so với Luật Doanh nghiệp năm 1999 về việ thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông. Theo Luật mới, quyết định của ĐẠi hội đồng cổ đông được thông qua tại cuộc họp khi có đủ một trong các điều kiện: (1)được số cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do điều lệ công ty quy đinh; (2) Đối với quyết định về loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán, sửa đổi, bổ sung theo Điều lệ công ty; tổ chức lại, giải thể công ty, đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định khác thì phải được ít nhất 75% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả số cổ động dự họp chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định; (3) Việ biểu quyết bầu thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát phải thực hiện theo phương thức bầu dồn phiếu, theo đó mỗi cổ đông có tổng số phiếu biểu quyết tương ưúng với tổng số cổ phần sở hữu nhân với số thành viên được bầu của Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát và cổ đông có quyền dồn hết tổng số phiếu bầu của mình cho một hoặc một số ứng cử viên; (4) Các quyết định được thông qua tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông với số cổ đông trực tiếp và uỷ quyền tham dự đại diện 100% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là hợp pháp và có hiệu lực ngay cả khi trình tự và thủ tục triệu tập, nội dung chương trình họp và thể thức tiến hành họp không được thực hiện đúng quy đinh; (5)Trường hợp thông qua quyết định dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản thì quyết định của Đại hội đồng cổ đông đại diện ít nhất 75% tổng số phiếu biểu quyết chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.

(Nguồn: KTPT)
 
Hoa em! tất cả các kiến thức mà Ams & của các báo đài viết về đề tài này đã được BBT (Nghĩa) tổng kết và viết lại đưa lên Trang chủ rồi em, qua đó đọc thử nhé.

Thân ái!
 
vầy à...Vậy nghĩa là topic nè hết cái để viết à...hihi!
Hoa hông để ý lém...sorry anh Nghĩa rùa nhé...Hẹn anh thứ 7 tuần sau!!
Em cám ơn anh!
 
(Em xin phép đào cái topic này lên ạ...)

Cho em hỏi, theo Luật doanh nghiệp định nghĩa tại điều 4 thì "Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ."

Cái này có áp dụng cho các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán (listed companies) không ạ?
 
Back
Bên trên