Phạm Quang Minh
(Minh172)
New Member
số 20: Xin dành số này để nói chuyện về nước Nga.
" Thời Xôviết người ta nhân hậu hơn, nhường nhịn hơn và quan tâm đến nhau hơn. Chính tinh thần đoàn kết và tập thể truyền thống của người Nga vốn đã trở thành bộ phận cấu thành của xã hội Xôviết đã cho phép chúng tôi vượt qua những thử thách khắc nghiệt của cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại và xây dựng lại đất nước từ đống đổ nát của cuộc chiến. Lòng nhiệt tình, tính thẳng thắn, tinh thần trách nhiệm, đã làm nên tính cách Xôviết - giúp nhiều thế hệ người Liên Xô sẵn sàng chìa tay cho những nước anh em cần sự giúp đỡ. "
Trích từ bài viết của Guennadi Podborodnikov đăng trên báo lao động. Hồi xưa em cũng thấy con người Nga hiền hậu, nhưng có lẽ bây giờ mọi thứ đã thay đổi.... Em không biết là đến thế hệ nào ở VN thì bắt đầu thôi yêu con người, đất nước, và nề văn hóa Liên Xô (cũ). Chắc là những ai xinh từ năm 82 (mình đoán thế) trở lại nhỉ ?. Những ai sinh từ năm 92 trở về trước chắc đều ít nhiều mang trong mình dòng máu "bôn xê víc". Hồi bé thấy con người LX, văn hóa LX thật gần gũi.... chẳng gần gũi sao được khi mà xung quanh toàn đồ LX : từ chiếc Bàn là LX, lò xo bếp điện...đến những con lật đật.... và đặc biệt là phim LX chiếu suốt ngày trên TV. Mà các cụ đã nói "để lâu cứt trâu cũng hóa bùn".... nên chẳng lạ lắm khi ai sinh ra trước năm 82 đều có ít nhiều tình cảm với nước Nga xưa. Mỗi lần nhìn thấy các vận động viên LX thi đấu thì không bao giờ cổ vũ nước khác. Thấy nó được huy chương mà cũng tự hào cứ như là vận động viên nước mình được ấy. Trông người Nga, tóc vàng, mắt xanh, to cao, khác hẳn với vóc dáng thấp lùn, mũi tẹt, tóc đen nhà mình, mà sao vẫn thích....nhất là các em gái Nga (cái này phải chạy đi hỏi bác Thành )
Không biết còn nhiều người thích phim Nga không, nhưng em vẫn thích một vài bộ phim Nga hồi xưa như: Hồ Sơ Thần Chết không biết của đạo diễn nào và "Khi đàn sếu bay qua" của V.Rosov và M.Kalatosov và nhà quay phim kiệt xuất S.Urucevski và "Bài ca người lính" của Grigori Sukhrai và Valentin Ejov. Ngoài ra còn một số phim như "Sông Đông êm đềm" và "Mùa xuân trên đường phố Bên Sông".... nhưng chắc không thể so được với "Khi đàn sếu bay qua" và "bài ca người lính" được.
Hồi bé chưa biết gì mà xem nữ diễn viên Tatiana Xomoilova vai Veronica trong phim "Khi đàn sếu bay qua" thấy xinh nhất quả đất luôn. Hình như nữ diễn viên ấy mất cách đây mấy năm.
Sau này Việtnam mình cũng học tập làm phim về tình yêu trong chiến tranh. Cũng kiểu chàng trai đi chiến đấu còn cô gái ở nhà lăng nhăng, rồi hay tin chàng trai hi sinh ngoài chiến trường, rồi thì thình lình chàng trở về. Nhưng mà trong phim ViệtNam anh bộ đội trở về làng trông mặt lầm lì, con cô gái thì trông mặt rất khả nghi....chán lém
Lúc đấy xem lai "khi đàn sếu bay qua" thấy hay kinh điển, cảm thấy tức giận khi veronica lang nhang ở nhà trong khi người yêu chiến đấu ngoài chiến trường. Rồi mọi thứ vỡ òa khi người yêu hi sinh....hơi buồn tí nhưng mà hay thực sự.
Thôi em hết vốn rồi, em biết có nhiều bác yêu nước Nga cũ ở trong này. Xin nhường lời cho các bác. Mời mọi người kể vài kỷ niệm cũ và suy nghĩ để chia sẻ cùng mọi người...về một thời đã xa.
" Thời Xôviết người ta nhân hậu hơn, nhường nhịn hơn và quan tâm đến nhau hơn. Chính tinh thần đoàn kết và tập thể truyền thống của người Nga vốn đã trở thành bộ phận cấu thành của xã hội Xôviết đã cho phép chúng tôi vượt qua những thử thách khắc nghiệt của cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại và xây dựng lại đất nước từ đống đổ nát của cuộc chiến. Lòng nhiệt tình, tính thẳng thắn, tinh thần trách nhiệm, đã làm nên tính cách Xôviết - giúp nhiều thế hệ người Liên Xô sẵn sàng chìa tay cho những nước anh em cần sự giúp đỡ. "
Trích từ bài viết của Guennadi Podborodnikov đăng trên báo lao động. Hồi xưa em cũng thấy con người Nga hiền hậu, nhưng có lẽ bây giờ mọi thứ đã thay đổi.... Em không biết là đến thế hệ nào ở VN thì bắt đầu thôi yêu con người, đất nước, và nề văn hóa Liên Xô (cũ). Chắc là những ai xinh từ năm 82 (mình đoán thế) trở lại nhỉ ?. Những ai sinh từ năm 92 trở về trước chắc đều ít nhiều mang trong mình dòng máu "bôn xê víc". Hồi bé thấy con người LX, văn hóa LX thật gần gũi.... chẳng gần gũi sao được khi mà xung quanh toàn đồ LX : từ chiếc Bàn là LX, lò xo bếp điện...đến những con lật đật.... và đặc biệt là phim LX chiếu suốt ngày trên TV. Mà các cụ đã nói "để lâu cứt trâu cũng hóa bùn".... nên chẳng lạ lắm khi ai sinh ra trước năm 82 đều có ít nhiều tình cảm với nước Nga xưa. Mỗi lần nhìn thấy các vận động viên LX thi đấu thì không bao giờ cổ vũ nước khác. Thấy nó được huy chương mà cũng tự hào cứ như là vận động viên nước mình được ấy. Trông người Nga, tóc vàng, mắt xanh, to cao, khác hẳn với vóc dáng thấp lùn, mũi tẹt, tóc đen nhà mình, mà sao vẫn thích....nhất là các em gái Nga (cái này phải chạy đi hỏi bác Thành )
Không biết còn nhiều người thích phim Nga không, nhưng em vẫn thích một vài bộ phim Nga hồi xưa như: Hồ Sơ Thần Chết không biết của đạo diễn nào và "Khi đàn sếu bay qua" của V.Rosov và M.Kalatosov và nhà quay phim kiệt xuất S.Urucevski và "Bài ca người lính" của Grigori Sukhrai và Valentin Ejov. Ngoài ra còn một số phim như "Sông Đông êm đềm" và "Mùa xuân trên đường phố Bên Sông".... nhưng chắc không thể so được với "Khi đàn sếu bay qua" và "bài ca người lính" được.
Hồi bé chưa biết gì mà xem nữ diễn viên Tatiana Xomoilova vai Veronica trong phim "Khi đàn sếu bay qua" thấy xinh nhất quả đất luôn. Hình như nữ diễn viên ấy mất cách đây mấy năm.
Sau này Việtnam mình cũng học tập làm phim về tình yêu trong chiến tranh. Cũng kiểu chàng trai đi chiến đấu còn cô gái ở nhà lăng nhăng, rồi hay tin chàng trai hi sinh ngoài chiến trường, rồi thì thình lình chàng trở về. Nhưng mà trong phim ViệtNam anh bộ đội trở về làng trông mặt lầm lì, con cô gái thì trông mặt rất khả nghi....chán lém
Lúc đấy xem lai "khi đàn sếu bay qua" thấy hay kinh điển, cảm thấy tức giận khi veronica lang nhang ở nhà trong khi người yêu chiến đấu ngoài chiến trường. Rồi mọi thứ vỡ òa khi người yêu hi sinh....hơi buồn tí nhưng mà hay thực sự.
Thôi em hết vốn rồi, em biết có nhiều bác yêu nước Nga cũ ở trong này. Xin nhường lời cho các bác. Mời mọi người kể vài kỷ niệm cũ và suy nghĩ để chia sẻ cùng mọi người...về một thời đã xa.