"Đấu tố" hay "Đánh giá" giảng viên?

Mình không phân tích dài dòng mà chỉ nói đơn giản :nếu cho giáo viên giỏi chuyên môn nghiệp vụ nhất ở Ams về trường Đinh Tiên Hoàng dậy thì mình nghĩ cũng chẳng thể giúp 1 cái lớp nào ở đấy tốt lên được, thay đổi khó nhất không phải kiến thức mà là bản chất con người. Hổng kiến thức còn bù đắp được chứ ý thức và nhận thức kém thì chịu. Khi anh đã thích chơi hơn thích học và môi trường cũng toàn người thích chơi hơn thích học thì có giáo viên nào cũng vậy thôi.

Em không nghĩ thế. "Every one deserves a chance". Em không học về giáo dục, cũng chả học về tâm lý hay xã hội, em chỉ nghĩ đơn giản là nhiệm vụ lớn nhất của người làm thầy là dạy học trò cách học và cách sống khoa học chứ không phải là kiến thức.
 
Mình deny tất cả lập luận của bạn Phước vì bạn không hề có citations để mình track back các facts bạn nêu ra.

Thảo luận nghiêm túc mà nghe cứ như kiểu ngồi quán trà đá chém gió chuyện giáo dục, chính trị, thiếu tính hàn lâm, chả chuyên nghiệp tí nào. Mỗi lần lập luận đến đâu là phải có source chớ, cho mình xin cái link của các papers mà bạn nêu, mình đủ trình độ đọc hiểu, trường mình cũng có subscribe nhiều journals. Mà thật ra tranh luận gay gắt nhất là lôi academic papers mà defense, đầy đủ statistics, reasoning, người post bài và người trả lời cũng phải động não, nói xuông như các bạn, mình thấy hơi clueless.

Mình kô muốn cồng kềnh trong thảo luận, cho nên kô ngay ra. Nếu mội người muốn citation cái nào thì cứ nói với mình, mình sẽ nói chi tiết hơn.

Có 1 nghiên cứu (hình như của Harvard), họ tìm thấy rằng. Học sinh chỉ cần có được 3 giáo viên giỏi thôi, thì tương lai của họ sẽ thay đổi rất nhiều (khả năng tốt nghiệp, đi vào đại học cao hơn) - đặc biệt là những học sinh ở những hoàn cảnh khó khăn.

Mình có coi Aspen Institute Festival Ideas 2009, và lắng nghe Michelle Rhee nói về cải cách của bà đối với Washington DC public schools.

http://www.aifestival.org/audio-video-library.php?menu=3&title=546&action=full_info

Từ giây 57:45 - 57:55 bà ta có mention đến cái study này.

Một điều khác nữa, trong tâm lý học, đặc biệt là cognitive psychology, có nói là môi trường sống ảnh hưởng ít nhất 50% con người

Mình từng học psychology. Một branch của cognitive psychology là Holistic theories of personalities rất chú trọng tới environmental factors.

Mình còn cái presentation của ổng gồm có tất cả studies và lý thuyết của nó, có ai biết làm sao để mà post 1 caí presentation file kô?

Nếu kô, thì mình sẽ copy&paste tất cả vào để trả lời, hay nếu muốn cho mình email để mình xin gửi.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Mình deny tất cả lập luận của bạn Phước vì bạn không hề có citations để mình track back các facts bạn nêu ra.




Thảo luận nghiêm túc mà nghe cứ như kiểu ngồi quán trà đá chém gió chuyện giáo dục, chính trị, thiếu tính hàn lâm, chả chuyên nghiệp tí nào. Mỗi lần lập luận đến đâu là phải có source chớ, cho mình xin cái link của các papers mà bạn nêu, mình đủ trình độ đọc hiểu, trường mình cũng có subscribe nhiều journals. Mà thật ra tranh luận gay gắt nhất là lôi academic papers mà defense, đầy đủ statistics, reasoning, người post bài và người trả lời cũng phải động não, nói xuông như các bạn, mình thấy hơi clueless.

Em nghĩ thế này, không phải ai cũng có nhu cầu cần scrutinize tất cả các source và facts hết ra như thế, việc lục tìm tài liệu chính xác để cite vào trong post cũng mất thời gian. Em nghĩ nếu như có ai cần đọc thêm các sources thì hoàn toàn có thể post một bài đề nghị người viết cung cấp thêm, cũng chẳng tốn nhiều công đúng không ạ :) Còn nếu như người viết có ý tốt muốn cung cấp facts and statistics ngay từ đầu thì càng đáng hoan nghênh thôi :)

Đồng ý là không yêu cầu thành viên post bài đầy đủ dẫn chứng dẫn nguồi có thể là "thiếu tính chuyên nghiệp", nếu mọi người cùng thấy phiền với việc đấy chúng ta có thể thống nhất để từ nay về sau mọi người post bài phải cung cấp sources cụ thể.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đọc bài anh Phong khiến em thật sự bất bình lắm :) khi mà đối tượng nói chuyện với mình chỉ nhắm mắt quay đầu ném toẹt cái câu "Tôi không đồng ý"
thì nó mất đi giá trị trao đổi ý kiến lắm.

Em không muốn dính vào cuộc cãi nhau hay tranh luận không đi đến đâu nên em chỉ nói ngắn gọn ý kiến của mình thôi.

Em chưa bao giờ nghĩ chuyện đấu tranh cho quyền bình đẳng và cho phép mỗi người một cơ hội là thứ hô hào suông cả. Em từng là học sinh đứng bét lớp với số điểm không quá 5.0, không biết làm toán và không biết nói tiếng Việt. Nên để mà giờ có thể tốt nghiệp với hai bằng Toán và Kinh tế em thấy việc được cho cơ hội là quan trọng đối với mỗi một người. Bản thân em cũng dạy được tầm năm năm, em thấy phân loại học sinh có thể gây tác hại tiêu cực nhất đối với sự phát triển của con người.

Em biết có nói gì thì cũng thay đổi cách nhìn của anh được :) vậy thì mong anh ra bên ngoài thế giới nhiều hơn một chút, sống đa dạng hơn chút, và đọc nhiều hơn chút ;)

Thân ái,

----------

Btw, Phước, whenever I read your posts, it never cease to amaze me how many things you can remember. Really, man, I am green with jealousy :)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đọc bài anh Phong khiến em thật sự bất bình lắm :) khi mà đối tượng nói chuyện với mình chỉ nhắm mắt quay đầu ném toẹt cái câu "Tôi không đồng ý"
thì nó mất đi giá trị trao đổi ý kiến lắm.

Em không muốn dính vào cuộc cãi nhau hay tranh luận không đi đến đâu nên em chỉ nói ngắn gọn ý kiến của mình thôi.



Em biết có nói gì thì cũng thay đổi cách nhìn của anh được :) vậy thì mong anh ra bên ngoài thế giới nhiều hơn một chút, sống đa dạng hơn chút, và đọc nhiều hơn chút ;)

Thân ái,

Thế này Nguyệt ạ, trước hết anh cám ơn em vì lời khuyên "ra bên ngoài thế giới nhiều hơn một chút, sống đa dạng hơn chút, và đọc nhiều hơn chút". Đọc thì anh không biết em đọc bao nhiêu giờ/ngày nên chẳng thể so sánh được nhưng nếu nói về "ra bên ngoài thế giới" và "sống đa dạng hơn" thì xét về tuổi đời anh cũng hi vọng là chẳng kém em là mấy :) Anh phải mở ngoặc thêm là anh không phải là người lấy tuổi đời để đo mức độ hiểu biết của một người.

Em chưa bao giờ nghĩ chuyện đấu tranh cho quyền bình đẳng và cho phép mỗi người một cơ hội là thứ hô hào suông cả. Em từng là học sinh đứng bét lớp với số điểm không quá 5.0, không biết làm toán và không biết nói tiếng Việt. Nên để mà giờ có thể tốt nghiệp với hai bằng Toán và Kinh tế em thấy việc được cho cơ hội là quan trọng đối với mỗi một người. Bản thân em cũng dạy được tầm năm năm, em thấy phân loại học sinh có thể gây tác hại tiêu cực nhất đối với sự phát triển của con người.

Em lấy ví dụ chính bản thân em, một học sinh đứng bét lớp với số điểm không quá 5 và giờ đây tốt nghiệp với hai bằng Toán và Kinh tế. Quả là một ví dụ sinh động và một tấm gương đáng khâm phục cho các bạn "hư hỏng" khác noi theo. Nhưng em Nguyệt ạ, cứ mỗi ví dụ tương tự em nêu ra thì anh có thể nêu ra con số gấp 50 lần các ví dụ các trường hợp đứng bét lớp với "số điểm không quá 5" và KHÔNG tốt nghiệp với 2 bằng toán và kinh tế. Vậy thì theo em, với vai trò là một người hết sức bình thường chứ chưa cần phải là một người hoạch định chính sách, em sẽ dồn những nguồn lực có hạn của mình để lo cho 51 bạn khác có "điểm trung bình trên 5" chẳng hạn, hay là chia sẻ đều ra cho 51 bạn có điểm TB dưới 5 (50 bạn ở vd của anh + em), đầu tư vào đâu sẽ mang hiệu quả hơn? Anh xin lỗi nhưng anh thà hi sinh 51 bạn (kể cả em Nguyệt) để đầu tư cho các bạn khác còn hơn là thành công với một mình em Nguyệt và lãng phí đến 50 em khác :)

Cá nhân anh vẫn nghĩ phân loại học sinh là cần thiết để tập trung nguốn lực cho những người thật sự cần và có năng lực. Mọi người đều được quyền lựa chọn đúng không? Nếu ai đó đã không chọn học tập thì lãng phí vô ích vào những người như thế làm gì khi có thể sử dụng nó vào mục đích tốt hơn và có hiệu quả hơn


Hơn nữa phải chăng theo ý em là giáo dục ở Ams và cụ thể ở lớp em là không tốt nên một học sinh có "trình độ Toán và Kinh tế" như em không thể phát huy được và toàn bị điểm <5. Chỉ đến khi du học gặp 1 nền giáo dục tiên tiến thì em mới thực sự được "trao một cơ hội" và thay đổi? Và nếu phân loại theo cách của Phước thì giáo viên lớp em phải bị đánh giá kém vì có những học sinh "như em Nguyệt" (Điểm TB <5)?, em có thấy bất công không khi chỉ vì một vài người như em mà giáo viên của mình bị đánh giá kém? Theo em, trong quá trình học việc em thích "ăn chơi nhảy múa" và có "thành tích học tập kém" có distract các bạn học tốt khác trong lớp em không? Xin lỗi nếu em cảm thấy không hài lòng nhưng anh chỉ ví dụ mà thôi.

Thân!
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Cá nhân anh vẫn nghĩ phân loại học sinh là cần thiết để tập trung nguốn lực cho những người thật sự cần và có năng lực. Mọi người đều được quyền lựa chọn đúng không? Nếu ai đó đã không chọn học tập thì lãng phí vô ích vào những người như thế làm gì khi có thể sử dụng nó vào mục đích tốt hơn và có hiệu quả hơn

Thân!
Chết, thế những người không có năng lực thì đi về đâu ạ@__@? ( khi mà bị xã hội ignore luôn và các resources chỉ tập trung cho các bạn "có năng lực". ).

Em chỉ đang tự băn khoăn cho tương lai của em@___@
 
Chết, thế những người không có năng lực thì đi về đâu ạ@__@? ( khi mà bị xã hội ignore luôn và các resources chỉ tập trung cho các bạn "có năng lực". ).

Em chỉ đang tự băn khoăn cho tương lai của em@___@

Chào Hưng.

Năng lực mà anh nói ở đây chủ yếu là năng lực "học tập". Em vẫn có thể theo đuổi các lớp học nghề và tham gia kinh doanh buôn bán đúng không? Đâu nhất thiết phải cố sống cố chết học cho đủ điểm, kiếm cho được cái bằng Kinh tế. Tất nhiên phải nói là có cái bằng thì cơ hội và điều kiện cũng sẽ sẵn sàng hơn.

Anh có người quen hết lớp 10 bỏ học và kiếm việc làm luôn (tất nhiên công việc bình thường tay chân thôi) vì không theo được chương trình. Nhiều người chê nó hư hỏng nhưng riêng anh thấy đấy là wise choice của nó vì anh biết nó đã hổng kiến thức quá nhiều rồi, không có hứng học và không thể học được nữa.
 
Chào Hưng.

Năng lực mà anh nói ở đây chủ yếu là năng lực "học tập". Em vẫn có thể theo đuổi các lớp học nghề và tham gia kinh doanh buôn bán đúng không? Đâu nhất thiết phải cố sống cố chết học cho đủ điểm, kiếm cho được cái bằng Kinh tế. Tất nhiên phải nói là có cái bằng thì cơ hội và điều kiện cũng sẽ sẵn sàng hơn.

Anh có người quen hết lớp 10 bỏ học và kiếm việc làm luôn (tất nhiên công việc bình thường tay chân thôi) vì không theo được chương trình. Nhiều người chê nó hư hỏng nhưng riêng anh thấy đấy là wise choice của nó vì anh biết nó đã hổng kiến thức quá nhiều rồi, không có hứng học và không thể học được nữa.

Nhưng em đâu có học kinh tế đâu =__= em học engineering mà =__= với cả em cũng chả có năng khiếu buôn bán :( ( không có đầu óc kinh doanh @__@ ). Nhà em cũng chả có vốn lẫn connection :(

Sức khỏe em cũng ốm yếu, thể dục điểm tổng kết lúc nào cũng lẹt đẹt. Cầm kỳ thi họa em cũng chả biết môn nào =___=

Liệu sau này theo lý thuyết "ngu thì vặt bỏ" của anh, em có thành cặn bạ xã hội không anh :(:(( lo quá:(
 
Nhưng em đâu có học kinh tế đâu =__= em học engineering mà =__= với cả em cũng chả có năng khiếu buôn bán :( ( không có đầu óc kinh doanh @__@ ). Nhà em cũng chả có vốn lẫn connection :(

Sức khỏe em cũng ốm yếu, thể dục điểm tổng kết lúc nào cũng lẹt đẹt. Cầm kỳ thi họa em cũng chả biết môn nào =___=

Liệu sau này theo lý thuyết "ngu thì vặt bỏ" của anh, em có thành cặn bạ xã hội không anh :(:(( lo quá:(

Thế em muốn gì? Năng lực không có, vốn không, sức khỏe thì yếu... mà lại muốn được đối xử ngang bằng với người có năng lực, vốn dày, khỏe mạnh?? Thằng kém làm lính thằng giỏi, thế thôi. Nếu mà đòi cào bằng như em thì anh cũng muốn kém cho sướng, chơi cho sướng, việc quái gì phải mất công nhỉ, đằng nào chẳng như nhau.

Anh chẳng nói "ngu thì vặt bỏ" bao giờ cả, anh đã nói rồi, không học được thì chọn công việc phù hợp cho mình (kiểu gì chẳng có một công việc phù hợp với em, không học engineer thì làm worker lãnh đạo giai cấp không sướng à :)) ) , em cứ làm được viêc thì chẳng bao giờ là "cặn bã xã hội" cả. Anh nhớ một trong những bài học đạo đức đầu tiên hồi lớp 1 là biết quí trọng công sức của cô lao công quét rác, hi vọng là em không hổng kiến thức quá sâu.
 
Thế em muốn gì? Năng lực không có, vốn không, sức khỏe thì yếu... mà lại muốn được đối xử ngang bằng với người có năng lực, vốn dày, khỏe mạnh?? Thằng kém làm lính thằng giỏi, thế thôi. Nếu mà đòi cào bằng như em thì anh cũng muốn kém cho sướng, chơi cho sướng, việc quái gì phải mất công nhỉ, đằng nào chẳng như nhau.

Anh chẳng nói "ngu thì vặt bỏ" bao giờ cả, anh đã nói rồi, không học được thì chọn công việc phù hợp cho mình (kiểu gì chẳng có một công việc phù hợp với em, không học engineer thì làm worker lãnh đạo giai cấp không sướng à :)) ) , em cứ làm được viêc thì chẳng bao giờ là "cặn bã xã hội" . Anh nhớ một trong những bài học đạo đức đầu tiên hồi lớp 1 là biết quí trọng công sức của cô lao công quét rác, hi vọng là em không hổng kiến thức quá sâu.

Cảm ơn anh ạ^^
Nhưng may mắn cho đời em là trong thực tế không phải cứ kém là phải làm lính thẳng giỏi. ^____^ nên em vẫn hy vọng một ngày được lên sếp chứ ko phải làm anh quét rác ^^
 
Em lấy ví dụ chính bản thân em, một học sinh đứng bét lớp với số điểm không quá 5 và giờ đây tốt nghiệp với hai bằng Toán và Kinh tế. Quả là một ví dụ sinh động và một tấm gương đáng khâm phục cho các bạn "hư hỏng" khác noi theo. Nhưng em Nguyệt ạ, cứ mỗi ví dụ tương tự em nêu ra thì anh có thể nêu ra con số gấp 50 lần các ví dụ các trường hợp đứng bét lớp với "số điểm không quá 5" và KHÔNG tốt nghiệp với 2 bằng toán và kinh tế. Vậy thì theo em, với vai trò là một người hết sức bình thường chứ chưa cần phải là một người hoạch định chính sách, em sẽ dồn những nguồn lực có hạn của mình để lo cho 51 bạn khác có "điểm trung bình trên 5" chẳng hạn, hay là chia sẻ đều ra cho 51 bạn có điểm TB dưới 5 (50 bạn ở vd của anh + em), đầu tư vào đâu sẽ mang hiệu quả hơn? Anh xin lỗi nhưng anh thà hi sinh 51 bạn (kể cả em Nguyệt) để đầu tư cho các bạn khác còn hơn là thành công với một mình em Nguyệt và lãng phí đến 50 em khác Cá nhân anh vẫn nghĩ phân loại học sinh là cần thiết để tập trung nguốn lực cho những người thật sự cần và có năng lực. Mọi người đều được quyền lựa chọn đúng không? Nếu ai đó đã không chọn học tập thì lãng phí vô ích vào những người như thế làm gì khi có thể sử dụng nó vào mục đích tốt hơn và có hiệu quả hơn

Ý của bạn là chúng ta nên chú trọng cho những học sinh giỏi, mặc kệ những học sinh dở? Kiểu như đầu tư, đầu tư vào chỗ lãi suất cao?

Ý kiến này trên lý thuyết thì có lý. Tuy nhiên, thực tế thì giáo dục rất là khác với đầu tư kinh tế. Mình xin lấy 1 số số liệu. Mình kô biết ở VN thế nào, tuy nhiên một vài số liệu ở Mỹ:

- Có rất nhiều nghiên cứu cho thấy rằng tỉ lệ đi tù sẽ giảm đi rất nhiều đối với những người có trình độ giáo dục cao (there's a statistically significant negative correlation between level of education and probability of imprisonment).

- Cụ thể hơn năm 2008, nước Mỹ có tổng cộng 2 triệu 3 trăm ngàn người ở trong tù. Một phần rất lớn những người này kô học ĐH và kô tốt nghiệp cấp 3 (hơn 90%). Những số liệu này cho thấy, nếu chúng ta kô đầu tư để giáo dục những "học sinh dở" thì chúng ta sẽ phải trả giá rất cao sau này.

Hiện nay, 5 bang Mỹ (Vermont, Michigan, Oregon, Connecticut và Deleware), số tiền để mà đào tạo tù nhân để hòa nhập lại cuộc sống thường (correction expenses) ngang ngửa với số tiền họ đầu tư vào ĐH (higher education). Nhiều bang khác cũng có tình trạng này (http://www.washingtonpost.com/wp-dyn/content/story/2008/02/28/ST2008022803016.html) Số liệu này cho thấy,

về phương diện đầu tư, đất nước và xã hội sẽ được lời nhiều hơn để cố gắng giúp đỡ những "học sinh dở" lúc họ còn nhỏ còn hơn là mặc kệ họ để rồi sau này sẽ phải trả cái giá cao hơn nhiều.

Mọi người đều được quyền lựa chọn đúng không? Nếu ai đó đã không chọn học tập thì lãng phí vô ích vào những người như thế làm gì khi có thể sử dụng nó vào mục đích tốt hơn và có hiệu quả hơn

Cái này trên lý thuyết thì đúng, tuy nhiên trên thực tế mình thấy thiếu rất nhiều yếu tố.

Lý luận của bạn dựa trên một assumption (xin hỏi tv là gì?) đó là hoàn cảnh cuộc sống của tất cả các học sinh đều giống nhau, cho nên nguyên nhân chủ yếu học sinh học giỏi hay dở là họ "chọn" học tập.

Cái assumption này sai bởi vì rất nhiều nghiên cứu trong cognitive psychology cho thấy rằng là môi trường sống ảnh hưởng ít nhất 50% hành động của con người.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hơn nữa phải chăng theo ý em là giáo dục ở Ams và cụ thể ở lớp em là không tốt nên một học sinh có "trình độ Toán và Kinh tế" như em không thể phát huy được và toàn bị điểm <5. Chỉ đến khi du học gặp 1 nền giáo dục tiên tiến thì em mới thực sự được "trao một cơ hội" và thay đổi?

Kô phải là trả lời thay N, tuy nhiên, câu trả lời là đúng. Một ví dụ:

Khoảng 400 năm trước, Isaac Newton sáng tạo ra Calculus. Ông ta cũng kô thấu hiểu lắm về cái này. Trong thời gian đó, rất ít người hiểu và biết làm calculus. Ngày hôm nay, khoảng 15-20% học sinh cấp 3 ở Mỹ hiểu và biết làm Calculus.

Chẳng lẽ 15-20% học sinh cấp 3 ở Mỹ bây giờ thông minh hơn Newton? Câu trả lời là kô. Cấu trúc não bộ (khả năng thông minh) của con người 400 năm trước và bây giờ là rất giống nhau. Cái thay đổi đó là học sinh bây giờ họ có 1 nền giáo dục 400 năm tiến bộ hơn Newton.

Và nếu phân loại theo cách của Phước thì giáo viên lớp em phải bị đánh giá kém vì có những học sinh "như em Nguyệt" (Điểm TB <5)?, em có thấy bất công không khi chỉ vì một vài người như em mà giáo viên của mình bị đánh giá kém? Theo em, trong quá trình học việc em thích "ăn chơi nhảy múa" và có "thành tích học tập kém" có distract các bạn học tốt khác trong lớp em không? Xin lỗi nếu em cảm thấy không hài lòng nhưng anh chỉ ví dụ mà thôi.

Mình kô thấy bất công. Giáo viên đi dạy, nếu có khó khăn thì họ phải tiềm cách để vược qua để dạy tốt hơn. Chúng ta trả tiền cho họ để vược qua những khó khăn này, chứ họ có phải đi làm kô công đâu mà. Nếu cần thì tăng lương những người giảng dạy ở những trường khó khăn. Nếu họ kô làm tốt thì chúng ta nên tuyển người tốt hơn.

Hơn nữa, điểm quan trọng nhất của giáo dục là trẻ em. Chúng ta kô nên nhầm lẫn mục tiêu này.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Kô phải là trả lời thay N, tuy nhiên, câu trả lời là đúng. Một ví dụ:

Khoảng 400 năm trước, Isaac Newton sáng tạo ra Calculus. Ông ta cũng kô thấu hiểu lắm về cái này. Trong thời gian đó, rất ít người hiểu và biết làm calculus. Ngày hôm nay, khoảng 15-20% học sinh cấp 3 ở Mỹ hiểu và biết làm Calculus.

Chẳng lẽ 15-20% học sinh cấp 3 ở Mỹ bây giờ thông minh hơn Newton? Câu trả lời là kô. Cấu trúc não bộ (khả năng thông minh) của con người 400 năm trước và bây giờ là rất giống nhau. Cái thay đổi đó là học sinh bây giờ họ có 1 nền giáo dục 400 năm tiến bộ hơn Newton.

Ví dụ bạn đưa ra thì đúng, vì nó là facts, nhưng conclusion của bạn rút ra từ ví dụ nghe rất absolute.
Cấu trúc não bộ, khả năng thông minh theo mình hiểu thì gốc rễ là về DNA tạo nên con người, tức là NATURE.
Nền giáo dục 400 năm tiến bộ hơn Newton tức là môi trường học tập, môi trường sống, làm việc, tức là NURTURE.

Vậy là để trả lời câu hỏi cụ thể "học sinh cấp 3 ở Mỹ bây giờ thông minh hơn Newton?" của bạn, ta phải quay trở về classic question "NATURE or NURTURE contributes more to personality?" <--- hiện giờ vẫn đang debate, vì vậy kết luận của bạn thiên về NURTURE là quá vội vàng.

Thêm vào đó, nếu theo logic của bạn, mình dúng phép quy nạp toán học với decremental 400 years .
Cấu trúc não bộ của con người 400 năm trước và bây giờ là rất giống nhau.
Cấu trúc não bộ của con người 800 năm trước và 400 năm trước cũng rất giống nhau.
Cấu trúc não bộ của con người 1200 năm trước và 800 năm trước cũng rất giống nhau.
................................................................................................
Cấu trúc não bộ của người tiến hóa được 400 năm và vượn người (Homo Sapien) cũng rất giống nhau.
Như vậy, theo logic của bạn, Bill Gates và tinh tinh cũng cùng cấu trúc não bộ, chỉ khác môi trường học tập (Harvard và hang động). I seriously doubt that!
Để trả lời về cấu trúc não bộ giống nhau hay không, giống nhau ở điểm nào thì hiện giờ người ta vẫn đang nghiên cứu (he he he, mình học Molecular Biology được Prof bảo thế nên nói vậy)

Mình kô thấy bất công. Giáo viên đi dạy, nếu có khó khăn thì họ phải tiềm cách để vược qua để dạy tốt hơn. Chúng ta trả tiền cho họ để vược qua những khó khăn này, chứ họ có phải đi làm kô công đâu mà. Nếu cần thì tăng lương những người giảng dạy ở những trường khó khăn. Nếu họ kô làm tốt thì chúng ta nên tuyển người tốt hơn.

Hơn nữa, điểm quan trọng nhất của giáo dục là trẻ em. Chúng ta kô nên nhầm lẫn mục tiêu này.

Chắc tại bạn đang sống ở môi trường tự do, tính transparency được đưa lên hàng đầu. Chứ với môi trường ở VN, để làm được những cái bạn nói như
-Nếu khó khăn thì phải tìm cách để vượt qua vì đã được trả tiền rồi?
-Cần thì tăng lương những người giảng dạy ở những trường khó khăn.
-Không làm tốt thì chúng ta nên tuyển người tốt hơn.

Để làm được những cái này ở VN không phải bộp một phát ngay được, vì mỗi phương án cần phải break down thành hàng trăm small problems mà để giải quyết một cách tổng thể thì cần nhiều yếu tố. Thí dụ
- Khó khăn như thế nào? Được trả công bao nhiêu, có xứng đáng để khiến người ta quyết tâm vượt qua ko? Vượt qua rồi có được tăng lương không?
- Tăng lương bao nhiêu? Những trường nào được định nghĩa là "những trường khó khăn? Tiền lương lấy nguồn vốn ở đâu? Quy định chia lương như thế nào?
- Thế nào được định nghĩa là làm tốt? Thế nào là người tốt hơn? Tìm ngươi tốt hơn ở đâu? Người ta có sẵn sàng về dạy hay ko?

Ôi dồ ôi, tỉ tỉ thứ... quy hoạch vĩ mô đâu đơn giản. Chém gió được cũng không phải dễ.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Để làm được những cái này ở VN không phải bộp một phát ngay được, vì mỗi phương án cần phải break down thành hàng trăm small problems mà để giải quyết một cách tổng thể thì cần nhiều yếu tố. Thí dụ
- Khó khăn như thế nào? Được trả công bao nhiêu, có xứng đáng để khiến người ta quyết tâm vượt qua ko? Vượt qua rồi có được tăng lương không?
- Tăng lương bao nhiêu? Những trường nào được định nghĩa là "những trường khó khăn? Tiền lương lấy nguồn vốn ở đâu? Quy định chia lương như thế nào?
- Thế nào được định nghĩa là làm tốt? Thế nào là người tốt hơn? Tìm ngươi tốt hơn ở đâu? Người ta có sẵn sàng về dạy hay ko?

Ôi dồ ôi, tỉ tỉ thứ... quy hoạch vĩ mô đâu đơn giản. Chém gió được cũng không phải dễ.

Có câu nói trong economics - "we should not re-invent the wheel." Đại khái là nếu người ta đã tạo ra bánh xe rồi, thì chúng ta kô nên tự đi tạo ra cái bánh xe làm gì nữa.

Việc cải cách kinh tế này kô phải là chưa từng có ai thử. Hàng chục nước khác đã thử rồi. Và họ đi trước VN cả chục năm, có thành công, có thất bại. Mình chỉ biết ở Mỹ nên chỉ xin đưa ra những gì mình nói.

Những vấn đề như bạn đã nói các nước khác cũng từng trải qua. Chỉ cần nhìn những nước khác đã làm những gì. Xem kết quả thế nào, rồi tìm xem cái gì phù hợp với mình. Rồi làm một số pilot projects (thử nghiệm). Nếu tốt thì lấy, kô tốt thì thử cái mới.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Việc cải cách kinh tế này kô phải là chưa từng có ai thử. Hàng chục nước khác đã thử rồi. Và họ đi trước VN cả chục năm, có thành công, có thất bại. Mình chỉ biết ở Mỹ nên chỉ xin đưa ra những gì mình nói.

Những vấn đề như bạn đã nói các nước khác cũng từng trải qua. Chỉ cần nhìn những nước khác đã làm những gì. Xem kết quả thế nào, rồi tìm xem cái gì phù hợp với mình. Rồi làm một số pilot projects (thử nghiệm). Nếu tốt thì lấy, kô tốt thì thử cái mới.

À, vậy là lại thêm một câu hỏi lớn nữa cần break down để do research on.
Cần khảo sát xem các nước khác đã thành công, họ đã làm những cái gì? Trong điều kiện nào mà họ có thể làm được như vậy? Việt Nam có những điều kiện đấy không? Nếu không thì what is the next best thing? <-- Riêng khoản research này thôi đã mất đến vài cái PhD Thesis rồi. Thời gian để làm research so sánh chọn lọc này là opportunity cost khá lớn, mà outcome chưa chắc chắn. Mà đâu phải chỉ một mình bạn nghĩ ra việc nên nhìn những nước khác đã làm những gì. Cả một bộ phân tư vấn cho chính phủ ( có cả những Harvard, Cambridge degrees) vẫn đang làm việc chỉ để có được những best advices gửi chú TNhân.

Tiếp đến là phần pilot project mà bạn nói. Từ lâu ngành giáo dục đã có thói quen xem học sinh như những con chuột bạch để làm thí nghiệm thoải mái, mà điển hình là mười mấy năm liền thí nghiệm các chương trình phân ban trung học phổ thông, gần đây nhất là những chương trình chất lượng cao (CLC) của các trường đại học liên kết với các trường bên US, chả cần lấy ví dụ đâu xa, bản thân tớ trước khi đi du học cũng học năm 1 ĐH ở trong 1 lớp liên kết như vậy, có môn học một học kỳ chỉ cần 1-2 tuần xong hết cả học và thi, có những ngày mà môn thứ nhất học toàn bằng tiếng Anh, ngay môn sau là Kinh Tế Chính Trị dạy sinh viên suy luận bằng tiếng Việt. Rất khó hiểu tại sao lợi ích của học sinh bị xem thường đến vậy. Theo bạn nói "Nếu tốt thì lấy, kô tốt thì thử cái mới." thì người bị thiệt thòi là ai, chắc hẳn bạn đã nhìn ra, right?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Cần khảo sát xem các nước khác đã thành công, họ đã làm những cái gì? Trong điều kiện nào mà họ có thể làm được như vậy? Việt Nam có những điều kiện đấy không? Nếu không thì what is the next best thing? <-- Riêng khoản research này thôi đã mất đến vài cái PhD Thesis rồi.

Thứ nhất, nếu xem người ta đã làm những gì rồi phát triển lên, chẳng lẽ phải tự xây dựng lại từ đầu à? Như vậy kô phải là tự tạo cái bánh xe khi người ta đã tạo ra cái bánh xe rồi.

Thứ hai, nghiên cứu kô phải là khó lắm. Hàng tháng ở DH, bọn lớp mình đều phải đọc vài chục case studies. Kô phải như kô tưởng như bạn nói.

Thời gian để làm research so sánh chọn lọc này là opportunity cost khá lớn, mà outcome chưa chắc chắn

Thứ nhất, cái opportunity cost của nghiên cứu chọn lọc này là gì mà bạn nói là khá lớn?

Và thứ hai, nói như bạn, thì phương pháp nào chắc chắn? Tất nhiên rằng là khi làm 1 dự án mới là kô chắn chắn rồi, nhưng chẳng lẽ thử 1 phương án nhiều người khác đã làm rồi và thành công thì kô chắc chắn hơn 1 phương án chúng nhắm mắt mà thử à?

Cả một bộ phân tư vấn cho chính phủ ( có cả những Harvard, Cambridge degrees) vẫn đang làm việc chỉ để có được những best advices gửi chú TNhân.

Bộ trưởng bộ giáo dục Arne Duncan có nói: ý kiến tốt thì rất nhiều, cái thiếu là political courage (sự dũng cảm của những người cầm quyền) để mà thực hiện họ.

Ở Mỹ, có hàng trăm pilot projects (do cấu trúc giáo dục của Mỹ) có kết quả tốt. Chỉ cần biết đọc, biết suy nghĩ một chúc là được; kô cần phải có bằng của Harvard mới tìm ra ý kiến hay.

Tiếp đến là phần pilot project mà bạn nói. Từ lâu ngành giáo dục đã có thói quen xem học sinh như những con chuột bạch để làm thí nghiệm thoải mái, mà điển hình là mười mấy năm liền thí nghiệm các chương trình phân ban trung học phổ thông, gần đây nhất là những chương trình chất lượng cao (CLC) của các trường đại học liên kết với các trường bên US, chả cần lấy ví dụ đâu xa, bản thân tớ trước khi đi du học cũng học năm 1 ĐH ở trong 1 lớp liên kết như vậy, có môn học một học kỳ chỉ cần 1-2 tuần xong hết cả học và thi, có những ngày mà môn thứ nhất học toàn bằng tiếng Anh, ngay môn sau là Kinh Tế Chính Trị dạy sinh viên suy luận bằng tiếng Việt. Rất khó hiểu tại sao lợi ích của học sinh bị xem thường đến vậy. Theo bạn nói "Nếu tốt thì lấy, kô tốt thì thử cái mới." thì người bị thiệt thòi là ai, chắc hẳn bạn đã nhìn ra, right?

Thứ nhất, nếu chọn cái để thử thì phải xem rõ ràng là nó có thành công hay kô rồi mới thử. Bạn nói cứ như là mình nghĩ cứ thấy cái nào cũng thử vậy.

Thứ hai, muốn phát triển, bất cứ phương diện nào, chúng ta đều phải thử nghiệm với cái mới. Trừ khi là bạn cứ muốn dậm chân tại chỗ mãi.

Câu hỏi của bạn ở đây là "thay đổi sẽ có ảnh hưởng xấu gì." Mình thấy kô đúng.

Câu hỏi ở đây đáng lý phải là "nếu chúng ta thay đổi, thì thây đổi kiểu nào để tăng tối đa những lợi ích và giảm tối thiểu những tác hại."

Và ở đây, mình hy vọng chúng ta sẽ thay đổi bằng cách:

- Nhìn xung quanh thế giới xem những nước khác đã làm gì, rồi xây dựng lên trên đó - thây vì mình mù mò tự phát triển lại từ đầu

- Lấy những cái có hiệu quả nhất, thử làm một pilot projects - thây vì cứ dậm chân tại chỗ kô thây đổi gì, hay là cứ thực thi cho cả nước kô biết kết quả thế nào

- Giám xác xem kết quả của những pilot projects này rồi quyết định xem có phát triển cho cả nước
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bộ trưởng bộ giáo dục Arne Duncan có nói: ý kiến tốt thì rất nhiều, cái thiếu là political courage (sự dũng cảm của những người cầm quyền) để mà thực hiện họ.

Cái này đúng đấy. Hồi xưa lúc mới lên, bác Nhân cũng hung hăng lắm. Nhưng hôm nọ em nghe câu chuyện bên chén trà của 1 chú bạn mẹ em làm trên bộ thì thấy bác Nhân bây giờ thì cũng chỉ nhảy múa giữa bày sói thôi, làm gì được.
Đâu phải cứ chính sách tốt, ý kiến tốt, lãnh đạo tốt là thực hiện được. Kinh nghiệm bản thân từ nhà em là đã có người làm đến CEO của 1 công ty xây dựng của quân đội và sau hơn 1 năm không những bị đuổi việc, mất tiền, vu oan chỉ vì cố cải cách lại cả bộ máy đã tham nhũng của công ty ( nghe như trong phim nhưng đấy là thực tế xảy ra với bố em =)) ).

Giáo dục đại học thì em không biết chứ. Mà em thấy giáo dục phổ thông ở VN có cần quái gì thay đổi những cái như mọi người nói đâu nhỉ? Sao lại phải đầu tư 1 đống tiền cho những "siêu lớp học" trong khi mà trường và lớp thì vẫn thiếu ( cả nông thôn lẫn đô thị ).Có chăng thì chỉ là trang bị thêm cho học sinh thiết bị học tập, thêm giáo viên, và thêm trường học ở các vùng xâu vùng xa thôi.
 
Mọi người lạc chủ đề rồi thì phải. Đang từ đánh giá giáo viên chuyển sang ưu tiên giáo dục rồi giờ lại thành quyết tâm chính trị =).
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên