"Đấu tố" hay "Đánh giá" giảng viên?

Trịnh Đức Minh
(minhdaubua)

Điều hành viên
Nhân tiện gần đây mình đọc báo thấy nói nhiều về chuyện "đánh giá giảng viên", cũng muốn đưa vấn đề này ra thảo luận luôn.

Theo mọi người, "đánh giá giảng viên" có thật sự khả thi? Có thể tin sinh viên sẽ đưa ra đánh giá đúng và hợp lý chứ không phải theo cảm tính? Mở rộng ra, nếu bây giờ học sinh THPT được đánh giá giáo viên, liệu có ổn không? Ở ngay trường mình mình cũng thấy giáo viên nào cho điểm dễ (thậm chí, dễ xin điểm) cũng đều được học sinh "quý", giáo viên nào nghiêm thì bị ghét. Nếu cho học sinh đánh giá có bất công cho giáo viên/ giảng viên

Về phía giảng viên, rõ ràng là họ chưa "sẵn sàng" để bị giảng viên đánh giá. Cũng công nhận như trên là học sinh có thể chưa đủ khả năng để đánh giá công tâm, nhưng thái độ về phía giảng viên như vậy có thể chấp nhận được? Vin vào việc mình có trình độ nhưng chỉ có học sinh khá giỏi mới hiểu được có phải là đang phủ nhận yếu kém về năng lực sư phạm? Giảng viên có nên chấp nhận rằng mình đang cung cấp một dịch vụ mà sinh viên, là những ng` bỏ tiền ra đi học đại học, cần được phép đánh giá chất lượng?

Vietnamet đã viết:
'Đấu tố' thầy giáo?
Cập nhật lúc 12:05, Thứ Hai, 04/01/2010 (GMT+7)
,
- Việc tổ chức "sinh viên đánh giá giảng viên" có phải là dịp để đưa thầy ra "đấu tố", kiểm điểm thầy giáo? VietNamNet tìm gặp Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục (Bộ GD0ĐT) Phạm Mạnh Hùng.

Chỉ nên "lấy ý kiến phản hồi từ người học"



Cục trưởng Phạm Mạnh Hùng: "Nói nhiều SV và GV không ủng hộ chủ chương này là không đúng"
Ảnh: K.O

Chủ trương "SV đánh giá GV" đã được thực hiện thí điểm ở một số trường ĐH như ĐH Sư phạm Thái Nguyên, ĐH Sư phạm Đồng Tháp, ĐH Sư phạm Huế và ĐH Sư phạm TP.HCM... Ông có thể khái quát kết quả bước đầu thực hiện?
Trước khi có hướng dẫn các trường ĐH về việc "lấy ý kiến phản hồi từ người học" của Bộ GD-ĐT thì một số trường đã tổ chức lấy ý kiến phản hồi từ người học rồi nhưng chưa mang tính chất phổ biến.

Qua khảo sát của Bộ thì có trên 70% ý kiến của GV và 89,17% ý kiến của SV ủng hộ chủ trương này. Đây là kết quả khảo sát từ phiếu thăm dò chứ không phải nhận định cảm tính. Cho nên nếu có ý kiến cho rằng nhiều GV,SV không ủng hộ chủ chương này là không đúng với thực tế.

Bộ GD-DT đã tổ chức hội thảo về công tác SV đánh giá hoạt động giảng dạy của GV tại Trường ĐH Sư phạm (ĐH Thái Nguyên). Tại hội thảo này các ý kiến đều cho rằng không nên đồng nhất việc đánh giá hoạt động giảng dạy với đánh giá con người. SV chỉ tham gia đánh giá hoạt động giảng dạy. Vì hoạt động giảng dạy có liên quan trực tiếp đến SV và SV có quyền và trách nhiệm, nghĩa vụ cung cấp thông tin phản hồi về hoạt động giảng dạy của GV.

Cũng nhiều ý kiến đặt vấn đề về cách gọi - chỉ nên lấy tiêu đề "lấy ý kiến phản hồi của người học về hoạt động giảng dạy của GV" chứ không nên gọi "SV đánh giá GV" để tránh gây hiểu lầm. Cách gọi như vậy dễ được sự đồng thuận lớn của đội ngũ GV. Cách gọi này không có nghĩa là các thầy cô né tránh, càng không phải là "sợ" bị đánh giá.

Về công cụ và quy trình đánh giá, nhiều ý kiến cho rằng nên để các trường căn cứ vào điều kiện cụ thể của mình để thiết kế công cụ trên cơ sở những tiêu chí đánh giá đã được Bộ hướng dẫn...

Cũng có nhiều ý kiến cho rằng, chủ trương "SV đánh giá GV" ở các trường dân lập được thực hiện tốt hơn, còn với các trường công lập thì khá ì ạch. Liệu có phải là do tâm lý ngại va chạm?

Ở các trường dân lập, tư thục khi GV bắt đầu tuyển dụng vào thì nhà trường đã phổ biến chủ trương này và tiến hành làm. Còn ở các trường công, trước đây chưa đặt vấn đề "SV đánh giá GV" là vấn đề bắt buộc nên khi triển khai cũng có một số GV chưa đồng thuận.

Nhưng nay đã có chủ trương và yêu cầu của Bộ thì chắc chắn các trường sẽ thực hiện. Và dần dần GV các trường công lập sẽ thấy quen với hoạt động này thôi.

Việc thực hiện tốt chủ trương này sẽ góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên và từ đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội.

Không phải dịp mang thầy ra "đấu tố"

Có ý kiến băn khoăn rằng SV không đủ khả năng và tự tin để đánh giá GV. Vấn đề này Bộ GD-ĐT có tính đến trong việc đưa chủ trương vào thực tế?

Nói SV không đủ năng lực đánh giá GV thì không đúng. Vấn đề căn bản là phiếu hỏi được thiết kế thế nào cho phù hợp với khả năng và góc nhìn của SV. SV hoàn toàn có đủ điều kiện, năng lực đánh giá và những ý kiến đó hoàn toàn có giá trị.

Nếu xét ở một số ý kiến cụ thể thí ý kiến SV có thể không chính xác do nhận thức hoặc do những lý do cá nhân khác, nhưng nếu nhìn ở diện rộng thì những ý kiến của số đông SV là đủ độ tin cậy .

Hệ thống phiếu hỏi đó sẽ do trường hay Bộ GD-ĐT soạn để có được thông tin như mong muốn?



... không phải mọi kết quả lấy ý kiến đêu phải công khai, mà cần được xử lý thận trọng, với tinh thần xây dựng."
Hiện nay, Bộ GD-ĐT cung cấp tiêu chí đánh giá để các trường tham khảo. Đồng thời cung cấp một số mẫu phiếu đánh giá trong nước và nước ngoài để các trường tự chọn tùy theo điều kiện, đặc điểm kinh tế xã hội của vùng/miền, đặc điểm tâm lý của SV, đặc thù của nhà trường, của nội dung đào tạo... để xây dựng những phiếu hỏi phù hợp.
Lúc đầu có thể có những câu hỏi chưa sát, chưa được thích hợp, trong quá trình thực hiện các trường sẽ điều chỉnh để làm thế nào thu nhận được những thông tin chính xác nhất, hiệu quả nhất.

Ở những trường đã thí điểm "SV đánh giá GV" thì GV đón nhận những phản hồi từ phía SV như thế nào?

Đối với GV, nếu làm tốt công tác tư tưởng, giúp họ hiểu được mục đích ý nghĩa của việc lấy ý kiến từ phía SV thì sẽ nhận được sự đồng thuận cao. Quan trọng nhất là vấn đề xử lý thông tin và lưu trữ thế nào.

Một trong những mục đích của việc lấy ý kiến phản hồi từ người học là giúp cho các GV hiểu được mình có những mặt mạnh gì, điểm yếu nào? SV cần gì ở mình để có thể điều chỉnh, chứ không phải là dịp để đưa thầy ra "đấu tố", không phải để kiểm điểm. Nguyên tắc là phải đảm bảo truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc.

Cũng vì vậy, không phải mọi kết quả lấy ý kiến đều phải công khai, mà cần được xử lý thận trọng, với tinh thần xây dựng.

SV giúp nhà trường, giúp các thầy...

Như ông vừa nói thì sẽ không công khai hết kết quả đánh giá. Như vậy, liệu có khả năng kết quả đánh giá của SV sẽ bị "chìm" dần đi?

Vấn đề này phụ thuộc vào ban tổ chức thực hiện.

Theo tôi, phải làm công tác tư tưởng cho SV, phân tích cho các em hiểu ý nghĩa, mục đích của việc làm này. Phải làm sao để SV hiểu rằng đây là trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ - thực hiện việc cung cấp thông tin một cách trung thực khách quan chính là các em cũng đang giúp nhà trường, giúp các thầy.

Và trước những ý kiến xác đáng của SV, nhà trường cần có biện pháp để có sự điều chỉnh, thay đổi ở GV. Khi đó sẽ tạo được niềm tin ở SV và tiếp tục nhận được những thông tin khách quan trung thực từ SV.

Ông có thể cho biết kế hoạch triển khai trong năm 2010 và các năm tiếp theo?

Từ năm 2009 trở về trước, mới có một số trường thực hiện thí điểm. Nhưng, năm 2010 Bộ GD-ĐT yêu cầu tất cả các trường đều phải thực hiện SV đánh giá GV. Bộ sẽ có văn bản hướng dẫn và yêu cầu cuối năm các trường phải có báo cáo kết quả thực hiện.

Về phía Bộ, có thể sẽ kiểm tra đột xuất một số trường trong quá trình triển khai. Dự kiến, cuối năm 2010, Bộ sẽ tổng kết 1 năm thực hiện "SV đánh giá giảng viên" để rút kinh nghiệm và có điều chỉnh để công việc này trở thành nề nếp, quen thuộc trong các cơ sở giáo dục ĐH..

- Xin cảm ơn ông!


Nếu tiện mọi người đọc luôn cả mấy ý kiến bình luận của người đọc ở cuối bài viết, cũng thú vị lắm:
http://vietnamnet.vn/giaoduc/201001/Danh-gia-giang-vien-Khong-phai-dip-mang-thay-radau-to-887661/
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đây là một topic rất hay.

Câu trả lời ngắn đó là, chúng ta có thể đánh giá giáo viên và chúng ta nên đánh giá giảng viên. Nhưng mình muốn mở rộng hơn nữa là, chỉ đánh giá giảng viên kô thì không đủ, chúng ta còn cần phải đáng giá trường học, cộng đồng và chương trình giáo dục,

Lý do đơn giản, học sinh là tương lai của xã hội và đất nước; họ giỏi thì xã hội sẽ tiến bộ và ngược lại. Chỉ nói miệng là cố gắng quan tâm cho học sinh cả nước thì không đủ. Chúng ta phải có một hệ thống số liệu cụ thể so sánh những hành động và chính sách (của giảng viên, nhà trường, chính phủ) với kết quả. Có như vậy thì chúng ta mới biết một cách rõ ràng hậu quả của từng chính sách chứ không ngồi đoán mò.

Còn về phương pháp:
http://www.aifestival.org/audio-video-library.php?menu=3&title=509&action=full_info

Cái video trên là 1 cuộc đàm thoại với Arne Duncan (bộ trưởng bộ giảo dục Mỹ) nói về việc cải tạo hệ thống giáo dục của Mỹ dựa trên một số yếu tố căn bản:

Children-oriented results: tất cả các tiêu chuẩn đều phải chú trọng vào học sinh (tỉ lệ tốt nghiệp trung học, vào đại học, đỗ đại học vv)

High Standards: đặt tiêu chuẩn cao và đo lường những cải tiêu chuẩn này

Autonomy: sự tự chủ - tạo điều kiện cho mỗi trường tự đặt ra những quy luật và phương pháp giảng dạy. Nghĩa là cho phép trường gần như là muốn làm sao cũng được miễn là họ đạt tiêu chuẩn cao giản dạy học sinh. Cứ một vào năm, chúng ta có thể xem trường nào đạt thành tích cao nhất, xem thử tại sao họ đạt thành tích cao rồi học từ họ --> sự thử nghiệm và sáng tạo trong giảng dạy.

Transparency: minh bạch - tất cả các tiêu chuẩn và thành tích của trường/giáo viên/chính sách phải được công khai cho công chúng

Accountability: trách nhiệm - giáo viên, trường học hay một chính sách nào mà kô đủ tiêu chuẩn là phải chịu trách nhiệm (giáo viên bị đuổi, trường bị đóng cửa, chính sách bị xóa bỏ)

(cái này là nói ngắn gọn, còn những phương pháp cụ thể thì mọi người có thể research thêm về những chương trình mà bộ giáo dục Mỹ đang thi hành)

Những cái trên chỉ là nói tóm tắt của chương trình của Arne Duncan, nếu bạn nào kô coi được tiếng Anh có câu hỏi gì thì mình sẽ vui lòng trả lời.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
em cũng mong là ở ta đánh giá giảng viên được thực hiện công tâm lắm, nhưng cả giảng viên cả học sinh ở mình đã có chuẩn bị gì đâu :p

chả nói đâu xa, ngày xưa ở Ams lớp em có phản ánh mấy giáo viên thế này thế nọ, xong cô chủ nhiệm nói lại cho giáo viên. Đến giờ giáo viên ung dung bước vào lớp xong bắt đầu kiểu "các anh chị không tập trung thế này làm sao mà hiểu được tôi dạy, xong lại phản ánh này nọ". Giáo viên/giảng viên mà vẫn còn đặt mình trên hẳn học sinh thì bao giờ mới có thể tiếp nhận đánh giá :(
 
em cũng mong là ở ta đánh giá giảng viên được thực hiện công tâm lắm, nhưng cả giảng viên cả học sinh ở mình đã có chuẩn bị gì đâu

chả nói đâu xa, ngày xưa ở Ams lớp em có phản ánh mấy giáo viên thế này thế nọ, xong cô chủ nhiệm nói lại cho giáo viên. Đến giờ giáo viên ung dung bước vào lớp xong bắt đầu kiểu "các anh chị không tập trung thế này làm sao mà hiểu được tôi dạy, xong lại phản ánh này nọ". Giáo viên/giảng viên mà vẫn còn đặt mình trên hẳn học sinh thì bao giờ mới có thể tiếp nhận đánh giá

Mình không biết rõ là Arne Duncan làm như thế nào; tuy nhiên theo mình biết thì muốn đánh giá bất cứ 1 cái gì thì phải có 1 tiêu chuẩn cụ thể (quantitative or qualitative standards) thì mới có hiệu quả được. Chứ mình nghĩ kiểu viết ý kiến học trò rồi phụ huynh không thì rất khó mà đánh giá được hiệu quả bởi vì nó rất là chủ quan (subjective).

Một ví dụ đánh giá mình biết là chính phủ sẽ đánh giá giáo viên/nhà trường/chính sách dựa trên 1 số thống kê nhất định:

1) Standardized test scores (cứ khoảng 3 năm là có 1 kỳ thi, học sinh thi - rồi sẽ đánh giá khả năng của giáo viên/nhà trường/ chính sách dựa trên điểm số
2) Tỉ lệ tốt nghiệp của học sinh
3) Tỉ lệ học sinh vào Đại Học/ vocational schools
4) Khả năng của trường cung cấp những môn học ngoài toán và văn (nghệ thuật, financial literacy, thể thao) - bao nhiêu học sinh
5) Tỉ lệ phụ huynh học sinh tham gia vào sinh hoạt của nhà trường
vvv

Mấy cái này giống như là điểm của nhiều lĩnh vực khác nhau của từng giáo viên/ nhà trường/ chính sách. Điểm cao thì khuyết khích và khen thường; điểm thấp thì sẽ phải chịu trách nhiệm.
 
Em thấy các tiêu chí đánh giá anh Phước giới thiệu ở trên rất hợp lý. Nó thể hiện cái tư duy và tầm nhìn về phát triển con người trong giáo dục của nước ngoài khác VN thế nào.
Ở VN hình như có mỗi hạnh kiểm và học lực.:)) Hạnh kiểm thì Tốt hết, ngoài những thằng phá như giặc bị giáo viên ghét thì cho Khá thôi. Các môn học thì đa số là học thuộc lòng, tầm chương trích cú. Mấy môn suy nghĩ nhiều như Toán Lý Hóa thì dù có kém cũng được mấy môn kia kéo lên, và ngược lại. Tóm lại là Khá và Giỏi.=))

Cô em làm giáo viên cấp 2, năm nào cũng bị bắt viết "sáng kiến kinh nghiệm" như một kiểu khoán. Năm nào cũng viết, ai cũng viết. Hỏi VN đào đâu ra sáng kiến nhiều thế???

Bọn em đang học theo 1 chương trình "phỏng theo nước ngoài", gọi là Chương trình tiền tiến, nhưng mà cứ tạm hiểu nó là chương trình cải tiến đi.=))
Khác với hệ chính quy bình thường thì vào cuối kỳ, sinh viên sẽ được phát phiếu đánh giá giảng viên (hôm tới sẽ là 25/1). Các lần trước thì nó cũng chỉ có mấy câu hỏi lòng vòng như là dạy thế nào? đk học tập ra làm sao? v.v... Rồi có 5 mức từ rất kém, kém, TB, tốt đến rất tốt. Sinh viên cũng chả biết cái quái gì, cú tik vào tốt hết, chả chết bố con thằng nào thì tội gì. Tóm lại nó cũng chỉ là 1 kiểu khoán.=))

Năm nay cả khóa bọn em gặp 1 ông thầy dạy Vật Lý quá tồi. Bọn nó mới tính đến chuyện đề xuất vào trong lần đánh giá này. Nhưng mà cứ cái kiểu tik tik thế kia thì thà nhờ thằng lớp trưởng kẹp giấy than tik 1 loạt cho xong còn hơn.

Hơn nữa tư duy VN, tôn sư trọng đạo, sợ thầy như sợ bố. Thầy bảo gì là đúng hết, phải nghe và làm theo hết. Thầy hiền đã đành, thầy ác thì nghĩ là tại mình ngu nên thầy mới ác. Thế thì cần gì đánh giá thầy?
 
Nói chung là áp dụng kiểu đánh giá giáo viên bằng học sinh là ko ổn. Bởi nhiều lí do, chắc chắn kết quả se ko được khách quan.
Nếu có áp dụng thì có lẽ chỉ nên áp dụng với các thầy cô trẻ, thầy cô thực tập. Thứ nhất là các thầy cô này mới vào, chưa thiết lập nhiều mối quan hệ với học sinh nên kết quả sẽ ít bị ảnh hưởng bởi cảm tính. Thứ 2 là do độ tuổi ko chênh lệch nhau nhiều nên học sinh sẽ thẳng thắn hơn khi đánh giá các thầy cô già.
Đối với những người đã đi dạy lâu năm thì thiết nghĩ ko cần phải đánh giá nữa, vì phẩm chất của họ đã thể hiện quá rõ qua bao nhiêu năm ấy rồi, đồng nghiệp cũng như học sinh ắt sẽ rõ, ko cần phải báo cáo này nọ.

Ở nhiều nước, trường học được trao quyền tự chủ về giảng dạy, tài chính... đó là tiếp nối của truyền thống dạy học cua họ từ xưa. Ví dụ ở Tây Âu các trường lâu đời đều là trường tư và khi mới xây dựng, họ bắt buộc phải tự chủ, ko ai chỉ đạo.
Ngược lại, ở nhiều nước, trường học từ xưa đã do nhà nước lập, hoặc ko thì do tư nhân mở nhưng phải hướng theo đòi hỏi của nhà nước nên đặc tính tự chủ chưa hề tồn tại, ít nhất là trong vấn đề nội dung học.
Bởi vậy, rất là khiên cưỡng khi buộc 1 trường học ở Việt Nam phải tự chủ như 1 trường học Mỹ, chưa kể rằng hầu hết trường Việt Nam đều thiếu và yếu, ko thể tự chủ được.
 
Nói chung là áp dụng kiểu đánh giá giáo viên bằng học sinh là ko ổn. Bởi nhiều lí do, chắc chắn kết quả se ko được khách quan.
Cái này mình không đồng ý. Đánh giá giáo viên bằng học sinh có nhiều cách, bạn mới nhìn cách đánh giá không khách quan đang áp dụng ở các trường hiện nay và bảo đánh giá giáo viên bằng học sinh chắc chắn ko khách quan là không đúng.

Bởi vậy, rất là khiên cưỡng khi buộc 1 trường học ở Việt Nam phải tự chủ như 1 trường học Mỹ, chưa kể rằng hầu hết trường Việt Nam đều thiếu và yếu, ko thể tự chủ được.
Mình thì thấy là cơ chế trói buộc hiện nay khiến các trường tốt không thể bứt lên được. Tự chủ là nhu cầu cấp thiết của nhiều trường. Còn tất nhiên là không thể ngay lập tức ép các trường tự chủ hết được.
 
Nói chung là áp dụng kiểu đánh giá giáo viên bằng học sinh là ko ổn. Bởi nhiều lí do, chắc chắn kết quả se ko được khách quan.

Mình xin hỏi, ý của bạn là đánh giá giáo viên bằng ý kiến của học sinh hay là thành tích học tập của học sinh?

Nếu là ý kiến của học sinh thì mình đồng ý là có nhiều cái kô khách quan. Tuy nhiên nếu dựa vào thành tích học tập của học sinh (như mình kể ở trên: điểm thi, tỉ lệ tốt nghiệp, tỉ lệ vào DH vv) đều rất khác quan.

Ở đây, mình dựa vào thành tích học tập của học sinh để đánh giá - bởi vì cái này có số liệu cụ thể và kết quả khách quan.

Đối với những người đã đi dạy lâu năm thì thiết nghĩ ko cần phải đánh giá nữa, vì phẩm chất của họ đã thể hiện quá rõ qua bao nhiêu năm ấy rồi, đồng nghiệp cũng như học sinh ắt sẽ rõ, ko cần phải báo cáo này nọ.

Ở bên Mỹ cũng có rất nhiều giáo viên dạy 20-30 năm trời, mọi người cứ tưởng là họ có nhiều kinh nghiệm và biết cách giảng dạy học sinh vv. Nhưng cái này chỉ là suy luận không có bằng chứng.

Vài năm gần đây, chính phủ Mỹ bắt đầu dùng một hệ thống đánh giá cụ thể (dựa trên những thống kê mình nói ở trên), kết quả cho thấy rằng không có sự liên hệ giữa số năm giảng dạy và hiệu quả của giáo viên (there's no statistically significant correlation between years of teaching and teachers' effectiveness).

Mình chỉ muốn nói là, chúng ta làm cái gì cũng nên nghiên cứu kỹ lượng, phải có số liệu cụ thể để chứng minh. Chứ không nên chỉ dựa vào suy luận riêng của mình rồi thực hiện. Nhiều khi, suy luận của chúng ta, mặc dù là rất logic, cũng sai.

Ở nhiều nước, trường học được trao quyền tự chủ về giảng dạy, tài chính... đó là tiếp nối của truyền thống dạy học cua họ từ xưa. Ví dụ ở Tây Âu các trường lâu đời đều là trường tư và khi mới xây dựng, họ bắt buộc phải tự chủ, ko ai chỉ đạo.
Ngược lại, ở nhiều nước, trường học từ xưa đã do nhà nước lập, hoặc ko thì do tư nhân mở nhưng phải hướng theo đòi hỏi của nhà nước nên đặc tính tự chủ chưa hề tồn tại, ít nhất là trong vấn đề nội dung học.
Bởi vậy, rất là khiên cưỡng khi buộc 1 trường học ở Việt Nam phải tự chủ như 1 trường học Mỹ, chưa kể rằng hầu hết trường Việt Nam đều thiếu và yếu, ko thể tự chủ được.

Cái này hình như bạn hiểu lầm rồi. Mình không nói là phải cưỡng buộc trường nào cũng phải tự chủ cả, nghĩa là trường đó muốn làm gì thì làm.

Ý mình muốn nói là chúng ta phải có một tiêu chuẩn nhất định tất cả các trường phải tuân theo. Tuy nhiên, nếu trường nào muốn làm thêm (vượt lên tiêu chuẩn), thì trường đó có quyền làm.

Một ví dụ giả tạo. Tiêu chuẩn là tất cả các trường phải dạy Toán và Văn. Tuy nhiên nếu trường Hn-ams thấy là Toán với Văn không đủ, học sinh cần phải học thêm English, trường Hn-ams có quyền dạy thêm English. Bởi vì trường Ams đã đủ tiêu chuẩn, và muốn làm thêm.

Chính sách này vừa đảm bảo nền giáo dục cả nước đạt được một tiêu chuẩn tối thiểu, và vừa khuyến khích sáng tạo cho nền giáo dục VN
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ở nhiều nước, trường học được trao quyền tự chủ về giảng dạy, tài chính... đó là tiếp nối của truyền thống dạy học cua họ từ xưa. Ví dụ ở Tây Âu các trường lâu đời đều là trường tư và khi mới xây dựng, họ bắt buộc phải tự chủ, ko ai chỉ đạo.
Ngược lại, ở nhiều nước, trường học từ xưa đã do nhà nước lập, hoặc ko thì do tư nhân mở nhưng phải hướng theo đòi hỏi của nhà nước nên đặc tính tự chủ chưa hề tồn tại, ít nhất là trong vấn đề nội dung học.
Bởi vậy, rất là khiên cưỡng khi buộc 1 trường học ở Việt Nam phải tự chủ như 1 trường học Mỹ, chưa kể rằng hầu hết trường Việt Nam đều thiếu và yếu, ko thể tự chủ được.

Em thấy lập luận kiểu này rất là né tránh và vô lý, đến mức buồn cười :))
Ấn Độ có truyền thống hỏa thiêu người vợ nếu người chồng chết. Ở một số nước phương Tây, chồng chết thì vợ được đi lấy người khác. Ngược lại, ở nhiều nước Nam Á, người vợ phải bị hỏa thiêu theo người chồng. Vì vậy, rất là khiên cưỡng khi buộc 1 người phụ nữ Ấn Độ phải sống tiếp như 1 phụ nữ Mí, chưa kể rằng nhiều phụ nữ Ấn Độ muốn được hỏa thiêu theo chồng.
=))
 
Mình xin hỏi, ý của bạn là đánh giá giáo viên bằng ý kiến của học sinh hay là thành tích học tập của học sinh?

Nếu là ý kiến của học sinh thì mình đồng ý là có nhiều cái kô khách quan. Tuy nhiên nếu dựa vào thành tích học tập của học sinh (như mình kể ở trên: điểm thi, tỉ lệ tốt nghiệp, tỉ lệ vào DH vv) đều rất khác quan.

Ở đây, mình dựa vào thành tích học tập của học sinh để đánh giá - bởi vì cái này có số liệu cụ thể và kết quả khách quan.

Mình không đồng ý với ý kiến này. Nói ví dụ trường lởm, toàn bọn ăn chơi nhảy múa thì có cho giáo viên dạy giỏi quốc tế về cũng chẳng thể nào làm bọn nó tốt lên được. Thế thì dùng các tiêu chí Phước nói làm sao khách quan được??
Nhân tiện cái Ava của Phước cậu bé đang dang 2 tay ra có phải tên là Đức không? Trông giống đứa bạn của mình.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Các bác lãnh đạo cũng toàn lập luận kiểu bạn Tùng để bao biện cho cái sự ì ạch không chịu tiến bộ. Bảo sao nước mình không khá lên được :-<
 
Cái gì không có phản biện thì sẽ trì trệ, vì chả tội gì phải đổi mới, phát triển cả. Học ĐH ở VN mới thấy nền giáo dục này đang ở dưới đáy rồi.:)) Không nhìn nhận khách quan thì chả bao h ngóc lên được.
 
Mình không đồng ý với ý kiến này. Nói ví dụ trường lởm, toàn bọn ăn chơi nhảy múa thì có cho giáo viên giạy dỏi quốc tế về cũng chẳng thể nào làm bọn nó tốt lên được. Thế thì dùng các tiêu chí Phước nói làm sao khách quan được??

Em có tí tư tưởng củ chuối trong đầu nên không đồng ý với cách nghĩ của anh Phong. Nếu nói như vậy thì không phải gạt phăng căn bản của giáo dục sao? Sự phân biệt giữa "trường lởm" và "trường xịn" rồi "học sinh ăn chơi nhảy múa" - mà có lẽ em là điển hình :)) - và "học sinh chăm ngoan vượt khó", theo em là rất không công bằng, mang tính phân biẹt và có chút phản bác giáo dục.


Bản thân mình ủng hộ chuyện được đánh giá giáo viên, không nói đến kết quả chính xác, khách quan hay không, việc học sinh được lên tiếng là việc tốt, khuyến khích người nhà giáo tân tụy với công việc và làm cho học sinh có cảm giác chủ động hơn trong trường. Hơn nữa nó cũng mang lại cảm giác công bằng khi giáo viên hàng năm, hàng tháng đánh giá học lực và hạnh kiểm học sinh, thì học sinh cũng có quyèn đánh giá năng lực của thầy mình.

Mình thì cuối năm nào cũng rất hí hửng được viết đánh giá, có những giáo viên thực sự cần được nhận lời cảm kích và khen ngợi, một số khác... ờ, cần được .. sa thải :)
 
Một ví dụ đánh giá mình biết là chính phủ sẽ đánh giá giáo viên/nhà trường/chính sách dựa trên 1 số thống kê nhất định:

1) Standardized test scores (cứ khoảng 3 năm là có 1 kỳ thi, học sinh thi - rồi sẽ đánh giá khả năng của giáo viên/nhà trường/ chính sách dựa trên điểm số
2) Tỉ lệ tốt nghiệp của học sinh

Hồi xưa em đi học high school ở TX, bọn nó có trò TAKS Test ( đại khái giống kiểu kiểm tra lên lớp của mình nhưng mà cái test là cả 1 TX State làm chung ). Cứ trước TAKS Test là cả trường từ giáo viên tới hiệu trưởng cứ loạn cả lên ( bệnh thành tích y hệt VN -___- ). Cuối cùng bắt học sinh ( below average ) ở lại rồi nhồi nhét chả khác gì dạy lò ở VN@___@


Ở Mỹ, tỉ lệ tốt nghiệp dc đánh giá rất quan trọng nên mới có bệnh thành tích bằng cách cho bọn nào senior sắp ko tốt nghiệp được ngồi vào 1 chỗ. Take test với cả lớp trên máy tính =___= cứ liền tù tì 1-2 tuần là qua 1 lớp mà kiến thức chả có gì -___- ( chỉ cần 70%/ test là pass , take đến bao giờ pass thì thôi ). Hồi xưa em nhớ, em bị bọn giám hiệu trường em bóc lột sức lao động. Chúng nó cho em học dual credit nhưng lại nhét em vào đấy để take test hộ chục đứa khác =___=. Rõ là bệnh thành tích lòi ra.@@

Mọi người cứ kêu giáo dục Mỹ nó tốt chứ em thấy nằm trong chăn mới biết chăn có rận =__=
 
Mình không đồng ý với ý kiến này. Nói ví dụ trường lởm, toàn bọn ăn chơi nhảy múa thì có cho giáo viên giạy dỏi quốc tế về cũng chẳng thể nào làm bọn nó tốt lên được. Thế thì dùng các tiêu chí Phước nói làm sao khách quan được??

Trả lời bạn mình xin lấy một câu truyện thật. Michelle Rhee (Chancellor của bộ giáo dục ở Washington DC) từng dạy một nhóm học sinh ở Baltimore (một trong những thành phố tồi tệ nhất nước Mỹ).

Khu vực này có rất nhiều băng đảng, ma túy. Đa phần gia đình những đứa trẻ này đều là "không tốt," ba bỏ đi sớm chỉ có mẹ chăm lo; và đa phần những người mẹ này nhờ rất nhiều vào tiền trợ cấp chính phủ. Không có gì ngạc nhiên, những đứa trẻ này đều là "ngỗ nghịch": trốn học, đánh lộn vv

Không có gì ngạc nhiên, điểm thi của đám học trò này xếp hạng 8% percentile toàn quốc (tức là 92 % trẻ em cùng lớp của cả nước Mỹ đều giỏi hơn). Toàn cả lớp theo dự tính sẽ trược.

Trong vòng 2 năm, bà Michelle giúp cho toàn cả lớp vượt lớp, và điểm thi của 90% học sinh vược lên hạng 90 % percentile toàn quốc (nghĩa là họ giỏi hơn 90% học sinh cùng lớp toàn quốc).

Câu chuyện này cho thấy rằng, hầu hết trẻ con đều có tiềm năng. Trong vòng hai năm này, môi trường sống của nhóm học sinh này kô hề thay đổi (gia đình vẫn nghèo, cộng đồng vẫn tồi tệ). Cái thay đổi duy nhất ở đây là 1 giảng viên có niềm tin và khả năng của những đứa trẻ này, và bà ta đã thay đổi cả tương lai của những đứa trẻ này. Và chúng ta nên có 1 hệ thống để mà tìm giảng viên có những kỹ năng này để đào tạo cho tương lai của VN.

Có 1 nghiên cứu, họ tìm thấy rằng. Học sinh chỉ cần có được 3 giáo viên giỏi thôi, thì tương lai của họ sẽ thay đổi rất nhiều (khả năng tốt nghiệp, đi vào đại học cao hơn)


Một điều khác nữa, trong tâm lý học, đặc biệt là cognitive psychology, có nói là môi trường sống ảnh hưởng ít nhất 50% con người. Với nguyên lý này mình xin hỏi bạn, bạn có chắc là cái "bọn ăn chơi" này là tự sinh ra đã là "ăn chơi" hay còn có những nguyên nhân khác? Nếu là đã tự sinh ra, giáo viên giỏi hay dở kô có ăn thua gì, thì cần gì phải có trường Đại Học Sư Phạm để đào tạo giáo viên, cần gì phải thi vào trường chuyên, cần gì phải đi du học cho phí công?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hồi xưa em đi học high school ở TX, bọn nó có trò TAKS Test ( đại khái giống kiểu kiểm tra lên lớp của mình nhưng mà cái test là cả 1 TX State làm chung ). Cứ trước TAKS Test là cả trường từ giáo viên tới hiệu trưởng cứ loạn cả lên ( bệnh thành tích y hệt VN -___- ). Cuối cùng bắt học sinh ( below average ) ở lại rồi nhồi nhét chả khác gì dạy lò ở VN@___@


Ở Mỹ, tỉ lệ tốt nghiệp dc đánh giá rất quan trọng nên mới có bệnh thành tích bằng cách cho bọn nào senior sắp ko tốt nghiệp được ngồi vào 1 chỗ. Take test với cả lớp trên máy tính =___= cứ liền tù tì 1-2 tuần là qua 1 lớp mà kiến thức chả có gì -___- ( chỉ cần 70%/ test là pass , take đến bao giờ pass thì thôi ). Hồi xưa em nhớ, em bị bọn giám hiệu trường em bóc lột sức lao động. Chúng nó cho em học dual credit nhưng lại nhét em vào đấy để take test hộ chục đứa khác =___=. Rõ là bệnh thành tích lòi ra.@@

Mọi người cứ kêu giáo dục Mỹ nó tốt chứ em thấy nằm trong chăn mới biết chăn có rận =__=

Mình kô nghĩ là hệ thống giáo dục Mỹ là tốt nhất. Thật ra, mình nghĩ hệ thống giáo dục Mỹ mấy chục năm gần đây là rất tồi tệ. Tỉ lệ hs tốt nghiệp DH của Mỹ là thấp nhất so với những nước phát triển (nằm dước Bulgaria và trên Costa Rica).

Tuy nhiên, mình muốn nhấn mạnh là những chích sách hiện nay như mình nói ở trên (children-oriented results, high standards, autonomy, transparency and accountability) là một bước tiến tốt.

Quay trở lại ví dụ bạn đưa ra. Cái này là chính sách No Child Left Behind cũ của Bush Administration và mình cũng phản đối. Chính sách này chủ yếu là thế này: bắt học sinh thi, rồi sẽ đánh giá cả cái trường đó dựa trên kết quả.

Một vài vấn đề với chính sách này:

+ Bài thi rất riêng biệt so với bài học --> tạo ra tình trạng "dạy để thi," chứ kô phải "dạy để học." Chính sách mới này (Obama administration) sẽ bao quát hơn, sẽ tạo ra bài thi sát với chương trình học để mà học sinh muốn thi đỗ thì phải "học" chứ kô phải chỉ lo "học để thi."

+ Bài thi do bang (state) đưa ra --> bang muốn có kết quả tốt hạ độ khó của bài thi để học sinh có thể đậu (race to the bottom). Chích sách mới này sẽ hy vọng tạo ra một hệ thống đánh giá không chỉ con số học sinh đọc mà còn đánh giá chất lượng của bài thi; không những thế chính phủ sẽ khuyến khích và thưởng những trường và giỏi ở số lượng học sinh đậu và chất lượng học sinh đậu (Race to the Top)

+Chỉ đánh giá ở bài thi (standardized test scores) --> tạo ra tình trạng "dạy để thi," chứ kô phải "dạy để học." Chính sách mới sẽ đánh giá một cách rộng hơn: Standardized test scores, Tỉ lệ tốt nghiệp của học sinh, Tỉ lệ học sinh vào Đại Học/ vocational schools, Khả năng của trường cung cấp những môn học ngoài toán và văn (nghệ thuật, financial literacy, thể thao) - bao nhiêu học sinh vv

+ Trách nhiệm kô rõ ràng - khi một trường "fail" (điểm số học sinh quá thấp) thì cả trường giải tan luôn, mặt kệ giáo viên giỏi hay dở. Chính sách mới này hy vọng sẽ giúp phân biệt rõ giáo viên nào là giỏi và giáo viên dở để không trách lầm người tốt.

Nói tóm lại, bạn nói đúng, hệ thống giáo dục Mỹ mấy chục năm nay rất là tồi tệ, chứ chẳng tốt gì. Tuy nhiên, những chính sách mới này, hy vọng sẽ thay đổi tình trạng này để có thể tạo điều kiện cho tất cả trẻ em, đặc biệt là những trẻ em ở những môi trường sống tồi tệ, trở thành một công dân tốt cho xã hội
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Trả lời bạn mình xin lấy một câu truyện thật. Michelle Rhee (Chancellor của bộ giáo dục ở Washington DC) từng dạy một nhóm học sinh ở Baltimore (một trong những thành phố tồi tệ nhất nước Mỹ).

Khu vực này có rất nhiều băng đảng, ma túy. Đa phần gia đình những đứa trẻ này đều là "không tốt," ba bỏ đi sớm chỉ có mẹ chăm lo; và đa phần những người mẹ này nhờ rất nhiều vào tiền trợ cấp chính phủ. Không có gì ngạc nhiên, những đứa trẻ này đều là "ngỗ nghịch": trốn học, đánh lộn vv

Không có gì ngạc nhiên, điểm thi của đám học trò này xếp hạng 8% percentile toàn quốc (tức là 92 % trẻ em cùng lớp của cả nước Mỹ đều giỏi hơn). Toàn cả lớp theo dự tính sẽ trược.

Trong vòng 2 năm, bà Michelle giúp cho toàn cả lớp vượt lớp, và điểm thi của 90% học sinh vược lên hạng 90 % percentile toàn quốc (nghĩa là họ giỏi hơn 90% học sinh cùng lớp toàn quốc).

Câu chuyện này cho thấy rằng, hầu hết trẻ con đều có tiềm năng. Trong vòng hai năm này, môi trường sống của nhóm học sinh này kô hề thay đổi (gia đình vẫn nghèo, cộng đồng vẫn tồi tệ). Cái thay đổi duy nhất ở đây là 1 giảng viên có niềm tin và khả năng của những đứa trẻ này, và bà ta đã thay đổi cả tương lai của những đứa trẻ này. Và chúng ta nên có 1 hệ thống để mà tìm giảng viên có những kỹ năng này để đào tạo cho tương lai của VN.

Có 1 nghiên cứu, họ tìm thấy rằng. Học sinh chỉ cần có được 3 giáo viên giỏi thôi, thì tương lai của họ sẽ thay đổi rất nhiều (khả năng tốt nghiệp, đi vào đại học cao hơn)


Một điều khác nữa, trong tâm lý học, đặc biệt là cognitive psychology, có nói là môi trường sống ảnh hưởng ít nhất 50% con người. Với nguyên lý này mình xin hỏi bạn, bạn có chắc là cái "bọn ăn chơi" này là tự sinh ra đã là "ăn chơi" hay còn có những nguyên nhân khác? Nếu là đã tự sinh ra, giáo viên giỏi hay dở kô có ăn thua gì, thì cần gì phải có trường Đại Học Sư Phạm để đào tạo giáo viên, cần gì phải thi vào trường chuyên, cần gì phải đi du học cho phí công?

Mình nghĩ không nên nêu câu chuyện này ra vì nó mang tính chất biệt lập và không phản ánh thực tế diễn ra trên toàn xã hội. Thử hỏi ở nước Mỹ có bao nhiêu trường hợp như vậy? Số trường hợp thành công trên số trường hợp không thành công là bao nhiêu? Theo mình không thể lấy 1 trường hợp thành công rồi kết luận là làm được và đem áp dụng đại trà được.

@Nguyệt và Phước : mình thấy các bạn đều đề cao ý nghĩa nhân văn của giáo dục, bạn Nguyệt còn phản đối phân loại học sinh để tránh gây bất bình đẳng. Cái đấy đúng nhưng chỉ nặng về lý thuyết, kêu gọi, hô hào suông mà thiếu tính thực tiễn. Mình không phân tích dài dòng mà chỉ nói đơn giản :nếu cho giáo viên giỏi chuyên môn nghiệp vụ nhất ở Ams về trường Đinh Tiên Hoàng dậy thì mình nghĩ cũng chẳng thể giúp 1 cái lớp nào ở đấy tốt lên được, thay đổi khó nhất không phải kiến thức mà là bản chất con người. Hổng kiến thức còn bù đắp được chứ ý thức và nhận thức kém thì chịu. Khi anh đã thích chơi hơn thích học và môi trường cũng toàn người thích chơi hơn thích học thì có giáo viên nào cũng vậy thôi.
 
Mình nghĩ không nên nêu câu chuyện này ra vì nó mang tính chất biệt lập và không phản ánh thực tế diễn ra trên toàn xã hội. Thử hỏi ở nước Mỹ có bao nhiêu trường hợp như vậy? Số trường hợp thành công trên số trường hợp không thành công là bao nhiêu? Theo mình không thể lấy 1 trường hợp thành công rồi kết luận là làm được và đem áp dụng đại trà được.

mình thấy các bạn đều đề cao ý nghĩa nhân văn của giáo dục, bạn Nguyệt còn phản đối phân loại học sinh để tránh gây bất bình đẳng. Cái đấy đúng nhưng chỉ nặng về lý thuyết, kêu gọi, hô hào suông mà thiếu tính thực tiễn. Mình không phân tích dài dòng mà chỉ nói đơn giản :nếu cho giáo viên giỏi chuyên môn nghiệp vụ nhất ở Ams về trường Đinh Tiên Hoàng dậy thì mình nghĩ cũng chẳng thể giúp 1 cái lớp nào ở đấy tốt lên được, thay đổi khó nhất không phải kiến thức mà là bản chất con người. Hổng kiến thức còn bù đắp được chứ ý thức và nhận thức kém thì chịu. Khi anh đã thích chơi hơn thích học và môi trường cũng toàn người thích chơi hơn thích học thì có giáo viên nào cũng vậy thôi.

Mình lấy câu truyện đó chỉ là để giảng thích cho dễ hiểu thôi. Ở phía dưới mình có lấy một bằng chứng vĩ mô hơn:

Có 1 nghiên cứu (hình như của Harvard), họ tìm thấy rằng. Học sinh chỉ cần có được 3 giáo viên giỏi thôi, thì tương lai của họ sẽ thay đổi rất nhiều (khả năng tốt nghiệp, đi vào đại học cao hơn) - đặc biệt là những học sinh ở những hoàn cảnh khó khăn.

Dựa trên cái nghiên cứu này, Teach for America, một tổ chức phi lợi nhuận đi tuyển những cử nhân giỏi nhất (kô nhất thiết là phải học sư phạm) để đi dạy những trẻ em khó khăn trong thành phố. Chính phủ Mỹ đã làm 1 số liệu, đa phần giáo viên Mỹ tốt nghiệp ĐH ở 1/3 nhóm cuối của lớp họ (2/3 người còn lại giỏi hơn họ). Teach for America tuyển những cử nhân ở top 1/3 (họ giỏi hNơ 2/3 người còn lại) và dựa trên những tiêu chuẩn mình nói ở trên. Và thành tích của tổ chứng này cũng rất tốt.

Mình kô thích nói lý thuyết xuông, hay suy luận giả sử này kia. Mình chỉ ủng hộ những chính sách đã có nghiên cứu và bằng chứng cụ thể.

Có thể cái nghiên cứu này sai. Tuy nhiên, mình chỉ xin nói đó là khi đưa ra, hay ủng hộ một chính sách nào đó, chúng ta nên nghiên cứu kỹ lượng, phải có số liệu cụ thể để chứng minh. Chứ không nên chỉ dựa vào suy luận riêng của mình rồi thực hiện. Nhiều khi, suy luận của chúng ta, mặc dù là rất logic, cũng sai.

Lấy luân ví dụ này cho tiện, muốn làm một nghiên cứu về vấn đề này cũng kô khó. Hy vọng là người nào đó có thể làm nghiên cứu này ở VN:

+ Chọn 1 nhóm hs "nhận thức kém" và sống ở "môi trường toàn cũng toàn người thích chơi hơn thích học." tối thiểu khoảng 2000 hs.

+ Tuyển chọn 1 đội giáo viên có chất lượng rất cao, với những tiêu chuẩn mình nói trên làm vd.

+ Đưa nhóm giáo viên này vào môi trường của 2000+ hs này và giảng dạy.

+ Quan sát kết quả trong vòng 2 năm
 
Chỉnh sửa lần cuối:
@Nguyệt và Phước : mình thấy các bạn đều đề cao ý nghĩa nhân văn của giáo dục, bạn Nguyệt còn phản đối phân loại học sinh để tránh gây bất bình đẳng. Cái đấy đúng nhưng chỉ nặng về lý thuyết, kêu gọi, hô hào suông mà thiếu tính thực tiễn. Mình không phân tích dài dòng mà chỉ nói đơn giản :nếu cho giáo viên giỏi chuyên môn nghiệp vụ nhất ở Ams về trường Đinh Tiên Hoàng dậy thì mình nghĩ cũng chẳng thể giúp 1 cái lớp nào ở đấy tốt lên được, thay đổi khó nhất không phải kiến thức mà là bản chất con người. Hổng kiến thức còn bù đắp được chứ ý thức và nhận thức kém thì chịu. Khi anh đã thích chơi hơn thích học và môi trường cũng toàn người thích chơi hơn thích học thì có giáo viên nào cũng vậy thôi.

thế thì lúc đấy lại cần giáo viên giỏi kiểu khác chứ ko phải giỏi kiến thức anh ạ. Em nghĩ giáo viên giỏi là giáo viên khiến cho học sinh cảm thấy muốn đến lớp chứ ko phải là giáo viên có trình độ cao siêu. Đối với trường Ams giáo viên giỏi là thế này còn đối với ĐTH thì giáo viên giỏi lại là kiểu khác, không thể "one size fits all" được, không thể mang tiêu chuẩn giáo viên giỏi của Ams sang áp dụng cho ĐTH và ngược lại.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Mình deny tất cả lập luận của bạn Phước vì bạn không hề có citations để mình track back các facts bạn nêu ra.
Có 1 nghiên cứu (hình như của Harvard), họ tìm thấy rằng. Học sinh chỉ cần có được 3 giáo viên giỏi thôi, thì tương lai của họ sẽ thay đổi rất nhiều (khả năng tốt nghiệp, đi vào đại học cao hơn) - đặc biệt là những học sinh ở những hoàn cảnh khó khăn.

Một điều khác nữa, trong tâm lý học, đặc biệt là cognitive psychology, có nói là môi trường sống ảnh hưởng ít nhất 50% con người

Thảo luận nghiêm túc mà nghe cứ như kiểu ngồi quán trà đá chém gió chuyện giáo dục, chính trị, thiếu tính hàn lâm, chả chuyên nghiệp tí nào. Mỗi lần lập luận đến đâu là phải có source chớ, cho mình xin cái link của các papers mà bạn nêu, mình đủ trình độ đọc hiểu, trường mình cũng có subscribe nhiều journals. Mà thật ra tranh luận gay gắt nhất là lôi academic papers mà defense, đầy đủ statistics, reasoning, người post bài và người trả lời cũng phải động não, nói xuông như các bạn, mình thấy hơi clueless.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên