Đường sắt cao tốc và giấc mơ hiện đại (or lãng mạn chính trị)

Nguyễn Đức Long
(Louis2)

New Member
Gần đây dư luận có thảo luận về đường sắt cao tốc (ĐSCT), rất muốn nghe suy nghĩ khách quan và có cơ cở của mọi người. e cũng đang băn khoăn:

- Phía nhật bản anh e =)) đề xuất 4 phương án, 1 là mở hoàn toàn đường mới (57 tỷ đô), 2 là mở rộng khổ đường sắt cũ. Hình như Việt nam chọn phương án làm mới, cái thứ 2 có vẻ khả thi hơn thì không biết bao nhiêu? tại sao không làm.

- Mấy hôm nay ko ngủ được, đọc quyển Economic Hitmen cho buồn ngủ, thấy nhảm nhỉ vãi. nhưng mà cái conspiracy thì thấy cũng đúng. có chắc các nước tư bản sau này sẽ không sexually abuse việt nam ko? (ldtd =))). E nghĩ vấn đề finance quả này hơi khó. Trên báo có nói bây h gdp per capita là 1200, 2020 sẽ là 3000 usd thì sẽ finance được và afford được vé. điều đó có nghĩa gdp tăng 15% 1 năm, và dân số không tăng. Cái này quả thật éo bao giờ có =)). Nợ công bao nhiều % là an toàn.

- Bàn tiếp đến 1 nước kém văn minh như Mỹ :)). Không hiểu là tại sao mại dâm lại illegal ở đấy (hình như là legal ở 1 số states), mà trong thực tế thì kinh doanh ngành này vẫn ầm ầm :)) (khoản này Úc đại lợi còn hơn :))). 1 số ý kiến phản bác cho rằng ĐSCT ở Mỹ vẫn chưa có (trừ mục đích quân sự), nhưng sắp có rồi, vừa thấy tổng thống announce xong, thế mà VN đã chơi trội làm tất cả từ A -Z hà nội sài gòn luôn. Ở úc cũng éo có :|. Không hiểu bọn kém văn minh ở Mỹ với Úc làm ăn kiểu gì nhỉ :|.

Rất muốn nghe ý kiến của mọi người về vấn đề này, tại e đang định chi 10 tỷ mua trái phiếu chính phủ trước =)).
 
sao mọi người cứ có thói quen pha 1 ít từ tiếng anh vào thế ạ :( thế viết tiếng anh hoặc tiếng việt cho xong :-< em thấy viết pha thế đánh tổ khó khăn chứ chả lợi lộc gì :(
 
Mình thấy cái dự án này lãng phí và ít hiệu quả bởi vì:

1) Giá cả quá cao: tốt rất nhiều tình để xây, và nhiều tiền hơn nữa để gìn giữ

2) Kô có lợi nhuận (no accounting profit):Mấy chục năm nay, hệ thống High Speed Rail (DSCT) ở Pháp và Nhật đều thua lỗ và chính phủ phải chi tiền để hỗ trợ (subsidies)

3) Ít lợi ích cho xã hội (little economic profit): 95% người VN kô có đủ tiền để xài thường xuyên. Còn 5% đủ tiền xài thì kô cần; bởi vì hệ thống hàng kô ở VN vẫn còn nhiều dung lượng (capacity) cần gì phải bỏ ra mấy chục tỉ dollars để xây 1 cái mới

4) Tăng sự chênh lệch kinh tế giữa nông thôn-thành thị. Cái này sẽ làm tệ hơn tình trạng di dân từ nông thôn ra thành thị (con người sẽ di chuyển từ nơi nghèo hơn đến nơi khá hơn để tìm cơ hội; sự chênh lệch càng cao, thì số lượng càng nhiều). Tạo ra nhiều vấn đề: phá hoại nền kinh tế ở nông thôn; một gánh nặng lớn cho thành thị, chưa kể những human cost của những người di dân này (xa nhà, xa gia đình vv)

Muốn thật sự hiện đại đất nước thì mình nghĩ 1 project tốt hơn là xây 1 hải cảng quốc tế (international sea port) và tăng cường hệ thống xe lửa hàng (freight rail transportation) bởi vì:

1) giá cả rất phù hợp (mình nhớ là hình như Indonesia cũng đang tính xây 1 cái hải cảng quốc tế, ước tính khoảng $ 800 triệu)

2) Lợi ích kinh tế rất lớn. 1 Nền kinh tế chính của VN là xuất khẩu (export; mostly raw material and low-tech products); nếu kô chở được hàng đi thì làm sao mà bán cho khách hàng.

Hiện nay phần lớn hải cảng ở VN đều là nhỏ, kô đủ lớn để đón và chứa những tàu to mà đi vược đại dương trực tiếp tới US hay Europe.

Cho nên hầu hết thuyền đến và đi đều phải tới cảng ở Hong Kong hay Singapore. Ví dụ, VN muốn xuất khẩu sang Mỹ, thì trước tiên dở lên tàu nhỏ, chở sang HK hay Sing, dở hàng xuống, đợi tàu lớn hơn, chuyển lên tàu lớn rồi mới đi sang Mỹ. Nếu chúng ta có 1 hải cảng quốc tế thì đả giảm đi 3 steps rồi, ít nhất cũng giảm 10-15% cost.

3) Mang lại kinh tế cho cả nước (đặc biệt là vùng nông thôn) chứ kô chỉ chủ yếu là thành thị. Với giá thành vận chuyển giảm --> làm dễ dàng hơn sự chuyên chở hàng hóa ở nông thôn đến thị trường thế giới --> người dân có thể kiếm tiền ở nhà, kô cần phải di cư để kiếm sống nữa

http://www.atimes.com/atimes/Southeast_Asia/KL09Ae01.html

Mình đọc cái này thấy chính phủ dự tính xây nhiều hải cảng lớn ("An unspecified number of dedicated hub ports, designed to serve large-scale industrial areas").

Mình thấy chỉ cần 1 cái là đủ, cần gì phải xây nhiều cái, vừa tốn tiền, vừa du thừa. Chỉ 1 cái hải cảng ở Singapore cũng đủa xài cho cả mấy nước ở Đông Nam Á rồi, cần gì đến mấy cái.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Em có mấy cái thắc măc thế này:

1) Giá cả quá cao: tốt rất nhiều tình để xây, và nhiều tiền hơn nữa để gìn giữ

60 tỷ trong 20 năm có phải quá đắt ko?

2) Kô có lợi nhuận (no accounting profit):Mấy chục năm nay, hệ thống High Speed Rail (DSCT) ở Pháp và Nhật đều thua lỗ và chính phủ phải chi tiền để hỗ trợ (subsidies)
Lợi nhuận từ bán vé là ko có, vậy lợi ích đóng góp cho các mặt dấn sinh khác người ta có tính cả chứ?

4) Tăng sự chênh lệch kinh tế giữa nông thôn-thành thị. Cái này sẽ làm tệ hơn tình trạng di dân từ nông thôn ra thành thị (con người sẽ di chuyển từ nơi nghèo hơn đến nơi khá hơn để tìm cơ hội; sự chênh lệch càng cao, thì số lượng càng nhiều). Tạo ra nhiều vấn đề: phá hoại nền kinh tế ở nông thôn; một gánh nặng lớn cho thành thị, chưa kể những human cost của những người di dân này (xa nhà, xa gia đình vv)

Em thấy cái này ko thuyết phục. Nhanh lên hay chậm đi vài tiếng thì người nông thôn vẫn cứ đổ về thành thị, cho nên có tàu cao tốc hay ko ko ảnh hưởng. Hơn nữa, như anh nói, người nghèo ko có tiền đi tàu cao tốc thì liệu họ có bỏ ra số tài sản lớn chỉ để đi 1 chuyến lên thành thị kiếm việc ko?
Em thì lại cho rằng tàu cao tốc sẽ giúp dãn vấn đề phân bổ dân số. Thử tưởng tượng công chức ở Thanh Hóa mỗi sáng đều có thể chỉ mất 1 tiếng là ra đến HN thì chắc hẳn họ ko cần phải mua nhà cửa, xe cộ trên thủ đô.
 
Mật độ, phân bố dân của VN khác với các nước thường được so sánh. Vai trò của đường sắt trong vận chuyển người hiện nay quá thấp so với tiềm năng. Một ưu điểm nữa của đường sắt là độ an toàn. Một câu hỏi là với mật độ dân như hiện nay và sẽ còn tăng nữa, liệu có nên khuyến khích mỗi ông 1 cái ô tô chạy đường dài? (dài là tính tầm vài trăm km, hơn nữa thì đi máy bay).

Nếu thấy đường sắt là sự lựa chọn tốt, câu hỏi là nên sửa hệ thống hiện nay, hay xây mới? Nếu xây mới, nên lựa chọn cái nào? Lưu ý: 20 năm nữa theo kế hoạch hệ thống này hoàn thành, nhưng trong vòng 50 năm tiếp theo chắc chưa đập đi làm cái mới được. Cao tốc hay xa xỉ là so với bây giờ thôi, 30 năm trước đi cái tàu rách bây giờ chắc cũng có thể coi là xa xỉ :D
 
60 tỷ trong 20 năm có phải quá đắt ko?

Một Vài lý do

1) Tổng số foreign debt của VN là $21.8.

2) Chúng ta đều biết ước tính của chính phủ thì lúc nào cũng là dưới cả (ngay cả ở Mỹ). Vd ở Mỹ, nước ước tính 60 tỷ, thì ít nhất cũng 80-90 tỉ.

Cộng hai con số này lại, vay mượn 80-90 tỉ dollars (ngoại tệ - foreign currency) cho dù là trong nước hay ngoài nước hay là 40 năm đi chăng nữa là rất nguy hiểm bởi vì 2 risks lớn: currency mismatch và sudden stops.

Hay cái này hơi dài, xin bạn tự tìm hiểm, nếu kô hiểu chỗ nào thì mình xin trả lời.


Lợi nhuận từ bán vé là ko có, vậy lợi ích đóng góp cho các mặt dấn sinh khác người ta có tính cả chứ?

Có hai cái profit khác nhau: accounting profit (tiền lợi nhuận trên giấy tờ) và economic profit (những hiệu ích khác, tangible, của cả xã hội); cái bạn nói là economic profit.

Xay high speed rail bây giờ đối với VN thì economic rất là thấp; lý do như mình đã nói.

Giống như bỏ 80-90 tỉ dollars xây một cái high speed rail mà 95% người dân chỉ dùng 4-5 lần/năm (mình tính = estimate thử số lương trung bình/giá phải tra) ; bạn thử nghĩ cái economic profit của nó nhiều hay ít?

Em thấy cái này ko thuyết phục. Nhanh lên hay chậm đi vài tiếng thì người nông thôn vẫn cứ đổ về thành thị, cho nên có tàu cao tốc hay ko ko ảnh hưởng. Hơn nữa, như anh nói, người nghèo ko có tiền đi tàu cao tốc thì liệu họ có bỏ ra số tài sản lớn chỉ để đi 1 chuyến lên thành thị kiếm việc ko?
Em thì lại cho rằng tàu cao tốc sẽ giúp dãn vấn đề phân bổ dân số. Thử tưởng tượng công chức ở Thanh Hóa mỗi sáng đều có thể chỉ mất 1 tiếng là ra đến HN thì chắc hẳn họ ko cần phải mua nhà cửa, xe cộ trên thủ đô.

Xây cái high speed rail này thì sẽ có 1 số người hưởng lợi, đặt biệt nhất là HN và HCM --> kinh thế phát triển rất nhiều 2 nơi này --> khoảng cách kinh tế giữa 2 nơi sẽ rất cao --> sức thu hút người dân về sẽ cao. Họ kô đủ tiền mua tàu để đổ về thành phố, nhưng với sự chênh lệch cao như vậy cho dù là có lếch tới, họ cũng sẽ lếch đến để tìm cơ hội.

Vd ơ Mỹ, hàng năm, hàng trăm ngàn người dân vượt biên giới Mexico chạy vào Mỹ bất hợp pháp, vược xa mạc, rất nhiều chết, nhưng số lượng chỉ có càng ngày càng tăng - ước mơ cải thiện cuộc sống của con người rất cao.

Em thì lại cho rằng tàu cao tốc sẽ giúp dãn vấn đề phân bổ dân số. Thử tưởng tượng công chức ở Thanh Hóa mỗi sáng đều có thể chỉ mất 1 tiếng là ra đến HN thì chắc hẳn họ ko cần phải mua nhà cửa, xe cộ trên thủ đô.

Bạn nói đúng, nhưng chỉ trong trường hợp Pháp hay cái nước giàu khác thôi.

Hiện nay, với mức sống ở VN, 95% người VN kô có đủ tiền để mà xài cái này quá 5 lần/năm. Bỏ 80-90 tỉ dollars để giải quyết vấn đề dân số kiểu này thì rất là ít hiệu quả, có nhiều cách khác tốt hơn.

Mật độ, phân bố dân của VN khác với các nước thường được so sánh. Vai trò của đường sắt trong vận chuyển người hiện nay quá thấp so với tiềm năng. Một ưu điểm nữa của đường sắt là độ an toàn. Một câu hỏi là với mật độ dân như hiện nay và sẽ còn tăng nữa, liệu có nên khuyến khích mỗi ông 1 cái ô tô chạy đường dài? (dài là tính tầm vài trăm km, hơn nữa thì đi máy bay).

Nếu thấy đường sắt là sự lựa chọn tốt, câu hỏi là nên sửa hệ thống hiện nay, hay xây mới? Nếu xây mới, nên lựa chọn cái nào? Lưu ý: 20 năm nữa theo kế hoạch hệ thống này hoàn thành, nhưng trong vòng 50 năm tiếp theo chắc chưa đập đi làm cái mới được. Cao tốc hay xa xỉ là so với bây giờ thôi, 30 năm trước đi cái tàu rách bây giờ chắc cũng có thể coi là xa xỉ

Với khả năng kinh tế VN bây giờ, cứ đi xe lửa thường với lại xe bus là đủ rồi. Cần gì phải đi high-speed rail.

Mật độ dân số của VN khác so với Pháp và Nhật lúc họ bắt đầu xay high-speed train? Khác chỗ nào, xin bạn nói rõ thêm
 
Có lẽ nhầm, tại thấy có 1 số người kêu Mĩ cũng ko xây. So với Mĩ thì rõ ràng 1 thằng thuận cho đường sắt 1 thằng ko.

Nếu xây cho bây giờ thì đúng là chưa hiệu quả, nhưng nếu cho 30 năm nữa thì lại khác. Theo kế hoạch 10 năm nữa mới bắt đầu dc 1 số đoạn, tầm 20 năm nữa mới thông. Thực ra kể cả vé máy bay giờ cũng ko phải quá xa xỉ, nên giá vé này cũng ko chắc bị coi là quá cao đến mức ngại sử dụng. So với giá vé hiện giờ cũng chỉ khoảng gấp 2-3 lần nhưng đỡ mệt hơn nhiều.

Nếu nhìn xa hơn nữa thì ở cấp độ quốc gia kinh tế không phải vấn đề duy nhất. Xu hướng hiện giờ khuyến khích san bớt kinh tế quá tập trung ở 2 đầu. Hoặc khoảng cách Bắc Nam (ko phải khoảng cách địa lý, mà về mặt suy nghĩ... hơi khó diễn đạt).... Ko rõ tai nạn giao thông thì tính ở mục nào.

Để ủng hộ dự án này thì phải phân tích nhiều, đóng góp vài ý để thảo luận vậy thôi:
- Không phải xây cho bây giờ, cũng ko phải tính cho 20 năm nữa, mà phải tính cho 70 năm nữa. Có thể nhìn nhận nó là rail thường thay vì high-speed rail?
- Còn những vấn đề ngoài kinh tế.

Quên mất, rail thường của VN thì vấn đề chỉ là bao giờ vứt đi :(
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nếu xây cho bây giờ thì đúng là chưa hiệu quả, nhưng nếu cho 30 năm nữa thì lại khác. Theo kế hoạch 10 năm nữa mới bắt đầu dc 1 số đoạn, tầm 20 năm nữa mới thông. Thực ra kể cả vé máy bay giờ cũng ko phải quá xa xỉ, nên giá vé này cũng ko chắc bị coi là quá cao đến mức ngại sử dụng. So với giá vé hiện giờ cũng chỉ khoảng gấp 2-3 lần nhưng đỡ mệt hơn nhiều.

Nếu nhìn xa hơn nữa thì ở cấp độ quốc gia kinh tế không phải vấn đề duy nhất. Xu hướng hiện giờ khuyến khích san bớt kinh tế quá tập trung ở 2 đầu. Hoặc khoảng cách Bắc Nam (ko phải khoảng cách địa lý, mà về mặt suy nghĩ... hơi khó diễn đạt).... Ko rõ tai nạn giao thông thì tính ở mục nào.

Để ủng hộ dự án này thì phải phân tích nhiều, đóng góp vài ý để thảo luận vậy thôi:
- Không phải xây cho bây giờ, cũng ko phải tính cho 20 năm nữa, mà phải tính cho 70 năm nữa. Có thể nhìn nhận nó là rail thường thay vì high-speed rail?
- Còn những vấn đề ngoài kinh tế.

Quên mất, rail thường của VN thì vấn đề chỉ là bao giờ vứt đi

Mình đồng ý với bạn. Trong tương lai thì chúng ta nên có cái high speed rail này bởi vì lợi ích kinh tế rất lớn (khoảng 10-15 năm nữa). Mình chỉ thấy là kô phải là best investment bây giờ thôi.
 
Em thấy có 1 bài viết người ta nói rằng với tình hình mưa bão như nước ta thì việc xây đường sắt cao tốc chả có lợi tí nào.Những cái khác em ko nghĩ nhưng em chỉ tưởng tượng mỗi năm bão lũ hỏng đường sắt chưa kể ta chưa đủ công nghệ xây đường sắt cao tốc làm sao không bị vướng phải người đi đường,ví dụ như xây đường cao tốc trên không,nên em phản đối việc xây đường cao tốc :D nếu có thì chỉ nên áp dụng thử nghiệm trong 1 số khu vực nhỏ ví dụ Hà Nội đến Thanh Hóa như anh Nguyễn Mạnh Tùng nói như vậy ta có thể xem xét xây đường sắt như vậy có tốt không.Tính toán cũng chỉ tương đối sao bằng thực tế đc. :D
 
1. Tất lẽ dĩ ngẫu là tốt trên cả tốt rồi ! Chưa bao giờ có được dự án to trên cả to như vậy ! Thiên hạ sẽ trố mắt mà chiêm ngưỡng, mà bàn tán...
2. Tiền nhiều, tất lẽ dĩ ngẫu là vậy rồi ! Làm siêu dự án ! Chắc tiêu tiền khỏi phải nghĩ...
3. Không biết đây có phải dự án của thế kỷ 21, hay là dự án của Thiên niên kỷ thứ 2 đây nhẩy ?
4. 56 tỷ USD cơ mà, chẳng biết giè nên thôi không lạm bàn ! Quốc hội, chính phủ còn lúng túng. Thảo dân không nên lạm bàn !
 
Thứ năm, 3/6/2010, 16:48 GMT+7

Một cô gái chết thảm dưới bánh xe buýt

Khoảng 14h30 chiều nay, tại nhà chờ bến xe ở số 126 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, một cô gái chết thảm dưới bánh xe buýt.

Tại hiện trường, phần đầu của cô gái bị bánh sau của chiếc xe buýt số 16 tuyến Giáp Bát - Mỹ Đình chèn qua. Cô gái tử vong tại chỗ. Chiếc xe máy của nạn nhân biển số Bắc Giang nằm cách đó không xa.

Xác cô gái đã được chuyển vào nhà xác.
Xác cô gái đã được chuyển vào nhà xác.

Chị Tâm, bán xổ số gần bến xe buýt trên cho biết, lúc đó chị nghe thấy một tiếng động mạnh do phần đầu của cô gái xấu số bị bánh xe chèn. Trên xe khi đó khá đông khách, mọi người hoảng sợ xuống hết.

Một số nhân chứng cho biết, có thể nạn nhân đi xe bị vấp phải đoạn gồ ghề gần bến xe nên ngã ra đường đúng lúc ôtô chạy tới. Theo ghi nhận của phóng viên Ngoisao.net, ngay chỗ nạn nhân tử vong, có một đoạn đường mấp mô, trũng xuống.

Cảnh sát đã đến hiện trường khoảng 15 phút sau đó. Người xấu số ban đầu được xác định khoảng 25 tuổi, quê ở Bắc Giang. Đến 15h15, xác cô gái được chuyển vào nhà xác bệnh viện, chiếc xe cũng được đưa đi để tránh ùn tắc.

Nơi xảy ra tai nạn gần chợ Xanh, khá đông học sinh, sinh viên qua lại.

Hoàng Việt

e thấy cái này đáng lưu tâm quá :( bọn xe buýt thật sự ... :(
 
"Các nước có chỉ số IQ cao đều xây đường sắt cao tốc. Ra nước ngoài tôi đi thử rồi. Tốc độ nhanh, an toàn, trẻ em đi học, bà mẹ đi làm... Việt Nam không phải nước nghèo, với quyết tâm chính trị, tôi đề nghị phải xây", ĐB Trần Tiến Cảnh (Hà Nam) nói.

ĐB tỉnh Đắk Nông Lương Phan Cừ ví von: "Miền Trung có những bãi biển xinh đẹp, như những nàng tiên đang ngủ. Có đường sắt cao tốc, giao thông thuận tiện, các nàng tiên sẽ được đánh thức".

Nói như ĐB Hoàng Văn Toàn (Vĩnh Phúc), con tàu cao tốc xây ở Việt Nam sẽ "như biểu tượng của nền kinh tế phát triển, văn minh" mà trước sau con cháu cũng làm.

ĐB Phan Xuân Dũng (Huế) lạc quan: "Xi măng, sắt thép đang dư thừa sẽ được dùng hết. Hàng nghìn lao động sẽ có việc làm", không khí sẽ hồ hởi như thời sau giải phóng bắt tay làm đường sắt Bắc - Nam. ĐB Dũng còn kết thúc bằng câu hát hân hoan kể chuyện các chàng trai, cô gái con cháu Bác Hồ đi mở đường.

Mình đọc thấy Đại biểu ta cũng hài hước phết.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nguồn đâu đấy anh ôi? Cái này nghe ko giống đại biểu phát biểu lắm.
 
"Các nước có chỉ số IQ cao đều xây đường sắt cao tốc. Ra nước ngoài tôi đi thử rồi. Tốc độ nhanh, an toàn, trẻ em đi học, bà mẹ đi làm... Việt Nam không phải nước nghèo, với quyết tâm chính trị, tôi đề nghị phải xây", ĐB Trần Tiến Cảnh (Hà Nam) nói.

ĐB tỉnh Đắk Nông Lương Phan Cừ ví von: "Miền Trung có những bãi biển xinh đẹp, như những nàng tiên đang ngủ. Có đường sắt cao tốc, giao thông thuận tiện, các nàng tiên sẽ được đánh thức".

Nói như ĐB Hoàng Văn Toàn (Vĩnh Phúc), con tàu cao tốc xây ở Việt Nam sẽ "như biểu tượng của nền kinh tế phát triển, văn minh" mà trước sau con cháu cũng làm.

ĐB Phan Xuân Dũng (Huế) lạc quan: "Xi măng, sắt thép đang dư thừa sẽ được dùng hết. Hàng nghìn lao động sẽ có việc làm", không khí sẽ hồ hởi như thời sau giải phóng bắt tay làm đường sắt Bắc - Nam. ĐB Dũng còn kết thúc bằng câu hát hân hoan kể chuyện các chàng trai, cô gái con cháu Bác Hồ đi mở đường.

Mình đọc thấy Đại biểu ta cũng hài hước phết.

Nguồn đâu đấy anh ôi? Cái này nghe ko giống đại biểu phát biểu lắm.

Thảo luận tại Quốc hội hôm nay đấy em ạ, em lên bất kỳ báo mạng nào cũng có. anh cũng muốn tin đây không phải là đại biểu phát biểu.

Còn nguồn của anh http://vietnamnet.vn/chinhtri/201006/Cac-nuoc-co-IQ-cao-deu-lam-duong-sat-cao-toc-914859/
 
Các nước có chỉ số IQ cao đều xây đường sắt cao tốc
chả hiểu ông này IQ bao nhiêu? @-)
chả hiểu làm đường sắt cao tốc để ai dùng, thà đi máy bay luôn còn nhanh hơn
 
một số đồng chí còn trẻ người non dạ, thiếu kiến thức về kinh tế tài chính, lại thêm đọc báo lá cải không biết chọn lựa thông tin, chỉ biết y nguyên cách nói của mấy ông làm chính trị đần độn vào mà không biết suy nghĩ đúng sai. Thật đáng thất vọng lắm.

Chỉ cần làm một vài phép tính đơn giản với máy tính thôi thế này. Ta vay 60 tỉ đô trong 50 năm, lãi suất bình thường 6% 1 năm. Như vậy trong 50 năm đấy, mỗi tháng ta phải trả cả lãi cả gốc là khoảng 300 triệu đô, một năm phải trả 3 tỉ 6 trăm triệu. Như thế nhà mình trong 50 năm tới phải dùng 7 den 8 % GDP chỉ để trả nợ. Mà nghe nói ngân sách cho giáo dục, hay quốc phòng hàng năm cũng chỉ đáng như thế. Thế này đã hợp lý chưa?
 
thà xây lại giao thông cải thiện hệ thống thủy lợi ko cho lụt lội còn hơn
tăng thêm ngân sách quốc phòng mạnh vào chứ để khựa chiếm đất thế ah?
nếu chỉ dùng chở người thì đường sắt bt của mình còn ko hoạt động vì ko có khách :))))))) ĐSCT chắc càng ko
với cách quản lý bán vé như bây giờ thì có lẽ chả có ai đi được ĐSCT
56 tỉ xây được mấy cái cầu cho bản pako?

cái đoạn đường ở khu phố em đào lên lấp xuống chưa xong mà đã lo ĐSCT, thật là ^:)^

^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^
Non sông Việt Nam có vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ công trả nợ của các cháu.
nếu nước ta IQ cao thì đầu tư vào giáo dục để IQ cao thành nhân tài xem nào b-(

Đường sắt cao tốc - giấc mơ giữa đêm hè bị cúp điện

* Vấn đề phát triển cơ sở hạ tầng giao thông trong đó có Đường Sắt Cao Tốc vốn nằm trong lĩnh vực chuyên môn của tôi và tôi cũng tham gia học tập và nghiên cứu trong lĩnh vực này tại Châu Âu - cái nôi của tàu cao tốc. Vì đã có nhiều ý kiến tranh luận trên tinh thần khoa học, nên tôi xin được trình bày dưới một góc nhìn hài hước, bình dân hơn.

Năm 2010, trong cái nắng oi ả của mùa hè, người dân xôn xao bàn luận chuyện quốc gia đại sự - đường sắt cao tốc có vẻ sôi nổi và gay gắt lắm. Thấy có người đỏ mặt tía tai búng tỉ này tỉ nọ cứ gọi là tanh tách, lại có người sợ xanh mặt vì nợ.

Lại nói từ ngày giá thực phẩm đại nhảy vọt, lâu lâu lại cúm gà, heo tai xanh, bữa cơm trở nên đạm bạc với quả cà, chén nước mắm với con cá trích xương nhiều hơn thịt. Ngày ngày tới sở làm trong nỗi khổ triền miên của tắc đường và những cơn mưa bụi. Thời tiết ngày càng khắc nghiệt, sông hồ cạn kiệt, cắt điện diễn ra như cơm bữa khiến giấc ngủ đêm hè sao mà khó đến. Đêm đêm, văng vẳng tiếng mụ vợ than thở chuyện chợ búa đắt đỏ, chuyện học hành của con cái tốn kém. Gian nhà thuê trọ bé xíu rung lên bần bật vì tiếng máy của công trường xây dựng ngoài kia. Thành phố đang ngày một mở mang, khu dân cư quy hoạch mọc lên như nấm sau cơn mưa. Những toà nhà cao ngất ngưỡng ngạo nghễ mọc lên như minh chứng cho siêu lợi nhuận của ngành bất động sản. Một tỉ, hai tỉ rồi lên 3 bốn tỉ, niềm mong mỏi của cặp vợ chồng cử nhân - kỹ sư cứ mãi rời xa dần dành chỗ cho những lô đất trống, căn hộ rỗng của giới đầu cơ.

Canh một, canh hai rồi cũng tới lúc chìm vào giấc ngủ bỏ lại những bộn bề cuộc sống cho ngày mai khi ông mặt trời thức dậy. Thoát hồn khỏi thực tại, ta mơ mình lạc vào một xứ sở mộng mơ, sáng hút thuốc lào ở Hồ Gươm, trưa nhâm nhi café ở hồ Con Rùa. Đoàn tàu cao tốc lướt bay vun vút bỏ phía sau màu xanh bát ngát của cánh đồng đôla nợ còn thơm mùi mực. Khoảng cách địa lý trở nên nhỏ nhoi trước sức mạnh của đồng tiền. Đất nước hình chữ S rất đỗi thân thương không còn xa cách trong niềm vui hỉ hả của người công nhân xa quê, của cô cậu học trò háo hức về nhà thăm bố mẹ mỗi dịp lễ Tết.

Bao năm mơ ước thoát nghèo còn dang dở, tham vọng có trường ĐH trong top 200 sao xa vời thế. Bỗng chốc nước Nam ghi danh vào top 20 những quốc gia đầu tiên trên thế giới sở hữu hệ thống Đường Sắt Cao Tốc, niềm vinh dự này lớn lao lắm thay. Chợt lòng thấy căm hận những kẻ tự hạ mình cho rằng đang ở sau Nhật, Pháp hàng trăm năm. Chỉ với dự án này thôi, chúng ta đã sánh vai với các cường quốc năm châu.

Người Việt trở thành những công dân lạc quan bậc nhất thế giới. Sáng chè xanh cồn cào, trưa cơm cà với nồi canh toàn quốc, tối về một gói mì tôm nhưng mỗi ngày mất 30 phút phân vân lựa chọn con Mẹc hay con Cam rì để phóng tới sở làm. Ăn chơi xá chi tốn kém, nhà ta có thể ở trọ, đường có thể tắc, tiền không có thì ta vay ngân hàng nhưng đã chơi là phải tới bến. Phen này ta quyết mua xe hơi cho bằng chị bằng em với mấy tên nhà giàu.

Vì thế, ta giận điên lên vì nhóm người chủ trương bàn lùi. Hành khách không đông thì rồi sẽ đông, hàng hoá không chuyên chở bằng tàu cao tốc thì ta xây thêm đường tàu thường hoặc nhờ bạn đường bộ. Lại có kẻ dèm pha chuyện trả nợ, ô hay lo gì ba cái chuyện lẻ tẻ mặc dù số tiền đầu tư lớn hơn 3 lần tổng dự trữ ngoại tệ quốc gia (khoảng 20 tỉ). Ta giận lắm đám người lo chuyện bao đồng, chả nhẽ các ngươi không mong được đi lại nhanh chóng - tiện nghi. Ta còn nhớ những chuyến tàu ì ạch Bắc Nam kéo dài lê thê 30h mà thèm khát những con tàu cao tốc băng băng chỉ trong 6 tiếng. Trong mơ, bay bổng với tốc độ 300km trên giờ của Shinkansen, ta gật đầu cái rụp với viễn cảnh tươi sáng này. Nợ nần là việc quốc gia đại sự ở thì tương lai, trong khi lợi ích của việc rút ngắn thời gian đi lại là rõ ràng cho mỗi cá nhân chúng ta. Thử hỏi đã có nước nào người ta chia mấy chục tỉ đô nợ nần cho mỗi người vài ngàn phải trả đâu mà phải lo.

Ta giận lắm những người phá đám ấy nên chẳng muốn dung nạp họ lên những toa tàu hiện đại. Đường sắt cao tốc chỉ như một món ăn cao lương mỹ vị thêm vào thực đơn sẵn có đâu có phá hoại gì tới lợi ích của họ. Người giàu vẫn đáp máy bay từ HN vào SG, người nghèo vẫn vạ vật trên những chuyến xe tốc hành. Tàu cao tốc của ta không làm thay đổi gì đáng kể cục diện kinh tế - xã hội đã đang tồn tại, có chăng chỉ là sự thay đổi thị phần vận chuyển và thêm một sự lựa chọn cho mọi người.

Ta giận lắm những người lớn giọng phê phán hiệu quả tài chính kém và không có khả năng hoàn vốn. Rõ là ấu trĩ khi cái ta mong chờ là một thứ hiệu quả tổng hợp kinh tế - xã hội – an ninh quốc phòng như trường hợp đường Hồ Chí Minh.

Chợt bừng tỉnh vì tiếng muỗi vo ve mà cây quạt đã ngừng quay vì cắt điện luân phiên. Ta gác tay lên trán hồi tưởng lại giấc mơ đẹp. Nghĩ tới đây chợt giật mình vì ĐSCT chỉ như một sự lựa chọn bổ sung trung gian giữa các phương thức vận tải sẵn có; nó chỉ làm cho thị trường vận chuyển thêm tính cạnh tranh chứ đào đâu ra một cuộc cánh mạng mang tính khai phá. Làm sao có những đô thị, những trung tâm công nghiệp mở mang 2 bên đường như thể đem điện về với bản làng trong trường hợp đường HCM. Giá vé đắt ngang ngửa đường không và cự ly 2 ga lớn khiến tàu cao tốc chưa bao giờ là phương tiện sử dụng để giãn dân, như giấc mơ sáng sáng cắp cặp ra ga Vinh đi làm ở thủ đô. Chi phí vận hành đắt đỏ khiến tàu cao tốc chưa bao giờ giữ vai trò đáng kể trong việc vận chuyển hàng hoá. Và như thế, tác động thúc đẩy phát triển kinh tế là không tương xứng với đống tiền khổng lồ bỏ ra.

Trong bối cảnh lợi ích kinh tế không thuyết phục , đề xuất đầu tư phải là doanh nghiệp lời ăn lỗ chịu chứ không phải là móc hầu bao của nhà nước để con cháu è cổ trả nợ trong tương lai. Cũng là nhanh chóng tiện nghi, ta nghĩ tới vai trò của các hãng hàng không hoạt động cạnh tranh theo nguyên tắc thị trường. Trong trường hợp này nhà nước chỉ cần đứng ngoài cuộc thổi còi động viên mà không cần vay nợ một khoản tiền rất lớn.

Ngoài ngõ tiếng rao bánh mì lúc trầm lúc bổng báo hiệu một ngày mới bắt đầu. Thiên hạ hối hả đổ xô ra đường vì một cuộc trường chinh kéo dài gần 1 tiếng đồng hồ cho chặng đường vài km. Có một giấc mơ năm 2030 sáng hút thuốc lào ở Hồ Gươm, trưa nhâm nhi café ở hồ Con Rùa và có một thực tế là Hà Nội phấn đấu tới năm 2030 không tái diễn cảnh rời nhà từ sáng sớm và đến sở làm khi đã quá trưa…
-------------------------------------------

Trên thực tế, có nhiều công trình mặc dù không có khả năng hoàn vốn về mặt tài chính, nhưng nhà nước vẫn đầu tư để tạo cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế. Đặc biệt là các dự án đường bộ mở mang phát triển kinh tế ở các khu vực khó khăn. Dự án Đường sắt cao tốc đương nhiên có lợi ích về mặt kinh tế nhưng không tương xứng với số vốn khổng lồ. Và lợi ích mang lại do thúc đẩy phát triển kinh tế trở nên nhỏ nhoi nếu so với việc đem số tiền này đầu tư phát triển mạng lưới đường cao tốc ngang dọc đất nước và nâng cấp đường sắt hiện có.

Nguyễn Việt
 
Chỉnh sửa lần cuối:
một số đồng chí còn trẻ người non dạ, thiếu kiến thức về kinh tế tài chính, lại thêm đọc báo lá cải không biết chọn lựa thông tin, chỉ biết y nguyên cách nói của mấy ông làm chính trị đần độn vào mà không biết suy nghĩ đúng sai. Thật đáng thất vọng lắm.

Chỉ cần làm một vài phép tính đơn giản với máy tính thôi thế này. Ta vay 60 tỉ đô trong 50 năm, lãi suất bình thường 6% 1 năm. Như vậy trong 50 năm đấy, mỗi tháng ta phải trả cả lãi cả gốc là khoảng 300 triệu đô, một năm phải trả 3 tỉ 6 trăm triệu. Như thế nhà mình trong 50 năm tới phải dùng 7 den 8 % GDP chỉ để trả nợ. Mà nghe nói ngân sách cho giáo dục, hay quốc phòng hàng năm cũng chỉ đáng như thế. Thế này đã hợp lý chưa?

Em có góp ý nhỏ là mình tranh luận thì tranh luận nhưng cố tránh ném đá thẳng vào mặt nhau các anh/chị/bạn/em nhé :"> trời đang nóng mà cứ ngồi chửi nhau ghê lắm :">

Với cả em quote bài của anh Minh để draw attention thôi cũng k có định single out bài này ra để ném đâu ạ
 
chả hiểu ông này IQ bao nhiêu? @-)
chả hiểu làm đường sắt cao tốc để ai dùng, thà đi máy bay luôn còn nhanh hơn

Anh nói thế là sai rồi,đường sắt cao tốc xét ra lợi hơn máy bay nhiều :D
Chủ yếu mọi người phản đối dự án này vì vào thời điểm này xây là chưa phù hợp thôi :D
Em thì em ủng hộ xây nhưng mà quy mô nhỏ :D chứ cả Bắc Nam thì ... còn chưa biết nó có trục trặc, vận hành ra sao mà đã ...
@Anh Sơn Phong: Trời đất ... ko biết tin trên này chuẩn hẳn chưa nhưng em thất vọng về các bác lãnh đạo quá :( nói như kiểu a dua ấy chả có tí phân tích thấu hiểu gì cả :(
 
một số đồng chí còn trẻ người non dạ, thiếu kiến thức về kinh tế tài chính, lại thêm đọc báo lá cải không biết chọn lựa thông tin, chỉ biết y nguyên cách nói của mấy ông làm chính trị đần độn vào mà không biết suy nghĩ đúng sai. Thật đáng thất vọng lắm.

Chỉ cần làm một vài phép tính đơn giản với máy tính thôi thế này. Ta vay 60 tỉ đô trong 50 năm, lãi suất bình thường 6% 1 năm. Như vậy trong 50 năm đấy, mỗi tháng ta phải trả cả lãi cả gốc là khoảng 300 triệu đô, một năm phải trả 3 tỉ 6 trăm triệu. Như thế nhà mình trong 50 năm tới phải dùng 7 den 8 % GDP chỉ để trả nợ. Mà nghe nói ngân sách cho giáo dục, hay quốc phòng hàng năm cũng chỉ đáng như thế. Thế này đã hợp lý chưa?

Cảm ơn nhận xét chính xác của anh Minh già người chín dạ, uyên bác kiến thức kinh tế. Em xin đính chính là việc em đưa mấy câu nói đấy vào đây không phải là để ủng hộ hay phản đối cho việc xây dựng ĐSCT mà chỉ muốn cho mọi người thấy cái ngô nghê của các ông Đại biểu QH này (chứ em không thể hiện kiến thức kinh tế tài chính gì vào nhé...). ĐBQH là tiếng nói của nhân dân, mà còn phát biểu ấu trĩ đến thế này thì dân còn nhờ được cái gì?? Báo lá cải hay không em không biết, nó chỉ tường thuật lại một phiên họp thì em cứ thế mà trích ra, cần đếch gì biết lá cải hay không??? Chắc ở VN không có báo nào ngu mà lại đi bóp méo lời ĐBQH nhỉ???

Còn bài toán kinh tế anh đặt ra thì em chẳng dám bàn vì đúng là kiến thức kinh tế tài chính em kém thật (lại hay đọc báo lá cải nữa mới chết). Em cứ giả sử là anh đúng, tức là ngân sách hàng năm chỉ ngang ngân sách quốc phòng, giáo dục (mà điều này em rất nghi ngờ) thì so sánh như anh vẫn rất khập khiễng. Vì không như đầu tư cho giáo dục, quốc phòng, đối tượng hưởng lợi từ ĐSCT là rất ít, đừng lấy ví dụ dịp lễ tết tàu xe đông chen chúc vì hầu hết các hành khách tham gia đều là những người nghèo : học sinh, sinh viên, công nhân... Với khả năng kinh tế hạn chế, họ chỉ cốt đi rẻ chứ lâu 1 tí cũng được (đấy là lí do vì sao biết đi xe khách nhiều tệ nạn mà nhiều người vẫn đi).

Cá nhân em rất thích đi ĐSCT (mặc dù chưa đi bao giờ) nhưng chắc chắn em không bao giờ ủng hộ cho việc xây dựng ĐSCT vào thời điểm này đặc biệt với các lí do củ chuối như "trẻ em đi học, bà mẹ đi làm...", "Việt Nam đã hết nghèo" hay để "đánh thức các nàng tiên"
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên