Ôi nước Nga!!!!!!!!!

--@ anh Trung: em nghĩ là ở 1 chừng mực nào đó, hệ thống giáo dục cũng có thể coi là 1 biện pháp tuyên truyền lắm chứ (vd như giáo dục nước nào chả giảng về tự hào dân tộc), nên nói rằng người Nga hồi xưa tốt với người nước ngoài 1 phần do tuyên truyền cũng có lí. Vấn đề cốt lõi là người ta k0 phải bị "nhồi sọ" như mấy thằng ngu mà là tiếp thu chủ động thông qua giáo dục, thấy là nên tốt với tất cả mọi người (kể cả người nước ngoài). (cái này em k0 giải nghĩa rõ lắm, đàn anh thông cảm:D)

--Chủ nghĩa cộng sản có 1 mục tiêu là "thế giới đại đồng". Mà đã muốn "đại đồng" thì phải xóa nhòa các khác biệt (hệt như toàn cầu hoá). Mà đã muốn xóa nhòa khác biệt thì chắc là hệ thống giáo dục LX hồi đó cũng nhấn mạnh về chuyện k0 phân biệt đối xử với người nước ngoài chứ nhỉ? :-?.

--Tất nhiên người Nga hồi xưa hiếm kì thị chủng tộc ngoài chuyện có giáo dục LX còn phải nói là hồi xưa người ta sống cũng k0 khổ sở như bây giờ.

-------------
Đàn em xin kể 1 câu chuyện lưu truyền ở Rumani

Ceausescu và Khruschev có 1 cuộc họp mặt. Khruschev khoe về tinh thần của quân đội Xô Viết hùng mạnh. Sau đó ông gọi 1 cảnh vệ của Hồng Quân Liên Xô đến và nói:
"Tôi sẽ cho đồng chí 1 triệu rúp nếu đồng chí tát vào mặt đồng chí Ceausescu 1 cái."
Anh cảnh vệ Liên Xô, mặt lạnh hơn tiền, đáp:
"Báo cáo, tôi k0 thể làm thế."
Trước vẻ mặt đắc thắng của Khruschev, Ceausescu gọi 1 cảnh vệ Rumani đến và nói:
"Tôi sẽ cho đồng chí 10 lei (tiền Rumani) nếu đồng chí tát đồng chí Khruschev 1 cái"
Anh cảnh vệ Rumani, mặt lạnh hơn tiền, tát Khruschev 1 phát như trời giáng.
Trước vẻ ngạc nhiên đến độ bàng hoàng của Khruschev (và vẻ điềm nhiên như k0 của Ceausescu), anh cảnh vệ Rumani điềm nhiên bồi thêm 1 câu:
"Báo cáo đồn chí Ceausescu, nếu đồng chí không ngồi đây thì tôi đã bắn vỡ sọ đồng chí Khruschev rồi" :shock:

-----------
Tất nhiên là câu chuyện trên có lẽ chả ăn nhập gì đến chủ đề nước Nga này cả, nhưng nó nói lên rằng: dù người ta có cố gắng xóa nhòa chủ nghĩa dân tộc và kì thị dân tộc thì những cố gắng đó chỉ che 2 thứ đó lại thôi, chứ k0 xóa được nó đâu.
 
Làn sóng bài ngoại đã phát triển ở Nga thời gian gần đây
Trong kí ức của nhiều người Việt, nước Nga vẫn là tượng đài bất diệt chống phát-xít, là mảnh đất yên ả như trong bài hát Chiều Mạc Tư Khoa…
Cho đến một ngày, tin về những tên phát-xít Nga từng thảm sát Vũ Anh Tuấn được tòa tuyên trắng án khiến dư luận bàng hoàng. Các bạn bè của anh lập tức kêu gọi biểu tình trước Đại sứ quán Nga (đường Đê La Thành, Hà Nội) vào 9 giờ sáng ngày 23/10/2006 - tuy đến giờ chót, nghe nói cuộc biểu tình này đã không xảy ra.
Dù những vụ hành hung, quấy rối cho người Việt, dù là sinh viên đã liên tiếp xảy ra trong nhiều năm liền, dường như chúng ta vẫn bị bất ngờ. Bài viết nhỏ này sẽ phác họa vài nét về làn sóng phát xít mới đang trỗi dậy ở Nga, để giúp người đọc trả lời câu hỏi: cái gì đang diễn ra ở Nga vậy?
Nhưng sẽ không có một câu trả lời dễ dàng cho câu hỏi: Phải làm gì để bảo vệ sinh viên và kiều dân VN ở đó? Nó chỉ có thể đến từ những hành động xã hội bền bỉ, cương quyết nhưng khoan dung từ chính các du học sinh và kiều dân VN ở Nga, của người dân, của giới báo chí và chính phủ VN.

Hận thù từ nước Nga
Đó là vào lúc 9 giờ tối ngày 9 tháng 2 năm 2004. Khursheda Sultonova, một cháu bé 9 tuổi người Tajik, đang cùng với bố và người anh họ đang trên đường về nhà mình ở Saint Peterburg. Khi họ vừa đặt chân tới bãi cỏ gần nhà thì một nhóm thanh thiếu niên xuất hiện, trên tay lăm lăm các loại chùy, xích, côn sắt và dao kiếm. Chúng hô vang khẩu hiệu "nước Nga dành cho người Nga" và ngay lập tức lăn xả vào đâm chém. Vài phút sau, Khursheda Sultonova nằm chết gục trong vũng máu. Cháu bị đâm 9 nhát vào ngực, bụng và hai cánh tay. Một số kẻ thậm chí quay phim những vụ tấn công người nước ngoài
Tháng 9 năm 2004, đầu trọc Saint Petersburg tấn công một nhóm người Tajik khác gần đường xe lửa làm Nilufar Sangbaeva- mới 5 tuổi- chết tại chỗ và một bé gái 6 tuổi khác chết trên đường tới bệnh viện. Mới hồi tháng 3 vừa rồi, một bé gái 9 tuổi người gốc Phi cũng bị tấn công khi đang chuẩn bị bấm chuông cửa vào nhà. Những kẻ tấn công đã cắt lưỡi, cắt cổ và dùng dao nhọn gạch nát mặt cháu. Trước khi tẩu thoát, chúng đã kịp sơn lên bức tường kế bên dòng chữ "Đầu trọc đây...chúng tao làm đấy."
Khursheda Sultonova và bé gái người Phi kể trên chỉ là 2 trong số hàng trăm các nạn nhân bị đầu trọc giết hại trong thời gian gần đây ở Saint Peterburg. Trong danh sách những người bị hại có đủ các sắc tộc và quốc tịch khác nhau.
Vũ Anh Tuấn, một sinh viên người Việt ở Saint Peterburg, bị đâm 37 nhát dao cho tới chết ngay ngoài cửa lối vào ga tầu điện ngầm. Một sinh viên người Seria khác bị quăng thẳng vào giữa đoàn tàu đang chạy nhanh. Samba Lamsar, sinh viên người Senegal, bị bắn vỡ lồng ngực bằng đạn súng trường loại mạnh. Mamed Mamedov, một người đàn ông gốc Azeri bị trên 20 đầu trọc dùng trùy và kiếm bằm nát người trong khi đồng bọn của nhóm này thản nhiên quay phim làm kỷ niệm.
Số các vụ giết hại do đầu trọc thực hiện ở Saint Petersburg ngày càng tăng nhanh. Theo số liệu không chính thức, riêng trong năm 2004 đã có 40 trường hợp tấn công dẫn tới chết người.

Hành trình của Đầu trọc
Ngày 20 tháng 4, những đệ tử trung thành của chủ nghĩa Phát Xít mới trên khắp thế giới tổ chức kỷ niệm sinh nhật Hitler. Điều đáng buồn là không ở đâu hoạt động này lại đẫm máu như ở Nga – đất nước có hàng chục triệu người nằm xuống trong cuộc chiến tranh chống Phát Xít hồi 6 thập kỷ trước.
Trong suốt tháng 4, các trang web của đầu trọc Nga đã ra lời kêu gọi tăng cường bạo lực chống lại các sắc tộc thiểu số. Một tài liệu hướng dẫn các kỹ thuật tấn công và tẩu thoát được đăng tải trên mạng, thậm chí bản in của nó đã được phát tán rộng rãi trong giới của chúng. Theo thống kê không đầy đủ, ít nhất có 7 trường hợp nạn nhân bị đầu trọc Nga giết hại trong tháng 4, trong đó có một trường hợp người Việt. Ngoài số người bị giết, còn có hàng trăm nạn nhân khác bị thương nặng.
Các băng nhóm đầu trọc xuất hiện ở Nga chưa lâu. Hồi đầu những năm 90, chỉ khoảng vài chục tên có mặt ở Moscow và vài tên ở Saint Petersburg. Cho tới nay, theo thống kê không chính thức thì con số này đã lên tới khoảng 5-6 vạn tên, bằng gần một nửa tổng số đầu trọc trên khắp thế giới và tập chung chủ yếu ở Moscow, Saint Petersburg và Novgorod cùng một vài thành phố lớn khác. Theo dự đoán của Cục Nhân Quyền Moscow, trong vài năm nữa, số lượng đầu trọc ở Nga có thể lên tới hàng chục vạn.
Đầu trọc Nga cũng bắt đầu tấn công các chính trị gia, các nhà hoạt động nhân quyền, các luật sư và các học giả lên tiếng phản đối hoạt động của chúng. Tháng 6 năm 2004, Nikolai Girenko, một trong những chuyên gia xuất sắc nhất của Nga về đầu trọc, đã bị giết hại vì các nỗ lực giúp truy tố tội phạm đầu trọc của ông.

Của Caesar hãy trả lại cho Caesar
Cuộc thay máu chính trị hồi đầu những năm 90 kèm theo quá trình cải tổ nền kinh tế đã dẫn tới những xáo trộn ghê gớm trong xã hội Nga. Sự đổ vỡ bất ngờ của hệ thống chính trị cộng sản cùng với cuộc cải tổ kinh tế lộn xộn ngay sau đó đã dẫn tới suy thoái trầm trọng và hàng triệu người mất việc làm.
Theo nhà bình luận Vladimir Simonov thì “Các bậc cha mẹ bị chìm đắm trong những lo toan sinh tồn đã không còn thời gian nuôi dạy con cái như trước. Các cuộc đổ vỡ gia đình đã đẩy 4 triệu trẻ em và vị thành niên ra đường phố, một con số chỉ thua lượng trẻ vô gia cư những năm ngay sau thời nội chiến 1918-1921. Các đường phố Nga đầy dẫy “những đứa con của cải tổ”- một thế hệ trẻ vô học, hoang dã, mất định hướng và sẵn sàng đáp lại bất cứ tiếng gọi hoang dã nào của bạo lực.”
Sự khốn quẫn về kinh tế của nhiều người Nga bản xứ đi kèm với sự giàu lên nhanh chóng của các mạng lưới cư dân khác sắc tộc cùng sinh sống trên nước Nga đã dẫn tới những bất bình từ phía người Nga bản xứ.
Theo một điều tra xã hội học, có tới trên 50% số người Nga bản địa được hỏi đã trả lời rằng họ ủng hộ tư tưởng “nước Nga là của người Nga.” Các đảng có tư tưởng dân tộc cực đoan như NDPR được nhiều người ủng hộ.
Trong một cuộc thi viết văn cho học sinh toàn Liên Bang năm 2004, hội đồng giám khảo đã trao phần thưởng cho các bài văn thể hiện tư tưởng bài ngoại và phân biệt chủng tộc. Nam sinh Andrey Polyakov từ Bryansk, người thắng cuộc trong cuộc thi đã nói rằng cháu đã nghe được từ người lớn - trong gia đình và thân hữu – về những quan điểm này và cháu hoàn toàn tán đồng. “Những gì đang diễn ra hiện nay cho thấy người thuộc các sắc tộc khác đến Nga và nắm quyền kiểm soát thị trường, và vì thế kết cục là chúng ta lại đi làm thuê cho họ ngay trên đất nước của mình, chứ không phải họ làm thuê cho chúng ta.”
Cuộc thi này do Ủy Ban Văn Hóa và Du Lịch của Duma Quốc Gia bảo trợ và Đại học Nhân Văn Moscow trao giải. Chủ tịch ban giám khảo, ông Aleksandr Sevastyanov, đã tỏ ra thỏa mãn: “80% dân bản xứ Nga tin rằng nước Nga đang bị tràn ngập bởi ngoại kiều. Đây là cái nhìn của quần chúng. Tôi chia sẻ cách nhìn này và nhiều bạn trẻ đã viết bài [cho cuộc thi] chia sẻ cách nhìn này.”
Sự bất bình trong thanh thiếu niên, đặc biệt là tầng lớp nghèo và vô gia cư, đã tìm thấy niềm tự tôn và cách lý giải triệt để trong các hệ tư tưởng dân tộc chủ nghĩa và sắc tộc cực đoan. Sách báo về Hitler và chủ nghĩa quốc xã được bày bán khắp nơi. Các nhóm cực đoan nước ngoài tự do ra vào nước Nga để “truyền đạo”. Thực tế này đã dẫn tới cái mà nhiều nhà phân tích gọi là “sự đoàn kết trong thanh thiếu niên Nga dựa trên một hệ tư tưởng thô sơ là thù gét “ngoại kiều”, đặc biệt là những người da màu.”

Các nhóm đầu trọc được hình thành trong bối cảnh này. Chúng tự huyễn mình là những người yêu nước, đấu tranh vì một nước Nga “thuần nhất”. Chúng có những quy tắc ứng xử chung để tách mình ra khỏi những nhóm tội phạm thông thường: không uống vodka, không dùng ma túy, không phạm tội “bẩn” (chỉ giết người và hành hung) và phải có vốn kiến thức tốt về văn hóa Nga.
Động cơ tấn công ngoại kiều của chúng vừa để thỏa mãn lòng hận thù, vừa đòi lại “công lý” cho người Nga bản địa, và vừa nhằm tạo ra sự sợ hãi trong cộng đồng ngoại kiều để buộc họ rời bỏ Nga. Tuy nhiên, đôi khi chúng giết ngoại kiều chỉ vì không còn việc gì khác để làm. Một đầu trọc đã thản nhiên nói trước tòa rằng “chúng tôi buồn chán quá và vì thế quyết định đi xuống phố Mir nơi có nhiều nhà trọ và giết một chú da đen. Chúng tôi chẳng quan tâm là hắn ta đến từ nước nào.”

Công lý nghiêng
Hôm 17 tháng 10 vừa qua, tòa án Saint Petersburg đã tuyên bố trắng án cho tất cả các nghi phạm đầu trọc trong vụ án sát hại sinh viên Vũ Anh Tuấn, vì cho rằng không đủ căn cứ để buộc tội.
Sinh viên Vũ Anh Tuấn bị giết ở St Petersburg
Đây không phải là lần đầu tiên hệ thống tư pháp Nga tuyên trắng án cho các nghi phạm đầu trọc trong các vụ hành hung và giết người.
Cách đây không lâu, tòa án Saint Petersburg cũng gần như tha bổng cho nhóm đầu trọc đã giết bé Khursheda Sultonova. Tất cả có 8 bị cáo bị đưa ra xét xử, người bị nặng nhất cũng chỉ bị khép vào tội “côn đồ” và bị kết án tù 5 năm rưỡi. Bảy tên còn được tha bổng hoặc chỉ khép vào các mức án nhẹ như tù 18 tháng.
Trong vụ án giết Mamed Mamedov, cuốn băng video mà nhóm đầu trọc tự quay đã được dùng làm bằng chứng trước tòa. Ấy thế nhưng chỉ có 3 tên trong số hơn 20 tên bị đem ra tòa. Bị cáo Aleksey Lykin, là bị kết tội đã phi phạm điều 282 (Bộ Luật Hình Sự), nhưng ngay lập tức được thả vì điều 282 có khung hình phạt là tù từ 3-5 năm hoặc chịu nộp phạt. Hai bị cáo khác, Vyacheslav Prokofev, với cú đấm gây tử vong, bị kết án 7 năm tù và Maksim Firsov, dùng dao đâm vào ngực Mamed Mamedov nhưng không làm nạn nhân chết, bị kết án 4 năm tù.
Theo Nickolai Butkevich thì khó khăn đầu tiên khi truy tố tội phạm đầu trọc là hệ thống pháp luật Nga không có định nghĩa về “hate crime” (phạm tội do thù hận). Hệ thống tư pháp Nga liệt các tội này vào tội “côn đồ” (hooliganism) hoặc “giết người” (murder). Những nghi phạm bị khép vào tội côn đồ thường chịu mức án rất nhẹ. Đấy là chưa kể trong nhiều trường hợp, công tố viên hoặc thẩm phán cũng có tư tưởng hận thù sắc tộc và đứng về phía bị can. Trong vụ án giết chết bé Khursheda Sultonova, các quan sát viên và các nhà họat động nhân quyền đã cho rằng quyết định của tòa đã tặng cho các đầu trọc Nga một “giấy phép giết người.”
Ngoài chuyện pháp luật chưa hoàn thiện, thì việc sử dụng bồi thẩm đoàn cũng tạo ra những khó khăn cho việc kết án. Trong vụ xét xử Vũ Anh Tuấn, tòa đã phải hoãn lại một lần vì không tìm đủ người tham gia bồi thẩm đoàn là 18 người. Tới lần thứ 2, thì trong số 64 người được mời, đại đa số cũng từ chối vì nhiều lý do khác nhau. Những người tham gia nghị án cũng chắc chắn cũng chịu nhiều áp lực từ phía các nhóm đầu trọc và những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Vì thế, cũng dễ hiểu là đoàn bồi thẩm không đạt được những bản án cứng rắn, “đúng người đúng tội".
Thêm vào đó, nhiều nhà hoạt động nhân quyền cũng cho rằng phía chính quyền Nga không mạnh tay với nạn đầu trọc. Mặc dù tổng thống Putin có thừa nhận rằng đây là một nỗi xấu hổ cho nước Nga, nhưng theo nhiều nhà quan sát, phía chính quyền vẫn không thừa nhận rằng đầu trọc là vấn đề nổi cộm ở Nga, nghiêm trọng hơn nhiều so với nhiều nước khác. Một số nhà phân tích còn cho rằng phía chính quyền thậm chí có lý do để ngầm khuyến khích đầu trọc phát triển.
Theo các phân tích này thì sự bế tắc hiện nay kèm theo triển vọng u ám của nước Nga cần có một lời giải thích. Và có lẽ cách giải thích êm ái nhất đối với chính quyền là đổ lỗi cho những người nhập cư từ nước ngoài. Chủ nghĩa dân tộc cực đoan cùng với các phong trào đầu trọc đã tạo ra một kênh hữu hiệu để hướng sự giận dữ của công chúng khỏi bộ máy chính quyền.

Lê Nguyễn (BBC)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Một bài dịch cũ sau hồi Vũ Anh Tuấn bị sát hại, trên báo Hung, về tệ tân phát-xít tại Len.

Nước Nga hiện tại, đã khác xa với nước Nga trong thi ca mà người Việt thường giữ trong hoài niệm. Và, Saint Petersburg cũng chẳng còn như xưa: thành phố quê hương của Anna Akhmatova "Gì cũng được, miễn chúng mình bên nhau - Mọi thứ còn lại nào có đáng gì đâu", của Olga Bergoltz "Dịu dàng quá, dịu dàng không chịu nổi"..., trong tâm trí nhiều người, không còn trong trắng và tinh khôi như xưa, mà đã vấy bẩn bởi bàn tay những kẻ cực đoan...

L.

"Thánh Chiến của người da trắng", hay tệ phân biệt chủng tộc ở Saint Petersburg

* Thời gian: Trung tuần tháng 6-2004.

* Địa điểm: Saint Petersburg, thành phố văn hóa và du lịch lừng danh nhất của nước Nga, có thời từng là cố đô của đế chế này, và nay tự hào là quê hương của tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin.

* Sự kiện: Có tiếng gõ cửa ở một căn hộ bề ngoài không có gì đáng chú ý. Katia Girenko hỏi với ra: "Ai đó?" "Tôi muốn nói chuyện với cha cô, cô ạ" - câu trả lời lịch thiệp đến mức ít ai có thể ngờ vực. Người cha, ông Nicolai Mikhailovich, một vị giáo sư khả kính, đứng tuổi và lưng còng, bước đến cửa ra vào và mở cửa. Đúng vào khoảng khắc ấy, một loạt đạn xả vào thân thể ông: nhà khoa học, người thày 64 tuổi của nhiều thế hệ sinh viên Đại học Saint Petersburg đã bị sát hại tức tưởi như thế ngay tại nhà riêng của ông.

Trên tư cách một chuyên gia, giáo sư Girenko đã tham gia cả thảy 15 vụ án xét xử những kẻ phân biệt chủng tộc ở Saint Petersburg. Ý kiến thẩm định của ông nhiều lần đã khiến các quan tòa phải ra phán quyết nghiêm khắc hơn đối với các băng đảng tân phát-xít Nga. Ngoài ra, giáo sư Girenko còn là một trong những lãnh tụ của Hiệp hội Bảo vệ quyền lợi các sắc tộc thiểu số. Vì thế, ông đã phải chết!

Ở nước Nga hiện tại, với sự xuất hiện như nấm của những băng đảng tân phát-xít và những hành vi bạo lực của chúng, người ngoại quốc có thêm một lý do để phải kinh hoàng. Bốn ngày trước cái chết của vị giáo sư khả kính, tại thành phố Saratov, một khác bộ hành người Azerbajzan bị bỏ mạng. Còn ở thành phố Ulyanovsk thì một sinh viên Pakistan đã bị đánh đập đến chết. Theo một thống kê đầu tháng 8-2004, ít nhất 15 ngàn người ở Nga đã bị bọn phát-xít mới tấn công, và không ít người đã thiệt mạng. Tờ "Time" hỏi Alexei - thành viên băng "Schultz 88", một nhóm tân phát-xít ở Nga - về vụ ám sát giáo sư Girenko. Tên này thản nhiên đáp: "Giết lão ấy là đúng, rốt cục thì cũng đã có người xử lý hắn, thằng lính đánh thuê cho bọn nhọ đen. Đây là Jihad (Thánh Chiến) của người da trắng!"

Một cuộc trưng cầu ý kiến cư dân Nga vào trung tuần tháng 8-2004 cho biết 61% những người được hỏi cho rằng "Nước Nga phải của người Nga!" Gần đây nhất, dăm ngày sau cái chết của Vũ Anh Tuấn, một sinh viên Việt Nam học tập tại Saint Petersburg (NCTG đã dành nhiều trang để nói về biến cố đau thương này), một điều tra khác cũng cho thấy: trả lời câu hỏi "Anh (chị) có phản đối sự hiện diện của những nhóm dân tộc cực đoan hay không", chỉ có 54% đáp "có", 27% ủng hộ chúng và phần còn lại bàng quan, thờ ơ.

Như thế, có đáng ngạc nhiên hay không khi ở nước Nga, không một người ngoại quốc nào có thể cảm thấy mình được an toàn. Nói như Vũ Anh Tuấn khi anh còn sống, cứ mỗi sáng dậy, anh phải cảm thấy vui mừng vì "vẫn còn sống sót"!

(L., theo báo Hung)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Mai là ngày kỉ niệm 89 năm Cách mạng tháng 10 rồi nhỉ.:-?
Mà mai VN cũng vào WTO.@-)
1 ngày trọng đại đấy chứ.:-?
 
2 sự kiện này conflict nhau ghê quá !
Nhưng đúng là cực kỳ trọng đại ^^
Chết quên , ai đó đưa ra một lời kết luận thật sắc bén về vấn nạn "đầu trọc" và tình hình xã hội Nga ngày nay đi !
 
Nước Nga sẽ giàu lên nhờ dầu mỏ, nhưng yếu đi về quân sự và chính trị theo cái đà sụp của hệ thống XHCN quanh LX trước đây.:-?
 
Back
Bên trên