Hà Anh Vũ
(Hà Anh Vũ)
New Member
Nước Nga ngày nay
Mấy ngày hôm nay, báo chí VN mình và không ít mọi người đều bất bình về kết quả xét xử vụ tội phạm sát hại em Tuấn. Mọi người cũng định đi biểu tình. Nhưng nhìn nhận lại, liệu nước Nga đấy có thể có một phán quyết khác không khi thật sự nó như những bài viết anh thấy trên tathy TL dưới đây. Hẳn nhiều người đọc xong sẽ bảo "em vẫn yêu nước Nga và tin nước Nga sẽ có những người đứng ra bảo vệ chân lý". Em thì dek tin:
Nước Nga ngày nay thế nào? Thật là khó có thể dung một từ nào để mô tả được, nhưng dứt khoát là hoàn toàn khác với những gì chúng ta đã được biết qua sách vở trước đây và cả ngày nay, nhất là với những công dân 7x như chúng tôi. Với một đất nước rộng lớn và ít dân, lại trải qua một thời kỳ dài trong chế độ mà mới đây anh Vô va trong buổi mừng thọ anh Goocbachov có nói đại y rằng: “ May mà có G nên nước Nga mới thoát ra khỏi cái chế độ ấy và được như ngày nay”, những người dân Nga đã có những biến đổi lớn trong nhận thức và giao tiếp xã hội.
Những người dân Nga được chúng tôi biết đến qua sách vở, được mô tả như những con người mẫu mực, những công dân biết tôn trọng lời hứa (Lời hứa), những con người căm thù phát xít (I u ra mày là đội viên hả?), những con người vì lí tưởng chỉ luôn mồm hỏi : “ta đã làm gì cho tổ quốc” (Thép đã tôi thế đấy), những người con thủy chung một lòng 1 dạ chờ đợi người yêu (Tính cách Nga)…
Tôi lên đường sang Nga sau vụ khủng bố nhà hát ở Moscow, cũng phải mãi mới được cấp Visa vì lúc này Visa được cấp qua đường bộ nội vụ thay vì bộ ngoại giao như trước kia. Mặc dù đã được bạn bè cảnh báo rõ ràng về tình trạng an ninh ở Nga, và có phong thanh tin tức qua ông chú đã trôi dạt do bị dí sung vào đầu bắt đưa tiền trong những năm 90-93 nhưng trong tôi một niềm tin về nước Nga tươi đẹp với những con người Nga hồn hậu, tốt bụng không hề bị phai nhạt.
Chắc cũng chỉ là những tai nạn con con hoặc những vụ cướp giống ở Việt Nam thôi, có gì mà sợ - Tôi tự nhủ với chính mình như thế.
Ngắm nước Nga trong một buổi chiều đông mưa phùn, buồn ảm đạm. Hai anh bạn đón tôi trên chiếc xe Lada, vừa đi vừa nói chuyện. Từ trong xe tôi yên lặng ngắm nước Nga và người Nga qua cửa kính xe mờ mờ. Đi được một đoạn 2 anh nói với nhau: “Sao ông lại đi đường này, đường này bọn công an nó hay hỏi giấy tờ bỏ mẹ?”. Người đang lái xe bảo: Nhưng mà đường này nó khôgn tắc, chứ đường kia biết đến bao giờ về đến nhà. Tôi hỏi lại: “Thế các anh không có giấy tờ xe à?”. Một anh nói gọn lỏn: “Đối với bọn cảnh sát Nga, giấy tờ không có y nghĩa gì cả”.
Tôi đâm nghi ngờ chính mình …
Xe dừng trước chân Ốp. Các bạn giúp tôi khuân va ly vào, trên vỉa hè phủ đầy một lớp băng dầy. Nước Nga đón tôi bằng một cú ngã đau điếng, ngồi phệt đít xuống băng, vì tôi đi giày cứng và không quen đi trên băng. Ngày hôm sau chúng tôi lên làm giấy tờ và đi học ngay thứ 2 của tuần mới sau đó.
Chúng tôi đi học được khoảng gần 1 tháng, lúc này đường từ nhà đến trường đã gần gũi thân thuộc, chỉ có đi từ nhà ra bến Metro cạnh đó, rồi đi 2 bến nữa, rồi chui lên, rồi đi bộ đến trường, tất cả cũng chỉ 45 phút, chẳng xa xôi gì.
Một buổi chiều, cả lớp chúng tôi đi học về. Lớp học tiếng Nga có 9 người, anh em chúng tôi đã được những người đi trước dặn là không nên đi lẻ một mình, nên đi tập trung về tập trung, trong túi mỗi người nên có 1 vài trăm rúp để bắt taxi.
Chúng tôi chia thành tốp nhỏ 2-3 người đi cách nhau không xa để người nọ nhìn thấy người kia. Chả hiểu sao hôm đó có 2 ông em lại nhong nhong đi trước. Khi qua khúc ngoặt để vào metro thì chúng tôi không thấy 2 đứa đâu. Đi thêm 1 đoạn nữa thì thấy 2 chú em bị 2 thằng choai choai mặt đỏ, tay mỗi thằng cầm 1 chai bia, khoác vai 2 bên đang lè nhè mời uống bia và xin tiền. Bọn tôi đến gần cầm tay thằng em định lôi đi.
Bỗng nhiên tôi thấy mặt mũi tối sầm, Một thằng thứ 3 đứng ở gần chỗ lối đi vào đã đấm tôi. Khi định thần trở lại tôi nhìn thấy khoảng them 6-7 thằng nữa đang quay lại chỗ các chú em đi phía sau. Hai thằng say ruợu lúc này cũng đang quay ra đấm tới tấp vào mặt 2 thằng em mà chúng vừa khoác vai. Mấy chú em đi sau do nhìn thấy nên hầu hết bỏ chạy được, chỉ có tôi và anh lớn kia và 2 thằng cu em bị chịu trận. Bọn tôi bị đạp ngã dúi ngã dụi, môi chảy máu sưng vều, cũng may mà bọn chúng tản mát, nên bọn tôi cũng dễ dàng đứng dậy được và bỏ chạy vào trong Metro.
Lúc đó là khoảng 5h30 chiều, lúc chúng tôi bị đánh là lúc tan tầm, rất đông người đi lại. Lúc chúng tôi ôm mặt chạy vào được trong metro cũng còn kịp nhìn thấy người Nga tránh ra khỏi chỗ đánh nhau, họ đi lại bình thường như đây là việc thường ngày ở huyện. Họ nhìn những người bị đánh với con mắt dửng dưng, vô cảm, không có cả một chút thương hại trong những ánh mắt ấy. Lúc ở Việt Nam tôi rất khó chịu với việc xúm đông xúm đỏ vào những vụ tai nạn, những vụ đánh nhau. Nhưng lúc này tôi chỉ cầu trời được một đám đông như thế, nói dại, giá bọn nó có đánh chết bọn tôi thì cũng chả ai cần để y cả …
Về sau này nhiều lúc thấy các bà già và các cô gái cho những con chó ghẻ ở Metro ăn và nựng chúng, tôi thầm liên hệ và thường mong rằng: Giá những người nước ngoài ở Nga được đối xử tốt như với những con chó ghẻ kia thôi, có khi đó cũng là niềm hạnh phúc đối với họ.
Người nước ngoài trong mắt người Nga
Có một và chỉ có một từ và chỉ cần một từ đó là: Kỳ thị.
Sự kỳ thị xảy ra ở mọi nơi mọi lúc. Bạn đến bến tàu mua vé tàu ư? Bạn đến trước cả tuần chỉ để mua vé một chuyến tàu từ Len lên Mowcow. Bạn cũng sẽ nhận được ghế phải nằm giuờng trên và gần toilet (bị quấy rầy suốt trong hành trình vì mùi và tiếng mở đóng của toilet). Nếu bạn hỏi: “Tại sao lại như thế? đổi cho tao vé khác”. Thì cái mà bạn nhận được sẽ là cái nhìn khinh miệt với câu trả lời: “Hết vé rồi”. Bạn vào siêu thị ra rồi ra quầy thanh toán ư: Bạn sẽ nhận được những cái nhìn thiếu thiện cảm và nếu bạn chỉ cần vì không đủ tiền mà phải trả lại một món hàng thì bạn sẽ nhận lại những câu làu bàu rất thiếu tôn trọng. Bạn đi đến những khu giải trí ư? Bảo vệ sẽ ngăn cản bạn. Hỏi vì sao? Nó sẽ không thèm nói gì mà chỉ lên cái bảng nội quy ở gần đó trên đó viết: “Có thể không cho vào mà không cần lí do”. Nếu bạn bị đánh và báo với cảnh sát thì sao? đừng có dại bởi có khi bạn sẽ bị cảnh sát đánh bạn trước sau khi đã lôi bạn vào đồn của chúng (Một chú đen ở ốp của tôi khi bị đánh ở Metro đã bị cảnh sát đánh vì đi báo). Bạn bị mất đồ, báo cảnh sát ư? Đừng mất thời gian thế, bởi cái mà bạn nhận được sẽ là thế này: “Tao nói cho chúng mày biết là, chúng tao sẽ điều tra, nhưng mà theo tao thì việc tìm ra hay không thì chưa chắc, nhưng chắc chắn một điều là chúng mày sẽ liên tục bị gọi lên để thẩm vấn” …
Ở nước nga hiện nay rất nhiều người nước ngoài sinh sống và học tập. Và thật là trớ trêu, những cái giống mọi rợ đầu đen ấy lại giàu có hơn là những người Nga xinh đẹp. Thử điểm một số những công việc của bọn mọi ấy xem chúng đã phải làm những gì?
Những người Việt Nam thì thường ra chợ bán hàng vải vóc và nhà hàng, những người Tàu thì với đầu óc tốt hơn, tinh thần đoàn kết hơn họ thường có các cửa hàng cũng bán vải vóc hoặc là làm các nhà hàng kiểu Trung Hoa. Những người Ả rập, họ thường có quán ăn nhanh kiểu ả rập, hoặc chạy xe taxi. Những người từ các nước cộng hòa cũ như Uzơbekixtan, Ucraina, Moldavi, … thì họ thường làm các nghề rất nặng nhọc như cào tuyết, thợ cơ khí, sửa các đường ống ga, khí, ra chợ bán hoa quả,…
Các bạn đã bao giờ đứng dưới trời tuyết lạnh khoảng -15-16 độ trong 6-8h chưa? Nếu các bạn đã đứng được với thời gian đảm bảo chỉ một nửa thôi, và cũng chỉ cần 1 ngày thôi, các bạn sẽ cảm thấy sự vất vả và nặng nhọc của những nghề này. Với những người Nga, nhất là phố nhớn như Moscow hay Len thì chả bao giờ người ta thèm làm những nghề này. Với gái Nga, họ có thể rao trên mạng với giá 1500 rúp (khoảng 700 nghìn) một giờ chứ không bao giờ họ chịu ra ngoài trời lạnh mà chỉ được có khoảng 500- 1000 rúp một ngày. Người Nga là những người quen với khí hậu này nhưng xin thưa, đừng bao giờ mơ họ sẽ làm những công việc trên, dẫu có phải chết. Người nước ngoài kiếm tiền bằng mọi cách có thể, miễn là trong sạch và chính đáng. Bạn có thể dễ dàng bắt taxi và mặc cả với những chú ngoại quốc ở bên này, nhưng bạn sẽ cực kỳ khó khăn bắt được xe taxi của người Nga lái, đơn giản là họ cũng chỉ đi 1 mình đến nơi làm việc, nhưng họ không thích, hoặc không ưa ngoại quốc, thế thôi.
Ấy vậy nhưng họ luôn mồm gào lên là những người nước ngoài cướp mất công việc của họ. Họ nhồi sọ cho lớp trẻ rằng thì là: Tại sao chúng ta nghèo, tại sao bọn đầu đen, bọn mọi rợ, bọn nhọ lại được ôm những cô gái đẹp nhất của chúng ta? Còn chúng ta là chủ nhân của đất nước thì lại không được? Tất cả chỉ tại vì bọn người nước ngoài nhập cư, chúng đã lừa đảo chúng ta, đã kiếm tiền bằng cách lừa đảo chúng ta, đã cướp những công việc của chúng ta và đẩy chúng ta đến việc là chúng ta bị mất tất cả.
Với những cái đầu vốn ngố và lợn một cách “cơ bản, toàn diện, vững chắc” (@ bác Thổ Phỉ) thì quả thật là đúng. Một thực tế rất phũ phàng là ở Nga, những chú đen là những chú được ôm những con Nga ngon nhất, trắng nhất, chân dài nhất, mông to nhất, nguời nuột nhất, rồi đến các chú Ả rập. Bọn Tàu và bọn Cộng là bọn đi xe ngon và nhiều xe nhất, tiêu tiền thỏa mái và hay đi nhà tắm hơi có gái cởi truồng dùng vú mát xa, thay bồ như thay sịp. Vào phòng thằng sinh viên nào của Tàu hay Cộng cũng là đầy đủ nhất. Làm khách của ngoại quốc bao giờ cũng được ăn uống thỏa mái, bia ruợu rót tràn ly, coi trọng đãi như thượng khách.
Mới đây trên kênh truyền hình NTV của Nga có tổ chức một show có cho mời rất nhiều gái Nga và một vài gia đình có vợ người Nga, chồng là ngoại quốc. Trong show này họ đã đưa ra con số là cứ 3 gái Nga thì có 2 cô muốn lấy chồng ngoại quốc bất kỳ là thằng ngoại quốc nào.
Một cô có chồng người việt nam (em quên tên bác ấy rồi) được hỏi là: “Tại sao mày lại lấy chồng ngoại quốc?”. Cô ta trả lời: “Đơn giản là vì nó không uống ruợu, hút thuốc, chiều vợ con, đã không đánh chúng tao lại còn chăm sóc chúng tao tận tình nên tao thích lấy nó”.
Một lô một lốc những câu hỏi đặt ra cho gái Nga và tựu trung lại lí do chúng muốn lấy chồng ngoại quốc là vì: “Không ruợu, không thuốc, không đánh vợ”, đó là tất cả những thói xấu của bất kì một thằng đàn ông Nga nào. Những câu trả lời như thế là một cái tát rất mạnh vào lòng kiêu hãnh của nước Nga, những con người vẫn được ca ngợi là tài giỏi, lịch lãm.
Trai đánh nhau và hận thù tựu trung lại cũng chỉ vì tiền và vì gái, giai Nga bị cướp cả tiền và gái trên sân nhà nên việc người Nga kỳ thị với ngoại quốc không có gì là khó hiểu.
Ngàn lẻ chuyện cảnh sát Nga
Trên các kênh truyền hình của TV Nga hiện nay, có một thực tế là chính những người dân Nga, họ thường xây dựng hình ảnh cảnh sát như một lũ sâu mọt, hại dân, hại nước, một thứ cướp ngày chính hiệu. Trong phim các cảnh sát Nga thường ập vào nhà khám nhà, rồi lục soát tung tóe, sau đó sẽ đến một cái tủ quần áo của nhà nạn nhân, nhanh tay đút vào đó một bịch heroin, sau đó anh ta la toáng lên là đã tìm ra ma túy ở đó, rồi việc bắt giữ được lập tức thực hiện, …
Tôi xin phép kể vài chuyện mà phần nhiều là trực tiếp tôi đã từng gặp hoặc do bạn bè thân hữu mà tôi có thể kiểm chứng được thông tin đối với những lần gặp cảnh sát.
Móc túi
Lần ấy, vội vàng đi lên trường cùng với 1 chú em. 2 anh em cùng đang vội, đến gần Metro tôi bảo chú em: “Đợi anh tí, anh vào nộp tiền điện thoại”. Lúc này ở Len, chưa có máy nộp tiền tự động mà phải chui vào một quầy điện thoại rồi nộp qua đó. Số tiền tôi muốn nộp là 200 rúp, trong túi áo tôi lúc này có tổng cộng là 200 rúp (loại tiền 100 rúp) và 30 rúp loại tiền (10 rúp). Thằng em vội giục: “Chiều nộp anh, có muộn gì đâu”. Thế rồi rất nhanh chóng anh em chúng tôi lên được bến metro gần trường (bến metro mà chúng tôi đã bị đánh ở trên). Lúc này, có 2 chú cảnh sát bước ra, hỏi giấy tờ và bắt chúng tôi vào đồn (ở trong metro đều có các đồn cảnh sát). Một thằng bắt bọn tôi cởi áo khoác và bắt đầu soát người chúng tôi, thằng còn lại cầm áo khoác chúng tôi khám.
Sau 1 lúc, chúng vui vẻ bảo là: chúng mày có thể đi được rồi. Lúc này vừa bước ra khỏi đồn công an, thì tôi bỗng khựng lại thò tay vào túi. Thật là tài tình, 30 rúp còn nguyên, 200 rúp đã bay mất. Tôi trách chúng thì ít mà trách mình thì nhiều, đơn giản bởi vì đã được các tiền bối dặn trước là: Nếu gặp cảnh sát, thì kiểu gì cũng phải nắm chặt lấy túi tiền, giơ ra trước mặt, không cho chúng nó khám.
Lên xe cảnh sát
Bà chị của mấy anh em chúng tôi phải vào bệnh viện. Chúng tôi bàn kế hoạch vào viện thăm chị. Bệnh viên phụ nữ ở khá xa chỗ chúng tôi ở, một vùng có cái chợ rất to. Lúc đến thăm chị thì không sao, đến lúc về quãng tầm 4h chiều, đang tắt sang đường đi bộ ra metro thì 2 anh em chúgn tôi thấy một cô gái Nga dơ tay vẫy lên về phía ngược với chúng tôi (con này chuyên đứng chỉ điểm nếu có người nước ngoài thì sẽ vẫy bọn cảnh sát đi xe gần đó báo hiệu). Quả nhiên, chỉ sau 2 phút đã thấy 1 xe cảnh sát đi sát vào chỗ bọn tôi, xe dừng và 1 chú cảnh sát bắt chúng tôi cho xem giấy tờ. Chú này xem giấy tờ qua loa rồi bảo: Giấy của chúng mày khả năng là giả, chúng mày phải vào xe để chúng tao đem đi kiểm tra. Chúng cho chúng tôi lên xe rồi chở về nơi cách chúng tôi đứng khoảng 2 km. Lúc này ở trong xe diễn ra một cuộc hỏi đáp như thế này:
- Chúng mày là sinh viên à?
- Đúng.
- Mày có thẻ sinh viên không?
- Có. (đưa thẻ ra và kiểm tra qua loa)
- Tại sao sinh viên lại đến vùng này?
- Theo chúng tao được biết thì không có luật nào cấm sinh viên đến vùng này cả.
- Tao hỏi là chúng mày đi đâu? (gắt lên)
- Chúng tao đi thăm chị tao ở bệnh viện.
- Tại sao chúng mày lại không có Passport?
- Tại vì trường tao đang thu passport để gia hạn hộ khẩu.
- Tại sao cái ảnh của thằng này lại khác ảnh của thằng kia.
- Thế mày muốn 2 chúng tao có 1 ảnh à?
- Tao muốn hỏi tại sao mày thì ảnh màu, thằng kia thì ảnh đen trắng?
- Trường tao không quy định ảnh khi bọn tao nộp.
- Có thật thế không?
- Mày có thể gọi điện cho nó mà hỏi, số điện thoại của nó ở trên giấy của tao đấy.
- Tại sao trường mày nó lại thu passpost của chúng mày?
- Vì luật của chúng mày bắt phải thế.
- Chị chúng mày ở vùng nào?
- Chị tao ở số nhà …, đường …, vùng
- Tại sao chị mày ở vùng đấy mà lại nằm viện ở vùng này?
- Tao cho mày số đt của chị tao và bác sĩ mày có thể hỏi bà ấy.
- Tại sao 2 thằng mày lại đi từ hướng chợ ra?
- Bọn tao đi từ bệnh viện ra, chả biết chợ nào cả.
- Của thằng này (chỉ vào tôi), giấy tờ của mày còn 1 ngày nữa là hết hạn. Tại sao mày vẫn đi?
- Hết ngày mai tao vẫn đi bằng giấy tờ này, bọn mày có quyền bắt tao.
Đến lúc này thì chú hỏi cung hỏi với lên trên: “Sếp ơi, bây giờ chúng mình đi đâu?”. Về sau chúng tôi mới biết, thằng đội trưởng bao giờ cũng là thằng ngồi trong xe điều khiển để tránh bị quay phim chụp ảnh, nó thường mặc thường phục. Bọn chúng rất sợ bị quay phim chụp ảnh và ghi âm, vì thế nên trong xe chúng không cho chúng tôi được cử động.
Chúng chở chúng tôi tiếp tục thêm khoảng hơn 1km nữa rồi thả xuống, thật may mắn khi hỏi người qua đường thì đi bộ rất gần đến một metro. Sau này nhiều người Việt thường kể là khi mà không hoạnh họe được gì, thường chúng chở ra tít ngoại ô, đi bộ cũng chết mà bắt xe cũng chết. Chúng tôi vẫn còn may chán.
“Luật rừng, đừng đỏi hỏi gì chú em ạ”
Một lần sinh viên toàn Len (tên người việt thường gọi thành phố Saint Peterburg) tổ chức bóng đá mùa đông. Chúng tôi rất vui vẻ tham gia mặc dù chỉ làm cổ động viên, trường tôi lọt vào đến trận chung kết. Nhưng ngặt một nỗi, trận chung kết lại thường tổ chức vào một trong những ngày gần 20 tháng 4- ngày sinh nhật Hít le, những ngày có thể nói là hãi hùng đối với những người nước ngoài tại Nga. Những dịp này, nói như dân ta vẫn thường nói, đó là phong trào: Ra sức thi đua lập công, lập thành tích chào mừng sinh nhật Hít le” của bọn cực hữu ở Nga. Thật là kinh khủng vì mỗi thành tích của chúng là một mạng người ra đi, hoặc là một người sống thành tật do bị đánh đập, không bị chấn thương vì thể xác thì cũng bị chấn thương nặng nề về tinh thần.
Chính vì lí do trên mà mỗi lần có tổ chức bong đá hoặc các cuộc di chuyển vào những ngày này, chúng tôi thường chọn một phương án hợp lí là đi nhóm đông người hoặc đi taxi. Lần ấy, thật là may mắn, tôi được một anh bạn sống lâu ở đây cho đi nhờ ô tô đến xem và hứa sẽ chở về tận nhà. Tôi vui vẻ nhận lời đi cùng anh và gia đình. Đến gần sân bóng, lúc đi qua một chỗ đèn xanh đỏ, một chú cảnh sát đứng ra chặn xe tấp vào bên đường. Và đây là cuộc nói chuyện giữa cảnh sát và anh lái xe:
- Cho xem giấy tờ. (Đưa giấy tờ xong, chú chỉ liếc mắt qua)
- Mày cho tao 500 rúp rồi đi.
- Tại sao tao lại phải cho mày 500 rúp? Tao có sai gì đâu?
- Đơn giản là tại vì mày đi xe Audi A8, còn mày thích sai thì có khó gì đâu.
- Tại sao mày lại bảo là tao thích sai, mày chỉ ra tao sai đi.
- Tao sẽ chỉ cho mày thấy là mày phóng nhanh trong thành phố với tốc độ hơn 80 km/h? Hay là mày thích trong xe mày có heroin?
- Mày không thể làm thế với tao được?
- Ừ, nếu mày không thích thì mày có thể kiện tao ra tòa.
Đến lúc này thì anh bạn tôi không còn giữ bình tĩnh được nữa, anh rút 500 rúp ném vào mặt thằng cảnh sát và chửi thề ngay trước mặt nó.
- Đ mẹ mày, tao còn lạ gì cái tòa án và luật pháp của nước mày
Thằng cảnh sát điềm nhiên cho tiền vào túi, cảm ơn và cho chúng tôi đi. Lúc về anh chở cả nhà vào ăn Mc Donald anh bảo tôi (vốn cũng hay cãi ly): “Luật ở đây là luật rừng, đừng có đòi hỏi gì chú em ạ.”
st
Mấy ngày hôm nay, báo chí VN mình và không ít mọi người đều bất bình về kết quả xét xử vụ tội phạm sát hại em Tuấn. Mọi người cũng định đi biểu tình. Nhưng nhìn nhận lại, liệu nước Nga đấy có thể có một phán quyết khác không khi thật sự nó như những bài viết anh thấy trên tathy TL dưới đây. Hẳn nhiều người đọc xong sẽ bảo "em vẫn yêu nước Nga và tin nước Nga sẽ có những người đứng ra bảo vệ chân lý". Em thì dek tin:
Nước Nga ngày nay thế nào? Thật là khó có thể dung một từ nào để mô tả được, nhưng dứt khoát là hoàn toàn khác với những gì chúng ta đã được biết qua sách vở trước đây và cả ngày nay, nhất là với những công dân 7x như chúng tôi. Với một đất nước rộng lớn và ít dân, lại trải qua một thời kỳ dài trong chế độ mà mới đây anh Vô va trong buổi mừng thọ anh Goocbachov có nói đại y rằng: “ May mà có G nên nước Nga mới thoát ra khỏi cái chế độ ấy và được như ngày nay”, những người dân Nga đã có những biến đổi lớn trong nhận thức và giao tiếp xã hội.
Những người dân Nga được chúng tôi biết đến qua sách vở, được mô tả như những con người mẫu mực, những công dân biết tôn trọng lời hứa (Lời hứa), những con người căm thù phát xít (I u ra mày là đội viên hả?), những con người vì lí tưởng chỉ luôn mồm hỏi : “ta đã làm gì cho tổ quốc” (Thép đã tôi thế đấy), những người con thủy chung một lòng 1 dạ chờ đợi người yêu (Tính cách Nga)…
Tôi lên đường sang Nga sau vụ khủng bố nhà hát ở Moscow, cũng phải mãi mới được cấp Visa vì lúc này Visa được cấp qua đường bộ nội vụ thay vì bộ ngoại giao như trước kia. Mặc dù đã được bạn bè cảnh báo rõ ràng về tình trạng an ninh ở Nga, và có phong thanh tin tức qua ông chú đã trôi dạt do bị dí sung vào đầu bắt đưa tiền trong những năm 90-93 nhưng trong tôi một niềm tin về nước Nga tươi đẹp với những con người Nga hồn hậu, tốt bụng không hề bị phai nhạt.
Chắc cũng chỉ là những tai nạn con con hoặc những vụ cướp giống ở Việt Nam thôi, có gì mà sợ - Tôi tự nhủ với chính mình như thế.
Ngắm nước Nga trong một buổi chiều đông mưa phùn, buồn ảm đạm. Hai anh bạn đón tôi trên chiếc xe Lada, vừa đi vừa nói chuyện. Từ trong xe tôi yên lặng ngắm nước Nga và người Nga qua cửa kính xe mờ mờ. Đi được một đoạn 2 anh nói với nhau: “Sao ông lại đi đường này, đường này bọn công an nó hay hỏi giấy tờ bỏ mẹ?”. Người đang lái xe bảo: Nhưng mà đường này nó khôgn tắc, chứ đường kia biết đến bao giờ về đến nhà. Tôi hỏi lại: “Thế các anh không có giấy tờ xe à?”. Một anh nói gọn lỏn: “Đối với bọn cảnh sát Nga, giấy tờ không có y nghĩa gì cả”.
Tôi đâm nghi ngờ chính mình …
Xe dừng trước chân Ốp. Các bạn giúp tôi khuân va ly vào, trên vỉa hè phủ đầy một lớp băng dầy. Nước Nga đón tôi bằng một cú ngã đau điếng, ngồi phệt đít xuống băng, vì tôi đi giày cứng và không quen đi trên băng. Ngày hôm sau chúng tôi lên làm giấy tờ và đi học ngay thứ 2 của tuần mới sau đó.
Chúng tôi đi học được khoảng gần 1 tháng, lúc này đường từ nhà đến trường đã gần gũi thân thuộc, chỉ có đi từ nhà ra bến Metro cạnh đó, rồi đi 2 bến nữa, rồi chui lên, rồi đi bộ đến trường, tất cả cũng chỉ 45 phút, chẳng xa xôi gì.
Một buổi chiều, cả lớp chúng tôi đi học về. Lớp học tiếng Nga có 9 người, anh em chúng tôi đã được những người đi trước dặn là không nên đi lẻ một mình, nên đi tập trung về tập trung, trong túi mỗi người nên có 1 vài trăm rúp để bắt taxi.
Chúng tôi chia thành tốp nhỏ 2-3 người đi cách nhau không xa để người nọ nhìn thấy người kia. Chả hiểu sao hôm đó có 2 ông em lại nhong nhong đi trước. Khi qua khúc ngoặt để vào metro thì chúng tôi không thấy 2 đứa đâu. Đi thêm 1 đoạn nữa thì thấy 2 chú em bị 2 thằng choai choai mặt đỏ, tay mỗi thằng cầm 1 chai bia, khoác vai 2 bên đang lè nhè mời uống bia và xin tiền. Bọn tôi đến gần cầm tay thằng em định lôi đi.
Bỗng nhiên tôi thấy mặt mũi tối sầm, Một thằng thứ 3 đứng ở gần chỗ lối đi vào đã đấm tôi. Khi định thần trở lại tôi nhìn thấy khoảng them 6-7 thằng nữa đang quay lại chỗ các chú em đi phía sau. Hai thằng say ruợu lúc này cũng đang quay ra đấm tới tấp vào mặt 2 thằng em mà chúng vừa khoác vai. Mấy chú em đi sau do nhìn thấy nên hầu hết bỏ chạy được, chỉ có tôi và anh lớn kia và 2 thằng cu em bị chịu trận. Bọn tôi bị đạp ngã dúi ngã dụi, môi chảy máu sưng vều, cũng may mà bọn chúng tản mát, nên bọn tôi cũng dễ dàng đứng dậy được và bỏ chạy vào trong Metro.
Lúc đó là khoảng 5h30 chiều, lúc chúng tôi bị đánh là lúc tan tầm, rất đông người đi lại. Lúc chúng tôi ôm mặt chạy vào được trong metro cũng còn kịp nhìn thấy người Nga tránh ra khỏi chỗ đánh nhau, họ đi lại bình thường như đây là việc thường ngày ở huyện. Họ nhìn những người bị đánh với con mắt dửng dưng, vô cảm, không có cả một chút thương hại trong những ánh mắt ấy. Lúc ở Việt Nam tôi rất khó chịu với việc xúm đông xúm đỏ vào những vụ tai nạn, những vụ đánh nhau. Nhưng lúc này tôi chỉ cầu trời được một đám đông như thế, nói dại, giá bọn nó có đánh chết bọn tôi thì cũng chả ai cần để y cả …
Về sau này nhiều lúc thấy các bà già và các cô gái cho những con chó ghẻ ở Metro ăn và nựng chúng, tôi thầm liên hệ và thường mong rằng: Giá những người nước ngoài ở Nga được đối xử tốt như với những con chó ghẻ kia thôi, có khi đó cũng là niềm hạnh phúc đối với họ.
Người nước ngoài trong mắt người Nga
Có một và chỉ có một từ và chỉ cần một từ đó là: Kỳ thị.
Sự kỳ thị xảy ra ở mọi nơi mọi lúc. Bạn đến bến tàu mua vé tàu ư? Bạn đến trước cả tuần chỉ để mua vé một chuyến tàu từ Len lên Mowcow. Bạn cũng sẽ nhận được ghế phải nằm giuờng trên và gần toilet (bị quấy rầy suốt trong hành trình vì mùi và tiếng mở đóng của toilet). Nếu bạn hỏi: “Tại sao lại như thế? đổi cho tao vé khác”. Thì cái mà bạn nhận được sẽ là cái nhìn khinh miệt với câu trả lời: “Hết vé rồi”. Bạn vào siêu thị ra rồi ra quầy thanh toán ư: Bạn sẽ nhận được những cái nhìn thiếu thiện cảm và nếu bạn chỉ cần vì không đủ tiền mà phải trả lại một món hàng thì bạn sẽ nhận lại những câu làu bàu rất thiếu tôn trọng. Bạn đi đến những khu giải trí ư? Bảo vệ sẽ ngăn cản bạn. Hỏi vì sao? Nó sẽ không thèm nói gì mà chỉ lên cái bảng nội quy ở gần đó trên đó viết: “Có thể không cho vào mà không cần lí do”. Nếu bạn bị đánh và báo với cảnh sát thì sao? đừng có dại bởi có khi bạn sẽ bị cảnh sát đánh bạn trước sau khi đã lôi bạn vào đồn của chúng (Một chú đen ở ốp của tôi khi bị đánh ở Metro đã bị cảnh sát đánh vì đi báo). Bạn bị mất đồ, báo cảnh sát ư? Đừng mất thời gian thế, bởi cái mà bạn nhận được sẽ là thế này: “Tao nói cho chúng mày biết là, chúng tao sẽ điều tra, nhưng mà theo tao thì việc tìm ra hay không thì chưa chắc, nhưng chắc chắn một điều là chúng mày sẽ liên tục bị gọi lên để thẩm vấn” …
Ở nước nga hiện nay rất nhiều người nước ngoài sinh sống và học tập. Và thật là trớ trêu, những cái giống mọi rợ đầu đen ấy lại giàu có hơn là những người Nga xinh đẹp. Thử điểm một số những công việc của bọn mọi ấy xem chúng đã phải làm những gì?
Những người Việt Nam thì thường ra chợ bán hàng vải vóc và nhà hàng, những người Tàu thì với đầu óc tốt hơn, tinh thần đoàn kết hơn họ thường có các cửa hàng cũng bán vải vóc hoặc là làm các nhà hàng kiểu Trung Hoa. Những người Ả rập, họ thường có quán ăn nhanh kiểu ả rập, hoặc chạy xe taxi. Những người từ các nước cộng hòa cũ như Uzơbekixtan, Ucraina, Moldavi, … thì họ thường làm các nghề rất nặng nhọc như cào tuyết, thợ cơ khí, sửa các đường ống ga, khí, ra chợ bán hoa quả,…
Các bạn đã bao giờ đứng dưới trời tuyết lạnh khoảng -15-16 độ trong 6-8h chưa? Nếu các bạn đã đứng được với thời gian đảm bảo chỉ một nửa thôi, và cũng chỉ cần 1 ngày thôi, các bạn sẽ cảm thấy sự vất vả và nặng nhọc của những nghề này. Với những người Nga, nhất là phố nhớn như Moscow hay Len thì chả bao giờ người ta thèm làm những nghề này. Với gái Nga, họ có thể rao trên mạng với giá 1500 rúp (khoảng 700 nghìn) một giờ chứ không bao giờ họ chịu ra ngoài trời lạnh mà chỉ được có khoảng 500- 1000 rúp một ngày. Người Nga là những người quen với khí hậu này nhưng xin thưa, đừng bao giờ mơ họ sẽ làm những công việc trên, dẫu có phải chết. Người nước ngoài kiếm tiền bằng mọi cách có thể, miễn là trong sạch và chính đáng. Bạn có thể dễ dàng bắt taxi và mặc cả với những chú ngoại quốc ở bên này, nhưng bạn sẽ cực kỳ khó khăn bắt được xe taxi của người Nga lái, đơn giản là họ cũng chỉ đi 1 mình đến nơi làm việc, nhưng họ không thích, hoặc không ưa ngoại quốc, thế thôi.
Ấy vậy nhưng họ luôn mồm gào lên là những người nước ngoài cướp mất công việc của họ. Họ nhồi sọ cho lớp trẻ rằng thì là: Tại sao chúng ta nghèo, tại sao bọn đầu đen, bọn mọi rợ, bọn nhọ lại được ôm những cô gái đẹp nhất của chúng ta? Còn chúng ta là chủ nhân của đất nước thì lại không được? Tất cả chỉ tại vì bọn người nước ngoài nhập cư, chúng đã lừa đảo chúng ta, đã kiếm tiền bằng cách lừa đảo chúng ta, đã cướp những công việc của chúng ta và đẩy chúng ta đến việc là chúng ta bị mất tất cả.
Với những cái đầu vốn ngố và lợn một cách “cơ bản, toàn diện, vững chắc” (@ bác Thổ Phỉ) thì quả thật là đúng. Một thực tế rất phũ phàng là ở Nga, những chú đen là những chú được ôm những con Nga ngon nhất, trắng nhất, chân dài nhất, mông to nhất, nguời nuột nhất, rồi đến các chú Ả rập. Bọn Tàu và bọn Cộng là bọn đi xe ngon và nhiều xe nhất, tiêu tiền thỏa mái và hay đi nhà tắm hơi có gái cởi truồng dùng vú mát xa, thay bồ như thay sịp. Vào phòng thằng sinh viên nào của Tàu hay Cộng cũng là đầy đủ nhất. Làm khách của ngoại quốc bao giờ cũng được ăn uống thỏa mái, bia ruợu rót tràn ly, coi trọng đãi như thượng khách.
Mới đây trên kênh truyền hình NTV của Nga có tổ chức một show có cho mời rất nhiều gái Nga và một vài gia đình có vợ người Nga, chồng là ngoại quốc. Trong show này họ đã đưa ra con số là cứ 3 gái Nga thì có 2 cô muốn lấy chồng ngoại quốc bất kỳ là thằng ngoại quốc nào.
Một cô có chồng người việt nam (em quên tên bác ấy rồi) được hỏi là: “Tại sao mày lại lấy chồng ngoại quốc?”. Cô ta trả lời: “Đơn giản là vì nó không uống ruợu, hút thuốc, chiều vợ con, đã không đánh chúng tao lại còn chăm sóc chúng tao tận tình nên tao thích lấy nó”.
Một lô một lốc những câu hỏi đặt ra cho gái Nga và tựu trung lại lí do chúng muốn lấy chồng ngoại quốc là vì: “Không ruợu, không thuốc, không đánh vợ”, đó là tất cả những thói xấu của bất kì một thằng đàn ông Nga nào. Những câu trả lời như thế là một cái tát rất mạnh vào lòng kiêu hãnh của nước Nga, những con người vẫn được ca ngợi là tài giỏi, lịch lãm.
Trai đánh nhau và hận thù tựu trung lại cũng chỉ vì tiền và vì gái, giai Nga bị cướp cả tiền và gái trên sân nhà nên việc người Nga kỳ thị với ngoại quốc không có gì là khó hiểu.
Ngàn lẻ chuyện cảnh sát Nga
Trên các kênh truyền hình của TV Nga hiện nay, có một thực tế là chính những người dân Nga, họ thường xây dựng hình ảnh cảnh sát như một lũ sâu mọt, hại dân, hại nước, một thứ cướp ngày chính hiệu. Trong phim các cảnh sát Nga thường ập vào nhà khám nhà, rồi lục soát tung tóe, sau đó sẽ đến một cái tủ quần áo của nhà nạn nhân, nhanh tay đút vào đó một bịch heroin, sau đó anh ta la toáng lên là đã tìm ra ma túy ở đó, rồi việc bắt giữ được lập tức thực hiện, …
Tôi xin phép kể vài chuyện mà phần nhiều là trực tiếp tôi đã từng gặp hoặc do bạn bè thân hữu mà tôi có thể kiểm chứng được thông tin đối với những lần gặp cảnh sát.
Móc túi
Lần ấy, vội vàng đi lên trường cùng với 1 chú em. 2 anh em cùng đang vội, đến gần Metro tôi bảo chú em: “Đợi anh tí, anh vào nộp tiền điện thoại”. Lúc này ở Len, chưa có máy nộp tiền tự động mà phải chui vào một quầy điện thoại rồi nộp qua đó. Số tiền tôi muốn nộp là 200 rúp, trong túi áo tôi lúc này có tổng cộng là 200 rúp (loại tiền 100 rúp) và 30 rúp loại tiền (10 rúp). Thằng em vội giục: “Chiều nộp anh, có muộn gì đâu”. Thế rồi rất nhanh chóng anh em chúng tôi lên được bến metro gần trường (bến metro mà chúng tôi đã bị đánh ở trên). Lúc này, có 2 chú cảnh sát bước ra, hỏi giấy tờ và bắt chúng tôi vào đồn (ở trong metro đều có các đồn cảnh sát). Một thằng bắt bọn tôi cởi áo khoác và bắt đầu soát người chúng tôi, thằng còn lại cầm áo khoác chúng tôi khám.
Sau 1 lúc, chúng vui vẻ bảo là: chúng mày có thể đi được rồi. Lúc này vừa bước ra khỏi đồn công an, thì tôi bỗng khựng lại thò tay vào túi. Thật là tài tình, 30 rúp còn nguyên, 200 rúp đã bay mất. Tôi trách chúng thì ít mà trách mình thì nhiều, đơn giản bởi vì đã được các tiền bối dặn trước là: Nếu gặp cảnh sát, thì kiểu gì cũng phải nắm chặt lấy túi tiền, giơ ra trước mặt, không cho chúng nó khám.
Lên xe cảnh sát
Bà chị của mấy anh em chúng tôi phải vào bệnh viện. Chúng tôi bàn kế hoạch vào viện thăm chị. Bệnh viên phụ nữ ở khá xa chỗ chúng tôi ở, một vùng có cái chợ rất to. Lúc đến thăm chị thì không sao, đến lúc về quãng tầm 4h chiều, đang tắt sang đường đi bộ ra metro thì 2 anh em chúgn tôi thấy một cô gái Nga dơ tay vẫy lên về phía ngược với chúng tôi (con này chuyên đứng chỉ điểm nếu có người nước ngoài thì sẽ vẫy bọn cảnh sát đi xe gần đó báo hiệu). Quả nhiên, chỉ sau 2 phút đã thấy 1 xe cảnh sát đi sát vào chỗ bọn tôi, xe dừng và 1 chú cảnh sát bắt chúng tôi cho xem giấy tờ. Chú này xem giấy tờ qua loa rồi bảo: Giấy của chúng mày khả năng là giả, chúng mày phải vào xe để chúng tao đem đi kiểm tra. Chúng cho chúng tôi lên xe rồi chở về nơi cách chúng tôi đứng khoảng 2 km. Lúc này ở trong xe diễn ra một cuộc hỏi đáp như thế này:
- Chúng mày là sinh viên à?
- Đúng.
- Mày có thẻ sinh viên không?
- Có. (đưa thẻ ra và kiểm tra qua loa)
- Tại sao sinh viên lại đến vùng này?
- Theo chúng tao được biết thì không có luật nào cấm sinh viên đến vùng này cả.
- Tao hỏi là chúng mày đi đâu? (gắt lên)
- Chúng tao đi thăm chị tao ở bệnh viện.
- Tại sao chúng mày lại không có Passport?
- Tại vì trường tao đang thu passport để gia hạn hộ khẩu.
- Tại sao cái ảnh của thằng này lại khác ảnh của thằng kia.
- Thế mày muốn 2 chúng tao có 1 ảnh à?
- Tao muốn hỏi tại sao mày thì ảnh màu, thằng kia thì ảnh đen trắng?
- Trường tao không quy định ảnh khi bọn tao nộp.
- Có thật thế không?
- Mày có thể gọi điện cho nó mà hỏi, số điện thoại của nó ở trên giấy của tao đấy.
- Tại sao trường mày nó lại thu passpost của chúng mày?
- Vì luật của chúng mày bắt phải thế.
- Chị chúng mày ở vùng nào?
- Chị tao ở số nhà …, đường …, vùng
- Tại sao chị mày ở vùng đấy mà lại nằm viện ở vùng này?
- Tao cho mày số đt của chị tao và bác sĩ mày có thể hỏi bà ấy.
- Tại sao 2 thằng mày lại đi từ hướng chợ ra?
- Bọn tao đi từ bệnh viện ra, chả biết chợ nào cả.
- Của thằng này (chỉ vào tôi), giấy tờ của mày còn 1 ngày nữa là hết hạn. Tại sao mày vẫn đi?
- Hết ngày mai tao vẫn đi bằng giấy tờ này, bọn mày có quyền bắt tao.
Đến lúc này thì chú hỏi cung hỏi với lên trên: “Sếp ơi, bây giờ chúng mình đi đâu?”. Về sau chúng tôi mới biết, thằng đội trưởng bao giờ cũng là thằng ngồi trong xe điều khiển để tránh bị quay phim chụp ảnh, nó thường mặc thường phục. Bọn chúng rất sợ bị quay phim chụp ảnh và ghi âm, vì thế nên trong xe chúng không cho chúng tôi được cử động.
Chúng chở chúng tôi tiếp tục thêm khoảng hơn 1km nữa rồi thả xuống, thật may mắn khi hỏi người qua đường thì đi bộ rất gần đến một metro. Sau này nhiều người Việt thường kể là khi mà không hoạnh họe được gì, thường chúng chở ra tít ngoại ô, đi bộ cũng chết mà bắt xe cũng chết. Chúng tôi vẫn còn may chán.
“Luật rừng, đừng đỏi hỏi gì chú em ạ”
Một lần sinh viên toàn Len (tên người việt thường gọi thành phố Saint Peterburg) tổ chức bóng đá mùa đông. Chúng tôi rất vui vẻ tham gia mặc dù chỉ làm cổ động viên, trường tôi lọt vào đến trận chung kết. Nhưng ngặt một nỗi, trận chung kết lại thường tổ chức vào một trong những ngày gần 20 tháng 4- ngày sinh nhật Hít le, những ngày có thể nói là hãi hùng đối với những người nước ngoài tại Nga. Những dịp này, nói như dân ta vẫn thường nói, đó là phong trào: Ra sức thi đua lập công, lập thành tích chào mừng sinh nhật Hít le” của bọn cực hữu ở Nga. Thật là kinh khủng vì mỗi thành tích của chúng là một mạng người ra đi, hoặc là một người sống thành tật do bị đánh đập, không bị chấn thương vì thể xác thì cũng bị chấn thương nặng nề về tinh thần.
Chính vì lí do trên mà mỗi lần có tổ chức bong đá hoặc các cuộc di chuyển vào những ngày này, chúng tôi thường chọn một phương án hợp lí là đi nhóm đông người hoặc đi taxi. Lần ấy, thật là may mắn, tôi được một anh bạn sống lâu ở đây cho đi nhờ ô tô đến xem và hứa sẽ chở về tận nhà. Tôi vui vẻ nhận lời đi cùng anh và gia đình. Đến gần sân bóng, lúc đi qua một chỗ đèn xanh đỏ, một chú cảnh sát đứng ra chặn xe tấp vào bên đường. Và đây là cuộc nói chuyện giữa cảnh sát và anh lái xe:
- Cho xem giấy tờ. (Đưa giấy tờ xong, chú chỉ liếc mắt qua)
- Mày cho tao 500 rúp rồi đi.
- Tại sao tao lại phải cho mày 500 rúp? Tao có sai gì đâu?
- Đơn giản là tại vì mày đi xe Audi A8, còn mày thích sai thì có khó gì đâu.
- Tại sao mày lại bảo là tao thích sai, mày chỉ ra tao sai đi.
- Tao sẽ chỉ cho mày thấy là mày phóng nhanh trong thành phố với tốc độ hơn 80 km/h? Hay là mày thích trong xe mày có heroin?
- Mày không thể làm thế với tao được?
- Ừ, nếu mày không thích thì mày có thể kiện tao ra tòa.
Đến lúc này thì anh bạn tôi không còn giữ bình tĩnh được nữa, anh rút 500 rúp ném vào mặt thằng cảnh sát và chửi thề ngay trước mặt nó.
- Đ mẹ mày, tao còn lạ gì cái tòa án và luật pháp của nước mày
Thằng cảnh sát điềm nhiên cho tiền vào túi, cảm ơn và cho chúng tôi đi. Lúc về anh chở cả nhà vào ăn Mc Donald anh bảo tôi (vốn cũng hay cãi ly): “Luật ở đây là luật rừng, đừng có đòi hỏi gì chú em ạ.”
st