Í, nhân tài hả, đâu đâu???

Trịnh Thường Trường An
(che_guevara)

Active Member
--Người ta có nói: "Làm đã khó, giữ còn khó hơn". Kiểu như mua được 1 cái kẹo đã khó, giữ k0 cho thằng em biết lại khó hơn, nó mà biết thì k0 cho k0 được:p:p Chuyện nhân tài cũng thế, tìm kiếm và đào tạo đã khó, giữ được nhân tài để sử dụng lâu dài còn khó hơn. Cái khó là ở chỗ 1 số nhân tài không bảo vệ được bản thân.

--Trong 1 xã hội chuyển mình từ cơ chế quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường năng động, các phần tử quan liêu ăn bám phần lớn đã "được" loại bỏ theo thuyết tiến hóa của Darwin áp dụng với xã hội. Nhưng một số khác cũng tiến hóa tinh vi hơn, tiếp tục ăn bám:| và thậm chí, tính tới việc loại bỏ những người trẻ hơn, giỏi hơn để giữ ghế cho mình:eek:. Vì thế nên có không ít trường hợp cán bộ giỏi ở các viện nghiên cứu ở Việt Nam đủ tiêu chuẩn, được cử đi thực tập, nghiên cứu ở nước ngoài (tốn nhiều tiền phết ;;) ), về viện vẫn làm chân... rửa ấm chén, pha trà :eek:. Bởi vì "thực ra các vị ấy không phải họ đã “nhường ghế” lại cho thế hệ sau để quay về vui thú điền viên, mà chỉ là“đổi ghế” thôi!" http://www.vnn.vn/giaoduc/vande/2005/07/467833/.
--Tất nhiên là không phải nhân tài nào cũng cần đến nhà nước, họ có khối nơi mời với mức lương cao gấp nhiều lần ngân sách hạn hẹp của Việt Nam. Cái cốt lõi là họ cảm thấy họ có trách nhiệm xây dựng đất nước. Đã có lần, các giáo sư Việt kiều xin về nước làm "không công", nhưng lại chưa được sử dụng. 1 phần là lí do "sâu mọt" được nêu trên, một phần là bởi "chưa có chính sách". Thời điểm đó đã qua và chúng ta đang dần có chính sách, nhưng hình như hơi chậm, nhỉ:-?. Trường ĐH Thanh Hoa ở Trung Quốc chi ít nhất là 2000$/ tháng cho 1 ông giáo sư nước ngoài. Đào tạo 1 tiến sĩ ở Việt Nam tốn khoảng 10 năm mà chưa biết chất lượng. Tự dưng lại có người giỏi xin làm không công mà không dùng, phí. Ngó qua Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, sự phồn thịnh của họ có phần lớn là chất xám của Hoa kiều, Hàn kiều.

--Tìm kiếm, đào tạo, sử dụng mà còn có vướng mắc thì chắc chắn là bảo vệ nhân tài còn khó hơn:-? . Nhân tài chỉ quan tâm đến chuyên môn của họ mà ít khi quan tâm tới quan hệ xã hội, trường hợp này điển hình ở các nhà toán học và khoa học tự nhiên. Vì vậy, trong khi làm việc ở viện nghiên cứu không tránh khỏi trường hợp không được lòng các lãnh đạo. Lãnh đạo cởi mở, đầu óc thoáng thì k0 sao, chứ lãnh đạo bảo thủ, nhất là "sâu mọt" thì... hết nói. Lí do là ý kiến của họ có khi nghe không lọt tai lắm:D. Mọi người cứ thử tưởng tượng quá trình biến đổi từ vượn sang người xem :-?. 1 đàn vượn đang đi 4 chân tự nhiên có 1 con nhảy cẫng lên đi 2 chân, chắc chắn là bị cả đàn quây vào oánh vì tội "lập dị". Không thể có chuyện 1 con vượn biến thành người là cả đàn biến theo mà có lẽ phải đến vài trăm con bị oánh vì tội "lập dị" mới đủ chứng minh cho cả đàn biết là chuyện biến thành người đi 2 chân là tiến bộ, là tốt hơn đi 4 chân :D:D. Nói đùa tí để thấy rằng: nhân tài luôn có ý kiến sáng tạo khác người, đi trước thời đại và nhiều khi khó được cái bảo thủ của xã hội chấp nhận. Một xã hội luôn có sự tuân lệnh thì sẽ không có nhân tài trong các ngành khoa học.
--Thêm nữa, có những nhân tài "trẻ tuổi tài cao" nhưng lại k0 tránh được cám dỗ của tiền. Trường hợp này khá phổ biến trong làng thể thao và ca nhạc. Ví dụ ah, Văn Quyến đó. Đá bóng thuộc loại siêu. Cú vô lê thần sầu tung lưới Thái Lan ở Seagame 22 được đánh giá cao=D> , nhưng cuối cùng lại phải vào trại giam do bán độ, làm mất danh dự quốc gia[-x . Dư luận trút căm giận lên đầu Quyến, nhưng sau cũng phải công nhận trong tiếc nuối: "uh, cán bộ còn tham nhũng thì tránh sao được cầu thủ trẻ... học hỏi theo :( "

--Phần cuối: thảo luận. Mong mọi người tham gia góp ý kiến :D:D:D:D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nhân tài được nấu cháo qua mấy cái chủ đề rồi mà cậu vẫn muốn nấu tiếp hả ?? he he he...
Là nhân tài hay không thì phải tự do chính bản thân con người đó có tự cho mình là như vậy hay không. Có những người không tự nhận mình là nhân tài nhưng âm thầm làm việc đóng góp cho xã hội nhưng cũng có những cái loại học được mấy cái bằng rồi lên mặt đòi hỏi này nọ về điều kiện làm việc và lương bổng và... đủ thứ...:D
Nhưng nếu nói theo công bằng thì đa phần người tài đều không quan tâm nhiều đến tiền là mấy mà họ chỉ quan tâm là họ có đất để được diễn hay không thôi.
 
Vấn đề ở đây là Việt Nam mình không những không dành chỗ cho nhân tài đi mà còn diệt nhân tài. Cứ thấy nhân tài là vồ vập, e ấp, ve vãn rồi dung túng cho cả những hành động chướng tai gai mắt của các vị nhân tài đó. Cứ lấy Văn Quyến ra mà làm ví dụ. Nếu được giáo dục cẩn thận thì tình hình là cũng không đến nỗi ...

Nhân tài, tình hình là ở dạng tiềm năng thì nước mình chắc nhiều :d nhưng để phát triển hơn nữa thành dạng "dùng được" với số lượng lớn thì còn phải chờ.
Không biết đến bao giờ...
 
chủ đề này đã nói đến cả trăm lần rồi, nói nữa thì cũng đến thế thôi.
nếu Trường An tự tin thì gửi đi mà đăng báo, chứ cái chủ đề này trên tathy hay mấy cái 4rum khác đã đăng rồi, mà còn chửi hay hơn An nữa cơ.
bài viết của An thú vị phết đấy chứ nhỉ, chẳng hiểu An được mí phẩy Văn :)
 
Nguyễn Minh Hiền đã viết:
bài viết của An thú vị phết đấy chứ nhỉ, chẳng hiểu An được mí phẩy Văn :)


Chị Hiền nói có khi không phải. Chú An viết nghe bốc thế này nhưng chưa chắc đã được phẩy Văn cao đâu. Viết thế này mà mang đến lớp các cô chẳng mặt hằm hằm rồi vặn vẹo soi mói này nọ í chứ, phải gió.
 
Anh Phương Anh nhìn lại cái giới tính của "em gái" này đi nhé :)
Tên của mình số khổ, sang tây thì tây toàn nhầm thành Ian, về ta thì ta tưởng là gái :D
Đau quá song thân phụ mẫu ơi! :D
(Thôi ko câu bài nữa kẻo làm loãng chủ đề của An :)- dù sao An cũng là người có cái nhìn khá là sắc về các vấn đề XH đấy chứ :) )
 
Nguyễn Minh Hiền đã viết:
Anh Phương Anh nhìn lại cái giới tính của "em gái" này đi nhé :)
Tên của mình số khổ, sang tây thì tây toàn nhầm thành Ian, về ta thì ta tưởng là gái :D
Đau quá song thân phụ mẫu ơi! :D
(Thôi ko câu bài nữa kẻo làm loãng chủ đề của An :)- dù sao An cũng là người có cái nhìn khá là sắc về các vấn đề XH đấy chứ :) )

Chết đệ tử xin lỗi chị Hiền
 
Tức chết cái " thằng" đệ tử này mất :D
Trời đã sinh ta lại còn sinh cái thằng Anh phải gió kia :D
 
Đấy là tại chị để cái ava như đúng rồi:d

Mà thôi kẻo làm loãng chủ đề của An:d
 
Hiện nay có nhiều loại người tài lắm:
Có 3 lĩnh vực mà hiện nay xã hội báo chí làm ầm ĩ ca tụng suốt ngày là: Kinh tế, Giải trí, Công nghệ thông tin...

Một chú mở một công ty làm ăn phát đạt lắm, lên báo lên chí, rồi tự nhiên người ta phát hiện ra là ăn gian bán lận, là làm thẻ tín dụng giả,... thế rồi đi đâu. Cuộc sống không dừng ở cái trước mắt, vậy sao xã hội cứ chỉ nhìn nhận những cái nhất thời, những cái là vật chất.

Cách đây 2,3 năm có hội chứng ca sỹ (nhà nhà làm ca sỹ, người người làm ca sỹ), bây giờ thì có hội chứng MC. Lạ thật, mới 2 tuần trước đây thôi có cô bạn thi Chiếc nón kỳ diệu trên TV, học Ngoại Thương, hỏi mơ ước là gì, thì mơ ước thành MC, nghĩ buồn, vậy học đại học làm gì. Không phải tại ánh đèn sân khấu, mà bây giờ là tại ống kính máy quay. Với những thứ hòa nhoáng đó liệu có còn khi đến tuổi 40, vậy sống bằng gì, nuôi con bằng gì?

Trí tuệ Việt Nam, Sao Khuê, rồi có lẽ cả Nhân tài đất Việt nữa, chắc sẽ trao hết cho ai làm Tin học, được học về Công nghệ thông tin mất thôi. Bạn tôi học Mỏ địa chất, học Nông nghiệp, những ngành mang lại hàng tỷ đô la xuất khẩu cho đất nước, vậy mà. Không phủ nhận sự phát triển của CNTT, nhưng trong xã hội cần có sự công bằng, không, phải nói là sòng phẳng mới đúng.

Ai chẳng muốn lao động trong điều kiện tốt nhất, muốn được học tập tại nước ngoài, muốn được lương hàng nghìn USD một tháng. Nhưng những người tài, họ không làm để được vinh danh
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên