Trịnh Thường Trường An
(che_guevara)
Active Member
--Người ta có nói: "Làm đã khó, giữ còn khó hơn". Kiểu như mua được 1 cái kẹo đã khó, giữ k0 cho thằng em biết lại khó hơn, nó mà biết thì k0 cho k0 được
Chuyện nhân tài cũng thế, tìm kiếm và đào tạo đã khó, giữ được nhân tài để sử dụng lâu dài còn khó hơn. Cái khó là ở chỗ 1 số nhân tài không bảo vệ được bản thân.
--Trong 1 xã hội chuyển mình từ cơ chế quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường năng động, các phần tử quan liêu ăn bám phần lớn đã "được" loại bỏ theo thuyết tiến hóa của Darwin áp dụng với xã hội. Nhưng một số khác cũng tiến hóa tinh vi hơn, tiếp tục ăn bám:| và thậm chí, tính tới việc loại bỏ những người trẻ hơn, giỏi hơn để giữ ghế cho mình
. Vì thế nên có không ít trường hợp cán bộ giỏi ở các viện nghiên cứu ở Việt Nam đủ tiêu chuẩn, được cử đi thực tập, nghiên cứu ở nước ngoài (tốn nhiều tiền phết ;
), về viện vẫn làm chân... rửa ấm chén, pha trà
. Bởi vì "thực ra các vị ấy không phải họ đã “nhường ghế” lại cho thế hệ sau để quay về vui thú điền viên, mà chỉ là“đổi ghế” thôi!" http://www.vnn.vn/giaoduc/vande/2005/07/467833/.
--Tất nhiên là không phải nhân tài nào cũng cần đến nhà nước, họ có khối nơi mời với mức lương cao gấp nhiều lần ngân sách hạn hẹp của Việt Nam. Cái cốt lõi là họ cảm thấy họ có trách nhiệm xây dựng đất nước. Đã có lần, các giáo sư Việt kiều xin về nước làm "không công", nhưng lại chưa được sử dụng. 1 phần là lí do "sâu mọt" được nêu trên, một phần là bởi "chưa có chính sách". Thời điểm đó đã qua và chúng ta đang dần có chính sách, nhưng hình như hơi chậm, nhỉ:-?. Trường ĐH Thanh Hoa ở Trung Quốc chi ít nhất là 2000$/ tháng cho 1 ông giáo sư nước ngoài. Đào tạo 1 tiến sĩ ở Việt Nam tốn khoảng 10 năm mà chưa biết chất lượng. Tự dưng lại có người giỏi xin làm không công mà không dùng, phí. Ngó qua Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, sự phồn thịnh của họ có phần lớn là chất xám của Hoa kiều, Hàn kiều.
--Tìm kiếm, đào tạo, sử dụng mà còn có vướng mắc thì chắc chắn là bảo vệ nhân tài còn khó hơn:-? . Nhân tài chỉ quan tâm đến chuyên môn của họ mà ít khi quan tâm tới quan hệ xã hội, trường hợp này điển hình ở các nhà toán học và khoa học tự nhiên. Vì vậy, trong khi làm việc ở viện nghiên cứu không tránh khỏi trường hợp không được lòng các lãnh đạo. Lãnh đạo cởi mở, đầu óc thoáng thì k0 sao, chứ lãnh đạo bảo thủ, nhất là "sâu mọt" thì... hết nói. Lí do là ý kiến của họ có khi nghe không lọt tai lắm
. Mọi người cứ thử tưởng tượng quá trình biến đổi từ vượn sang người xem :-?. 1 đàn vượn đang đi 4 chân tự nhiên có 1 con nhảy cẫng lên đi 2 chân, chắc chắn là bị cả đàn quây vào oánh vì tội "lập dị". Không thể có chuyện 1 con vượn biến thành người là cả đàn biến theo mà có lẽ phải đến vài trăm con bị oánh vì tội "lập dị" mới đủ chứng minh cho cả đàn biết là chuyện biến thành người đi 2 chân là tiến bộ, là tốt hơn đi 4 chân 
. Nói đùa tí để thấy rằng: nhân tài luôn có ý kiến sáng tạo khác người, đi trước thời đại và nhiều khi khó được cái bảo thủ của xã hội chấp nhận. Một xã hội luôn có sự tuân lệnh thì sẽ không có nhân tài trong các ngành khoa học.
--Thêm nữa, có những nhân tài "trẻ tuổi tài cao" nhưng lại k0 tránh được cám dỗ của tiền. Trường hợp này khá phổ biến trong làng thể thao và ca nhạc. Ví dụ ah, Văn Quyến đó. Đá bóng thuộc loại siêu. Cú vô lê thần sầu tung lưới Thái Lan ở Seagame 22 được đánh giá cao=D> , nhưng cuối cùng lại phải vào trại giam do bán độ, làm mất danh dự quốc gia[-x . Dư luận trút căm giận lên đầu Quyến, nhưng sau cũng phải công nhận trong tiếc nuối: "uh, cán bộ còn tham nhũng thì tránh sao được cầu thủ trẻ... học hỏi theo
"
--Phần cuối: thảo luận. Mong mọi người tham gia góp ý kiến



--Trong 1 xã hội chuyển mình từ cơ chế quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường năng động, các phần tử quan liêu ăn bám phần lớn đã "được" loại bỏ theo thuyết tiến hóa của Darwin áp dụng với xã hội. Nhưng một số khác cũng tiến hóa tinh vi hơn, tiếp tục ăn bám:| và thậm chí, tính tới việc loại bỏ những người trẻ hơn, giỏi hơn để giữ ghế cho mình
--Tất nhiên là không phải nhân tài nào cũng cần đến nhà nước, họ có khối nơi mời với mức lương cao gấp nhiều lần ngân sách hạn hẹp của Việt Nam. Cái cốt lõi là họ cảm thấy họ có trách nhiệm xây dựng đất nước. Đã có lần, các giáo sư Việt kiều xin về nước làm "không công", nhưng lại chưa được sử dụng. 1 phần là lí do "sâu mọt" được nêu trên, một phần là bởi "chưa có chính sách". Thời điểm đó đã qua và chúng ta đang dần có chính sách, nhưng hình như hơi chậm, nhỉ:-?. Trường ĐH Thanh Hoa ở Trung Quốc chi ít nhất là 2000$/ tháng cho 1 ông giáo sư nước ngoài. Đào tạo 1 tiến sĩ ở Việt Nam tốn khoảng 10 năm mà chưa biết chất lượng. Tự dưng lại có người giỏi xin làm không công mà không dùng, phí. Ngó qua Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, sự phồn thịnh của họ có phần lớn là chất xám của Hoa kiều, Hàn kiều.
--Tìm kiếm, đào tạo, sử dụng mà còn có vướng mắc thì chắc chắn là bảo vệ nhân tài còn khó hơn:-? . Nhân tài chỉ quan tâm đến chuyên môn của họ mà ít khi quan tâm tới quan hệ xã hội, trường hợp này điển hình ở các nhà toán học và khoa học tự nhiên. Vì vậy, trong khi làm việc ở viện nghiên cứu không tránh khỏi trường hợp không được lòng các lãnh đạo. Lãnh đạo cởi mở, đầu óc thoáng thì k0 sao, chứ lãnh đạo bảo thủ, nhất là "sâu mọt" thì... hết nói. Lí do là ý kiến của họ có khi nghe không lọt tai lắm
--Thêm nữa, có những nhân tài "trẻ tuổi tài cao" nhưng lại k0 tránh được cám dỗ của tiền. Trường hợp này khá phổ biến trong làng thể thao và ca nhạc. Ví dụ ah, Văn Quyến đó. Đá bóng thuộc loại siêu. Cú vô lê thần sầu tung lưới Thái Lan ở Seagame 22 được đánh giá cao=D> , nhưng cuối cùng lại phải vào trại giam do bán độ, làm mất danh dự quốc gia[-x . Dư luận trút căm giận lên đầu Quyến, nhưng sau cũng phải công nhận trong tiếc nuối: "uh, cán bộ còn tham nhũng thì tránh sao được cầu thủ trẻ... học hỏi theo
--Phần cuối: thảo luận. Mong mọi người tham gia góp ý kiến
Chỉnh sửa lần cuối: