Ayreon: Ban nhạc của nghệ sĩ thiên tài người Hà Lan: Arjen Anthony Lucassen cùng với một đội hình toàn những vocals mà " ai cũng biết là ai đấy" như Bruce ( Iron Maiden), Andi Deris (Helloween), Timo Kotipelto ( Stratovarius) và Sharon ( Within Temptation).... kể cả ngày cũng không hết. Guitars thì có Gary Wehrkamp của Shadows Gallery ( nếu chưa biết gì về họ thì đây là một band Progressive Metal khá đinh của Mĩ. Nhưng, đặc biệt nhất, là tuyệt vời nhất, chính là band nhạc này cũng mời
Mikael Åkerfeldt :* tham gia. Nếu ai không biết về
Mikael Åkerfeldt :* thì tớ cũng xin nói, đây là người tuyệt vời nhất trên thế giới, người giỏi giang, đẹp trai, thông minh và dễ thương nhất thế giới. Anh cũng chính là thủ lĩnh của ban nhạc mẫu mực nhất thế giới mà luôn luôn được người nghe nhắc đến bằng một giọng điệu kính nể và thân thiết :
Opeth. Chỉ riêng điều này thôi đã đủ để Ayreon trở thành band nhạc Progressive Rock/Metal đáng nghe bậc nhất rồi.
Hiển nhiên, album mà tớ đánh giá cao nhất của họ là bộ đôi album năm 2000, đó là The Universal Migrator Part I: The Dream Sequencer và The Universal Migrator Part II: Flight Of The Migrator. Nhưng album mới nhất của Arjen là album mà tớ nâng niu nhất, bởi nó có sự đóng góp của anh
Mikael Åkerfeldt :* đóng vai Fear. Một album tuyệt vời, cũng được phát hành dưới dạng đĩa đôi, rất hợp cho những ai cầu kì, kiểu cách trong âm nhạc.
Angra: Không thích, không nghe, không biết. Ghét bọn này vì cái Temple Of Shadows, chả phải thứ âm nhạc mình thích.
Symphony X: Ghét nốt. Chúa ghét những cái gì được gọi là Power. Hùng hục như chuẩn bị phang nhau đến nơi. Chả nhẹ nhàng tinh tế gì cả
.
Pain of Salvation: Tớ thề là tớ tí ngã từ trên giường xuống đất khi xem DVD Be của band nhạc này. Một band nhạc thực sự thực sự trí tuệ và phức tạp. Càng ngày thứ âm nhạc của họ càng khó nghe. Từ những Entropia với cuộc vật lộn không ngừng nghỉ với bản thân cho đến One Hour by the Concrete Lake trình diễn một thứ âm nhạc sâu sắc và giàu tính triết lý, kết quả là nghe xong không hiểu gì
. Concrete Lake chính là nói về một hồ nước ở Nga, tên là gì nhỉ... Karachay... maybe
, được dùng để đổ chất thải hóa học trong suốt 50 năm, và bây giờ thì nó đông cứng như bê tông ( nghĩa của từ Concrete). Cũng có nguồn thông tin cho rằng ai đứng ở đó một giờ thì lăn ra chết tươi. Đấy chính là ý nghĩa của toàn bộ album, một lời cảnh báo về sự phá hoại của loài người với thiên nhiên. Còn cảnh báo thế nào thì nghe rồi biết. Có thể nói, xét về tính "concept" và tư tường trong một tác phẩm, thì Opeth chưa chắc đã ngang ngửa được với Pain of Salvation. Đấy là tớ chỉ bốc phét một tí về 2 album đầu thôi, vì tớ đói lắm rồi :|.
Còn về Porcupine Tree, đây là ban nhạc tớ kính nể nhất. Với Steve Wilson, một phù thủy âm thanh trong phòng thu, có thể thấy điều này khi so sánh chất lượng âm thanh qua từng thời kì của các album Opeth. Trong thời gian làm 3 album là Blackwater Park, Deliverance và Damnation, Steve là người giúp đỡ Opeth rất nhiều trong phòng thu, và cũng chính anh là người đưa khái niệm keyboard tạo không gian vào âm nhạc của Opeth. Sự thay đổi như thế nào thì... để lịch sử phán xét.
Mười năm hoạt động với 6 album, không ai có thể phủ định sự thành công của Porcupine Tree. Có thể nói rằng, với các album trước khi Steve cộng tác với Opeth, hầu như không hề có tính chất của Progressive Metal, chắc tại sau khi làm việc với các Sweetish thân yêu thì các anh ý thay đổi chăng. Điển hình là với 2 album In Absentia và Deadwing, album sau có lẽ không hoàn toàn là một album Prog, ngoại trừ track "Arriving Somewhere But Not Here" dài tới 12 phút. Đây cũng là album mà người hâm mộ cảm thấy PT bắt đầu thay đổi nhiều hơn bao giờ hết, âm nhạc nặng hơn, chát chúa hơn. Nhưng cho dù thế nào thì PT vẫn là tượng đài trong dòng Progressive Rock.
Thế nhé, ngắn gọn thế đã để còn ăn cơm. Đói lắm rồi.