Xăng dầu

Đọc bài anh Minh này thấy buồn cười vãi . Thằng FED nó tăng giảm lãi suất cho vay có bao giờ nói trước đâu mà anh bảo nó ra tín hiệu. Mà phản ứng là phản ứng từ thị trường chứng khoán, cái mà dự đoán là chủ yếu chứ không phải là thị trường Mỹ thực sự, cũng chẳng liên quan đến cái uy tín gì cả: lãi suất giảm thì đầu tư tăng, dẫn đến tỉ lệ thất nghiệp giảm và sức mua cao hơn. Mấy tháng trước chính phủ mình làm tương tự, điều chỉnh lãi suất ngân hàng để kiềm chế lạm phát đấy thôi.
Mà anh nói đến việc uy tín của ngân hàng Mỹ cao hơn hẳn của ngân hàng Việt Nam: vâng, năm 2007 ngân hàng Mỹ cũng như ngân hàng Việt Nam đều đưa ra các khoản cho vay để đầu tư nhà đất hay mua cố phiếu mà không đảm bảo tính an toàn, và hậu quả là năm nay cả 2 đều sụp đổ tương tự đấy .

Xin lỗi em :) nhưng anh cũng không chắc là khi em cười anh như vậy thì có tác dụng chế giễu anh hay là em đang tự làm bản thân trở nên buồn cười.:|

Đã đọc bài của anh BAT nhưng không định reply nữa, tuy nhiên bài của em Đạt làm mình cảm thấy hơi offensive nên phải vào bảo vệ luận điểm bản thân. Để trả lời cho đoạn in đậm của em, về việc United States Federal Reserve có ra tín hiệu trước khi điều chỉnh lãi suất mục tiêu không, anh đề nghị em đọc bài báo này của the Economist:
http://www.economist.com/world/unitedstates/displaystory.cfm?story_id=11877481
The Fed suggests that growth is now as big a worry as inflation

Như bài báo thể hiện, Fed thường xuyên thể hiện cách nhìn và quan điểm của mình về nền kinh tế Mĩ. Việc điều chỉnh lãi suất là do Federal Reserve Board of Governors quyết định tại mỗi kì họp, nhưng thực ra tiếng nói của vị Chairman luôn có tính chất quyết định áp đảo, và trước mỗi kì họp nếu Fed chuẩn bị điều chỉnh lãi suất, thì vị Chairman thường có những bài phát biểu quan trọng gợi ý về mức điều chỉnh. Và Fed cũng thường công khai chiều hướng điều hành của mình. Điều này giúp tất cả những ai quan tâm có thể dự báo gần như chính xác mức độ tăng giảm lãi suất sắp tới của Fed, nếu có. Ví dụ cách đây một thời gian Fed gợi ý là trong thời gian từ nay đến cuối năm sẽ không giảm lãi suất, hoặc có thể tăng 0.25 điểm %, nhằm gìm giữ lạm phát. Nhưng nay để thích nghi với diễn biến mới, Fed thay đổi gợi ý là sẽ giữ nguyên lãi suất đến hết 2008. Khi đưa ra những gợi ý như vậy, Fed đã điều chỉnh mức kì vọng của người dân và thị trường. Trong kinh tế thì kì vọng là một yếu tố quan trọng nên việc điều chỉnh nó, set expectations đã trở thành một công cụ điều hành của Fed.

Còn đoạn in nghiêng trong bài của em, thú thực, anh thấy nó không biểu lộ một ý nghĩa nào, nên không cần phải trả lời. Ví dụ của em về sai lầm trong chính sách cho vay của Fed, thì anh trả lời: 1. Sai lầm trong chính sách không có nghĩa là Fed nói dối, nói một đằng làm một nẻo; anh đang bàn đến uy tín và niềm tin, không phải chính sách đúng sai; 2. Cuộc khủng hoảng gần đây của Mĩ có nhiều nguyên nhân phức tạp, em đổ hết lên đầu Fed cũng là sai.

Mình hiểu lí luận của bạn Kiên rằng thông báo trước về việc tăng giá xăng sẽ làm dân chúng đổ xô đi mua. Mình tin rằng vai trò của Chính Phủ là phải tìm ra giải pháp cho vấn đề đó, giống như việc CP đang tìm cách chống đầu cơ, chứ không phải hi sinh sự minh bạch và công khai trong thông tin.

Để nhấn mạnh thêm tầm quan trọng của sự uy tín và minh bạch trong hoạt động điều hành của chính phủ, cũng như việc xây dựng niềm tin trong nhân dân, mình xin trích khổ báo cuối cùng trong link sau, một bài báo của TS. Vũ Thành Tự Anh (một chuyên gia uy tín của VN, giảng viên Fulbright Economics Teaching Program)
http://www.thesaigontimes.vn/epaper/TB-KTSG/So21-2008(909)/17223/
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Fed thường xuyên thể hiện cách nhìn và quan điểm của mình về nền kinh tế Mĩ.
Cái này đúng, nhưng không có nghĩa là nó nói trước sẽ tăng hay giảm bao nhiêu như bài anh đã nói ở trên. FED chỉ thể hiện cách nhìn của riêng nó và ý kiến của nó thường giống với nhận định chung của các chuyên gia kinh tế do đó không mấy khi gây ngạc nhiên:
The Fed’s statement on Tuesday should not have come as a surprise.
Cái em thấy buồn cười là statement của anh:
hỉ cần ra tín hiệu là sẽ tăng/giảm 0.25% chẳng hạn, là thị trường đã phản ứng theo ý nó muốn rồi.
Không bao giờ nó sẽ tiết lộ là giảm hay tăng bao nhiêu và thị trường cũng chỉ phản ứng sau khi có thông tin chính thức (theo ý em hiểu bài của anh nói FED ra tín hiệu và thị trường phản ứng ngay). Chưa kể, việc anh so sánh tăng lãi suất của FED với việc tăng giá xăng của chính phủ cũng rất khập khiễng. FED tăng lãi suất để phục vụ mục đích kích thích nền kinh tế, trong khi chính phủ tăng giá xăng là điều bất khả kháng và đi ngược lại mong muốn của bất kỳ ai, nên nói trương xăng tăng là người dân đi tích ngay, như vụ tin đồn hôm nọ chẳng hạn:|.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Cố gắng điều chỉnh kỳ vọng là một chuyện, thực sự cái kỳ vọng đó nó như thế nào lại là chuyện khác, nó còn phụ thuộc vào khả năng nhận thức của xã hội.

- Chính phủ tuyên bố không tăng giá trong tháng 6, đến tháng 7 tăng giá xăng thì em cho rằng đó không đáp ứng được kỳ vọng mà chính phủ cố gắng tạo ra trước đó.

-Thế hồi cuối năm 07, đầu năm 08, FED cắt lãi suất lia lịa, 1 lần cắt 0.75%, một lần cắt 0.5% chỉ trong vòng 1 tháng (mức điều chỉnh phổ biến là 0.25-0.5%). Mấy lần cắt đó đều là qua họp khẩn cấp (emergency meetings), thì liệu có thể coi là không đáp ứng được kỳ vọng được không? Đấy là trên quan điểm cắt nhiều quá, đột ngột quá. Còn xét trên quan điểm đáp ứng nhu cầu thực của việc phát triển kinh tế, nhiều chuyên gia cho rằng mức cắt đó vẫn chưa đủ, và bằng chứng là kinh tế Mỹ đang phát triển với tốc độ rùa bò nhất trong nhiều năm gần đây bất chấp việc lãi suất đồng USD thuộc loại thấp nhất trong các ngoại tệ mạnh, vậy cũng có thể coi là chưa đáp ứng được kỳ vọng (của các nhà kinh tế) được không?

Anh thì anh nghĩ là mọi việc đều có rất nhiều cách nhìn khác nhau, khi đánh giá một vấn đề gì đó ở bậc vĩ mô như thế này thì cái nhìn cũng phải rộng.

Uy tín và minh bạch là điều cần thiết và chính phủ VN đang từng bước cố gắng hiện thực hóa điều đó. Nếu em cho rằng em có thể làm tốt hơn, nhanh hơn thì nên học cho tốt rồi về cống hiến cho đất nước hơn là ngồi phê phán và so sánh nền kinh tế của một đất nước không bao giờ bị xâm chiếm trong suốt lịch sử hiện đại với một đất nước đang trong quá trình xây dựng và phát triển sau khi chiến tranh kết thúc được hơn 30 năm.

BAT.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên