Việt Nam thiếu những người trẻ quyết liệt - >_< bực bực!

Đọc cái topic này mở mang đầu óc nhiều quá
Em thấy qua cái topic này, thấy mọi ng tranh luận hăng say đấy chứ :)) ai dám bảo ng VN ko quyết liệt nào :D
Ng VN quyết liệt, rất quyết liệt hăm hở là đằng khác . Nhưng cái chính là ng VN từ xưa ko có thói quen biểu lộ mọi việc ra ngoài . Con ng phương Đông từ xưa đến nay đều vậy, ảnh hưởng của phong kiến, văn hóa truyền thống, sống nội tâm, luôn cân nhắc lời ăn tiếng nói. Cho nên ko thể so sánh với ng phương Tây, vì đây là khác nhau từ bản sắc văn hóa riêng rồi.
Ko thể nói tất cả ng VN đều chăm chỉ đều tốt đc, cộng đồng nào mà chả có một bộ phận xấu, nhưng ko thể nhìn vào những con ốc mà đánh giá cả 1 vùng chỉ toàn ốc mà ko có cá , cua đc đâu ^^.. điển hình to đùng là ở trường mình, thiếu j những ng quyết liệt, năng động, nhưng ý tưởng , những ý kiến đã thành hiện thực, những chương trình dù còn chưa hoàn thiện nhưng thể hiện đầy đủ sự sáng tạo của thanh niên chứ :-/

Muốn làm cho con ng VN quyết liệt lên như bà Chi Lan j j đó nói, tốt nhất là nên thay đổi suy nghĩ của ng lớn đi đã ^^
ng trẻ tuổi hiện nay đâu có đc cho tham dự quốc hội nhìu, đâu có chân trong những cuộc họp lớn có tính quyết đinh... nếu mà ng VN cứ giữ cái định kiến: ng trẻ ít kinh nghiệm, chỉ đứng sau các bậc lão thành nghe giảng giải, bao h đến tuổi hãy tham gia thì đương nhiên, chả bao h thấy đc tiếng nói của thế hệ trẻ có trọng lượng rồi :-j:-j
 
em còn khá nhỏ tuổi , chỉ hơn thằng em ruột anh có 1 tuổi , mà đã xác định được con đường rất đúng đắn ,
đó là tư duy tranh luận cởi mở , không ngại va chạm , cọ xát với những luồng tư tưởng trái ngược , kể cả với người lớn tuổi , trên những vấn đề mà người ta lâu nay vẫn cho là đúng...
Bản thân đấy đã là một dấu hiệu tốt chứng tỏ rằng 9x sẽ nhiều những người trẻ quyết liệt hơn !

Trâm hãy cố gắng giữ vững tiêu chí đó , cộng với việc luôn không ngừng học hỏi , nỗ lực đi đến tận cùng chân lý trong mọi vấn đề , đây chính là bước khởi đầu để đặt nền móng cho bất cứ điều gì em làm sau này , từ điều nhỏ nhất cho tới điều lớn nhất !

Hãy tin vào điều đó !
 
Thẳng thắn là anh cãi thầy từ ít nhất từ lớp 6, rất thường xuyên, có gì đáng ngạc nhiên lắm đâu :D Học các lớp kiểu như Toán, Lý chẳng ai lại cấm trao đổi cả, em hỏi thêm chắc chắn càng khuyến khích. Có điều gặp thầy giỏi thì ít cãi dc hơn thôi. Có một điều cần chú ý là khi cãi với ng dc cho là hơn mình thì cần thận trọng. Phải hiểu dc họ nói cái gì và phải chỉ dc họ sai ở đâu, phải theo đúng nghĩa trao đổi chứ ko phải chỉ nói mà ko nghe. Nếu theo dc kiểu ko cần điểm nữa thì càng tốt, thầy cô ko nghe mà mình thấy đúng thì cũng cứ làm.
 
Theo tớ thì cãi thầy cũng tùy lúc. Hồi đại học, học môn cơ học tương đối, có một chú đứng lên cãi nhau với ông thầy, hai thầy trò mặt đỏ gay đỏ gắt tranh luận từ đầu buổi đến cuối buổi, vãi hài hước :))
 
em thấy anh Quang có nhiều cái đặc biệt thật. Em "cãi" GV hồi lớp 10 vì bài cô giải sai, rồi kiến thức chưa đúng...cãi xong bị ghét ngay. Có thể thầy cô lúc đó đồng ý với ý kiến của mình( nếu nó đúng) nhưng sau đó thì...
 
Nhắc đến việc cãi nhau với thầy cô lại nhớ hồi mình học lớp 4, cô bảo mình làm sai, lại dám đứng lên cãi lại bảo em làm đúng, cô bảo là "Anh đúng thì tôi sai à ?" hồn nhiên trả lời "Dạ vâng!" =))
Ở trường Ams thầy cô tốt mà, cãi nhau thoải mái có làm sao đâu :) Nhg tất nhiên cãi cũng phải có lý của mình ( mặc dù có thể mình cãi sai - cái này rất dễ xảy ra vì mấy thầy cô dạy học chục năm mà lại sai bao h :D ) và phải có tinh thần nghiêm túc đóng góp và tiếp thu :D
 
cũng còn tùy vào người giáo viên thôi anh Quang ạ ,
chưa nói gì đến những môn liên quan đến tư tưởng và các giá trị nền tảng , chỉ nói riêng về các môn tự nhiên thôi nhé , còn nhớ cách đây gần một năm , lúc ôn thi đại học môn Lý , có một bài mà thầy giáo giải theo cách em chắc chắn 100% là sai , ấy vậy mà hình như nó được sử dụng lại qua các năm , một điều thật nguy hiểm ! (cũng may đấy là dạng tương đối phức tạp nên không gặp nhiều trong đề thi thật)
Em đứng lên tranh luận ngay với thầy , ấy thế mà nói rã cả họng thầy chẳng chịu tiếp thu gì cả , không chịu ngồi xem lại vấn đề mà cứ bám lấy cái sai của mình ! Thế xong cả lớp còn adua theo nữa , nên em chán quá chẳng thèm nói nữa , vì nghĩ là thể nào thầy cũng xem lại sau , cuối cùng thì thầy chẳng bao giờ còn đề cập đến bài đó nữa .

Lên đại học thì một số giáo viên còn làm cho em thấy thất vọng hơn nữa về mức độ chịu khó lắng nghe tâm tư nguyện vọng , trao đổi thẳng thắn với sinh viên , ví dụ như là mỗi khi chương trình học đi quá chậm , em muốn viết một bản góp ý nên sửa cái này cái kia (không liên quan gì đến các môn chính trị đâu nhé) , thì câu trả lời rất chung chung thưởng nhận được là " mặt bằng chung nó thế , mình phải chấp nhận thôi em ạ !"
Đấy là những người tương đối dẹp bỏ được cái tự ái của mình , còn những người khác thì thôi , chẳng dám nói với họ để vạ vào thân !

Theo quan niệm của cá nhân em , trường học là nơi tốt nhất để xây dựng tinh thần đối thoại , hợp tác và một tư duy dân chủ - một nếp dân chủ từ cơ sở thực sự !
Tuy nhiên cứ với cái đà này thì...
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên