Việt Nam thiếu những người trẻ quyết liệt - >_< bực bực!

em ơi lần sau có thể lịch sự paste bài viết của em ra đc ko :|
nhìn cái topic mở ra chỉ có cái link rớt độp vào mặt thế này ... thiếu thiện cảm lắm em ah

hơn nữa muốn đọc rõ trong blog của em còn phải bôi đen nữa, cái nền em để khó đọc quá em ah :|
 
paste ra trông giống như kiểu lấy bài người khác về làm bài mình lắm :D nên dù ghi cái source bé tí phía dưới nó vẫn cứ thế nào ấy :p với lại nữa là phần comment phía dưới cũng khá thú vị đấy chứ ^^

phần bài viết em có để highlight cho dễ đọc rồi mà. hoặc nếu vẫn không đọc được thì chị chịu khó bấm vào view page without theme vậy :p
 
Việt Nam thiếu những người trẻ quyết liệt
Ba-Pham-Chi-Lan060107.jpg

Bà Phạm Chi Lan - nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng.

Phát biểu tại một diễn đàn thanh niên mới đây, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nói: “Thanh niên các nước có phong thái tự tin, mạnh dạn, chủ động hơn mình rất nhiều”.

Bà kể: “Đến giờ tôi vẫn còn ấn tượng về hai thanh niên người Campuchia khi tôi tham gia nhóm Tầm nhìn Đông Á, bàn về khuôn khổ hợp tác khu vực Đông Á tương lai.

Chúng tôi làm việc với nhau từ năm 1999 đến 2001, mỗi nước chọn ra hai người đại diện, hầu hết đều ở tuổi 50-60. Campuchia đã cử một người khá trẻ. Anh rất năng động, tự tin, tham gia tranh luận kịch liệt với các nước khác, cãi nhau với Nhật Bản, Hàn Quốc một cách thoải mái. Họ đã tạo được hình ảnh rất đẹp về Campuchia. Không ai dám coi thường Campuchia khi có người như vậy tham gia các hội nghị.

Người thanh niên thứ hai là trưởng đoàn đàm phán của Campuchia ở WTO mà tôi cực kỳ ấn tượng ở cách làm việc thẳng thắn, quyết liệt. Năm ngoái anh rời Campuchia, vượt qua hơn 100 ứng cử viên các nước để vào làm tại Trung tâm Thương mại quốc tế ở Geneva. Bây giờ anh ta đã là con người của thế giới.

Cả hai thanh niên trên đều nói tiếng Anh rất giỏi; tranh luận, trao đổi thoải mái. Tất nhiên để có phong thái như vậy phải có trình độ, kỹ năng chuyên môn tốt. Nước ta đang thiếu những thanh niên có khả năng tranh luận, dám phản biện cho ý kiến của mình mà mình nghĩ là đúng”.

Đừng hài lòng với những gì đã có

Gia nhập WTO, điều đầu tiên ta có thể trông đợi là sẽ có nhiều việc làm tốt hơn so với hiện nay, đặc biệt là với người có năng lực. Lĩnh vực sáng tạo và phát triển, các lĩnh vực kinh doanh mới sẽ mở ra không ngừng. Riêng dịch vụ đã là một chân trời cực rộng để các bạn trẻ đi vào và phát triển.

Dịch vụ có cái hay là nhiều khi không chỉ là kinh tế, mà còn là văn hóa, xã hội, gắn với cuộc sống từng người. Tham gia vào đó chúng ta sẽ đóng góp lớn cho xã hội và linh hoạt điều chỉnh tương lai của mình.

Sẽ có rất nhiều cơ hội để học tập, nâng cao tri thức, năng lực. Các bạn đừng đổ tại mình không có dịp đi học, tham gia chương trình nọ kia. Cơ hội không chỉ trên ghế nhà trường chính qui, các trường lớp tập trung mà còn là các chương trình học từ xa, các viện mở, qua chương trình của các trường các nước tung lên Internet... Chỉ sợ mình không chịu học thôi chứ nếu đã ham học, muốn học thì hoàn toàn không hề thiếu.

Tuy nhiên, cạnh tranh tìm nơi làm việc, nơi học tập tốt, vị trí cao trong xã hội sẽ thật sự quyết liệt. Tôi nghĩ là thanh niên ai cũng nên, cần và muốn có những thách thức này để mình luôn luôn vượt lên trên mình, chứ đừng nên hài lòng với những gì mình đã có.

Tư duy toàn cầu, hành động tại chỗ

Nước ta tỉ lệ nghèo còn cao, đấy là gánh nặng lớn mà chúng ta phải lo. Nhưng với các bạn thanh niên, tôi nghĩ gánh nặng trách nhiệm của các bạn với cộng đồng, đất nước còn lớn hơn: các bạn chịu trách nhiệm cả về hiện tại và tương lai.

Nếu hiện tại các bạn không làm tốt thì tương lai các bạn sẽ lãnh đủ gánh nặng nợ nần với nước ngoài qua ODA, FDI, vị thế lên hoặc xuống của đất nước trong quá trình hội nhập… Ngoài ra, các bạn còn là những tấm gương trực tiếp cho các em nhỏ. Ai cũng nói ra biển lớn, nhưng người chèo thuyền, chắc chắn lực lượng chính là các bạn.

Trong bối cảnh như vậy thì cần làm gì? Ở đây tôi xin gợi ý hai điều: đổi mới tư duy và hành động. Đó là “tư duy toàn cầu, hành động tại chỗ”, chống lại xu hướng hẹp hòi, cục bộ, thiển cận trong suy nghĩ của mình. Ở đây không có nghĩa bạn quên đi những chuyện của đất nước mình. Từ hiểu biết, suy nghĩ toàn cầu để nhìn vào mình cho trúng hơn và hành xử tốt hơn.

Thứ hai là có tư duy tự lực tự cường, không đòi hỏi, ỷ lại, dựa dẫm ở Nhà nước nhiều mà tự mình nỗ lực vươn lên. Thanh niên cần biết chủ động, chấm dứt cách đòi hỏi quá nhiều vào xã hội, Nhà nước, vì đơn giản Nhà nước, xã hội lấy đâu giúp mình nếu mỗi người không cố gắng.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan
Tuổi Trẻ
Em đã trích dẫn rồi nha ;)
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
...ko dám bình luận chuyện này...công nhận mình đúng là người thiếu quyết liệt >"<...
 
Thấy cái comment dưới cùng là chính xác nhất. Rõ ràng bà Chi Lan đã nói là "thiếu" chứ không phải là "không có"... Mà cũng phải công nhận điều này là đúng.

"Nước ta đang thiếu những thanh niên có khả năng tranh luận, dám phản biện cho ý kiến của mình mà mình nghĩ là đúng”
Chính xác, chỉ khi mình được học tập ở những nước khác, mình mới thấy rằng đúng là như vậy. Phần đông SV VN ban đầu chỉ ngồi nghe các giáo sư giảng mà không hề muốn tranh luận hay đặt câu hỏi gì cả, trong khi bọn nước ngoài rất hăng hái trong khoản này... Đấy là điều thứ nhất ^^

"Chỉ sợ mình không chịu học thôi chứ nếu đã ham học, muốn học thì hoàn toàn không hề thiếu."
Cái này mình cũng đồng ý ^^

Tuy cách nói của bà Lan có thể làm 1 số người Việt trẻ không hài lòng nhưng cũng không phải là những gì bà nói là thiếu chính xác. Chúng ta cũng nên đối mặt với những khuyết điểm của chính mình mà ^^
 
Em thấy dẫn chứng bà này đưa ra chả thuyết phục j cả. Nếu bà í chỉ nhìn có 2 thằng Campuchia nói TA như gió, cãi nhau với tây ầm ầm mà bảo thanh niên nó hơn thanh niên mình thì :| xong lại rút ra kết luận ngay là VN mình thiếu ng` trẻ quyết liệt :| Ko phục ko phục :|
E tin VN mình cũng đầy ng` làm đc như thế, chẳng qua là các bác lãnh đạo nhà mình ko để ng` trẻ đc tham gia vào những việc nhớn như thế thôi ( thật ra là đc tham gia khi họ đã già :D )
 
"Thiếu" chứ không phải là "không có". Mình nhìn từ quan điểm của mình, từ những mối quan hệ và tầm nhìn của mình, thì bạn bè mình ai cũng là "người Việt trẻ quyết liệt" cả, nhưng xét lại, so sánh với đại đa số người trẻ Việt Nam thì tỉ lệ là thế nào? Những mối quan hệ của mình khác với những mối quan hệ của người khác.
Bác ấy nhìn vào tình hình giáo dục hiện nay mà phát biểu trên mặt vĩ mô, hoàn toàn không phải là bác ý bảo là nước mình ít "thanh niên trẻ quyết liệt" hơn Campuchia (Ơ, mà ai biết được cái này nhỉ :-??). Nhìn Campuchia thế chứ Việt Nam có khi không bằng được (các bác nào thích TDTT thì xin mời cứ suy nghĩ Việt Nam là trùm thiên hạ, em không phản đối)
Tớ thấy ngạc nhiên là tại sao mọi người lại đọc được mỗi cái tựa đề rồi gào lên : "không phải, không phải thế, tôi quen toàn người Việt trẻ tâm huyết, như thế là không đúng".
Tại sao không đọc cái phần quan trọng hơn, có ý nghĩa hơn:

Đừng hài lòng với những gì đã có
Gia nhập WTO, điều đầu tiên ta có thể trông đợi là sẽ có nhiều việc làm tốt hơn so với hiện nay, đặc biệt là với người có năng lực. Lĩnh vực sáng tạo và phát triển, các lĩnh vực kinh doanh mới sẽ mở ra không ngừng. Riêng dịch vụ đã là một chân trời cực rộng để các bạn trẻ đi vào và phát triển.
Dịch vụ có cái hay là nhiều khi không chỉ là kinh tế, mà còn là văn hóa, xã hội, gắn với cuộc sống từng người. Tham gia vào đó chúng ta sẽ đóng góp lớn cho xã hội và linh hoạt điều chỉnh tương lai của mình.
Sẽ có rất nhiều cơ hội để học tập, nâng cao tri thức, năng lực. Các bạn đừng đổ tại mình không có dịp đi học, tham gia chương trình nọ kia. Cơ hội không chỉ trên ghế nhà trường chính qui, các trường lớp tập trung mà còn là các chương trình học từ xa, các viện mở, qua chương trình của các trường các nước tung lên Internet... Chỉ sợ mình không chịu học thôi chứ nếu đã ham học, muốn học thì hoàn toàn không hề thiếu.
Tuy nhiên, cạnh tranh tìm nơi làm việc, nơi học tập tốt, vị trí cao trong xã hội sẽ thật sự quyết liệt. Tôi nghĩ là thanh niên ai cũng nên, cần và muốn có những thách thức này để mình luôn luôn vượt lên trên mình, chứ đừng nên hài lòng với những gì mình đã có.
Tư duy toàn cầu, hành động tại chỗ
Nước ta tỉ lệ nghèo còn cao, đấy là gánh nặng lớn mà chúng ta phải lo. Nhưng với các bạn thanh niên, tôi nghĩ gánh nặng trách nhiệm của các bạn với cộng đồng, đất nước còn lớn hơn: các bạn chịu trách nhiệm cả về hiện tại và tương lai.
Nếu hiện tại các bạn không làm tốt thì tương lai các bạn sẽ lãnh đủ gánh nặng nợ nần với nước ngoài qua ODA, FDI, vị thế lên hoặc xuống của đất nước trong quá trình hội nhập… Ngoài ra, các bạn còn là những tấm gương trực tiếp cho các em nhỏ. Ai cũng nói ra biển lớn, nhưng người chèo thuyền, chắc chắn lực lượng chính là các bạn.
Trong bối cảnh như vậy thì cần làm gì? Ở đây tôi xin gợi ý hai điều: đổi mới tư duy và hành động. Đó là “tư duy toàn cầu, hành động tại chỗ”, chống lại xu hướng hẹp hòi, cục bộ, thiển cận trong suy nghĩ của mình. Ở đây không có nghĩa bạn quên đi những chuyện của đất nước mình. Từ hiểu biết, suy nghĩ toàn cầu để nhìn vào mình cho trúng hơn và hành xử tốt hơn.
Thứ hai là có tư duy tự lực tự cường, không đòi hỏi, ỷ lại, dựa dẫm ở Nhà nước nhiều mà tự mình nỗ lực vươn lên. Thanh niên cần biết chủ động, chấm dứt cách đòi hỏi quá nhiều vào xã hội, Nhà nước, vì đơn giản Nhà nước, xã hội lấy đâu giúp mình nếu mỗi người không cố gắng.

TB: Cái này nên chuyển sang Thảo Luận Nghiêm Túc
 
Chỉnh sửa lần cuối:
điều bác ấy mong muốn chả sai. con đường bác ấy chỉ ra rất đúng. mỗi tội là bác ấy chẳng coi những người trẻ tuổi ra gì, hoặc là bác ấy chẳng update chút nào hết!

Sơn đã viết:
Đúng là 1 "người làm kinh tế" ....lời nói có chi có thu ...hex ....Thực ra có fải bà Phạm muốn dùng bài phát biểu này để khích những người trẻ tuổi chăng ?? sao sử xự Kinh tế thế nhỉ ...hex ....Còn nếu không thì chẳng có gì để nói ....giọng điệu này mở TV hay đài báo lên thấy Nhà nước ta nói suốt ngày .....và cuối cùng tuổi trẻ rồi cũng phải tự lực thôi và sự thực là họ đã tự lực lâu rồi... họ biết rằng họ chẳng trông đợi gì vào mấy lời nói chung chung của những người chỉ đẻ trước họ được ....Và kinh nghiệm ở đây : Dân ta vốn nhiều khẩu hiệu, càng lên cao khẩu hiệu càng to! Nếu bà Phạm là 1 người tha thiết với thế hệ trẻ VN thì nên làm 1 cái gì đó cùng họ(bà nói thì đúng lý thuyết đấy...quan sát bà trên báo giới cũng nhiều... nhưng làm được gì nhiều đâu? ) ... hồi học trong trường có 1 thầy giáo làm anh nhớ mãi Nga ạ ...Trong 1 buổi họp các sinh viên đi thi Festival, ông ấy có hỏi 1 câu về KTrúc ....sinh viên k trả lời được ....ông bảo: Bọn em học KTrúc mà không biết à?? Vậy thì thôi vậy ....hex ...như trò đùa ...vậy đấy! chúng ta đang được những người như thế giáo dục đấy ....Cả bài của bà Phạm anh thấy có 1 điều đúng, đó là: Thanh niên chúng ta phải tự lực thôi ....nhưng điều này cũ quá rồi ...

Nguyễn Minh Diệu - Anh1 0205 đã viết:
Chị cũng khá khó chịu khi đọc bài phỏng vấn đó trước đấy. Thanh niên có quyết liệt hay không phụ thuộc khá nhiều vào sự giáo dục và tinh thần chung của gia đình và xã hội. Thay bằng hô hào bằng lời nói suông (mà mọi người đều biết) thì tốt nhất nên giúp đỡ bằng hành dộng thiết thực.

@anh Sơn & chị Diệu: quan điểm của em cũng giống như anh chị. em là người rất tích cực lắng nghe góp ý, nhưng nhiều người lại cứ chỉ luôn thích criticize chứ không hề có ý muốn cải thiện tình hình, giúp đỡ người đang bị criticize gì cả. việc criticize đó chỉ mang ý nghĩa "tự sướng" bản thân, nhưng lại cứ mang cái vỏ bọc của kẻ bề trên, ra cái điều là muốn góp ý với chả giúp đỡ. em không thích ăn nói thiếu tôn trọng bác ý; em mong là bác cũng như những "người lớn" khác làm ơn hãy chia tay và khối óc ra giúp đỡ thế hệ đi sau hơn là chỉ trích chúng ta kém cỏi.

nếu không thể/không muốn thực lòng có những hành động giúp đỡ nhau, thì thiết nghĩ không nên "mắng mỏ" như thế này.

mà nhất là khi sự chỉ trích, mắng mỏ đó còn sai sự thật, đi chậm với phát triển nữa chứ!

@Bubble: cái bối cảnh xã hội mà bà Lan và Bubble đang mô tả là bối cảnh xã hội cái thời 1 chục năm trước *_* thế hệ trẻ bây giờ tự tin, chủ động, sống có lý tưởng, quyết tâm hơn trước rất nhiều, đơn giản vì xã hội đã phát triển hơn, chúng ta có điều kiện hơn, không phải lo lắng những vấn đề khác nữa để có điều kiện phát triển tư duy xa hơn. các bạn trẻ bây giờ hiểu bản thân, tin vào chính mình, và dám bộc lộ bản thân hơn. chả có cái lý do gì để mà nói chúng ta không sống quyết liệt cả! (Nga hay dùng từ "quyết liệt" để mô tả chính mình, và đó cũng là điều Nga nghĩ về thế hệ mình, nên ngay tựa đề bải viết đã khiến Nga cảm thấy không thoải mái)

bản thân Nga cho rằng, việc phải đi "khâm phục" những việc mà bạn trẻ các nước khác làm trong khi chính bản thân chúng ta cũng làm được và làm được hơn thế là một nỗi nhục, là sự kém hiểu biết về chính bản thân xã hội chúng ta, mà nếu như thế, thì đừng nói đến 2 chữ phát triển. you gotta know yourself first.

Trịnh Hằng - Anh1 9598 đã viết:
Bà Phạm nói đúng với số lớn em ạ. Chị nói là đúng với số lớn nhé. Còn số những người có thể tự nhận là tự tin, mạnh dạn và quyết liệt, là số ít; còn những người thực sự đúng là có những phẩm chất đó, là số rất rất ít. Thật đáng buồn là sau mấy năm ra trường và đi làm, chị càng phải công nhận điều đó đúng (dù ngày xưa cũng từng cực kỳ kiêu hãnh về thế hệ của mình).

progress takes time. 10 năm trước thì tình hình có thể giống như chị, chị Bubble và bà Lan nói đến, hoặc sáng sủa hơn đôi chút. đầu thập kỷ 80 là thời điểm thời kỳ Đổi mới chuyển mình mạnh mẽ. nó đánh dấu bước ngoặt quan trọng giữa Thế hệ chuyển giao (60,70) và Thế hệ mới (80,90) (tương quan với thế hệ cũ là 40,50). những người thuộc thời kỳ đầu như chị đã bắt đầu có ý thức về sự tiến bộ của thế hệ mình. tuy nhiên, thời điểm đó còn có chưa nhiều người nhận ra thực tế đó, cũng như tàn dư của thời kỳ bao cấp vẫn còn ảnh hưởng đến cuộc sống của họ (ít nhất là cho đến những người sinh năm 82, theo như em được biết), nên sức mạnh của giá trị bản thân thế hệ đó vẫn chưa hoàn toàn được nhận thức và phát triển hết mức.

đến những người thuộc nửa sau thập niên 80, bức tranh đã thay đổi rất nhiều rồi. bọn em có đủ điều kiện để tự do phát triển và phát triển mạnh mẽ hơn. chính vì vậy mà kết quả là thế hệ chúng ta ngày càng tự tin, chủ động, sống lý tưởng và quyết liệt, với giá trị cốt lõi đã được nâng cao.

em không cho rằng có ít những người như chị Diệu, như những anh chị đồng nghiệp của em ở FMusic (đặc biệt là anh Phùng Tiến Công và anh Nguyễn Ngọc Long), như anh Dương Minh Việt Dân Trí (cuoihaymeu), như nhóm GFO ở Singapore (anh Việt Tùng - Zim), chị Hồng Anh (HA), Quế Chi (Sâu Đo), Nhi iSphere (Little max), Hường UWC, Thảo Julie Anh1 Ams 0407, Hạnh Dung Zee UWC, Nhật zest... đó là một vài cái tên lướt qua trong friendlist của blog. cả những người như anh Sơn comment phía trên, và nhiều nhiều nhân vật nữa em không nhớ ra hết nổi, hoặc chưa có điều kiện tiếp xúc nhiều để hiểu hơn về họ, nhiều những người như thế em đánh giá cao và họ thuộc Thế hệ chủ động ngày hôm nay. chắc chắn họ không phải số ít. ngay từ ngày hôm nay, họ đã và đang đặt những viên gạch vững chắc cho một nền móng rộng cho tương lai của chính mình và cửa đất nước rồi.

Nguyễn Thế Mạnh - Văn CVA 9902 đã viết:
bực bình thường, ko bực lắm, nói đúng đấy chứ, title mấy ảnh nhà béo nhà bíu gây shock thôi

bác ấy nói với sai thế hệ rồi. anh Mạnh nhìn lại mình xem, anh mà sống không quyết liệt ư? bác ấy nói ANH sống không quyết liệt. không đúng đúng không? có thể đúng với nhiều năm trước, nhưng với thế hệ trẻ hôm nay thì chắc chắn là không đúng rồi!

Mai khen chi Dieu ma quen mat chu de chinh cua entry ;) Ca nhan anh thay la chang viec gi phai tranh cai voi ba Chi Lan ca?, ko chung ba ay cung chi dang choi tro` khieu khich the he tre thoi;) Quan trong la minh` dang lam gi` de chung minh nhung gi minh noi. Do la li do vi` sao luc dau anh tam toe viet blog Kinh te, roi tam su doi ba chuyen vat vanh ve minh tren blog, roi chot nhan ra la kien thuc cua minh con qua han che de? danh thoi gian cho nhung thu nhu vay, the la gac but(chi? post tai` lieu cua cac bac' cao tuoi thui:D). Gio anh chi tap trung ma` de hoc va lam viec. The he tre hom nay quyet liet hay chua anh ko biet, vi moi ra doi` quyet liet no'i thoi chua du?, lieu co hanh dong quyet liet va giu duoc su quyet liet do ko thi phai chung minh bang thoi gian. Cham het ^_^

Lê Nguyễn Ngọc Tâm đã viết:
Chẹp, anh nghĩ Hiền Nga nhảy tới kết luận hơi vội trong vụ này. Theo như anh đọc thì thấy ví dụ của bà này nói là "không có người trẻ quyết liệt đại diện VN" hơn là "VN không có người trẻ quyết liệt". Nếu không có người tốt đại diện thì là do cách chọn người của hệ thống chính quyền của VN, không phải là do người VN. Đó là sai cơ bản về mặt lập luận rồi, chả có nghĩa gì mà phải suy nhiều hơn nữa cả.

tớ quote lại mấy cái comment phía dưới trong blog tớ :)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Góp ý: Mọi ng đọc vẫn với một cái nhìn ai đó chê trách mình và thể hiện mình cũng giỏi là một cái rất đáng chê. Với những ng khi ng ta đến một tầm đủ lớn thì việc chê thế hệ trẻ hoàn toàn chả đem lại cho ng ta một cái cảm giác sung sướng nào hết. Việc hạ thấp thằng khác để nâng cao mình là một cái thể hiện sự trẻ con của một số ng cũng nghĩ mình đã trưởng thành và phổ biến trong suy nghĩ ng Việt, nhưng ko phải ai cũng vậy. Việc đọc cái bài kia mà chỉ quay sang chỉ trích là một cái nhìn cực kì hạn hẹp, kể cả khi ý tác giả đúng là như vậy. Nếu ý tác giả đúng là như thế, việc nên làm là bỏ qua thay vì làm cái việc chính mình cho là vô ích: đi chỉ trích ng khác. Cái phản ứng này ko chỉ vô bổ mà còn có hại cho việc nhìn nhận những cái tích cực trong đó. Bài bác Lan thì anh chỉ nhìn nhận đó là một chiêu khích tướng để nhiều ng có thêm động lực phấn đấu, cái này là cái nhìn thấy rõ nhất và chỉ có lợi chứ ko có hại. Việc nên làm cũng là tìm thấy cái có ích cho mình trong đó.
 
anh Nuôi cún, bản thân anh cũng đang đọc các comment đó với 1 thái độ chê trách nên không nhìn thấy cái positive của nó :p bản thân trong các comment em trích ở trên, mọi người đều đã extract được cái ý "tốt" trong bài origin, cũng như đã áp dụng được các điểm đó, nên việc sau khi nói đến cái tốt, họ nói đến cái xấu thì cũng phải thôi, vì họ được quyền làm điều đó. những điểm có thể coi là positive trong bài của bà Lan (sống tích cực, sống có trách nhiệm...) họ đều đã và đang và sẽ làm được mà :)
 
Anh đâu có chê tất cả các comment, anh nói chung thôi, anh cũng chả chê mọi ng làm gì :)) Nói vậy để mọi ng bớt mấy cái tự ái vặt đi khi nó ko phải nói về mình. Anh chỉ chỉ ra cái nên làm và ko nên làm thôi, quyết thì vẫn ở mọi ng ;)

Nhân tiện nói thêm mấy cái liên quan. Hồi trước có lần thảo luận có tự hào VN đã thắng Mĩ ko, anh trả lời ko. Lí do là mình chả góp thậm chí 1 vết xước móng tay vào nó thì tự hào cái gì, có tự hào có bố mình trong đó thì may ra có một chút. Tất cả những cái nói đến tập thể rất phù phiếm, quan trọng là bản thân mình. Ví dụ có bạn comment là thế hệ trẻ có ng nọ ng kia nhưng giải quyết cái gì nếu ng đó ko phải là mình, cũng như hs Ams giỏi nhưng mình kém thì vẫn cứ phải cúi đầu thôi. Có nói gì thế hệ trẻ thì mình cũng vẫn như vậy thôi. Chẳng lẽ những ng quyết liệt lại chỉ vì ng khác công nhận?

Có một ý cuối của Tâm thì anh cho rằng đã là ng quyết liệt thì đừng nghĩ đến ai đó tạo điều kiện cho mình hay chọn mình, những ng dc liệt kê ở trên chắc đều thế.

Anh thì anh hầu như chả đọc bài này lẫn comment :D
 
Theo như em hiểu thì ý anh Quang là ngay khi đọc cái topic title đã biết nội dung nó là gì rồi b-) no offense

Khiễm xét 1 bài viết ( bài nói) thì còn phải để ý đến hoàn cảnh nội dung và mục đích của nó

Hẳn nhiên bài phát biểu của ms Lan mang tinh thần CỔ ĐỘNG nên phải chỉ ra cái CHƯA CÓ và cái CẦN LÀM chứ k0 ngoài ra k0 có mục đích nào khác.

Thế thôi
 
:)) Nước nào mà chả có nhân tài, nước nào mà chả có kẻ dốt.
Cái quan trọng là biết tu bổ nhân tài, khắc phục cái dốt thì tự khắc nước sẽ mạnh thôi, chả cần gì phải ngồi đây tự chê trách dân mình như thế.:-j
Em công nhận là thanh niên VN ko quyết liệt như bọn Tây, nhưng ko quyết liệt thì sao chứ, cứ sồn sồn lên là tốt sao. Mà thanh niên VN ko quyết liệt nhưng có thấy thua ai đâu, cần gì phải quan trọng hoá vấn đề như thế.:-j
 
nhưng Lộc hiểu chữ "quyết liệt" mà kinh tế gia Chi Lan dùng là thế nào mà lại đem so sánh nó với cả tính cách " sồn sồn " như trên ?

vả lại , thực ra , nếu nhìn rộng ra cả thế hệ thanh niên trên toàn quốc thì tình hình có lẽ cũng ko được sáng sủa lắm đâu
bản thân anh không muốn bi quan trong chuyện này , nhưng chỉ phản ánh lại chân thực những gì mình tiếp xúc hàng ngày thôi , ở thành thị còn thế , thì ở thôn quê sẽ ra sao ?

chứ nếu chỉ nhìn vào thành phần thanh niên elite như kiểu Ams , CVA của HN , LHP của Sài gòn ... rồi kết luận về tình hình chung của thanh niên VN (chiếm trên 50% dân số VN) thì đúng là sẽ rất tươi sáng như Lộc nghĩ thật !

Ngoài ra , nếu cho rằng "ko phải ngồi chê trách dân mình" cũng đúng , tuy nhiên , vấn đề là mục đích của việc "chê trách" đó là gì ? Nếu là để bài bác , chia rẽ bè phái ...thì phải lên án , nhưng nếu là có tinh thần xây dựng , đặc biệt là các nhà kinh tế , các nhà doanh nghiệp ... thì rất đáng chú ý đấy !

Nếu không , báo Tuổi trẻ hay Tiền phong gì đó đã chẳng cần phải tốn công lập ra mục " thói xấu của người Việt" ,mà thực ra là lấy ý tưởng từ cái " Người Trung Quốc xấu xí" làm gì !
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Thế mọi người đã đọc những bài viết về giới 9X hiện nay chưa? Một bộ phận không nhỏ HS bây giờ đã biết quan hệ từ khi mới 13, 14 tuổi, đã biết lắc khi vẫn còn đeo khăn quàng đỏ, đã biết vào bar trước tuổi thành niên (hoàn toàn bị cấm ở những nước tiên tiến như Anh, Pháp, Mỹ)...

Trước khi rời VN, ông tôi đã dúi vào tay tôi những mảnh báo cũ mà tôi vẫn còn đang giữ... Những bài báo viết về thế hệ trẻ hiện nay: sự thật là đã có những người tài sau khi đi du học ở nước ngoài đã không muốn quay lại đất nước... và chúng ta đã đánh mất họ. Cũng có 1 bài báo viết rằng: Có 1 khách du lịch nước ngoài đến VN và được 1 giáo sư ở 1 trường ĐH dẫn đi thăm phố phường HN. Khi thấy phố phường rất đông đúc và nhộn nhịp, và đa số họ đều là giới trẻ, ông ta hỏi vị giáo sư rằng: "Họ đang đi đâu vậy?" và ông giáo sư trả lời rằng: "chính họ cũng không biết họ đang đi đâu đấy!". Sự thật là như vậy, có vẻ người Việt trẻ hiện nay có quá nhiều thời gian rảnh rỗi mà họ không biết dùng để làm gì. Tất cả các buổi tối bạn ra đường đều thấy họ "lượn phố" với không 1 mục đích gì. Tôi sống ở Lyon, 1 thành phố không thể nói là nhỏ ở Pháp được, nhưng tất cả các buổi tối trong tuần, thật hiếm khi thấy được những cảnh như vậy. Người Pháp thì lại quá bận rộn, có thời gian rảnh, họ sẽ chơi thể thao, hoặc là học 1 cái gì đấy (khá nhiều thanh niên Pháp biết ít nhất 3 đến 4 ngôn ngữ: Pháp, Anh, Latin và Đức). Vậy tại sao người Việt trẻ lại không làm như vậy? Câu hỏi khó mà trả lời được

P/S: Hoàn toàn đồng ý với ý kiến của Bách
"thói xấu lớn nhất của người Việt là rất sợ nói về thói xấu của mình", còn thói xấu thứ 2 là chỉ nói mà không làm. cứ ngồi đây mà xét nét mà không có giải pháp thì chẳng khác gì ngồi kể lể linh tinh cả.
Tâm đắc với cả câu này của Duy bên topic nói về thói xấu của người Việt
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Thế em Bảo học được mấy ngoại ngữ rồi?
Ở Hà Nội thì buổi tối đi lượn phố là thích nhất rồi còn gì ?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Thế em Bảo học được mấy ngoại ngữ rồi?
Ở Hà Nội thì buổi tối đi lượn phố là thích nhất rồi còn gì ?

Nếu tính ngoại ngữ không thì em biết 3 thôi :p (Eng, French, Dutch mới học). Tất nhiên là lượn phố là thích rồi, nhưng ngày nào cũng lượn thì có hay không anh?
 
Sự thật là như vậy, có vẻ người Việt trẻ hiện nay có quá nhiều thời gian rảnh rỗi mà họ không biết dùng để làm gì. Tất cả các buổi tối bạn ra đường đều thấy họ "lượn phố" với không 1 mục đích gì. Tôi sống ở Lyon, 1 thành phố không thể nói là nhỏ ở Pháp được, nhưng tất cả các buổi tối trong tuần, thật hiếm khi thấy được những cảnh như vậy. Người Pháp thì lại quá bận rộn, có thời gian rảnh, họ sẽ chơi thể thao, hoặc là học 1 cái gì đấy (khá nhiều thanh niên Pháp biết ít nhất 3 đến 4 ngôn ngữ: Pháp, Anh, Latin và Đức). Vậy tại sao người Việt trẻ lại không làm như vậy? Câu hỏi khó mà trả lời được
Cái này thực ra rất dễ trả lời: kinh tế VN kém phát triển.

Nói “lười thế nên kinh tế kém là phải” thì chỉ đúng một nửa mà có lẽ có thể coi là sai. Giải thích lằng nhằng nhưng chỉ cần hiểu thực ra kinh tế phát triển để làm gì thì sẽ trả lời được.

Có một cái cực kì căn bản của khoa học hiện đại mà mọi ng đều đồng ý là thực tại khách quan quyết định ý thức con ng, nhưng lại rất hay quên khi áp dụng để cải tạo tự nhiên. Trả lời mấy cái kia về ý thức chỉ cần nắm thực tại là suy ra thôi ;)
 
Back
Bên trên