Lam hơi nhầm lẫn một chút, vụ chuyển nhượng Chaiman cao nhất Đông Nam Á thôi, chứ C Á 1 triệu USD có là gì
. Bóng đá ở VN chỉ phổ biến nhất chứ không thể nói là phát triển nhất được, Các trường đào tạo trẻ của Thái, Malai, Indo...đều hơn đứt chúng ta về cơ sở vật chất cũng như tính chyên nghiệp. Muốn biến phát triển đến đâu thì cứ nhìn các đội VN ở các giải C1 DNA hay C Á đấy. HAGL mạnh như thế mà còn bị mấy đội Thái, Malai đá cho tan tành. Riêng ở Thái các đội như Không lực Hoàng Gia hay Ngân Hàng Bangkok...đã vươn ra tầm châu Á, đã từng giành chức vô địch C1 C Á, lùi một tí thì có Mecasa , Bectero Cexana...trụ cột của các CLB đấy cũng chủ yếu là người bản địa đấy chứ.
Xin trích bài phỏng vấn của Vietnamnet với ông Đức-chủ tịch HAGL về những bức xúc của ông, nghe người trong cuộc nói chắc chúng ta cũng hiểu thêm đôi chút về cách làm việc của VFF:
Chúng tôi - các CLB - không phải là những trái chanh để Liên đoàn Bóng đá VN (VFF) vắt hết nước rồi bỏ mặc ra sao thì ra". Ông Đoàn Nguyên Đức, chủ tịch HA.GL, đã phát biểu một cách hết sức sôi nổi và bức xúc...
Ông có thể nói rõ hơn về số phận của "trái chanh"?
- Các CLB là nền tảng của một nền bóng đá: CLB mạnh thì đội tuyển mạnh, và ngược lại đội tuyển không thể mạnh nếu các CLB không mạnh. Thế mà người ta đối xử chẳng ra làm sao với cái gọi là "nền móng" ấy cả.
Ngay với đội HAGL chúng tôi đã tốn không biết bao nhiêu công sức và tiền của để dự Cúp C1 Đông Nam Á, châu Á; thế nhưng chưa bao giờ chúng tôi nhận được một câu hỏi thăm nào từ VFF dù chỉ để vui lòng chứ chưa nói đến việc góp tay giúp đỡ.
Đối với việc sử dụng cầu thủ, họ bất chấp đến sự thiệt thòi của các CLB. Tôi nghĩ ở các nước có nền bóng đá chuyên nghiệp thật sự, nếu liên đoàn trưng thu các cầu thủ giỏi của họ trong gần nửa năm trời như vừa qua thì có lẽ chuyện lớn đã xảy ra.
VFF luôn lấy chiêu bài "làm nhiệm vụ quốc gia" để áp chế CLB, làm nghèo CLB. Họ quên rằng CLB nghèo thì làm sao bóng đá VN giàu cho được. Chưa hết, khi các tuyển thủ bị chấn thương thì mới càng thấm thía.
Ở CLB chúng tôi có trường hợp Duy Quang chẳng hạn, khi chấn thương chẳng ai quan tâm, dù chỉ là một lời hỏi thăm. Chúng tôi phải đưa Quang sang Singapore chữa trị. Chữa lành, Quang đá cho HAGL trong chuyến đi thi đấu Thái Lan thì ông HLV trưởng lại lớn tiếng đòi kỷ luật mà VFF chẳng có lấy một lời nào để giải thích. Nói thật, tôi “điên” vụ này lắm. Mà đâu chỉ mình HAGL, trường hợp Văn Trương ở đội Huế cũng thế.
Tôi nghĩ VFF hiện nay hay tương lai gì cũng thế, điều tiên quyết là phải thay đổi cách nhìn về CLB, phải tôn trọng chứ đừng xem họ là những trái chanh, vắt hết nước là vứt.
VFF sắp đại hội nhiệm kỳ 5, ông có ra ứng cử không?
- Nói thật, công việc kinh doanh đã ngốn hết thời gian của tôi. Nếu tham gia thì tôi phải làm cho ra trò chứ tôi không chịu được cái chuyện vào đấy cho có mặt, ai nói gì cũng gật. Tôi mong rằng ai vào VFF nhiệm kỳ tới cũng thế, xin hãy tự trọng, vào để làm việc chứ không phải vào cho có mặt với người ta.
Tôi nghĩ bóng đá VN không đến độ thiếu những người có khả năng và tâm huyết, ví dụ như trường hợp anh Nguyễn Văn Vinh chẳng hạn. Nhưng xưa nay có ai chấp nhận cho một con người thẳng thắn như thế vào VFF đâu.
"
Chưa bao giờ VFF chấp nhận một người thẳng thắn như anh Nguyễn Văn Vinh".
Ông có hiến kế gì để bóng đá VN mạnh lên không?
- Một công ty yếu kém, làm ăn không hiệu quả thì đương nhiên là do lãnh đạo tồi của ban giám đốc. Tương tự, bóng đá VN làm sao mạnh được nếu VFF yếu kém? Vì vậy chuyện thay đổi là bắt buộc.
Nhưng thay thế nào, thay ai mới là điều quan trọng. Tôi nghĩ nếu VN mình chưa ai đủ tầm cỡ, sự hiểu biết để xây dựng một bộ máy VFF mạnh thì cứ mạnh dạn thuê chuyên gia nước ngoài giỏi vào làm giúp. Nhưng đó chỉ mới là ý của tôi, chắc gì đã đúng.
Vì vậy, tôi có một đề nghị là hãy tổ chức một cuộc hội thảo thật chất lượng với sự tham gia đầy đủ của các nhà chuyên môn uy tín, các doanh nghiệp lớn quan tâm đến bóng đá. Ở đó, mọi người sẽ trực tiếp đóng góp ý kiến để xây dựng lại VFF.