Việt Nam có về đến đích ??

Phạm Quang Minh
(Minh172)

New Member
Đích ở đây là mốc thời gian gia nhập WTO vào năm 2005.

Theo chỉ thị của bộ chính trị và chính phủ thì Việt Nam sẽ phấn đầu ra nhập WTO vào năm 2005. Theo đánh giá của các nhà chuyên môn thì chúng ta đã đi được hơn 2/3 quãng đường...nhưng hình như 1/3 quãng đường phía trước mới là gian nan nhất.

Các nhà lãnh đạo của Việt Nam hình như khá "lạc quan" và tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng. Trong khi những con số và phân tích thì lại phủ nhận điều đó..với 300 văn bản luật phải sửa đổi để phù hợp (xem ra là quá tải với tốc độ làm luật ở VN )...và hàng loạt các yêu cầu mở cửa của các nước mà hiện tại chúng ta cho là KHÔNG THỂ.

Theo các bạn thì Việt Nam có về đích không? Và các vấn đề cản trở tiến trình gia nhập WTO của VN là gì ? lam gì để khắc phục ??

Theo đánh giá của mình thì rồi cuối cùng chúng ta cũng về đích, bằng cắch là ban đầu thì cương...nhưng sau đó thì nhu...để đạt chỉ tiêu thì sẽ đột ngột nhượng bộ phần lớn...rồi sau đó nghĩ cách khắc phục "hậu quả" sau...:).. Hình như đây là cách mà chúng ta đã áp dụng không chỉ một lần :) và rất thành công trong chiến thuật này.
 
cái bạn nêu ra chung quy lại là vì nhiều lý do VN luôn ở thế bị động trong các tình huống (và chúng ta cũng chui ra được "anh hùng"). Muôn tránh bị động thì cần nâng tầm nhìn lên nhiều bậc (và mềm dẻo hơn nữa).
Quên đi các vấn đề trước đây ( để dẫn tới tình trạng này) thì chúng ta quyết sớm vào WTO thôi. Cái cản trở nhiều nhất là chúng ta không được chuẩn bị cho cuộc chơi mới này. Sắp oánh nhau to rồi đấy :)
Đánh nhau đi.
Xs
 
Chỉnh sửa lần cuối:
một số ví dụ cho sự bị động là chúng ta có giai đoạn chần chừ xúc tiến vào WTO cách đây hơn 5 năm. Đoán rằng chúng ta lúc đó ngo nghiêng đôi chút để xem nên thế nào. Hiện tai chúng ta ở tình trạng buộc vào WTO, nhưng ngay cả mục tiêu vào WTO làm gì thì dường như mang tinh ngắn hạn và chụp giật ( không so sánh nổi với TQ tí nào cả, TQ nước lớn là một, thứ hai họ vào là để có thể nhảy sang giai đoạn phát triển thứ 2 với hàm lượng kỹ thuật cao, việc họ có nhiều thỏa thuận rất hào phóng với các nước thể hiện điểu này).
Chuyện giáo dục cũng vậy, sự bị động thể hiện ở việc không có ai có khả năng đưa ra quyết định cuối cùng cả, dựa dẫm nhìn nhau mặc dù nền giáo dục đang đứng trước nguy cơ phá sản và không đáp ứng được như cầu xã hội ( bà con học sinh AMS đua nhau đi học nước ngoài nữa...).
Nhìn về quá khứ cũng thấý nhiều bài học tương tự....
Bạn nào có ham muốn làm quan chức ở VN thì cố gắng tu luyện cho tốt nhé, lượng sức mình mà làm, kẻo đời con cháu chửi cho...
XS
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nguyen Xuan Son đã viết:
một số ví dụ cho sự bị động là chúng ta có giai đoạn chần chừ xúc tiến vào WTO cách đây hơn 5 năm. Đoán rằng chúng ta lúc đó ngo nghiêng đôi chút để xem nên thế nào. Hiện tai chúng ta ở tình trạng buộc vào WTO, nhưng ngay cả mục tiêu vào WTO làm gì thì dường như mang tinh ngắn hạn và chụp giật ( không so sánh nổi với TQ tí nào cả, TQ nước lớn là một, thứ hai họ vào là để có thể nhảy sang giai đoạn phát triển thứ 2 với hàm lượng kỹ thuật cao, việc họ có nhiều thỏa thuận rất hào phóng với các nước thể hiện điểu này).
Chuyện giáo dục cũng vậy, sự bị động thể hiện ở việc không có ai có khả năng đưa ra quyết định cuối cùng cả, dựa dẫm nhìn nhau mặc dù nền giáo dục đang đứng trước nguy cơ phá sản và không đáp ứng được như cầu xã hội ( bà con học sinh AMS đua nhau đi học nước ngoài nữa...).
Nhìn về quá khứ cũng thấý nhiều bài học tương tự....
Bạn nào có ham muốn làm quan chức ở VN thì cố gắng tu luyện cho tốt nhé, lượng sức mình mà làm, kẻo đời con cháu chửi cho...
XS

Anh à , cái tính bị động nó thâm căn cố đế vào máu cả 1 dân tộc , xuyên suốt bao nhiêu thế hệ rồi , thông cảm cho các bác ý đi :D Có chăng là mong thế hệ anh em bọn mình cần biết khôn ngoan nhìn vào tấm gương của các bậc tuyền bối đi trước để rút ra các bài học kinh nghiệm xương máu , tránh dẫm phải cùng những vết xe đổ đó và năng động nhạy bén hơn thôi ... Nhìn VN , mình lại cứ liên tưởng đến hình ảnh chú gà trống choai , đang tuổi ăn tuổi lớn , thế mà lúc nào cũng tự lấy tay vỗ ngực đôm đốp , cho mình là to , là khoẻ :D Cứ để đến lúc thực tế nó tát cho bôm bốp vào mặt rồi mới lại vắt chân lên cổ giải quyết vấn đề hoàn toàn mang tính chất đối phó , và ít khi có có khả năng nắm thế chủ động.

Mà không hiểu con số bao nhiêu người đi nước ngoài du học sẽ quyết định về để phục vụ cho đất nước nhỉ ?!!! Nhiều đối tượng đi du học mang tiếng là cũng để mở mang tầm mắt , tích lũy kiến thức , song có mấy ai thật sự nghiêm túc và tâm huyết nghĩ là đất nước bây giờ đang rất cần tới thế hệ những trí thức trẻ như mình làm nòng cốt, nói chung họ hời hợt thậm chí chẳng thèm để tâm , cứ thân ai người nấy lo thôi... Có mấy ai thật sự thấm thía 1 chân lí hết sức giản đơn là " nước mất thì nhà tan " , nước mà nghèo thì dân cũng cả đời đì đụt ?!

Nói đi thì cũng phải nói lại , em thấy bây giờ chính sách Đảng và Nhà nước đã có nhiều đổi mới và mềm mỏng hơn trước rất nhiều rồi đó , đối với tư tưởng người Việt Nam mình đó phải công nhận là những quyết định mang tính bước ngoặt rồi ạ :D Đảng Cộng Sản Việt Nam Muôn Năm !!!
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Mà em từ trước đến nay cũng không quan tâm đến tình hình thời sự VN mấy , bây giờ có điều kiện ra nước ngoài du học có cơ hội mở mang tầm mắt chứng kiến cảnh các nước ngoài nó giàu và văn minh quá , đến lúc "ngoảnh đầu nhìn lại cố hương" mới ngã ngửa người vì thấy nhà mình nghèo và nhiều rối rắm king khủng quá...

Lại bàn về giáo dục ( xin lỗi bạn nào đó mở Topic ) , em không hiểu tại sao với lối dạy và học ở VN thụ động và mang tính chất nhồi nhét như vậy mà vẫn thấy không ít học sinh và sinh viên VN khi tham dự các giải Quốc tế vẫn giành được huy chương ???

Phải chăng là chính cái chính sách nhồi nhét đó giúp người học rút ngắn được khoảng cách thiếu hụt tri thức trước kia với đa số bạn bè các nước tiên tiến của TG bây giờ ???

Hầu hết ai cũng lên án là Bộ cần nhanh chóng và nhạy bén có những chủ trương , chỉnh sửa , đổi mới , giảm tải khối lượng chương trình cho học sinh , sinh viên , song , thiết nghĩ phải chăng là chính nó cũng giúp chúng ta có lợi thế hơn về bề rộng kiến thức so với học sinh , sinh viên nhiều nước khác trên TG ???
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Mà không hiểu con số bao nhiêu người đi nước ngoài du học sẽ quyết định về để phục vụ cho đất nước nhỉ ?!!! Nhiều đối tượng đi du học mang tiếng là cũng để mở mang tầm mắt , tích lũy kiến thức , song có mấy ai thật sự nghiêm túc và tâm huyết nghĩ là đất nước bây giờ đang rất cần tới thế hệ những trí thức trẻ như mình làm nòng cốt, nói chung họ hời hợt thậm chí chẳng thèm để tâm , cứ thân ai người nấy lo thôi... Có mấy ai thật sự thấm thía 1 chân lí hết sức giản đơn là " nước mất thì nhà tan " , nước mà nghèo thì dân cũng cả đời đì đụt ?!

Nói chung là em đồng ý với ý kiến của chị Trang . Cái vấn đề này được gọi là " chảy máu chất xám " đây :)) . HSSV VN đi du học nếu mà có 1 trình độ nào đó thì thường ưa ở lại nước ngoài làm việc hơn vì 1 lí do đơn giản : ko có đất ở VN . Với những người như vậy , VN ko có chính sách để tận dụng mà nhìn chung là để vuột khỏi tay cho nước ngoài . Ta chỉ đóng góp nhân lực thôi , còn đào tạo , sử dụng và hưởng thì lại là họ :))

Lại bàn về giáo dục ( xin lỗi bạn nào đó mở Topic ) , em không hiểu tại sao với lối dạy và học ở VN thụ động và mang tính chất nhồi nhét như vậy mà vẫn thấy không ít học sinh và sinh viên VN khi tham dự các giải Quốc tế vẫn giành được huy chương ???

ko , ko phải có huy chương thì có nghĩa là đỉnh cao . Mà nếu là đỉnh cao thì cái chính là sử dụng cái đỉnh cao ấy như thế nào . Nhìn chung , em thấy hs VN đi thi được huy chương olympic chưa chắc đã giải quyết được những vấn đề rất common trong đời sống liên quan đến môn mình thi đâu . Vì vậy , em muốn nhấn mạnh vào chữ " hiệu quả " - cái mà VN đang thiếu .
 
Dùng thế quái nào đc hả em? có 2 kiểu, trước mắt, dùng thì phải trả lương "tây", mà trả thì trả thế quái nào đc. Ờ, mà lương của nó sống trên đất nó thì chả đáng gì, ko đi đú đc.
Còn lại ngoại trừ thiểu số có thể tự mình sống đc ngay thì mới về(mình biết vài bác lập cty các kiểu, thu đc còn cao hơn lương "tây"). Còn theo mình nghĩ đến lúc nào đó thì sẽ nên về, nhưng bây h thanh niên, phải du hí tí đã, các bác nhỉ :))

Nhưng mà thôi, đừng lạm bàn tiếp, hehe, mấy topic nói mãi rồi =;
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên