Đỗ Việt
(doviet)
Thành viên danh dự
Nhưng có thật là các cánh rừng có thể được trồng nhanh đến mức chạy đua được với tốc độ sử dụng giấy của con người không? Trong trường hợp thiếu gỗ, họ phải lấy gỗ từ đâu?Thật ra là ngày nay giấy được sản xuất dựa trên nguồn nguyên liệu rừng trồng chuyên để lấy giấy, không phải cắt bừa phứa cây nào cũng chặt như ngày trước nữa.
Tiếc là anh chưa tìm được con số ước tính về lượng giấy bị đốt mỗi ngày trên thế giới. Nhưng anh biết đây là một con số khổng lồ, ít nhất là từ những điếu thuốc.
Nếu như chỉ đọc qua bài viết ấy thì tưởng như có thể mừng được. Nhưng theo anh thì không mừng sớm thế được đâu.Rừng nhân tạo khiến cho lượng cây xanh càng ngày càng tăng, tỉ dụ như ở Indonesia
- Theo thống kê của Greenpeace thì từ năm 2000 đến 2005, Indonesia là quốc gia có tốc độ phá rừng nhanh nhất thế giới.
- Để thúc đẩy kinh tế nhờ lợi nhuận từ dầu cọ, mà 7,3 triệu hecta rừng ở Indonesia đã bị phá hủy.
- Tính tới gần đây, diện tích rừng tự nhiên ở Indonesia đã bị giảm 72%.
- Mới đây, Indonesia buộc phải đề xuất và thực hiện dự án trồng rừng cấp tốc, với mong muốn là từ giờ đến 2010 sẽ trồng lại được 2 đến 3 triệu hecta, tức là chưa tới 1 nửa diện tích rừng đã bị mất.
---> Nếu muốn lấy 1 ví dụ về việc rừng tự nhiên thể hiện thế mạnh thì đừng nói về Indonesia vội nhé, chờ vài năm nữa xem thế nào đã!
Ngoài ra, còn có chút vấn đề:
- Thứ nhất là không có ai đảm bảo được là trong lúc họ trồng rừng theo dự án ấy thì các cánh rừng khác không tiếp tục bị phá hủy.
- Thứ hai là không thể không kể đến các thiên tai mà con người chưa lường trước được, ai dám chắc việc trồng rừng nhân tạo luôn thành công?
- Thứ ba là các khu rừng tự nhiên, ngoài các vai trò mà thông thường ai cũng biết (như là "lá phổi của trái đất", chống ngập lụt...) thì còn có vai trò rất quan trọng trong việc giữ ổn định vòng tuần hoàn của nước. Các cánh rừng nhân tạo sẽ phải mất nhiều thời gian để sự tuần hoàn nước đạt tới mức hiệu quả như ở các cánh rừng tự nhiên. Ở đây anh không nói cụ thể về vòng tuần hoàn của nước bên dưới các cánh rừng, nhưng anh nghĩ tự em hiểu được rồi.
Anh thấy ví dụ của em không cân đối. Em có thể so sánh được việc trồng khoai tây với việc bảo vệ và trồng rừng? Em nghĩ rừng chỉ có tác dụng như một nguồn tài nguyên gỗ cho con người? Còn tất cả các tác dụng vô cùng lớn của rừng thì em bỏ đi đâu?Giấy được sản xuất từ gỗ nên trồng cây lấy gỗ = McDonald cần khoai tây nên nông dân phải trồng khoai tây. Người dân càng ăn nhiều fries thì nông dân càng vui thú trồng thêm khoai tây => Muốn thêm nhiều cây, cứ việc dùng giấy thoải mái ( chỉ có điều giấy bây giờ không còn được trọng dụng do có internet)
May mắn thay là không có vụ tái chế khoai tây:x , đáng buồn thay là có vụ tái chế giấy .
Còn mấy củ khoai thì mang lại gì, ngoài giá trị ẩm thực và dinh dưỡng? (anh phân biệt 2 khái niệm này: cái thứ nhất phụ thuộc vào nhu cầu về khẩu vị của con người, cái thứ hai là yếu tố cần thiết để đảm bảo sức khỏe)
Tất nhiên, người ta thích ăn nhiều khoai thì trồng thêm nhiều, ăn ít thì trồng ít. Nhưng dù thế nào, em có thể tưởng tượng qua về thời gian cần trồng một vụ khoai và thời gian để gây dựng một cánh rừng, để thấy ví dụ em vừa nói chưa được hợp lí.
Anh đọc những gì em viết thì thấy hơi ngạc nhiên vì vụ các nhà máy giấy thải ra thủy ngân. Theo những gì anh đã đọc thì thủy ngân được thải ra chủ yếu ở các nhà máy sản xuất nhiệt kế, đèn neon, thuốc trừ sâu, các khu khai thác quặng, lọc vàng, và gần đây thì đặc biệt nhiều ở các nhà máy sản xuất xi măng. Anh có thử tìm đọc về việc các nhà máy giấy nhưng chưa tìm thấy gì liên quan đến thủy ngân. Có thể là chưa có tài liệu bằng tiếng Pháp, hoặc là anh tìm kém, lại lười tìm bằng tiếng Anh. Nếu em có tài liệu bằng tiếng Anh liên quan đến việc này thì cho anh mấy cái links nhé!Tại một số hồ của Na Uy và Thụy Điển bị nhiễm độc thuỷ ngân do các nhà máy giấy thải ra, nồng độ thuỷ ngân trong cá ăn động vật sống trong các hồ này lên tới ngưỡng 10 ppm thậm chí lớn hơn.(xem trang 47 của cái này )
Đâu phải giấy nào cũng có thể phân hủy được?Mà giấy là chất hữu cơ, hoàn toàn có thể phân huỷ được mà.
Nếu là cách đây vài năm hay vài chục năm thì anh tin chắc là người ta có thể dễ dàng để cho giấy phân hủy hơn. Còn bây giờ, em thử nhìn lại xem có bao nhiêu giấy thật sự là "giấy tự nhiên"?
Để chất lượng giấy phục vụ cho nhu cầu hàng ngày của con người được cao hơn, người ta phải kết hợp nhiều thứ, để có được các loại giấy trơn, bóng, hay thậm chí là dính thẳng cả ni-lông vào. Theo em, liệu có nhiều khả năng các thành phần đi kèm giấy đó sẽ phân hủy được không?
Chỉnh sửa lần cuối: