Việc bảo vệ môi trường ở nước ngoài?

Đỗ Việt
(doviet)

Thành viên danh dự
Các anh chị, các bạn, các em trai em gái.. đi du học, có thể kể một chút về những gì mọi người thấy ở nước ngoài (mọi thứ liên quan đến ý thức và hành động bảo vệ môi trường) được không?

Cảm ơn mọi người nhé!!
 
Sử dụng freezer và hạn chế fridge để giảm thiểu CFC
Recycle newspaper
 
Ở nước ngoài chuyện recycle là chuyện rất lớn, tất cả các loại giấy tờ, hộp ca tông, các đồ bằng kim loại, nhựa, chai lọ, tất cả đều recycle triệt để. Việc vứt rác ra đường bừa bãi là không được phép (Hình như những thứ organic thì có thể ném ra ngoài cửa sổ đựoc :D ) Đi shopping thì người ta khuyến khích dùng những cái túi shopping bằng fiber dùng đi dùng lại thay vì dùng túi ni lông và túi giấy. Nói chung em nghĩ còn nhiều lắm, nhưng đấy là ý thức chung ạ.
 
thực ra việc recycle ở nước ngoài tốt hơn hẳn ở VN, ngoài việc vì người dân có ý thức chia rác, còn là vì công nghệ. rác hổ lốn cũng có công nghệ tách ví dụ giấy, nhựa và bio mass ra được. rác lung tung đem đốt cũng tạo ra năng lượng (cái này theo định nghĩa cũng là một dạng recycle, lấy lại năng lượng dưới dạng nhiệt). rác đem chôn là phí phạm nhất và hại môi trường nhất. mà trong khi đó rác ở VN thì phần lớn toàn đem chôn.

hơn nữa thực ra tâm lý dùng đồ tái sinh, tái chế ở VN vẫn chưa cao. thế nên giả dụ có đưa hệ thống chia rác vào hộ dân VN và công ty nào làm có làm công nghệ về tái chế ở VN thì cũng khó tìm đầu ra.

việc giảm thiểu đi ô tô (xe máy), tăng đi phương tiện công cộng làm giảm cực nhiều chất thải vào không khí (và gián tiếp làm giảm việc sản xuất ra các thể loại xe - một ngành công nghiệp cực kì tiêu hao năng lượng và hại môi trường). tuy nhiên cái này hơi bị vĩ mô, ko có hệ thống công cộng tốt thì kể cũng khó cho ng dân.

trong việc xây dựng, xây dựng nhà có cách nhiệt tốt cũng làm giảm năng lượng sưởi mùa đông (và ở VN thì điều hòa mùa hè). Vật liệu xây dựng, cửa kiếc các thứ bên này đều được phát triển và thiết kế theo hướng cách nhiệt tốt nhất. tâm lý chọn vật liệu xây dựng ở VN vẫn chưa đặt nặng yếu tố này lên đầu.

nói chung, tâm lý nghĩ đến môi trường ở VN là chưa có. vì vậy nên các quy định về môi trường cũng còn yếu. cái làm hại môi trường nhất thực ra là ngành công nghiệp. nếu xây một nhà máy mà không có quy định nghiêm ngặt về xử lý khí thải, nước thải, xả thẳng ra môi trường thì ảnh hưởng là vô cùng.

tóm lại ý mình là môi trường thực ra là một vấn đề rất vĩ mô. muốn thay đổi thì phải thay đổi tầm vĩ mô. tuy nhiên ko thể phủ nhận thói quen và ý thức cũng góp một phần. việc hạn chế sử dụng túi nhựa là một ví dụ. đi siêu thị thì muốn mua túi nhựa phải trả tiền, phần lớn dân có thói quen dùng túi vải để đi siêu thị. các thói quen tiết kiệm điện, nước cũng giúp cho môi trường rất nhiều. thói quen giảm đi xe máy, giảm sử dụng điều hòa cũng rất có ích (tuy nhiên bù lại phải có alternative chứ ko thì khổ dân).
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Em hơi lạc đề một tí nhưng em thấy việc bảo vệ môi trường ở bên Mỹ chưa hẳn đã hay.

Đi kèm với các hành động phân loại rác, tái chế rác là việc tiêu thụ khủng khiếp của người dân: Em thấy những bạn đổ đi cả đống thức ăn, nhìn mà xót. Điện, nước và giấy được sử dụng vô tội vạ. Em có đọc một quyển sách tên là Deep Economy, trong đó nói rằng người Mỹ tiêu thụ rất nhiều năng lượng. Trung bình một người dân Mỹ tiêu thụ nhiều gấp đôi một người châu Âu. Lượng CO2 nước Mỹ thải ra thì số một thế giới (hay ít ra cũng top đầu thế giới). Nếu người dân có thói quen giảm bớt tiêu thụ, không mua những cái thực sự không cần, không thải ra nhiều rác thì còn tốt hơn vì lúc đó cũng đỡ phải recycle. Nhìn chung, e thấy nc Mỹ có nhiều biện pháp để chống ô nhiễm trong nước nhưng cũng góp phần rất lớn làm ô nhiễm thế giới.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Chắc bên trường em ăn chơi kiểu gì đấy em ạ :D. Trường chị nổi tiếng với phong trào go green, hình như top 5 các trường đại học cả nước, ăn trong dining hall không dùng khay bưng để không lấy quá nhiều đồ ăn. Mà đồ ăn thừa được đem cho người nuôi gia súc gia cầm rồi những người đó lại cung cấp thức ăn cho trường thôi ;).
Ý thức chung của người dân, thực ra là tốt, chỉ có điều ô nhiễm do công nghiệp mới là đáng kể. Thế là chúng nó giải quyết bằng cách lập nhà máy ở mấy nước như mình.
 
Chắc bên trường em ăn chơi kiểu gì đấy em ạ :D. Trường chị nổi tiếng với phong trào go green, hình như top 5 các trường đại học cả nước, ăn trong dining hall không dùng khay bưng để không lấy quá nhiều đồ ăn. Mà đồ ăn thừa được đem cho người nuôi gia súc gia cầm rồi những người đó lại cung cấp thức ăn cho trường thôi ;).
Ý thức chung của người dân, thực ra là tốt, chỉ có điều ô nhiễm do công nghiệp mới là đáng kể. Thế là chúng nó giải quyết bằng cách lập nhà máy ở mấy nước như mình.

Thực ra trường em từ đầu năm đến giờ thấy tình hình cũng khá hơn. Cũng thấy bảng thông báo "Stop wasting" rồi là thống kê lượng thực phẩm bị lãng phí trong một năm và không cho lấy nhiều thức ăn một lần bla bla. Thức ăn bị vứt đi cũng ít hơn.

Nhưng còn vấn đề tiêu thụ những thứ khác em cũng nói ở trên rồi. Em thấy bọn bạn Mỹ của em ở đây ra khỏi phòng hình như không có thói quen tắt tivi tắt đèn. Bên này bọn nó còn có thói quen là bút chì kim mua cả một bọc, viết hết chì là vứt, chả như mình một cái bút viết cả năm.

Ra wal-mart thì thấy hàng hóa tràn ngập và rất rẻ. Để làm gì nếu người dân không thích tiêu thụ. Em nghĩ là bọn nó mua sắm nhiều nhưng dùng mấy, lại vứt thôi.

Lượng lãng phí của người dân cộng lại chắc là lớn, mặc dù chưa ô nhiễm được như chất thải công nghiệp nhưng nếu thay đổi thói quen thì cũng tốt hơn.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Sử dụng freezer và hạn chế fridge để giảm thiểu CFC
Recycle newspaper
Ừ, khi thay đổi công nghệ làm lạnh thì người ta loại bỏ được hẳn một lượng lớn khí CFC sinh ra trong quá trình làm lạnh kiểu cũ, đấy đúng là một bước tiến bộ đáng mừng. Mỗi tội bây giờ con người làm nhiều thứ sinh ra nhiều CO[SUB]2[/SUB] quá, cả CH[SUB]4[/SUB] nữa, cho nên bớt được một lượng CFC vẫn chưa đáng kể.

Việc tái chế báo thì chắc là ở nhiều nước vẫn làm, không chỉ báo mà đủ thứ giấy tờ sách vở nữa.
À, ở US có nhiều báo miễn phí, phát tràn lan ngoài đường không?
Ở Pháp thì có một vài tờ, vì miễn phí nên người ta cứ tiện tay là lấy, xong nhiều khi ngó qua một cái là vứt luôn, phí phạm kinh khủng!

Ở nước ngoài chuyện recycle là chuyện rất lớn, tất cả các loại giấy tờ, hộp ca tông, các đồ bằng kim loại, nhựa, chai lọ, tất cả đều recycle triệt để. Việc vứt rác ra đường bừa bãi là không được phép (Hình như những thứ organic thì có thể ném ra ngoài cửa sổ đựoc :D ) Đi shopping thì người ta khuyến khích dùng những cái túi shopping bằng fiber dùng đi dùng lại thay vì dùng túi ni lông và túi giấy. Nói chung em nghĩ còn nhiều lắm, nhưng đấy là ý thức chung ạ.
Ừ, ở các nước mà công nghệ tái chế rác đã đi vào guồng rồi thì thích thật, họ chỉ còn cần lo việc nhắc nhở người dân phân loại rác thôi. Còn ở Việt Nam thì khổ đủ đường, vừa thiếu ý thức ở người dân, vừa thiếu công nghệ ở các dịch vụ và tổ chức vệ sinh môi trường (có phân loại cũng chẳng có chỗ để xử lí riêng).

thực ra việc recycle ở nước ngoài tốt hơn hẳn ở VN, ngoài việc vì người dân có ý thức chia rác, còn là vì công nghệ. rác hổ lốn cũng có công nghệ tách ví dụ giấy, nhựa và bio mass ra được. rác lung tung đem đốt cũng tạo ra năng lượng (cái này theo định nghĩa cũng là một dạng recycle, lấy lại năng lượng dưới dạng nhiệt). rác đem chôn là phí phạm nhất và hại môi trường nhất. mà trong khi đó rác ở VN thì phần lớn toàn đem chôn.

hơn nữa thực ra tâm lý dùng đồ tái sinh, tái chế ở VN vẫn chưa cao. thế nên giả dụ có đưa hệ thống chia rác vào hộ dân VN và công ty nào làm có làm công nghệ về tái chế ở VN thì cũng khó tìm đầu ra.

việc giảm thiểu đi ô tô (xe máy), tăng đi phương tiện công cộng làm giảm cực nhiều chất thải vào không khí (và gián tiếp làm giảm việc sản xuất ra các thể loại xe - một ngành công nghiệp cực kì tiêu hao năng lượng và hại môi trường). tuy nhiên cái này hơi bị vĩ mô, ko có hệ thống công cộng tốt thì kể cũng khó cho ng dân.

trong việc xây dựng, xây dựng nhà có cách nhiệt tốt cũng làm giảm năng lượng sưởi mùa đông (và ở VN thì điều hòa mùa hè). Vật liệu xây dựng, cửa kiếc các thứ bên này đều được phát triển và thiết kế theo hướng cách nhiệt tốt nhất. tâm lý chọn vật liệu xây dựng ở VN vẫn chưa đặt nặng yếu tố này lên đầu.

nói chung, tâm lý nghĩ đến môi trường ở VN là chưa có. vì vậy nên các quy định về môi trường cũng còn yếu. cái làm hại môi trường nhất thực ra là ngành công nghiệp. nếu xây một nhà máy mà không có quy định nghiêm ngặt về xử lý khí thải, nước thải, xả thẳng ra môi trường thì ảnh hưởng là vô cùng.

tóm lại ý mình là môi trường thực ra là một vấn đề rất vĩ mô. muốn thay đổi thì phải thay đổi tầm vĩ mô. tuy nhiên ko thể phủ nhận thói quen và ý thức cũng góp một phần. việc hạn chế sử dụng túi nhựa là một ví dụ. đi siêu thị thì muốn mua túi nhựa phải trả tiền, phần lớn dân có thói quen dùng túi vải để đi siêu thị. các thói quen tiết kiệm điện, nước cũng giúp cho môi trường rất nhiều. thói quen giảm đi xe máy, giảm sử dụng điều hòa cũng rất có ích (tuy nhiên bù lại phải có alternative chứ ko thì khổ dân).
Vâng, những gì chị nói em rất đồng ý. Nhưng mà thế còn về ý thức và hành động bảo vệ môi trường ở Đức thì sao ạ? (đây mới là điều em muốn biết ạ)

Em hơi lạc đề một tí nhưng em thấy việc bảo vệ môi trường ở bên Mỹ chưa hẳn đã hay.

Đi kèm với các hành động phân loại rác, tái chế rác là việc tiêu thụ khủng khiếp của người dân: Em thấy những bạn đổ đi cả đống thức ăn, nhìn mà xót. Điện, nước và giấy được sử dụng vô tội vạ. Em có đọc một quyển sách tên là Deep Economy, trong đó nói rằng người Mỹ tiêu thụ rất nhiều năng lượng. Trung bình một người dân Mỹ tiêu thụ nhiều gấp đôi một người châu Âu. Lượng CO2 nước Mỹ thải ra thì số một thế giới (hay ít ra cũng top đầu thế giới). Nếu người dân có thói quen giảm bớt tiêu thụ, không mua những cái thực sự không cần, không thải ra nhiều rác thì còn tốt hơn vì lúc đó cũng đỡ phải recycle. Nhìn chung, e thấy nc Mỹ có nhiều biện pháp để chống ô nhiễm trong nước nhưng cũng góp phần rất lớn làm ô nhiễm thế giới.
US là nước gây ô nhiễm nhiều nhất thế giới, cái này người ta đã công nhận, không chối cãi được rồi. Sau đấy là đến Trung Quốc thì phải.
Bây giờ, sau khi ông Obama trở thành tổng thống, nước Mĩ và cả thế giới có thể có một chút hi vọng về việc US sẽ chủ động thúc đẩy thật tích cực việc bảo vệ môi trường, giúp giảm bớt khí nhà kính. Mong là họ làm được như họ nói!

Chắc bên trường em ăn chơi kiểu gì đấy em ạ :D. Trường chị nổi tiếng với phong trào go green, hình như top 5 các trường đại học cả nước, ăn trong dining hall không dùng khay bưng để không lấy quá nhiều đồ ăn. Mà đồ ăn thừa được đem cho người nuôi gia súc gia cầm rồi những người đó lại cung cấp thức ăn cho trường thôi ;).
Ý thức chung của người dân, thực ra là tốt, chỉ có điều ô nhiễm do công nghiệp mới là đáng kể. Thế là chúng nó giải quyết bằng cách lập nhà máy ở mấy nước như mình.
Hay đấy nhỉ, trong nhà ăn không có khay để không lấy quá nhiều đồ ăn.
Cả việc đồ ăn thừa được dùng để nuôi gia súc cũng rất hay!

Thực ra trường em từ đầu năm đến giờ thấy tình hình cũng khá hơn. Cũng thấy bảng thông báo "Stop wasting" rồi là thống kê lượng thực phẩm bị lãng phí trong một năm và không cho lấy nhiều thức ăn một lần bla bla. Thức ăn bị vứt đi cũng ít hơn.
Ừ, cái này tốt, miễn bình luận luôn!

Nhưng còn vấn đề tiêu thụ những thứ khác em cũng nói ở trên rồi. Em thấy bọn bạn Mỹ của em ở đây ra khỏi phòng hình như không có thói quen tắt tivi tắt đèn. Bên này bọn nó còn có thói quen là bút chì kim mua cả một bọc, viết hết chì là vứt, chả như mình một cái bút viết cả năm.
Em nói cái này làm anh nhớ ngay đến... bạn bè Việt Nam của anh ở Pháp.
Nói chung trừ những ai phải tự trả tiền điện và nước, còn thì những người ở trong những nhà mà tiền điện nước đã nằm trong tiền nhà.. sử dụng lãng phí kinh khủng.
Trước hết, nói người thì cũng phải nói chính mình đã. Cách đây 2 năm, anh cũng rất phung phí điện, tức là khi ra khỏi nhà hay khi đi ngủ thì máy tính cũng không bao giờ được tắt, cứ chạy ngày đêm thôi. Tất nhiên bây giờ thì anh luôn tắt hết mọi thứ khi không dùng nữa.
Quay lại trường hợp các bạn bè anh ở Pháp, anh thấy những ai đã thiếu ý thức thì thiếu đến mức thậm tệ luôn. Tức là không chỉ máy tính, đèn, sưởi, mà cả ga, nước, nếu cứ không phải trả thêm tiền khi dùng nhiều thì họ cứ mở xả láng luôn, nhìn mà thấy xót! Nhiều khi, giữa ban ngày trời sáng, họ đi ra hành lang, cầu thang... cũng cứ thò tay bật đèn, chỉ theo thói quen thôi chứ không phải là do nhu cầu. Người VN đi nước ngoài học mà không sửa được cái cách nghĩ và hành động đấy thì rất đáng tiếc, em nhỉ!

Ra wal-mart thì thấy hàng hóa tràn ngập và rất rẻ. Để làm gì nếu người dân không thích tiêu thụ. Em nghĩ là bọn nó mua sắm nhiều nhưng dùng mấy, lại vứt thôi.

Lượng lãng phí của người dân cộng lại chắc là lớn, mặc dù chưa ô nhiễm được như chất thải công nghiệp nhưng nếu thay đổi thói quen thì cũng tốt hơn.
Người bán thèm lợi nhuận quá, làm những thứ chả ra cái gì cả.
Còn người mua thì cũng dở hơi, cứ thấy rẻ thì xúm vào, rồi nghĩ "tiền nào của nấy", mua rẻ để vứt cũng không tiếc...

Ở chỗ mọi người ở, người ta có các hoạt động gì để kêu gọi bảo vệ môi trường?
 
Ở Sing: vứt rác nơi công cộng lần đầu , phạt 1000 đô. Lần 2: 2000 đô. (nếu bị bắt)
Nước uống: recycled water + bought water
 
ở đức có đảng xanh (Bündnis 90/Die Grünen) quan tâm và phụ trách đến vấn đề về môi trường, có ghế trong bundestag để đưa ra kiến nghị về chính sách môi trường hoặc phản bác lại chính phủ cầm quyền nếu có chính sách làm tổn hại cho môi trường.

còn về tâm lý người dân, thì là hình thành trên cơ sở điều kiện sẵn có (có container rác phân loại để mà vứt, có vật liệu xây dựng có tính cách nhiệt cao để mà mua, có phương tiện công cộng để mà đi) nên họ cứ thế là làm thôi vì thành nếp sống rồi mà.

cá nhân chị thấy (có cảm giác), nếu ko phải là ng active hoặc quan tâm lắm đến môi trường thì người dân họ cũng ko chủ động có ý nghĩ phải làm gì đó để bảo vệ môi trường đâu. tuy nhiên họ cũng ko làm gì hại cả vì như chị đã nói, cái đó đi vào nếp sống rồi, tiết kiệm điện nước, đem túi vải đi siêu thị, v.v...

có cái mà chị thấy là các công ty cung cấp năng lượng (điện, gas, nước) có thông tin tốt đến khách hàng (người dân) phải làm sao để tiết kiệm. ví dụ họ hướng dẫn người dân mùa đông đóng kín cửa để bật lò sưởi nhưng vẫn nên thông khí ít nhất là một ngày một lần, mở cửa trong tối thiểu là 2 phút, vì khí ẩm tụ trên tường sẽ qua đó được bay hơi, tường khô hơn và cách nhiệt tốt hơn, bằng không tường bị ẩm sẽ cách nhiệt kém hơn.

các công ty làm máy móc gia đình (ví dụ máy giặt, máy rửa bát) cũng khuyến cáo (hay quảng cáo cho máy của họ có chế độ "bio") là nên sử dụng chế độ rửa nhiệt độ thấp nếu ko nhất thiết phải dùng nhiệt độ cao.

có những nơi tư vấn xây dựng nhà ở có tư vấn về hệ thống quay vòng tận dụng nước thải lần một để dội toilette, tưới cây v.v rồi sau đó mới thải ra hệ thống của thành phố.

nói đùa thì dân ở đây như kiểu "được" manipulated để bảo vệ môi trường ý :p
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hì hì, định viết bài phản biện em Vân từ hôm nọ mà mất mấy cái links, anh lại ngại tìm. Nhưng nói chung theo những gì anh đọc được thì có mấy ý kiến thế này:

1.) Các máy lọc rác kiểu mới bây giờ có thể lọc được trực tiếp từ thùng rác thường. Vì thế bọn Đức cũng đang xem xét lại có cần chia rác ra nữa hay không.

2.) Thực tế cho thấy rất nhiều rác recycling không được bỏ đúng vào thùng vàng, cho nên thà đổ chung 1 thùng rồi dùng máy phân ra như ở trên lại hiệu quả hơn.

3.) Rác recycling xưa nay 1 phần lớn được dùng đem xuất khẩu sang các nước có nhu cầu như China, Ấn độ. Rác này không có depot trung tâm, mà thường là các thành phố, quận huyện có depot của mình, vì họ là người quản lý rác, cũng là người bán, và thu nhập từ việc bán rác này chạy thẳng vào túi tiền của thành phố. Tuy nhiên rác recycling không phải lúc nào bán cũng chạy :) Khi kinh tế toàn cầu đi xuống, giá rác và nhu cầu mua rác của China hay Ấn cũng giảm, kéo theo việc tồn đọng rác ở các depot, dẫn tới 1 loạt phản ứng dây chuyền về vệ sinh.

4.) Về phía người tiêu dùng, khi chưa có rác recycling người ta thường đổ rác thường hàng tuần. Từ khi có thùng rác vàng, người dân có xu hướng chuyển sang 2 tuần mới đổ rác thường 1 lần. Lại 1 lần nữa có vấn đề về vệ sinh :)
 
Ô, thế người ta có máy để lọc tự động, không cần phân loại trước hả anh? Anh cho em mấy cái links đi, 1 phút không lười đi anh :p

@chị Vân: chị biết rõ mấy cái này thế, quan điểm tinh tế, em cảm ơn chị :x
 
vâng đúng rồi anh Duy, em cũng có nhắc đến công nghệ chia tách rác từ rác lẫn lộn (mà Anlage ko phải là máy - maschine, gọi là gì ý anh Duy nhỉ)

rác hổ lốn cũng có công nghệ tách ví dụ giấy, nhựa và bio mass ra được.

tuy nhiên cái này vẫn chưa đưa vào thay hệ thống chia rác đang hiện hành (giấy, thủy tinh, nhựa, kim loại, sinh học) thế nên em vẫn đề cập đến việc chia rác.

tuy nhiên ko phải là ko có khả năng VN có thể "đi tắt đón đầu", mua lại công nghệ phân loại rác từ rác hỗn hợp luôn. biết đâu đấy ;)

thực tế, nguồn thu rác đã phân loại sơ phần lớn là từ các công ty sản xuất, vì lượng sử dụng cùng một vật liệu ở những nơi đó lớn hơn và rác đó cũng "sạch" hơn, ít lẫn tạp chất hơn (đúng như anh nói, rác dân dụng phân loại sơ thường "bẩn" và lẫn lung tung, vì nhiều khi dân cũng phân loại sai). và anh Duy nói rất đúng, đầu ra cho nguyên liệu tái chế hiện nay lớn nhất là Trung Quốc. châu Âu mặc dù có công nghệ để tái chế nhưng vẫn ko thích mua tái chế, trả giá rẻ hơn TQ :D. tâm lý "ngại" mua vật liệu tái chế là một trở ngại lớn cho lĩnh vực này, vì nói gì thì nói, làm gì cũng phải có đầu ra. tuy nhiên em nghĩ, với giá năng lượng tăng, giá vật liệu thô tăng, vật liệu tái chế sẽ có được thị trường.

có một điều nho nhỏ này cũng liên quan. cách giáo dục của người lớn đến trẻ con (hoặc nói chung là người này với người khác) về ý thức tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường là rất quan trọng. ví dụ nhà chị bật lò sưởi mùa đông nhưng đến tối khi đi ngủ thì tắt đi, thứ nhất là vừa tốt cho sức khỏe, thứ hai là cũng tiết kiệm được nhiều năng lượng. tính chị hay quên, thỉng thoảng cứ thế đi ngủ quên ko tắt lò sưởi. nếu bạn trai chị phát hiện ra thì rất là ko hài lòng. tất nhiên là chị cũng biết mình sai, cẳn rứt lương tâm, nhưng giả dụ nếu bạn trai chị phẩy tay cho qua, ko đặt nặng thì chị sẽ càng hay quên. hồi trước chị ở trong kí túc xá, các bạn tàu nấu ăn có mùi thường hay cứ thế mở cửa sổ trong khi lò sưởi vẫn bật, ăn uống cả buổi tối như thế, lại còn lắm lúc quên cả đóng cửa, chị mà thấy thì mắng cho té tát, cho chúng nó nhớ :p. nếu được thêm các đứa roommates khác cũng đồng tình thì bọn nó cũng xấu hổ mà đỡ làm như vậy hơn.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Em không muốn làm các bác thất vọng, nhưng em thấy recycling may ra chỉ có thể hữu dụng ở quy mô cộng đồng nhỏ như Sing, đáng tiếc là trên quy mô vĩ mô hơn về mặt hiệu quả kinh tế, kĩ thuật thì có lẽ nên cần xem xét lại.

- Sự thiếu thông tin khoa học chính thống khiên dân chúng tin rằng tái chế là một việc tốt, đương nhiên là khi làm một việc tốt thì ai chả thấy vui, vậy thì tái chế có tác dụng làm cho dân chúng sung sướng ---> Cứ cho rằng cái này là tốt đi, vậy tại sao dân chúng sướng khi tái chế ? Vì tái chế rác thải giúp tiết kiệm năng lượng ?

- Sai. Ngoại trừ với vỏ lon kim loại có giá trị kinh tế khi tái chế. Với công nghệ hiện tại thì năng lượng để tạo ra sản phầm mới ít hơn rất nhiều năng lượng xứ lí rác thải tái chế (chưa kể năng lượng vận chuyển, hoá chất tách lọc, làm sạch, và bảo quản) ---> Recycling is wasting energy. Tái chế rác thải tiết kiệm tiền?

- Suýt nữa thì đúng. Nếu thật sự tiết kiêm tiền thì luật thuế liên quan của US sẽ không bao gồm chi phí tái chế rác thải đè lên đầu dân (hình như là 8 tỉ USD). Số tiền này dành cho ngành công nghiệp tái chế (chi phí đi thu rác, chi phí sản xuất thùng, xăng, nhân lực....các kiểu), như vậy tập trung tái chế, phân loại rác thải khiến nhân dân phải bỏ nhiều tiền hơn là khi đổ tập trung tại một chỗ. Vấn đề tiếp theo nảy sinh là nếu đổ tập trung tại một chỗ, liệu có đủ diện tích đất và đảm bảo môi trường?

- Đủ. Tất cả rác thải của Canada trong thế kỉ này nếu tập trung lại một chỗ( biên giới Canada và US ở Michigan) sẽ chiếm diện tích khoảng 30Km2 (trong khi 10 triệu Km2 chưa được sử dụng)
https://www.uwspace.uwaterloo.ca/bitstream/10012/3256/1/Heins Thesis Submission Revised.pdf
Tương tự như bên US ( em ko nhớ rõ vị trí lắm, hình như là ở Texas). Cái phần landfill này tập trung các loại rác thải không phân loại và được chôn lấp, phần khí CH4 phát sinh được tái sử dụng làm năng lượng điện, nếu tuân thủ theo đúng các quy trình chôn lấp thì phần landfill này không hề có hại cho nguồn nước ngầm, không khí và môi trường xung quanh. --->Recycling đề mà làm gì?

Còn nhiều lí do để chứng minh recycling không phải là lựa chọn tốt nhất cho tương lai nữa.
One thing you can't recycle is wasted time. Recycling is wasting time - Anonymous Quotes
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ô, thế người ta có máy để lọc tự động, không cần phân loại trước hả anh? Anh cho em mấy cái links đi, 1 phút không lười đi anh :p

@chị Vân: chị biết rõ mấy cái này thế, quan điểm tinh tế, em cảm ơn chị :x

@Vân: Từ Maschine đến System đều gọi là Anlage được :)

@Việt: Năm 2003, ở Hội chợ Môi trường ENTSORGA tại Köln/Cologne, hãng RWE Umwelt có trình bày kết quả của 1 thử nghiệm lớn của họ. Nội dung có thể google theo từ khóa "Großversuch der RWE Umwelt zur Hausmüllsortierung", chẳng hạn có thể tìm thấy info tại:

http://www2.forumz.de/Default.asp?Menue=18&Bereich=6&SubBereich=25&KW=221&NewsPPV=365

Anh lười dịch sang tiếng Việt quá :) Nhưng bản dịch của google xem chắc cũng tạm được.

Google đã viết:
The attempt took place on 11 until 15 February 2003 in the sorting for light packages of RWE Umwelt at Essen. The goal was provided under a full recovery and high residual spreading quality marketable products and high-quality alternative fuels.

Within 53 hours were about 800 tons of unsorted household waste from Neuss separated into the following groups: ferrous metals (FE), non-ferrous metals (NE), foil, paper / cardboard / cardboard (PPK), beverage cartons, PET bottles, rigid plastics polyethylene (PE), Hard plastics polypropylene (PP), polystyrene (PS), alternative fuels and sort remains.

The results surpassed the expectations of RWE Umwelt:

1.) The yield marketable quality products amounted to 34 percent. The yield DSD relevant material groups amounted to approximately ten percent (approximately 25 kg per inhabitant per year). This has shown that the required quota of the current packaging regulation simply by sorting household waste to reach. The RWE Umwelt established process is able to handle household and the relevant groups automatically auszuschleusen. Major films were merely an attempt to hand out.

2.) The qualities in the context of the separation experiment won household products PE, NE and PPK and the films were better than comparable products from the sort of lightweight packaging. The yield valuable in the recovery of the products PE, PP and PS was however lower than comparable products from the LVP-sorting.

According to RWE Umwelt, the trial showed that a higher recovery of individual household products in addition to current concepts in principle is possible. Condition is the use of innovative sorting and detection methods such as Nahinfrarotkameras or Wirbelstromabscheider.

"Of course there is still technical optimization and development needs, for example, the availability of the plant to enhance or to biogenic products adhering to be reduced," said Dr. Konrad Kerres, head of technology investment RWE environment. "These tasks, we can quickly solve. RWE Environment sees itself as a pioneering technological innovation movement. We want to experiment with our major impetus for the further development of environmental technology." (AP)

Kinh quá :) Nahinfrarotkameras or Wirbelstromabscheider.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Thường thì người ta cũng chỉ recycle vỏ lon và giấy thôi. Vỏ lon thì như đã nói ở trên rồi, còn giấy thì là để hạn chế việc sử dụng gỗ. Có thể tốn kém hơn, nhưng đó là phát triển bền vững cho môi trường, right :-??.
 
thấy bài em (edit: Tâm) Phương nên reply luôn cho khỏi quên, vì reply luôn nên hơi vội, chưa tìm được nguồn và dẫn chứng.

đúng là khi xem xét một quá trình, phải xem đến balance tổng thể, thì mới có thể kết luận là quá trình đó thực ra là âm hay là dương về năng lượng. nhiều công nghệ xử lý rác thải hiện hay tốn năng lượng hơn năng lượng làm ra từng đó vật liệu từ nguyên liệu thô, điều này là có. nhưng phylosophy của tái chế là quay vòng vật liệu và giảm sử dụng nguyên liệu thô hữu hạn càng nhiều càng tốt. điều này mới là cốt yếu. vì vậy trend ko phải là loại bỏ recyling mà là cải thiện energy balance của quá trình recyling và sử dụng chính subtainable energy cho quá trình recyling.

vấn đề nữa là money balance của recyling có thể cũng chưa phải là tiết kiệm. nhưng công nghệ nào cũng sẽ phát triển theo hướng giảm chi phí thôi.

anh Duy: ý em Anlage tiếng Việt là gì ạ? vì anh nói "Các máy lọc rác kiểu mới" mà em thấy cái đấy gọi là máy thì ko đúng.
hihi nahinfrarotkamera thì em chịu ko có idea gì về nó là hightech or..mediumtech, nhưng wirbelstromabscheider thì có gì đâu anh, gần gần như bà con nhà mình sẩy hạt thôi mờ :p

hihi mọi người sôi nổi thế
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Thường thì người ta cũng chỉ recycle vỏ lon và giấy thôi. Vỏ lon thì như đã nói ở trên rồi, còn giấy thì là để hạn chế việc sử dụng gỗ. Có thể tốn kém hơn, nhưng đó là phát triển bền vững cho môi trường, right :-??.

Thật ra là ngày nay giấy được sản xuất dựa trên nguồn nguyên liệu rừng trồng chuyên để lấy giấy, không phải cắt bừa phứa cây nào cũng chặt như ngày trước nữa. Rừng nhân tạo khiến cho lượng cây xanh càng ngày càng tăng, tỉ dụ như ở Indonesia Giấy được sản xuất từ gỗ nên trồng cây lấy gỗ = McDonald cần khoai tây nên nông dân phải trồng khoai tây. Người dân càng ăn nhiều fries thì nông dân càng vui thú trồng thêm khoai tây => Muốn thêm nhiều cây, cứ việc dùng giấy thoải mái ( chỉ có điều giấy bây giờ không còn được trọng dụng do có internet)
May mắn thay là không có vụ tái chế khoai tây:x , đáng buồn thay là có vụ tái chế giấy :(. Tại một số hồ của Na Uy và Thụy Điển bị nhiễm độc thuỷ ngân do các nhà máy giấy thải ra, nồng độ thuỷ ngân trong cá ăn động vật sống trong các hồ này lên tới ngưỡng 10 ppm thậm chí lớn hơn.(xem trang 47 của cái này ) Tiếp theo là đến vụ khói độc mà các nhà máy do công nghệ hiện nay chưa đủ để giảm thiểu lượng khói độc khiến môi trường khí xung quanh cũng bị ô nhiễm. Mà giấy là chất hữu cơ, hoàn toàn có thể phân huỷ được mà.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
cái này chị đồng ý với em Phương luôn, sao ko ném hết giấy vào biomass luôn cho phân hủy nhỉ
 
anh Duy: ý em Anlage tiếng Việt là gì ạ? vì anh nói "Các máy lọc rác kiểu mới" mà em thấy cái đấy gọi là máy thì ko đúng.
hihi nahinfrarotkamera thì em chịu ko có idea gì về nó là hightech or..mediumtech, nhưng wirbelstromabscheider thì có gì đâu anh, gần gần như bà con nhà mình sẩy hạt thôi mờ :p
À anh nói bọn google dịch đủ thứ chỉ còn 2 chữ kia thì 0 dịch cứ như là từ mới không bằng :)

Anh dùng chữ máy dĩ nhiên 0 đúng :) Ở đây phải hiểu nó là hệ thống máy móc gì đó.
 
Back
Bên trên