Về bài viết "Người Việt Nam thứ 2 đạt chứng chỉ cao nhất của Cisco"

Lưu Điền Trang
(ZER0)

Điều hành viên
Bài báo được đăng trên VNExpress

http://vnexpress.net/Vietnam/Vi-tinh/2003/03/3B9C64F9/

Đ/c Phong này là dân Ngoại Thương nên việc lo thi chứng chỉ của CISCO là cần thiết. Nhưng liệu bỏ công sức và tiền bạc cho chứng chỉ này nếu bạn đã bỏ ra 4 năm học tập ở một trường đại học về CNTT thì liệu có cần thiết?

Theo Trang nghĩ thì các sinh viên CNTT của các trường đại học trong nước thừa trình độ để đọc manual và áp dụng các hệ thống mà không cần các chứng chỉ. Điều lo ngại là hình như quá nhiều người coi trọng các chứng chỉ này???

VNExpress đã viết:
Hiện tại, Phong có trong tay tổng cộng 8 chứng chỉ, gồm CCIE, CCNA, CCNP, CCDA, MCSE, CSE Wireless, IPT Solution và VoIP Design. Đây quả là thành tích đáng nể đối với một người trẻ tuổi như anh. Trong tương lai, Phong dự định kiếm thêm một số chứng chỉ nữa để làm phong phú bộ sưu tập của mình.

Liệu sưu tập đầy đủ các chứng chỉ là cần thiết? Hay đây là sự lãng phí thời gian và tiền bạc? :confused:

Mời cạc bạn đang có sở thích về CNTT cho ý kiến.

Cheer,
ĐTrang
 
Chỉnh sửa lần cuối:
He he bố này máu thành tích thì cứ kệ bố, nếu bố kiếm được lắm tiền thì bố ý giỏi (hoặc là không nhiều tiền nhưng cũng đóng góp được cái gì cho đất nứớc), bố ý mà nghèo thì chứng tỏ nhiều bằng vẫn ngu.;)
 
Mỗi người một ý tưởng, mỗi người một kiểu sống mà. Báo chí nó viết thế thì mình tạm tin là thế. Đừng vội chê người ta ngu vậy em
 
Lại nhớ đến cái vụ một bác có tới 8 cái bằng, trong đó có vài cái bằng Tiến sĩ... :(
 
Mấy cái chứng chỉ đó chưa hẳn đã chứng tỏ rằng anh/chị đó thực sự giỏi, ở đây nói về nghiên cứu khoa học. Bởi theo mình nghe nói từ một số người đang học về CNTT, đã từng thi 1-2 chứng chỉ thì thế này: không dễ mà lấy được chứng chỉ đâu (tùy loại, tùy cấp), phải đầu tư thời gian công sức kha khá đấy. Tuy nhiên, theo ý kiến riêng thì mấy cái chứng chỉ đó chỉ chứng tỏ khả năng làm thợ chứ chưa làm thầy được, nó thiên về kỹ năng thực hành hơn.
To Hưng: Những nhà khoa học chân chính có thể bỏ cả đời người nghiên cứu cái mà họ quan tâm và cho là cần thiết. Nếu chỉ lấy tiêu chí tiền bạc để chứng tỏ khả năng thì anh e rằng chú hơi bị "chợ búa" quá. Gọi là nhà gần siêu thị xa trường học đấy.
 
IT còn kém pt ở VN, về nước hỏi 10 ông sếp xem có được nổi 1 ông đã từng nghe thấy 1 trong những mớ chứng chỉ ấy? Còn nếu tự lập cÔng ty thì còn cần cc làm gì?
 
Lưu Điền Trang đã viết:
Bài báo được đăng trên VNExpress

http://vnexpress.net/Vietnam/Vi-tinh/2003/03/3B9C64F9/

VNExpress đã viết:
Hiện tại, Phong có trong tay tổng cộng 8 chứng chỉ, gồm CCIE, CCNA, CCNP, CCDA, MCSE, CSE Wireless, IPT Solution và VoIP Design.

Thế những cái chứng chỉ đó là chứng chỉ gì vậy? :rolleyes: đọc hoa cả mắt, chẳng biết nó là cái gì cả :p

Đấy là nói thế thôi, mục đích mỗi người mỗi khác Trang à. Không phải ai cũng suy nghĩ cần phải học nhanh nhanh, đi làm cho cty này cty nọ, kiếm nhiều tiền ...

Họ cũng là những người khá, giỏi chứ, kiếm được một lũ bằng cơ mà, đâu phải là đơn giản.

Đây cũng là một "hứng thú" của người đó chăng

Trong tương lai, Phong dự định kiếm thêm một số chứng chỉ nữa để làm phong phú bộ sưu tập của mình.
Cũng hay và oai đấy chứ? sau này, đem ra khoe cho con cháu :)

Còn lúc nào cũng nói đến "sự cần thiết", lấy một ví dụ khác. hồi xưa Trang đi học đội tuyển chẳng hạn, có thấy có những sự "cần thiết" cho công việc, hay đi làm sau này không? Những người bỏ bao nhiêu công sức, thời gian ra học tập, luyện thi, đi thi quốc tế ..., đều ... cả sao? Nếu bạn không theo những cái đó, cũng không thể không có phần tôn trọng họ :)
Xét trên khía cạnh nào đó, thì 2 việc này cũng gần như nhau.


Mấy cái chứng chỉ đó chưa hẳn đã chứng tỏ rằng anh/chị đó thực sự giỏi, ở đây nói về nghiên cứu khoa học. Bởi theo mình nghe nói từ một số người đang học về CNTT, đã từng thi 1-2 chứng chỉ thì thế này: không dễ mà lấy được chứng chỉ đâu (tùy loại, tùy cấp), phải đầu tư thời gian công sức kha khá đấy. Tuy nhiên, theo ý kiến riêng thì mấy cái chứng chỉ đó chỉ chứng tỏ khả năng làm thợ chứ chưa làm thầy được, nó thiên về kỹ năng thực hành hơn.

:) cũng không chứng tỏ là họ không giỏi. Mà thực ra, họ giỏi hay không giỏi thì làm sao?
Lại nữa, cái chứng chỉ đó chứng tỏ khả năng làm thợ chứ chưa làm thầy thì sao? Làm thợ cũng tốt chứ? vả lại, làm thầy cũng cần có nhiều kinh nghiệm nữa. Nếu có những bằng đó (tất nhiền là kèm theo cái kiến thức trong cái bằng nữa. những cái bằng sáo rỗng thì không nói làm gì), cũng hỗ trợ phần nào cho việc rèn rũa kinh nghiệm để làm thầy chứ.

Cái chính là xác định mục tiêu của những chứng chỉ đó là gì (lấy chơi, làm thú vui, chứng tỏ khả năng của mình ở nhiểu phương diện ... cũng là một mục đích tốt mà)

Đấy là nói thế, nhưng nếu ai mà lao theo chứng chỉ nhiều quá, để chỉ cần làm được việc, thì đúng là hơi thừa :)

Cái đó, cá nhân người đó nên cân nhắc thôi.
 
Bùi Thành Trung đã viết:
To Hưng: Những nhà khoa học chân chính có thể bỏ cả đời người nghiên cứu cái mà họ quan tâm và cho là cần thiết. Nếu chỉ lấy tiêu chí tiền bạc để chứng tỏ khả năng thì anh e rằng chú hơi bị "chợ búa" quá. Gọi là nhà gần siêu thị xa trường học đấy.
He he thế em mới thêm cái đoạn đóng góp cho đất nước đấy chứ. Anh không hiểu rõ ý em rồi, em rất ghét thể loại có nhiều bằng mà cóc làm được việc c. gì cả.:D
 
Lưu Điền Trang đã viết:
Trong tương lai, Phong dự định kiếm thêm một số chứng chỉ nữa để làm phong phú bộ sưu tập của mình.

Đây là sở thích của người ta, lành mạnh đấy chứ, sao lại phê phán. Kiểu như có người thích sưu tập tem, tiền cổ, rồi gấu nhồi bông chẳng hạn. Sưu tập bất cứ cái gì mà chả tốn tiền bạc, công sức. Mà mấy thứ kia chỉ để ngắm thôi, cùng lắm là thỉnh thoảng làm quả triển lãm cá nhân, thu về ít $. Nói chung là vẫn chi > thu. Còn mấy cái bằng này còn là cần câu cơm được thì tốt quá chứ sao. Cậu này chắc cả đời theo đuổi nghề sưu tập bằng, hay là mấy đ/c nhà báo cố tình viết thế để kích mấy người không chịu học?
 
Hi các bạn,

Trang không hề muốn phê phán đ/c Phong về việc thu thập nhiều chứng chỉ; càng không hề phê phán sự lựa chọn của mỗi người.

Điều đáng lưu ý là những chứng chỉ tin học này nhiều khi do các hãng đưa ra chỉ để quảng bá cho sản phẩm của mình; không phải là thước đo chính xác về tri thức. Yêu cầu để thi đạt là sự hiểu biết "máy móc" về một vấn đề. Đồng ý là để đạt được chứng chỉ thì người thi phải có nỗ lực thật sự nhưng Trang không theo trường phái "học" như vậy. Thêm nữa Trang nghĩ rằng một SV chuyên ngành CNTT thì phải được trang bị kiến thức gấp nhiều lần các chứng chỉ này. Vậy mà Trang có bạn học giỏi ở ĐHBK vẫn phải nai lưng ra để luyện thi vì yêu cầu của cty. :confused:

Nếu so sánh các chứng chỉ tin học với việc nghiên cứu khoa học thì thật buồn cười :mrgreen:

Cheer,
ĐTrang
 
Nếu so sánh các chứng chỉ tin học với việc nghiên cứu khoa học thì thật buồn cười

Không nên cười nhiều quá, mặc dù có thể có lợi cho việc kéo dài tuổi thọ. Mình nghĩ mỗi người có 1 mục đích riêng, đôi khi không phải chỉ nghiên cứu khoa học mới là tốt.

Mình có thằng bạn say sưa nghiên cứu khoa học vũ trụ ở Tây, sau về Vietnam trồng rau muống, mà vẫn bị nông dân họ cười cho vì không biết trồng đúng khoa học. Lúc đó nó mà bày ra cho họ xem chứng chỉ CTRC (Cisco Trồng Rau Certificate), thì bà con tịt ngóm, chắc chắn được nhận chức chủ tịch hội Rau Sạch Cổ Nhuế, là chức mà nó lăm le suốt.

Mà mấy cái bằng của Cisco mình cũng không nghĩ chỉ là thi xem ai đọc manual nhanh nhất đâu, cũng như MCSD không hẳn là thi cài MS Visual Studio
 
Hoàng Lê Vĩnh Hưng đã viết:
Bùi Thành Trung đã viết:
To Hưng: Những nhà khoa học chân chính có thể bỏ cả đời người nghiên cứu cái mà họ quan tâm và cho là cần thiết. Nếu chỉ lấy tiêu chí tiền bạc để chứng tỏ khả năng thì anh e rằng chú hơi bị "chợ búa" quá. Gọi là nhà gần siêu thị xa trường học đấy.
He he thế em mới thêm cái đoạn đóng góp cho đất nước đấy chứ. Anh không hiểu rõ ý em rồi, em rất ghét thể loại có nhiều bằng mà cóc làm được việc c. gì cả.:D

Anh không thấy cái bài báo nó nói là thanh niên Phong đấy có nhiều bằng mà không làm được gì, và cũng chẳng thấy nó nói đến chuyện thanh niên Phong đó dùng các chứng chỉ đó để nghiên cứu khoa học (bằng chứng là hiện giờ thanh niên đó làm cho FPT- báo nó nói thế). Vì thế anh không thấy có gì đáng phàn nàn cả, thậm chí còn thấy thanh niên Phong đó đáng khen ngợi là đằng khác.
Chứng chỉ CISCO hay Microsoft có là rất tốt, nó không những chứng minh một trình độ nhất định về IT mà còn giúp xin việc, kiếm tiền dễ dàng hơn. Anh thấy kiếm nhiều tiền chả có gì xấu và 1 thằng kiếm được nhiều tiền không có nghĩa là ngu hơn 1 thằng nghiên cứu khoa học giỏi.
Muốn đánh giá một người là giỏi về 1 cái gì đó thì cần có thước đo, cái mà các công ty tin học nó đánh giá trước mắt là các chứng chỉ có giá trị như của CISCO hay Microsoft. Muốn xin việc không chỉ đơn giản đến nói phét với các cty là mình giỏi nên vì thế chúng nó mới cần thi lấy các chứng chỉ đó. Có chứng chỉ của các cty như thế càng tốt cho VN vì VN đang cần những thanh niên như thanh niên Phong. Muốn trở thành đất nước phát triển CNTT như Ân độ thì trong 100 thằng cũng phải có thằng làm coding, ngồi test .... chứ tất cả đều nghiên cứu khoa học thì phát triển thế nào được.
 
Nguyễn Hùng Dương đã viết:
Muốn đánh giá một người là giỏi về 1 cái gì đó thì cần có thước đo, cái mà các công ty tin học nó đánh giá trước mắt là các chứng chỉ có giá trị như của CISCO hay Microsoft. Muốn xin việc không chỉ đơn giản đến nói phét với các cty là mình giỏi nên vì thế chúng nó mới cần thi lấy các chứng chỉ đó.

Em chỉ thắc mắc là như vậy cái bằng ĐH bỏ đi đâu ạ? Các nhà tuyển dụng phải biết cái thằng xin việc đang bốc phét hay là giỏi thực sự chứ.

Okay, các bạn đang theo học tin học; trừ khi bạn thích thực sự; bỏ quách giữa chừng để học thi chứng chỉ đi ạ. Vừa đỡ mất thời gian vừa khỏi phải gặm mấy cái thuật toán lại có công ăn việc làm ngay. :(

Theo em chứng chỉ là thước đo chính xác nhưng nó chỉ là số đo tức thời. Nếu ngày mai Cisco hay Microsoft sản xuất ra một ứng dụng mới, chứng chỉ hôm nay của bạn sẽ là lỗi thời. (Đáng tiếc là điều này xảy ra thường xuyên nên đào tạo và kiểm tra chứng chỉ là một ngành thu lại lợi nhuận khá cao.)

Phương pháp học và tìm kiếm thông tin sẽ theo bạn trong một thời gian dài. CNTT là một ngành mà kiến thức phải được cập nhật hàng ngày. Ngay cả sách vừa mới in ra nhiều khi cũng chứa đựng các thông tin không còn up-to-date.

Cheer,
ĐTrang
 
Lưu Điền Trang đã viết:
Em chỉ thắc mắc là như vậy cái bằng ĐH bỏ đi đâu ạ? Các nhà tuyển dụng phải biết cái thằng xin việc đang bốc phét hay là giỏi thực sự chứ.

Okay, các bạn đang theo học tin học; trừ khi bạn thích thực sự; bỏ quách giữa chừng để học thi chứng chỉ đi ạ. Vừa đỡ mất thời gian vừa khỏi phải gặm mấy cái thuật toán lại có công ăn việc làm ngay. :(

nếu nói về việc xin việc làm nhé:
... như trang nói, thế thì Trang (hay là người đi xin việc chẳng hạn) phải có tài ăn nói, để chứng tỏ là mình "giỏi thực sự", chỉ cần cái bằng ĐH là đủ làm, và thay đổi được quan điểm, hay là tiêu chuẩn của nhà tuyển dụng, chứ không phải là quan điểm của người đi xin việc.

Dân kỹ thuật, không phải ai cũng có cái tài ăn nói này đâu.

Lại nữa, cái từ "giỏi thực sự" nó mơ hồ quá. thứ nhất, thế nào là "giỏi thực sự"? Có cái bằng ĐH là giỏi thực sự ư? người đó mua bằng thì sao? Kể cả điểm số, đôi khi cũng không nói lên được điều gì nhiều. (ở đây chỉ nói là "đôi khi" ... "không nói lên tất cả" chứ không phải là không có ý nghĩa gì nhé, đừng lôi tớ ra bắt bẻ, tội nghiệp)
Hoặc giả sử gặp một đ/c ăn nói rất khéo nhưng lại chẳng biết gì cả, nói một hồi, người phỏng vấn nghe sướng tai, có thể gọi là "giỏi thực sự" không? Cái này phân biệt cũng khó lắm (nếu mà cái thằng bốc phét bèo thì không nói làm gì).

Lại nói, bỏ ĐH đi thi mấy cái chứng chỉ thì lại không được. Các cty nó đòi có bằng ĐH VÀ chứng chỉ ABC gì đó chẳng hạn, cái bằng ĐH là điều kiện cần, nếu không có thì có khi nó không buồn interview ấy chứ, sao lại bảo là "có công việc làm ăn ngay" được.

Nói chung là,
- nếu mà bác nào học xong, mà kiếm được việc ngay, thì cũng chẳng phải lo kiếm thêm mấy cái bằng làm gì. Trong trường hợp này (công việc ổn định rồi), đi học thêm, giả sử lấy thêm mấy cái bằng, cũng tốt chứ. lại còn học được thêm kiến thức (kể cả 4 năm ĐH, không phải là lúc nào cũng được học hết kiến thức của mấy cái bằng kia), và có cái "bộ sưu tập" rất oai kia.
- Nếu mà bác nào học xong, mà chưa kiếm được việc ngay, có thời gian, và điều kiện, học thêm mấy cái bằng, cũng tốt chứ. Đi interview, mà có được một số chứng chỉ của một số tổ chức lớn trong túi, nói chuyện cũng tự tin hơn. Nó không phải là tất cả kiến thức, nhưng nó cũng bổ sung vào túi kiến thức của người đó mà.
Chẳng thế mà mọi người vẫn phải "Học, Học nữa, Học mãi" đó sao. Chứng chỉ cũng là một cái (theo đúng nghĩa của nó) bằng chứng tỏ anh đã học cái đó rồi => biết cái đó rồi. Tốt chứ.

- Còn đối với các chú mà không có thời gian, không có điều kiện tối thiểu, thì cũng chẳng học được, nói gì đến thi.

Bản thân mình, cũng không khoái mấy cái "chứng chỉ" đó lắm, nhưng chẳng thấy có gì là không nên cả. Ai có thể học, có thể lấy được chứng chỉ, càng nhiều cảng tốt. :) cái chính là, bản thân người đó phải nhìn nhận mục đích của mình rõ ràng, cái chứng chỉ đó để làm gì, có đáng hay không, có cần hay không, đừng đổ xô đi, học và thi chứng chỉ một cách bừa bãi, thiếu suy nghĩ thôi.
 
Nguyen Phi Hao đã viết:
IT còn kém pt ở VN, về nước hỏi 10 ông sếp xem có được nổi 1 ông đã từng nghe thấy 1 trong những mớ chứng chỉ ấy? Còn nếu tự lập cÔng ty thì còn cần cc làm gì?

Hào đang ở đâu đấy? Có lẽ là ở nước ngoài. Cách đây 3 năm mình còn đang ở trong nước, đi làm cho Cty FPT, thấy ở đó mọi người đã có phong trào đi thi lấy mấy cái bằng kiểu đấy rồi. Lại sau 1 năm về nước, có mấy người bạn vào TP HCM làm việc, cũng nói là đang kiếm thêm chứng chỉ nọ kia. Vậy ko phải là ở nhà ko biết chứng chỉ là gì đâu nhé. Trái lại ở Mỹ chưa thấy chỗ nào tuyển nhân viên mà lại require là có mấy chứng chỉ đấy (tất nhiên tùy tính chất công việc, có chứng chỉ có khi cũng thêm credit).

Mình cũng chưa hiểu lắm tình chất của mấy cái chứng chỉ đấy nữa. Có lẽ là để khi nào đi làm chương trình cho khách hàng chẳng hạn, mình bảo họ là tôi sẽ dùng Oracle đấy, họ bèn hỏi ông có thạo cái đấy ko? Chìa chứng chỉ bảo thì đây này, tôi có bằng cấp hẳn hoi đấy chứ :D. Hi hi hi hi.

Tất nhiên mình chẳng nghĩ là có nhiều những chứng chỉ đó thì là giỏi giang. Nhưng mà mỗi người một cách nghĩ, cách làm.
 
To anh Hà:
Em nghĩ dân kỹ thuật chỉ không có tài ăn nói trong các lĩnh vực chung. Còn nếu khi được hỏi về chuyên ngành của mình mà tịt không biết ăn nói thì không phải là "giỏi thực sự." Anh có đồng ý không ạ? Và người tuyển dụng chuyên nghiệp cũng cần phải phân biệt các ứng cử viên mồm miệng đỡ chân tay với các ứng cử viên có trình độ chuyên môn.

To anh Trung:
Em nghĩ các công ty của Mỹ coi trọng bằng cử nhân Computer Science hơn là các chứng chỉ khi tuyển người. Bằng chứng là các công ty này không hề require các chứng chỉ. Nhưng khi đã gia nhập cty rồi thì lại được động viên để đi học thêm và thi lấy chứng chỉ. Em nghĩ cty FTP cũng đang theo đường lối này.

Em không có ý lên án cá nhân nào đâu vì ai cũng có quyền tự do cả. Em chỉ thấy vô lý khi nhiều cty đặt vấn đề chứng chỉ (ngay cả bằng cấp) lên trên khả năng của nhân viên thôi.

Cheer,
ĐTrang
 
Lưu Điền Trang đã viết:
To anh Hà:
Em nghĩ dân kỹ thuật chỉ không có tài ăn nói trong các lĩnh vực chung. Còn nếu khi được hỏi về chuyên ngành của mình mà tịt không biết ăn nói thì không phải là "giỏi thực sự." Anh có đồng ý không ạ? Và người tuyển dụng chuyên nghiệp cũng cần phải phân biệt các ứng cử viên mồm miệng đỡ chân tay với các ứng cử viên có trình độ chuyên môn.

Tất nhiên là khi phỏng vấn thì sẽ lòi đuôi hết. Nhưng đấy là em đuợc đi phỏng vấn. Thử hỏi có độ 1000 application, thế giữa hai ngửòi có bằng đại học như nhau và một ngưòi có thêm chứng chỉ thì em sẽ gọi ai đi phỏng vấn?

[qoute="Lưu Điền Trang"]
Em nghĩ các công ty của Mỹ coi trọng bằng cử nhân Computer Science hơn là các chứng chỉ khi tuyển người. Bằng chứng là các công ty này không hề require các chứng chỉ. Nhưng khi đã gia nhập cty rồi thì lại được động viên để đi học thêm và thi lấy chứng chỉ. Em nghĩ cty FTP cũng đang theo đường lối này.
[/quote]

Anh không có statistic cụ thể nên không dám nói bừa, nhưng cứ nhận xét hàng năm có hàng chục nghìn s/v (IT) ra trường, cộng với tình hình suy thoái hiện nay thì bằng cử nhân suông xin việc không dễ đâu. Ngoài ra cũng nên phân biệt Computer Science với IT, một bên là khoa học, một bên là kỹ thuật. Tất nhiên nghiên cứu KH thì chả cần mấy cái chứng chỉ đó làm gì, nhưng sẽ hoàn toàn không ngạc nhiên nếu yêu cầu cho một quản trị mạng cân có chứng chi CISCO hay lập trình viên có MCSD... Mà cái loại việc thứ hai thì thường có nhiều hơn.

Lưu Điền Trang đã viết:
Theo em chứng chỉ là thước đo chính xác nhưng nó chỉ là số đo tức thời. Nếu ngày mai Cisco hay Microsoft sản xuất ra một ứng dụng mới, chứng chỉ hôm nay của bạn sẽ là lỗi thời. (Đáng tiếc là điều này xảy ra thường xuyên nên đào tạo và kiểm tra chứng chỉ là một ngành thu lại lợi nhuận khá cao.)

Phương pháp học và tìm kiếm thông tin sẽ theo bạn trong một thời gian dài. CNTT là một ngành mà kiến thức phải được cập nhật hàng ngày. Ngay cả sách vừa mới in ra nhiều khi cũng chứa đựng các thông tin không còn up-to-date.

Theo anh biết thì hình như những chứng chỉ này cũng chỉ có giá trị vài ba năm rồi phải thi lại. Nên thực sự nó còn up-to-date hơn cái bằng đại học cách đây 10 năm.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Tớ thấy bàn luận nhiều về cậu Phong này làm gì. Mình chỉ thấy báo chí họ tâng bốc nhiều quá thôi. Còn mỗi người chọn một con đường, cậu Phong học NT nhưng làm cho FPT lại thiên về tech thì có gì mà phải lăn tăn. Thi được mấy cái của Cisco cũng tốt, vì nếu có nó thì sẽ được tăng lương, rất đơn giản.
Mỗi người một chí hướng, tớ ko thích quan điểm đem việc nghiên cứu khoa học ra so sánh ở chuyện này. Nếu tớ là Phong tớ sẽ nói "Tôi muốn kiếm được nhiều tiền, sếp tôi bảo, để được cty tăng lương tôi hay đi thi được mấy cái chứng chỉ Cisco mang về đây. Cty đài thọ toàn bộ chi phí. Đấy là job mà tôi phải làm."
Nguyen
 
He he đã có người thứ 3 được CCIE rồi:

http://vnexpress.net/Vietnam/Vi-tinh/2003/05/3B9C7736/

Bác Trang chắc không thạo ở tình hình ở nhà, việc các công ty khuyến khích nhân viên thi các chứng chỉ quan trọng là một phần trong chiến lược promotion của họ. Quy mô làm ăn của các công ty ở nhà còn nhỏ, nên họ cần phải dựa vào các chứng chỉ để tạo dựng danh tiếng và niềm tin đối với khách hàng (đa phần là gà mờ). Ví dụ cái CCIE vừa có của Sao Bắc Đẩu sẽ giúp họ kiếm được những hợp đồng lớn hơn về đào tạo, lắp đặt mạng. Bên cạnh đó cũng là sự cạnh tranh ngầm giữa các công ty, đáng buồn ở chỗ là chúng ta chỉ so đo hơn kém nhau về chứng chỉ. Thằng bạn em ở Sao Bắc Đẩu khoe trước giờ bọn nó chỉ kém EIS, hỏi sao kém, bảo tại bọn đấy có CCIE (Hứa Văn Thế Phúc của EIS là người Việt đầu tiên được CCIE.)

Đối với cá nhân nếu professional là network engineer thì việc có các chứng chỉ đó là điều tốt: khẳng định tay nghề, có cơ hội thăng tiến. Có điều chú nào là software engineer mà đi thi các loại CCXX, MCSE, RHCE thì hơi dở hơi. Còn ở nước ngoài việc có các chứng chỉ hoàn toàn mang ý nghĩa cá nhân, không liên quan gì đến công ty. Do đó đối tượng thi lấy chứng chỉ ở nước ngoài cũng khác, bao gồm:

1. Những người không có EE/CS/CE degree nhưng muốn vào làm việc trong IT industry.
2. Những người đang làm trong industry nhưng muốn chuyển sang position/field khác.
3. Những người muốn đạt đến tầm cao hơn trong professional của mình (ví dụ từ java programmer thi lên java developer hoặc enterprise architect for j2ee)
4. Những người muốn resume của mình có thêm một số chứng chỉ để dễ xin việc hơn.

Dù sao thì các chứng chỉ cũng là industrial standard và chứng tỏ được một cái gì đấy, ít nhất là về mặt concept. Tuy nhiên đối với người mới đi xin việc, chứng chỉ sẽ giúp họ có cơ hội được interview cao hơn chứ không có nghĩa có cơ hội được nhận vào làm việc cao hơn. Ở các công ty làm ăn quy củ, software engineer được phỏng vấn rất kỹ lưỡng, đòi hỏi kiến thức toàn diện, am hiểu về thuật toán, kỹ năng problem solving, cách thức tiếp cận vấn đề, khả năng hiểu nhanh và ứng dụng tốt công nghệ mới. Cho nên nếu bảo chỉ việc ra ngoài các trường dạy nghề học thi mấy cái chứng chỉ là xin được việc thì cũng không hẳn.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nguyễn Minh Châu đã viết:
1. Những người không có EE/CS/CE degree nhưng muốn vào làm việc trong IT industry.

Ngoài lề tí:

Xin hỏi "IT industry" nó là cái gì vậy? Học CS thì ko phải là để làm trong IT industry sao? Mình thấy rất ít trường ở Mỹ có cái khoa gọi là "IT". Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội có khoa IT, nhưng thật ra nó chính là CS, ko hơn, ko kém (mình học khoa IT ở BK, và hiện đang học CS ở Mỹ, mình chả thấy chỗ nào đăng thông báo thuê người mà lại yêu cấu có bằng "IT" cả, chỉ thấy bằng CS, CE thôi).

Phần lớn bà con học CS ra rồi thì có phải là làm nghiên cứu đâu :) - họ trực tiếp ra làm sản phẩm đấy chứ. Hiện nay theo tôi ranh giới giữa IT/CS/CE là mờ nhạt, gây tranh cãi. Ví dụ CS trường mình thuộc về Colledge of Natural Sience, nhưng trong khoa CS có bộ môn Software Engineer, vậy nhẽ ra phải thuộc Colledge of Engineer mới đúng :D
 
Back
Bên trên