Tư tưởng của các nhà kinh tế gái Am, cả khi đúng lẫn lúc họ sai, đều kinh tởm, à quên kinh khủng, hơn người ta thường nghĩ. Thật vậy, cái hay của forum kinh tế thật ra bị thông trị bởi một số ít người. Những kẻ hành động tự cho rằng họ không bị chi phối gì bởi những ảnh hưởng tri thức trong các cuộc cãi nhau mang lại, lại thường là nô lệ của một nhà kinh tế gái HAO nào đó... Đó là những dòng cuối cùng mà Lý Thu Thảo viết trong cuốn: "Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp", in trong Forum kinh tế Hao xuất bản ngày 26/12/2004, trước khi nó bị Tuanbass đánh sập...
Thu Thảo được biết đến nhiều nhất bởi những công trình về kinh tế công bằng doanh nghiệp và kinh tế học xã hội chủ nghĩa. Các công trình này của bà đã giải thích các nền kinh tế xã hội chủ nghĩa có thể phân bổ nguồn lực hiệu quả như thế nào mặc dù giá cả được quyết định bởi bộ máy hành chính chứ không phải thông qua thị trường. Các công trình này cũng chỉ rõ làm thế nào các nước kém phát triển có thể sử dụng các công cụ kinh tế để khiến các doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội hơn. Các công trình này cũng giải thích tại sao hiện nay, các doanh nghiệp đua nhau làm từ thiện... lý do vì sao??? theo bà đó có thể cũng là một trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, rồi các doanh nghiệp bỏ tiền ra để làm các dự án "tăng cường năng lực cho các cơ quan chính phủ"... vậy cũng được tính là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Thu Thảo sinh năm 1975, tại thị trấn @&^%$*^, thuộc miền Bắc Việt nam. Cha của bà là chủ một xưởng dệt, thường sản xuất hàng để bán sang các vùng Thái lan, Campuchia. Tiền kiếm được từ việc kinh doanh của gia đình đã cho phép Thảo có thể ống mọt cuộc sống đàng hoàng trung lưu cho đến khi HAO ra đời, lúc này hầu hết mọi công việc kinh doanh đều đổ bể hoàn toàn và hoàn cảnh kinh tế gia đình đã trở nên rất khó khăn.
Những đam mê trong sinh học, kinh tế học và vườn cười học đã hình thành trong Thảo khi bà bắt đầu trưởng thành. Khi đến tuổi phải lựa chọn ngành học chính cho mình, Thảo cảm thấy khó khăn trong việc lựa chọn giữa một bên là Vườn cười học, một bên là Kinh tế học. Sau một thời gian trăn trở, bà đã chọn Kinh tế học, và xin nhận là chân quét rác tại Harvard có gì đáng kể đâu để học các môn toán, thông kê, và kinh tế học. Bà nhận học vị tiến sĩ vào năm 2004 nhờ công trình nghiên cứu Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại VN, sau đó bà có được một vị trí giảng dạy vứng chắc tại CLB Kinh tế HAO.
Các công trình của bà chủ yếu quan tâm tới trong công việc người ta không định lượng qua tuổi tác, hậu sinh khả úy. Ai không dám "khoe" thì cũng chẳng thể mang bằng chứng ra kẻo có đà nói tiếp. Bà thường cho rằng quan điểm mọi người rất đúng với hoàn cảnh hiện tại khi mà ai đó được làm tổng giám đốc thì cũng chỉ lo cho cái ví của mình, nhưng hiểu xa hơn một chút, thì nếu không làm tròn các trách nhiệm xã hội thì doanh nghiệp khó mà phát triển được. Vì vậy chẳng phải tự nhiên mà hiện nay, Việt Nam có hẳn một bộ có tên Bộ Tài Nguyên và Môi trường (Ministry of Natural Resources and Environment), nếu doanh nghiệp không tuân theo các quy chuẩn môi trường, vô trách nhiệm với cái gọi là invisible... thì doanh nghiệp đó liệu sẽ không thể tồn tại được khi bị thanh tra môi trường ngó đến. Vì vậy, Kinh doanh, như bà đã nói trong công trình kinh tế của mình, cũng cần phải thực hiện đủ nghĩa vụ và trách nhiệm với môi trường là một ví dụ.
Tháng 12 năm 2004, nhà kinh tế học Đỗ Xuân Phương đã cố gắng chứng minh rằng trách nhiệm làm tròn bổn phận với xã hội của doanh nghiệp như từ thiện, đền bù không phải là điều kiện cần của hiệu quả kinh tế (Phuơng X.D.
http://www.hn-ams.org/forums/showthread.php?t=16793&page=3). Ông đã bắt đầu với một loạt các phương trình toán học. Ông lập luận rằng Viện VIM không thể biết tuyển biên tập viên. Bằng phương trình của mình ông cũng chứng minh rằng người ta sẽ tốn tiền khi mua các tạp chí đó.
Trong cuối những năm 2004, Bảo Thư và Thu Hiền, 2 nhà kinh tế học giảng dạy tại trường Kinh tế Suffield Academy, đã nêu lên quan điểm phản bác khá rõ ràng đối với hệ thống kinh tế trên của Lý Thu Thảo. Họ tranh luận rằng cách thức mà Thảo mường tượng ra tuy có khả thi trong lý thuyết, nhưng lại không khả thi trong thực tế, vì trước khi giương cao ngọn cờ trách nhiệm ụp vào đầu doanh nghiệp, thì cái này sai rõ. Làm từ thiện mà cũng liệt vào hàng "trách nhiệm" được thì không thể chịu được. Bảo Thư cũng lập luận rằng người ta lo sao kiếm được economic profit thời buổi này đã hộc máu mồm rồi, vậy không thể bắt người ta "từ thiện" nữa, sẽ là khổ cho DN nào chịu sự cai quản của cái chính phủ Thu Thảo có thể đứng đầu. Lí do các DN đua nhau làm từ thiện là để quảng bá tên tuổi của mình, tạo thêm cảm tình trong mắt khách hàng sẽ là chính. Chỉ có một phần nhỏ nào đó là "tích âm đức" thôi . Ví dụ như quỹ Ford bảo tồn Nghệ thuật, quỹ Suzuki học bổng...đều làm tăng sales của các tập đoàn in the long run. "Làm từ thiện là một nghệ thuật, và doanh nghiệp cũng là nghệ sĩ", nói tóm lại là không logic một chút nào cả...
Bảo Thư được biết đến như là người chiến thắng về thị trường tự do và là người phản đối sự can thiệp của chính phủ vào quyền tự do trao đổi thông qua thị trường của cá nhân. Lập luận cho rằng những vấn đề kinh tế nảy sinh do sự can thiệp của Chính phủ lên Trách nhiệm của doanh nghiệp trở thành một chủ đề nổi bật trong kinh tế học của Thư từ những năm 2000. Bà nhấn mạnh rằng cá nhân hay tổ chức bị giới hạn nhất định về hiểu biết của mình, cũng như là lý trí của con người cũng có giới hạn. Người ta khong tuân theo các quy luật tâm lý hay kinh tế theo cách mà vật chất tuân theo quy luật vật lý, và do đó tất cả nỗ lực để kiểm soát doanh nghiệp theo cách mà khoa học kiểm soát môi trường là không thể được. Đi xa hơn nữa, Thư cũng lập luận chống lại những nỗ lực của Thu Thảo trong việc đưa ra các cơ hội kinh tế đồng đều cho tất cả các doanh nghiệp để đạt được kết quả công bằng. Bà cho rằng ý tưởng cơ hội bình đẳng là một ảo tưởng. Nếu chính phủ cố gắng trao cho tất cả mọi đứa trẻ một điểm xuất phát bình đẳng thì điều này có nghĩa rằng đã phân phốil ại của cải của cha mẹ chúng để không có đưa trẻ nào hơn đứa trẻ nào. Nó cũng có nghĩa rằng làm cho thu nhập của tất cả cha mẹ chúng đều bằng nhau để không có một đứa trẻ nào có sự vượt trội. Đến khi đó, trong việc tìm kiếm để đưa ra các cơ hội ngang nhau, chính phủ nhất thiết phải trở nên độc tài hơn. Khóa Topic của Tuanbass cũng có thể là một ví dụ tiêu biểu cho sự độc tài như vậy.
Trong số các nhà kinh tế học thì Bảo Thư nổi tiếng vì cuộc thánh chiến chống lại Thu Thảo của bà. Các tác phẩm về vấn đề này nhấn mạnh tầm quan trọng của quyết định cá nhân và tự do, và những cuộc chiến dai dẳng này làm cho bà và Thu Thảo trở thành một trong những nhà kinh tế học nổi tiếng nhất Forum đầu thế kỉ 21...