Vấn đề con người Việt Nam trong chiến lược phát triển kinh tế

Phạm Đức Hoài
(Duc Hoai)

Ban quản lý diễn đàn
Vấn đề con người
trong chiến lược kinh tế quốc gia


Khi nhìn về vấn đề phát triển kinh tế Việt Nam, vấn đề con nguời Việt
Nam thuờng chưa được chú trọng hay hiểu rõ đúng mức. Chúng ta không thể
bỏ qua vấn đề con nguời kinh tế khi nó là yếu tố gần như là quyết định
cho sự thành bại của mọi chính sách phát triển kinh tế quốc gia. Yếu tố
con người mà tôi muốn nói đến không những chỉ là cái vế nhân sự trong
một phương án phát triển kinh tế thuần chuyên môn. Giữa các biến số quy
hoạch của các phương án phát triển kinh tế, yếu tố con người Việt Nam
đóng vai trò và tầm quan trọng như thế nào? Chúng ta có thể nhận diện
được cá thể kinh tế Việt Nam là ai? Những khả năng kinh tế và đạo đức cá
nhân có liên hệ như thế nào cho cơ đồ phát triển kinh tế quốc gia? Vậy
khi hoạch định chính sách phát triển kinh tế quốc gia, chúng ta phải
phân định và đánh giá vai trò con nguời kinh tế Việt Nam. Nhưng theo
phương pháp nào? Họ là một biến số trung hòa hay quyết định trong phương
trình quy hoạch? Từ một cơ bản lượng định tương đối vững chắc và chính
xác, chúng ta có thể quy hoạch những phương án khả thi nhằm huy động được
nguồn vốn nhân sự to lớn và tài năng, tinh hoa của dân tộc cho chiến
lược phát triển kinh tế quốc gia.

Phẩm chất cần thiết của một con người kinh tế mang những yếu tính khác
biệt và vượt qua những phẩm chất con nguời trên nhiều phương diện khác.
Bài viết này nhằm vào việc phân tích con người Việt Nam thuần về phương
diện kinh tế. Dĩ nhiên là biên giới phân biệt giữa kinh tế và các lãnh
vực khác thường thì không được rõ ràng phân định. Nhưng chúng tôi cố
gắng đặt vấn đề. Chúng tôi sẽ đặt vấn đề từ con người kinh tế Việt Nam
đối với những biến số căn bản cho quốc sách phát triển kinh tế Việt Nam,
tương quan giữa con nguời và định chế, nhất là vai trò luật pháp và
hành vi kinh tế, để đưa ra những đề nghị chiến lược vĩ mô liên quan đến
trọng tâm nhân sự kinh tế quốc gia.
 
:) Dưới đây là 10 đặc điểm của con người Việt Nam dựa trên đánh giá của việt nghiên cứu xã hội Mỹ quan sát dưới góc độ kinh tế :

1. Cần cù lao động nhưng dễ thỏa mãn nên tâm lý hưởng thụ còn nặng.
2. Thông minh sáng tạo nhưng chỉ có tính chất đối phó, thiếu tầm tư duy chủ động, dài hạn.
3. Khéo léo song không duy trì đến cùng (ít quan tâm đến sự hoàn thiện cuối cùng của sản phẩm)
4. Vừa thực tế, vừa mơ mộng song lại không có ý thức nâng lên thành lý luận.
5. Ham học hỏi, có khả năng tiếp thu nhanh song ít khi học đến đầu đến đuôi nên kiến thức mất hệ thống, mất cơ bản. Ngoài ra học tập không phải là mục tiêu tự thân của người VN (nhỏ học vì gia đình, lớn học vì sĩ diện, vì kiếm công ăn việc làm, ít khi vì chí khí, đam mê).
6. Xởi lởi, chiều khách song không bền.
7. Tiết kiệm song nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô bổ(sĩ diện, khoe khoang, thích hơn đời)
8. Có tinh thần đoàn kết tương thân tương ái song hầu như chỉ trong những hoàn cảnh, trường hợp khó khăn bần hàn còn trong điều kiện sống tốt, giàu có thì tinh thân này ít khi thấy xuất hiện.
9. Yêu hòa bình, nhẫn nhịn song nhiều khi lại hiếu thắng vị những lý do tự ái, lặt vặt, đánh mất đại cục.
10. Thích tụ tập nhưng lại thiếu tính liên kết để tạo ra sức mạnh (cùng một việc, một người làm thì tốt, 3 người làm thì kém, 7 người làm thi hỏng).


 
Chỉnh sửa lần cuối:
I. Con Người Kinh Tế Việt Nam

Truớc hết, chiến lược kinh tế quốc gia không thể tách rời khỏi biên độ
khả thi của con người kinh tế liên hệ. Bao trùm và nằm sâu trong mọi
yếu tố cơ cấu, tài nguyên, định chế và chính sách là những cá nhân thực
thi và theo đuổi và sinh hoạt kinh tế. Bởi vậy, một phương án phát triển
khả thi phải trả lời rõ ràng là phương án này dành cho khối nhân sự nào
thực thi nó và thành phần nào sẽ tham dự và sẽ có ảnh hưởng nào trong
khả năng thành công. Vấn đề nhân sự ở đây không chỉ dừng lại ở số lượng,
khả năng chuyên môn, kinh nghiệm hay quá trình đào tạo. Chúng tôi muốn
nhấn mạnh đến phẩm chất đạo đức kinh tế của con người Việt Nam.

Một vài yếu tố căn bản đã làm cho các nhà hoạch định chính sách kinh tế
Việt Nam cho đến hôm nay không đem yếu tố con người vào phương trình
chính sách. Thứ nhất là sự lãng quên từ một giả định chính sách căn bản:
con người kinh tế Việt Nam là một biến số tổng quát và phổ biến. Khi
nhà quy hoạch và quyết định chính sách là người Việt, họ tự nghĩ rằng
mình đã hiểu rõ con người kinh tế Việt Nam để rồi họ không có chủ ý khách
thể hóa yếu tố này thành một đối tượng phân tích khách quan. Và nếu có,
thì vấn đề con người kinh tế Việt Nam cũng không được đánh giá đúng mức
về phẩm chất đạo đức đặc thù của họ. Từ đó, các chính sách bước tới một
tầm mức giả định khác: nếu chính sách này khả thi cho một quốc gia khác
- ngoài những biến số chính sách khác giống nhau - thì nó sẽ khả thi
cho Việt Nam. Đây là lúc mà những giả định chính sách này phải được cứu
xét lại.

Nhưng dĩ nhiên là câu hỏi phải được đặt ra ở đây: Thực sự có một con
người kinh tế Việt Nam hiện nay - trên phương diện đạo đức kinh tế - khác
biệt với những con người kinh tế thế giới không? Câu trả lời, theo
chúng tôi nghĩ, là có. Con người Việt Nam mang một mẫu số chung đạo đức
kinh tế rất là khác biệt và đặc thù.

Thứ nhất, về mặt tích cực. Chúng ta ai cũng biết, hay tin, rằng, cũng
như các dân tộc khác, về mặt kinh tế, người Việt là thông minh và nhanh
nhẹn. Cái thông minh của họ có một nét riêng: tính linh động và thích
ứng rất cao. Nói theo các cụ ngày xưa thì bản chất người Việt là tính
"thủy" - tùy vào thể dạng của bối cảnh mà họ đáp ứng, một cách tự nhiên,
ngay cả thay đổi tự chính mình. Đây là một khả năng ưu điểm trong một
thời đại mà bản chất kinh tế thay đổi với một tốc độ quá nhanh vốn đòi
hỏi một mức độ đáp ứng và linh động cao. Nếu phải di cư đến một hoàn
cảnh kinh tế hoàn toàn mới lạ thì nguời Việt là một sắc dân di cư kiểu
mẫu. Điều này đã được xác nhận trên thế giới trong vòng mấy thập niên qua.
Tính bảo thủ và cố chấp của họ chỉ được thể hiện khi nào mà quyền lợi
vật chất và quyền hạn quan yếu của họ sẽ bị đe dọa trầm trọng nếu phải
linh động đáp ứng. Nói chung, con người kinh tế Việt Nam không sợ đổi
thay về hoàn cảnh và quy luật kinh tế. Trong khả năng đáp ứng này, họ học
hỏi kỹ năng kinh doanh mới nhanh chóng, không những về lãnh vực thuần
chuyên môn, hay quy chế, chiến thuật mà còn có khả năng sáng tạo những
ngõ ngách tiếp thị, khai phá những tiềm năng thị trường mới, những
phương sách đốt giai đoạn để đạt được chỉ tiêu kinh doanh.

Những khả năng linh động và thông minh này, mặc dù là quan trọng nhưng
không phải là chủ yếu và chúng cần phải đặt nền tảng trên những đức
tính tích cực cần thiết. Và đối với con người kinh tế Việt Nam, tuy nhiên,
đây chính là vấn nạn lớn. Sau nhiều kinh nghiệm, suy tưởng, chúng tôi
phải mạnh dạn nói rằng: con người kinh tế Việt Nam, từ cá nhân đến xã
hội, chưa có một nền tảng đạo đức kinh tế cần thiết. Đây là một sự thật
đau lòng mà chúng ta thường tránh né khi bàn thảo công khai, mặc dù
chúng ta thầm biết đến từ trong mỗi con người Việt Nam khi suy nghĩ đến vấn
đề này. Nay đã đến lúc mà chúng ta hãy can đảm nhìn kỹ vào những khuyết
điểm đạo đức và phẩm chất của con người kinh tế Việt Nam nhằm khách
quan hóa chúng thành những đối tượng nghiên cứu, phân tích, suy tưởng. Như
vậy thì những quy hoạch chiến lược phát triển kinh tế quốc gia mới mang
nhiều xác suất thành đạt cao hơn.
 
Trước hết, con người kinh tế Việt Nam không chắc mãn với chính mình. Họ
thiếu cái cảm nhận trực giác ta là ai. Người Việt bị chao đảo từ cái
bản sắc cá nhân. Họ không hẵn là một mẫu người tập thể như người Nhật Bản
hay người Đức, không phải là mẫu người gia đình như người Ý, không phải
là mẫu người dân tộc như người Hoa, tôn giáo như người Ả Rập, bộ lạc
như người Phi Châu, hay là cá nhân như người Mỹ. Khi nói về dân tộc tính
của người Việt thì năng lực này thường được thể diện một cách tiêu cực
chứ không phải là từ một bản sắc tích cực: tự ái dân tộc nhiều hơn là
hãnh diện chủ động, phản ứng khi bị vi phạm nặng nề hơn là phát huy cái
tiềm tăng dân tộc tính hướng thượng. Vì thế, lịch sử Việt Nam là một
chuỗi dài đánh đuổi ngoại xâm nhưng không tránh được nội loạn. Mà phần
lớn những trường hợp ngoại xâm cũng bắt nguồn từ sự yếu kém, phân hóa
trong nội bộ dân tộc để tạo nên những nguyên nhân can thiệp bởi ngoại
bang. Con người Việt Nam là những cá thể không yên, mỗi người là một bãi
chiến thường trực tự trong nội tâm, dằn vặt liên miên bởi những năng lực
thiện, ác, tốt, xấu trái nghịch và mâu thuẫn lẫn nhau. Nói chung, con
nguời Việt Nam, khi bước vào lãnh vực kinh tế, là những cá thể bất an.
Hành vi kinh tế của doanh nhân Việt, vì thế, phần lớn phát xuất từ sự
phản ứng, tâm lý sợ hãi, hơn là đặt nền tảng trên nguyên tắc và lý tính
của những cá thể chắc mãn với chính mình.

Nếu truyền thống kinh tế học Tây phương định nghĩa con người kinh tế là
một "rational maximizer" thì con người kinh tế Việt là những
"irrational maximizer." Họ làm ăn liều lĩnh, bước vào những lãnh vực kinh doanh
mà xác suất thành công rất thấp, dám làm những điều phi pháp nguy hiểm
đến tương lai sự nghiệp của cá nhân, gia đình và công ty. Họ mang máu cờ
bạc vào thương trường. Có nhiều giám đốc kinh doanh lớn hành động theo
tinh thần chiến tranh hơn là kinh tế hòa bình: hi sinh chính mình để
cứu đời sau. Họ biển thủ, lường gạt, chấp nhận tù tội, mất hết nhân phẩm,
danh dự, để nhanh chóng biển thủ hay đánh cắp một số tiền bạc, tài sản
nhằm giúp gia đình bà con nghèo khó. Đây là một hiện tượng tâm lý khá
độc đáo mà các doanh nhân, giám đốc kinh tế Việt Nam - vốn xuất thân từ
nghèo khó, khốn cùng muốn vươn lên để giải phóng chính mình và thân
nhân từ cái mặc cảm đau đớn và bi ai cho số phận kinh tế của họ đang có.

Vì thiếu nền tảng nguyên tắc và chủ động lý trí, con người kinh tế Việt
Nam không phải là những đơn vị kinh tế lâu dài. Họ có tầm nhìn thấp,
ngắn hạn, khó lường được, dễ phản bội, sẵn sàng vi phạm chữ tín và hợp
đồng, muốn đi đường tắt thay vì kiên nhẫn cho kết quả lâu dài. Đành rằng
là con người kinh tế ai cũng tham lam. Nhưng mức độ tham lam của người
Việt thường trở nên vô lý và quá độ trở thành liều lĩnh, ngu xuẫn và
bất chấp. Dĩ nhiên có nhiều nguyên nhân có tính chất lịch sử, những yếu
tố khách quan khác. Điều mà chúng tôi muốn nhấn mạnh là chính từ mỗi con
người Việt Nam.

Khi số đông mang một đức tính tiêu cực như thế, bối cảnh và môi trường
kinh tế Việt Nam mang cái bản chất mà Fukuyama gọi là "low trust
society" (xã hội thiếu chữ tín). Điều này khác biệt rõ ràng với môi trường
kinh tế của các đơn vị kinh tế khác - ví dụ cộng đồng người Hoa mà ở đó
dù trong sự thiếu vắng những định chế thành văn và khách quan, người Hoa
vẫn huy động tiềm năng kinh tế trong cộng đồng của họ một cách có hiệu
qủa. Đây là nhờ một văn hóa chữ tín cao độ. Vi phạm chữ tín, lời hứa,
đối với người Hoa, là một đều đáng lên án nhất, còn hơn là những tội ác
hình sự khác. Nó trở thành một phong hóa kinh tế có tính truyền thống
lâu đời. Còn người Việt chúng ta thiếu hẳn cái phong hóa của niềm tin và
chữ tín này. Không những thế, người Việt có nhiều khi khoe khoang, hãnh
diện về cái "tài" phản bội, luờng gạt, nuốt lời như là những chiến
thắng. Những ai có theo dõi, kinh nghiệm về những vụ lường gạt kinh tế ở
trong nước cũng như trong các cộng đồng Việt Nam trên thế giới, như cá
nhân chúng tôi đã từng kinh qua và biết đến, nhất là những vụ "giật hụi,"
những lường gạt trắng trợn trong giới thương gia, gian lận từ nhỏ đến
lớn, từ cá nhân đến tập thể, từ tư nhân đến chính quyền, từ địa phương
lên đến tầm cỡ quốc gia, mới thấy rằng người Việt hiện nay đang phải đối
diện với một cơn khủng hoảng nhân văn trần trọng: một sự xuống dốc và
suy thoái, đến độ nguy cấp, cái đạo đức chữ tín trên thương trường.

Cho nên, từ cá nhân đến cơ chế, người Việt không tin người Việt. Đây là
thực tế đau lòng. Người Việt đã kinh qua quá nhiều kinh nghiệm bị lường
gạt, làm ăn tất trắc, vô trách nhiệm, vi phạm chữ tín, để rồi họ không
còn niềm tin vào các định chế, cơ cấu kinh tế, cũng như cá nhân, ngay
cả bà con, bạn bè, người thân ruột thịt. Nếu có chọn lựa, thì người Việt
sẽ làm ăn với các công ty ngoại quốc, nhất là của Ấu Mỹ, hơn là Việt
Nam. Họ sẽ mua bảo hiểm với các hãng ngoại quốc, ký thác tiền bạc vào
ngân hàng Ấu Mỹ. Đây là hiểm họa cho các cơ sở kinh tế Việt Nam về lâu về
dài khi mà các hiệp ước kinh tế mở cửa thị trường Việt Nam cho các cơ
sở kinh tế Ấu Mỹ, như ngân hàng, bảo hiểm, tín dụng, hàng không... vào
kinh doanh ở Việt Nam.
 
Bác nói kể cũng đúng nhưng mà có vẻ hơi mất tự tin quá. Em là em cứ đổ lỗi cho mấy bác quản lý nghành giáo dục ngành tư tưởng văn hóa thiếu trách nhiệm. Ai lại họp quốc hội mà bác Hiển cứ phát biểu xơi xơi các loại tình trạng các loại vấn đề giải quyết bao nhiêu năm mà chẳng thay đổi, như E thì E ngượng lắm chả nói lên lời. Thực ra E cũng vẫn tự tin là thế hệ sau này nó sẽ thay đổi, có điều hiềm một nỗi bọn tay chân, con em nó cứ ngồi đầy ra đấy, cứ chơi đều hàng tháng lĩnh 6-700k tiền lương mà vẫn dùng điện thoại di động hết cả triệu. Các nhân tài nhà ta mà thể hiện quá mức là cũng bị soi mói kinh lắm, bao giờ mới ngóc lên được.
 
Thêm một khuyết điểm đạo đức kinh tế khác mà chúng tôi phải nêu lên:
người Việt không tôn trọng sự thật và có thói tật nói dối nặng nề. Vì quá
trình lịch sử nước nhà, vì khả năng phân định yếu kém giữa sự kiện
khách quan đối với ý kiến chủ quan, vì thiếu đức tính chính trực và nhân
cách có nghị lực, và nhiều lý do khác, người Việt nói dối như là một thói
quen. Họ không ngần ngại và không cảm thấy xấu hổ khi nói dối. Họ khoe
khoang cái dối trá của mình và coi đó như là điều hay. Người nào chân
thật, ăn nói ngay thẳng thì bị chê là "ngu dốt."? Điều này từ trong bối
cảnh gia đình, trẻ em Việt Nam đã bị nhiễm từ cha mẹ. Từ cái dối nhỏ
khách sáo, không thực lòng đến ngay cả làm chứng dối tuyên thệ, đã tạo
nên một phong hóa chấp nhận dối trá cũng như tự mình nói dối để rồi biến
những khuyết điểm đen tối và nguy hại này thành như một điều hiển
nhiên. Thành ra ngôn ngữ đối thoại trên thương trường Việt Nam không mang
nặng chữ tín, không có trọng lượng tích cực. Con người kinh tế Việt Nam
từ đó nghi kỵ nhiều hơn là tin tưởng, bất trắc hơn là cương trực đối
diện với sự kiện để thủ tín cho lời hứa và trách nhiệm.

Từ sự coi thường người khác và chấp nhận dối trá, từ vô thức, người
Việt tự coi nhẹ giá trị và tinh thần chữ tín của các văn kiện kinh tế. Đặc
biệt nhất là tinh thần tôn trọng nội dung hợp đồng và khế ước của người
Việt cũng chưa được phát huy đúng mức. Họ cần phải nhớ rằng một khế ước
kinh tế không phải chỉ là một phương tiện giải quyết chủ đích doanh
thương nhất thời; trái lại, khế ước là nền tảng chữ tín lâu dài cho những
tiền lệ đối tác giữa các đối tượng kinh tế liên hệ. Khi không tôn trọng
chữ tín thì hệ quả là vấn đề bội hứa. Một lần vi phạm chữ tín thì tương
lai kinh doanh, đối tác của kẻ bội tín bị hư hại nặng nề.

Khi coi chỉ tiêu kinh tế ngắn hạn và nhất thời là quan trọng nhất,
người Việt Nam không coi đạo đức kinh tế là một phần không thể tách rời của
đạo lý cho cuộc đời. Họ tự đánh giá thấp phẩm giá và nhân cách của
chính mình và tha nhân. Họ mang tinh thần "cả nể" đầy bản chất giang hồ của
một xã hội loạn lạc và thô lậu vốn vẫn thường đặt ưu tiên liên hệ cá
nhân cao hơn là nguyên tắc đạo đức. Họ dung túng, tha thứ cho đồng
nghiệp, nhân viên vì tình cảm cá nhân. Trên mức độ luân lý xã hội thì người
Việt coi chuyện hối lộ, mua chuộc, thối nát là chuyện bình thường. Mặc
dù mỗi hành vi hối lộ, tham nhũng, đút lót là mỗi hành vi khinh thường
phẩm giá đối tượng mua chuộc, coi thường luật pháp, hay quan trọng hơn,
đó là một thành vi tự đánh mất nhân phẩm của chính mình để khi nhúng
tay vào hành động phi pháp, vô luân, kẻ tham dự đánh mất tự trọng, tự hạ
thấp chính mình vào vũng bùn dơ bẩn của một trình độ tâm thức thấp hèn,
nhưng con người kinh tế Việt Nam không khinh sợ vấn đề này. Hệ quả là
một tập thể kinh tế với?quá nhiều kẻ chịu nhảy vào vũng bùn thối nát. Từ
đó, "quy luật" kinh tế Việt Nam trở thành lề thói tiêu cực của "chốn
giang hồ" mà hành vi là của giới đạo tặc hơn là của đạo lý và pháp chế.


Bên cạnh đó, có một hệ quả về hành vi và thái độ khác: người Việt chính
họ thì coi thường lẫn nhau, trong khi đối với người Tây phương thì nể
trọng quá đáng. Họ khúm núm, niềm nỡ, cố làm duyên? một cách thái quá
khi đối diện, xã giao với người Tây phương. Có lẽ vì tâm lý mặc cảm vô
thức, hay là vì nhân dáng bên ngoài của các doanh nhân Tây phương có toát
ra một cung cách nghiêm chỉnh và chững chạc nào đó đã làm cho cá nhân
kinh tế Việt Nam cảm thấy mình thiếu sót? Khi một cá nhân không có
nguyên tắc, hay là với tinh thần tự trọng thấp, đối diện với những cá nhân
có nguyên tắc cao và vững chắc thì người đó, từ một năng lực vô thức sâu
kín, cảm thấy mình yếu hèn, thấp kém. Từ đó, về phương diện tâm lý mà
thôi, cán cân quyền lực trên thương trường giữa doanh nhân Việt Nam và
Ấu Mỹ bị mất quân bình trong các cuộc đàm phán và đối tác kinh doanh,
thương thảo hợp đồng, tranh đấu quyền hạn và quyền lợi. Cộng thêm đó là
các yếu tố ngôn ngữ, định chế non nớt, tin tức và dữ kiện thiếu thốn,
chưa có đủ kinh nghiệm chuyên môn và kinh doanh quốc tế đã làm cho doanh
nhân Việt Nam luôn bị rơi vào tư thế yếu kém trên những sân chơi chênh
lệch cả về quy luật thành văn cũng như phong hóa thương trường.
 
II. Vấn Đề Con Người và Định Chế Kinh Tế

Với một nền tảng đạo đức kinh tế trên căn bản cá nhân không vững chắc,
cơ chế kinh tế và môi trường kinh tế Việt Nam phản ảnh nguyên trạng vấn
nạn này. Khi nhìn về phương diện chính sách ở tầm mức quốc gia, hiện
trạng tiêu cực ở Việt Nam ngày nay một phần là hệ quả của những chính
sách kinh tế vĩ mô mang nhiều khuyết điểm và sai lầm. Nội dung của những
định chế kinh tế vĩ mô trong mấy thập kỷ qua đã làm gia tăng mức độ
khủng hoảng của cơ chế cũng như là của con người kinh tế Việt Nam vốn đã
mang nhiều khuyết điểm.

Chúng ta đều thấy những hậu quả tiêu cực quá hiển nhiên. Khi môi trường
kinh tế không tôn trọng chữ tín đúng mức, một khối nhân sự không có khả
năng và không đáng tin cậy thì nền kinh tế quốc gia không huy động được
vốn đầu tư, nhân lực, tài nguyên. Các định chế căn bản như ngân hàng,
bảo hiểm, chứng khoán, thuế khóa, hành chánh công quyền, pháp chế không
được tin tưởng và bị khinh thường bởi quần chúng. Tài nguyên thiên
nhiên, nhân lực, trí thức, tài chánh tìm đường thoát ra khỏi quỹ đạo kinh
tế quốc gia nhằm đi tìm môi trường ký thác, kinh doanh có khả năng bảo
đảm chữ tín cao hơn. Những đơn vị tổ chức cũng như cá nhân kinh tế quốc
tế có tầm vóc và chiều sâu không muốn đầu tư, kinh doanh trong môi
trường kinh tế nước nhà hiện nay - ngoại trừ những lý do bất khả kháng, vì
cần thiết, hay là vì không còn chọn lựa nào khác.

Tuy nhiên, nguyên nhân của vấn đề phần lớn là nằm ở chỗ đạo đức kinh tế
của con người Việt Nam. Chúng ta có thể đổ tội cho cơ chế, lịch sử,
hoàn cảnh khách quan - nhưng trước tiên phải thành thật nhìn nhận khuyết
điểm trên phương diện con người. Nếu không thì chúng ta từ chối trách
nhiệm từ căn bản. Như trường hợp Trung Hoa, bối cảnh chính trị và cơ cấu
định chế cũng như nhiều yếu tố hoàn cảnh khách quan khác cũng gần giống
như Việt Nam, nhưng Trung Hoa - hay là ngay cả các cộng đồng Hoa kiều
khi so sánh với các cộng đồng Việt kiều trên thế giới - không gặp những
khó khăn phát triển kinh tế trầm trọng và căn bản như Việt Nam. Yếu tố
chính là con người kinh tế Trung Hoa, tự chính họ, độc lập với định chế
khách quan, đã tạo được một phong hóa chữ tín cao trên thương trường.

Nói như thế không có nghĩa là chúng tôi phủ nhận nguyên nhân và hệ quả
tương tác của vấn đề từ định chế và cơ cấu kinh tế khách quan. Điều mà
chúng tôi muốn nhấn mạnh ở đây: yếu tố đạo đức kinh tế của con người
phải được đặt ngang hàng, hay cao hơn, yếu tố định chế trong tiến trình
phát triển kinh tế quốc gia.
 
Về cả hai mặt, định chế và con người, thì kinh tế Việt Nam đang bị
khủng hoảng trầm trọng. Cơ chế có thể cải cách nhanh chóng nếu lãnh đạo
quốc gia có ý chí chính trị và mang viễn kiến về tương lai. Câu hỏi ở đây:
Làm thế nào để đạo đức kinh tế của con người? Việt Nam có thể được xây
dựng, chuyển hóa và nâng cao? Câu trả lời: Một chiến lược xây dựng đạo
đức cho nhân sự kinh tế quốc gia.

Đây không phải là chuyện đạo đức mơ hồ, hay là lý thuyết trừu tượng
không thực tế. Một chiến lược xây dựng và phát huy đạo đức kinh tế cho con
người kinh tế Việt Nam là việc có thể làm được và phải bắt đầu ngay.
Cải tổ cơ chế kinh tế đòi hỏi cải tổ nguồn nhân lực kinh tế. Cái này
không thể thiếu cái kia. Tinh thần con người tiêu cực chỉ có thể kiến tạo
cơ chế hư hỏng. Vế con nguời quyết định sự thành đạt cho vế cơ chế; vế
cơ chế hỗ trợ cho sự thành công trong việc giáo dục và huấn luyện con
người.
 
III. Những Giải Pháp và Chiều Hướng Khả Thi

Như đã trình bày, phát triển kinh tế Việt Nam đòi hỏi một dự án nâng
cấp đạo đức kinh tế cho tầng lớp nhân sự liên hệ. Đây là một giải pháp
chiến lược quốc gia mang tính chất cơ bản, lâu dài, có thực chất, mang
tính thực tiễn cũng như là toàn diện và nghiêm chỉnh. Đây là chuyện tối
cần thiết, có thể làm được và phải làm ngay. Bước vào công trình đầy thử
thách này, chúng tôi xin được nêu lên đây hai công việc cần làm:

Thứ nhất: Cải tổ sâu rộng và căn bản về định chế nhằm thực thi một cuộc
cách mạng pháp chế.

Thứ hai: Thực thi một tiến trình giáo dục và huấn luyện những thế hệ
nhân sự kinh tế mới. Để từ đó, hoán đổi, thay thế toàn diện và sâu rộng
tầng lớp nhân sự? kinh tế hiện nay.

Đây là một công trình "thay máu" toàn diện cho con bệnh nhân sự kinh tế
Việt Nam.

1. Cải Tổ Định Chế

Công việc cải tổ định chế bao gồm nhiều lãnh vực: pháp luật, cơ cấu và
chính sách. Nói chung đây là chiến lược tái tổ chức lại guồng máy kinh
tế quốc gia từ trung ương đến địa phương. Mục đích căn bản cho công
cuộc cải tổ toàn diện này là việc xây dựng một nền kinh tế pháp chế thị
trường.

Ở thời điểm này, chúng ta đã học được những bài học quý giá từ quá
trình lịch sử kinh tế thế giới và của nước nhà. Trên phương diện vĩ mô, một
nền kinh tế thuần phóng nhiệm (laissez-faire), hay ngược lại là trung
ương bao cấp, không còn ai chấp nhận được. Con đường kinh tế nhân loại
đang đi là con đường ở giữa. Và tùy theo những điều kiện khác nhau của
mỗi quốc gia mà nền kinh tế đó nghiêng về phía nào nhiều hơn. Khi nói
đến sự chọn lựa mô hình kinh tế pháp chế thị trường là chúng ta nói đến
sự thay đổi mức độ và bản chất can thiệp của chính quyền trung ương đối
với nền kinh tế quốc gia và sự thiết lập định chế đặt để sự vận hành
năng lực kinh tế quốc dân bằng luật pháp độc lập nhằm bảo đảm được một
nền tảng quy tắc khách quan và đạo đức kinh tế cho năng động thị trường.
Cái khó khăn là sự chọn lựa một tầm mức căn bản trên cán cân quân bình
cần thiết: một bên là năng lực tự do của thị trường, bên kia là quy tắc
trật tự pháp chế và chiều hướng cũng như bản sắc chính sách quốc gia.

Bản chất và thể thức định chế không thể là đầu mối quyết định phẩm chất
đạo đức kinh tế cho cá nhân; tuy nhiên, định chế quốc gia có thể - và
phải có chủ đích - tạo nên một môi trường khách quan tích cực cho đạo
đức kinh tế của con người trong cuộc được bảo đảm và phát huy. Khi năng
lực cơ chế khách quan có khả năng tưởng thưởng và trừng phạt thích đáng
hành vi kinh tế liên hệ thì con người kinh tế? sẽ chọn con đường hướng
thượng và lâu dài. Đây là một nhu cầu cấp bách cho môi trường kinh tế
Việt Nam khi mà năng lực đạo đức hướng thượng và tích cực của con người
Việt Nam đã từ lâu bị hoàn cảnh cơ chế và xã hội khách quan ngăn cản và
không có cơ hội nuôi dưỡng và phát huy.

Để đạt được điều này, chúng tôi xin đề nghị: Trước hết, hãy thành lập
một ủy ban định chế kinh tế quốc gia nhằm duyệt xét lại toàn bộ hệ thống
định chế kinh tế (hay liên hệ trực tiếp đến lãnh vực kinh tế) để tháo
gỡ những trở ngại, những mâu thuẫn về nguyên tắc cũng như là cơ cấu.
 
Bác Hoài chép trong Văn kiện đại hội 100 của đợt họp chi bộ vừa rồi đấy à...
 
hị hị, đây không phải là văn kiện đại hội, nhưng tớ rất hy vọng là đại hội sẽ chú ý tới nó. (đây là bài viết trong tác phẩm Ðánh Thức Con Rồng Ngủ Quên, chủ biên Phạm Ðỗ
Chí, Trần Nam Bình. Nhà xuất bản TP Hồ Chí Minh, Trung Tâm Kinh Tế Châu
Á - Thái Bình Dương (VAPEC), Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn, 2001)

Post tiếp


Nhìn chung, chúng tôi nhận thấy là có bốn lãnh vực mà chúng ta phải có
những thay đổi và cải tổ sâu rộng:

(a) Nguyên tắc ưu tiên pháp quyền,
(b) Pháp chế kinh doanh thống nhất,
(c) Xác định quyền sở hữu chủ bất động sản, và
(d) Chế độ thuế khóa.

a. Ưu tiên pháp quyền. Khi nói về nguyên tắc thượng tôn luật pháp, ở
đây chúng tôi muốn nói đến phương diện? định chế chứ không phải la ?huần
về tinh thần. Tư pháp, trong thế đứng độc lập của định chế cơ bản của
quốc gia, phải có thẩm quyền tối cao. Nguyên tắc trọng pháp này phải
được thể hiện qua sự thiết lập một trật tự thẩm quyền của định chế quốc
gia để xác định rằng hiến pháp và luật pháp có chổ đứng thẩm quyền cao
nhất và hoàn toàn độc lập với chính trị đảng quyền và hành pháp. Đây
không phải là vấn đề khẩu hiệu. Lịch sử pháp chế của các quốc gia pháp trị
tiên tiến đều phải đi qua một quá trình vật lộn với nguyên tắc ưu tiên
pháp quyền tối cao (judicial supremacy) khi mà bản chất chính trị quyền
lực thường bị phía hành pháp tiếm đạt vị thế ưu tiên trong những tranh
chấp quyền lực và pháp lý. Trong trường hợp Việt Nam hiện nay thì đối
với nhánh tư pháp không những là hành pháp, mà đảng Cộng Sản, cũng chỉ
coi tư pháp như chỉ là một công cụ chính sách chứ không phải là một định
chế độc lập có thẩm quyền tối cao trên nền tảng nguyên tắc pháp chế.
Cho đến nay, những phiên tòa xử án quan trọng phần lớn đều đi theo chỉ
thị của chính trị đảng thay vì theo nguyên tắc thủ tục, bằng chứng và
luật pháp độc lập.

Khi nói đến cải tổ cơ chế ở chiều sâu và mức độ như thế cho Việt Nam
hiện nay thì ở đây có những vấn đề tế nhị về chính trị quyền lực, nhất là
khi mà Đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn còn giữ nguyên tắc "Đảng ta là đảng
cầm quyền" một cách toàn diện. Ở đây, trên phương diện kinh tế, khi pháp
chế bị cai quản và điều động bởi chính trị của đảng và của hành pháp
thì nguyên tắc pháp chế trên cơ bản nguyên tắc khách quan và độc lập
không còn nữa. Hệ quả là điều hiển nhiên: nền kinh tế quốc gia chưa nhờ vào
luật pháp là định chế thẩm quyền tối cao nhằm bảo vệ chữ tín và niềm
tin cho năng lực kinh tế.

Lý tưởng và mục tiêu pháp chế cho Việt Nam hiện nay có thể được trưng
dẫn như sau: Khi tòa án phân xử một tranh chấp hợp đồng, ví dụ, giữa một
công ty quốc doanh kiểm soát bởi đảng ủy địa phương với lại một công ty
tư nhân thì nguyên tắc và thủ tục xử án phải là luật pháp khách quan.
Với quy tắc đó, thì bản án có khả năng mang tính khách quan, công bình,
có sức mạnh chinh phục và mang thẩm quyền tiền lệ pháp chế. Các đối
tượng liên hệ có thể dựa vào tính khách quan và công bình để phác họa kế
hoạch kinh tế trong tương lai. Tức là, nhờ thế mà trên phương diện pháp
lý, con người kinh tế có cơ hội và niềm tin để thủ tín. Rất tiếc là ở
Việt Nam hiện nay điều này chưa có. Mặc dù trên nguyên tắc văn bản thì
tư pháp Việt Nam, trong vấn đề xử án, được độc lập, nhưng thực tế thì
khác hẵn. Các nhân vật của đảng và nhà nước mang quyền hạn gần như là bao
trùm lên trên những lãnh vực đáng ra là của tư pháp độc lập.


Vấn đề độc lập định chế không những chỉ là vấn đề tổ chức và chính sách
mà còn là vấn đề văn hóa trọng pháp. Câu hỏi ở đây là pháp chế quốc
gia, từ tổ chức, nhân sự đến luật pháp thành văn, quá trình thực thi có
đạt đến một tiêu chuẩn đáng để cho con người kinh tế Việt Nam tôn trọng
hay không? Từ đó, vấn nạn là một vòng tròn lẩn quẫn mà nguyên nhân và
hậu quả không biết có thể gỡ mối từ đâu. Cái khó của lãnh đạo kinh tế ở
Việt Nam là nó bao trùm quá nhiều phương diện. Ngay cả khi có những cải
tổ định chế có được đưa ra thì vấn đề thực thi cũng sẽ gặp rất nhiều
khó khăn vì Việt Nam chưa có một mức độ hiệu năng quản trị có thể chấp
nhận được trong một môi trường nhân văn mà trình độ và văn minh hành
chánh công quyền vốn cần phải được nâng cao và phát huy. Khi định chế ưu
tiên tư pháp và công lý được nâng cao trên giá trị khách quan trong văn
hóa trọng pháp thì đạo đức con người kinh tế sẽ được điều tiết và uốn
nắn theo quy luật hướng thượng.
 
chẹp, lỡ tay del mất cái file, sẽ tìm lại tư liệu gốc để post tiếp, sozi mọi người
 
Cái topic này hoành tráng quá, đọc từ đầu thấy ngưỡng mộ anh Hoài quá đi :D nhưng một hồi sau lại thấy anh Hoài thổ lộ là gõ từ trong tác phẩm nào đó ra !!! Hình như nhà mình vừa ký công ước Bern gì đó thì phải, ngay từ đầu anh Hoài nên lưu ý bạn đọc là trích dẫn hoặc copy lại của một người khác, có phải không nhỉ?

Cái này có được liệt vào vấn đề con người Việt Nam không?
 
cũng có ghi nguồn gốc rồi còn gì em Nga :D xem lại sau bài thắc mắc của T Tuấn.
với lại cũng chả ai tin là anh tự viết cái bài như thế này chỉ để đăng ở HAO.
 
Em thấy cái bài này cho vào phát biểu họp báo Đảng để chống ngủ gật, xong rồi bày trong tủ kính thư viện cho đẹp chứ hay ho gì mà bác Hoài có vẻ say mê với nó thế nhỉ.

Đùa chứ chẳng nhẽ bác post trong box kinh tế em lại có ý kiến thế lọ thế chai, nhưng mà đọc một đống lổn ngổn toàn hô hào khẩu hiệu phải thế này phải thế kia, trong khi một vài cái gạch đầu dòng là "làm thế nào" thì không có, bác chép mà học thuộc lòng được thì em cũng đến chịu...
 
hị hị, topic của chị Thảo đang hay thì bị chú Tuấn khóa, thôi đành post bài kiếm tí điểm chất lượng vậy :D

b. Pháp chế kinh tế: Xây dựng Bộ Luật Kinh Doanh Thống Nhất. Để tạo một
bối cảnh kinh tế khách quan vững chắc, một sự tin tưởng vào cơ chế pháp
luật, Việt Nam phải thống nhất và văn kiện hóa những quy tắc giao dịch,
đối tác kinh tế, nội địa cũng như ngoại thương. Đây là một bộ luật kinh
doanh thống nhất theo mô thức The Uniform Commercial Code của Hoa Kỳ và
các nước công nghệ tiền tiến khác. Bộ luật này sẽ tạo sự dễ dàng và
hiệu năng cho nhu cầu tham khảo pháp luật cũng như cho những tranh tụng và
hòa giải kinh tế khách quan. Nó bao gồm những quy tắc pháp chế cho hầu
hết những giao dịch thương mãi, kinh tế như mua bán hàng hóa, giấy nợ,
ký thác và lời lãi ngân hàng, tín dụng thư, chuyển vận thư, mậu dịch
chứng khoán, quy tắc kế toán, sổ sách, và thủ tục bằng chứng. Không như
các bộ luật kinh doanh các nước Tây phương, bộ luật kinh doanh cho Việt
Nam phải bao gồm những sinh hoạt và lề lối, hành vi kinh tế bất thành
văn, theo tập quán, giữa cá nhân và cá nhân giữa những bối cảnh làm ăn
buôn bán của dân quê, chợ búa, bến xe, ngõ ngách, bà con, anh em thiên
hình vạn trạng mà luật pháp xưa nay không hề đoái hoài đến và là nguyên
cớ của bao nhiêu oan ức, bất công kinh tế khác cho dân nghèo, thấp cổ,
bé họng, không hiểu đến quyền hạn của mình. Bộ luật này phải cung cấp
được cơ bản công lý kinh tế cho tầng lớp bình dân cũng như cao cấp trên
hầu hết các phương diện kinh tế nhằm nâng cao cơ chế chữ tín của nhân
dân vào guồng máy pháp chế và công quyền.

Một trong những định chế căn bản nhất cho bộ luật kinh doanh thống nhất
này là lãnh vực hợp đồng và khế ước. Đây là cơ chế chữ tín căn bản cho
năng động kinh tế quốc dân. Nó thiết lập nền tảng giá trị và phương
thức cưỡng chế cho chữ tín trên ba phương diện: Thứ nhất là kiến tạo tư
cách pháp nhân trong dao dịch khế ước. Thứ hai là xác định quy tắc cưỡng
chế nhằm tạo sức mạnh pháp lý cho khế ước và hợp đồng. Thứ ba, minh xác
hậu quả pháp lý nếu chữ tín - qua các điều khoản hợp đồng - bị vi phạm.
Xã hội kinh tế công nghiệp là một tập thể tương tác trên cơ bản chữ tín
của khế ước và hợp đồng, hay cũng được gọi là "xã hội hứa ước"
(promissory society). Giàu có, từ cá nhân đến quốc gia, là tác phẩm của cơ chế
chữ tín này. Muốn xây dựng nền tảng xã hội mang tính chất khế ước, Việt
Nam phải vượt qua khỏi cái căn bệnh chậm tiến của một xã hội mà trong
đó giàu có là nhờ vào thế lực và vị trí cá nhân thay vì cơ chế chữ tín
trên căn bản pháp luật.

c. Xác định quyền tư hữu chủ bất động sản. Năng lực kinh tế Việt Nam
đang bị chận lại bởi một sự mâu thuẫn lớn giữa pháp chế thành văn và thực
tế kinh tế và xã hội khi mà hiến pháp quốc gia thì không công nhận chủ
quyền tư nhân của bất động sản trong khi thực tế xã hội thì hoàn toàn
hành xử trái ngược. Sự mâu thuẫn lớn lao này đã tạo ra nhiều hệ quả pháp
chế lớn lao. Thứ nhất, pháp luật không được tôn trọng và không thể được
thực thi vì nguyên tắc "đất đai là của nhân dân" không liên hệ đến thực
tế. Những giao dịch bất động sản trên nguyên tắc pháp chế thành văn là
sự trao đổi quyền sử dụng đất và cơ sở xây dựng, nhưng trên thực tế thì
hầu hết tất cả mọi giao dịch bất động sản thực chất là sự công nhận chủ
quyền tư hữu liên hệ. Thứ hai là sự bất lực của pháp luật khi phải giải
quyết những tranh chấp bất động sản. Thứ ba là các chủ nhân de facto
không thể sử dụng giá trị sở hữu nhằm huy động vốn cho nhu cầu kinh tế.
Cản lực này cần phải được khai mở bằng nguyên tắc tư hữu trên cơ sở hiến
pháp và pháp chế chính thức bằng một bộ luật bất động sản thống nhất.

Nếu cái mâu thuẫn định chế giữa pháp luật và thực tế xã hội này không
được giải quyết thì năng lực kinh tế quốc gia không những bị kềm hãm mà
hệ quả là một phong hóa kinh tế và xã hội bất nhất, nghịch pháp vốn chỉ
hủy hoại niềm tin của con người kinh tế vào giá trị định chế quốc gia.
Chúng ta phải nhớ rằng tư hữu của nhân dân là quyền công dân căn bản
chứ không phải là ân huệ có từ chính sách của nhà nước.

d. Cải tổ chế độ thuế khóa. Một cách tổng quát thì chính sách và luật
thuế quốc gia phải hội đủ những yếu tố: (1) nhất quán, (2) thích ứng,
(3) công bình, (4) minh bạch và (5) tùy thuộc vào khả năng đóng thuế của
đối tượng. Mặc dù đã có những kết quả khả quan, chế độ thuế khóa của
Việt Nam cần phải được cải tổ để đáp ứng những tiêu chuẩn trên. Khi luật
thuế và phương thức thực thi mang tính hợp lý, công bình và hiệu năng
thì thuế khóa là một trách nhiệm công dân mà mọi người sẽ chấp nhận nó
như là một bổn phận không thể thiếu. Không ai muốn đóng thuế cả, nhưng
một chế độ thuế khóa phải có bản chất công lý và khả năng thực thi đến
mức độ mà khuynh hướng trốn tránh và gian lận thuế khóa phải được ngăn
chận có hiệu quả từ phương diện tinh thần công dân đến hiệu năng quản
chế của chính quyền.

Đi vào chi tiết thì chế độ thuế khóa ở Việt Nam cần phải được cải tổ
trên hai lãnh vực. Thứ nhất là thuế lợi tức cá nhân và thứ hai là thuế
bất động sản. Về thuế lợi tức cá nhân thì vấn đề hiện nay là những cá
nhân có lợi tức cao chưa trả thuế đúng mức như các thành phần kinh doanh,
văn nghệ sĩ, thành phần sống nhờ tài trợ của người thân ở ngoại quốc.
Về bất động sản thì là cả một sự thiếu sót lớn lao vì chủ nhân nhà cửa
và cơ sở bất động sản vẫn chưa phải đóng thuế đúng cách và đúng mức. Nếu
cải tổ về hai lãnh vực này mà thôi thì sẽ giúp cho ngân quỹ nhà nước
một số lượng ngân sách lớn lao cho các cải tổ cần thiết khác như giáo
dục, lương bổng cho công chức nhằm giảm bớt tệ trạng thối nát, cải tổ y tế
và xây dựng hạ tầng cơ sở kinh tế. Hơn nữa, cải tổ thuế khóa để giảm
bớt vấn nạn bất công kinh tế hiện nay ở Việt Nam. Không có gì vô lý và
bất công cho bằng, ví dụ, một họa sĩ có xe hơi, làm chủ nhiều nhà cửa và
bất động sản, đi du lịch ngoại quốc hàng năm, gởi con du học ở Ấu Mỹ
thì không đóng thuế gì cả, từ lợi tức cá nhân đến tài sản, trong khi đó,
một tiểu thương ở phố chợ khó khăn vật lộn với cuộc sống kinh tế qua
ngày lại phải đóng hàng chục thứ thuế và lệ phí mà phần lớn? không liên
hệ gì đến ngân sách quốc gia. Những trường hợp như thế không thiếu gì ở
Việt Nam hiện nay. Hệ quả là ngân sách chính phủ phải tiếp tục tình
trạng lương bổng quá thấp, đến độ vô lý, cho giới giáo chức và nhân viên
công quyền, thẩm phán .. mà người có nhân phẩm, trong sạch không thể tồn
tại kinh tế được. Chỉ nhìn về lãnh vực công quyền mà thôi, đạo đức và
chữ tín kinh tế của con người Việt Nam không thể được nuôi dưỡng và phát
huy trong bối cảnh và môi trường thuế khóa và chính sách chi tiêu như
vậy.
 
Anh Hoài đang nói vệ chủ đề "con người VN trong chiến lược phát triển kinh tế" hay về sự "cải cách nền kinh tế viêt Nam trên bề mặt vĩ mô" đây ạ?
(a) Nguyên tắc ưu tiên pháp quyền,
(b) Pháp chế kinh doanh thống nhất,
(c) Xác định quyền sở hữu chủ bất động sản, và
(d) Chế độ thuế khóa.
.... cho phép em được nói đôi chút. bài viết này nặng về lí thuyết và có xu hướng "quán triệt tư tưởng của đảng" quá anh ạ!

Em xin nêu một ví dụ nhỏ:

Một cách tổng quát thì chính sách và luật thuế quốc gia phải hội đủ những yếu tố: (1) nhất quán, (2) thích ứng, (3) công bình, (4) minh bạch và (5) tùy thuộc vào khả năng đóng thuế của đối tượng.

Vậy theo anh thì thế nào là nhất quán, thích ứng, công bình, minh bạch...? Những tiêu chuẩn này dành cho chính sách hay cho người tạo ra chính sách ?
List ra những tiêu chuẩn cụ thể là một chuyện, áp dụng vào thực tế là một chuyện, và làm sao để cho người ta tuân thủ và nghe theo lại là một chuyện khác.
Ngôn ngữ cao siêu và trừu tượng quá, không phải ai đọc cũng đủ khả năng hiểu hết anh ạ :p

< mà cái anh Tống Tuấn này nữa, anh đã khóa không biết bao nhiêu chủ đề đang đến hồi gay cấn rồi đấy! Thực ra tranh luận cũng để cho vui chứ có phải vì mọi người khó chịu, ghét bỏ gì nhau đâu, :(( còn chưa kịp ngã ngũ, hòa giải thì bác đã lăm lăm chìa khóa, khóa lại rồi! hừ, anh làm kinh tế hay làm "cai ngục" thế không biết! |-) >
 
Dạ, cho em nói thêm câu nữa... :D nếu không có vụ tranh cãi vừa rồi thì làm sao biết các bác ngày xưa học ở những trường nổi tiếng và bây giờ ra trường đi làm... thành đạt đến vậy? Những người còn xót lại của các khóa trước vào HAO đếm trên đầu ngón tay, vào đây tức khí cãi nhau vài câu, đọc lại cũng thú vị đấy chứ ạ ! :D :p
 
Em Hiền lớp Văn mà chuyên nói nói "sảy ra" với cả "xót lại" nhé :p

Thế nói tóm lại là em muốn thế nào. Hay anh mở một topic: Hậu Trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp nhé :D
 
Back
Bên trên