Vào năm 2010 Bắc Triều Tiên sẽ vượt xa Việt Nam?

Theo em thì đánh giá chính xác nhất về tương lai của một nước trong vòng 20 - 30 thì nên nhìn vào giới trẻ. Mấy cái gọi là lịch sử văn hóa với truyền thống nó ảnh hưởng gián tiếp thông qua chính những con người đang mài đũng quần trên ghế nhà trường( thể hiện trong cách cư xử, khả năng và hoài bão của chính họ )

Ngược dòng thời gian về 30, 40 năm trước, hãy nhìn vào thế hệ thanh niên lúc đấy. Nông dân, công nhân trí thức dời bỏ nhà máy, nhà trường...hăm hở ra mặt trận. Bỏ qua những trường hợp cá lẻ như đào ngũ, nhát gan..nhìn thấy giặc đã "quấn ra đài", em nghĩ số này không nhiều. Những người thanh niên lúc đấy họ có lý tưởng thực sự và sẵn sàng hi sinh cho lý tưởng đó. Thế nên trừ khi Mỹ thả bomb nguyên tử xuống và mình phải đầu hàng, nếu không thì việc giải phóng nước nhà là tất yếu và chỉ là vấn đề thời gian.

Nhưng hãy quay về thực tại 30 năm sau, Việtnam rơi vào tình trạng khủng hoảng cán bộ, ở mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề, từ lãnh đạo đất nước, đến đội ngũ quản lý, giáo viên, nghiên cứu khoa học... không những thiếu về chất lượng mà cả số lượng. Những người trí thức, công nhân giải ngũ trở về, đã vứt bỏ tuổi thanh xuân và những ước mơ cao đẹp ngoài chiến trường... Thiếu kiến thức, thiếu vốn...chưa nói là sức khoẻ, và những vết thương. Đừng trách họ, vì họ đã đánh đổi những thứ quí giá nhất để hôm nay chúng ta ngồi đây tán phét với nhau.

Cũng chẳng lạ gì khi nhưng người lãnh đạo từ cấp cao nhất, cho đến các bộ trưởng, thứ trưởng, vụ trưởng của Việtnam hôm nay... là những người may mắn không phải cầm súng ra chiến trường, họ được cử sang đào tạo ở các nước XHCN cũ. Rồi cả những giám đốc công ty, những doanh nhân tên tuổi của VN trong các lĩnh vực dầu khí, viễn thông, máy tính....
Họ có kiến thức và cái nhìn xa hơn so với những người cùng lứa và không may mắn như họ.

Trở lại với BTT, Kim gì thì Kim 30 năm nữa cũng chết, giới lãnh đạo sẽ được thay thế. Vậy ai sẽ xây nên một nước BTT hùng mạnh? Còn ai nữa ngoài chính thế hệ thanh niên của BTT hôm nay? Nhưng hàng trục năm qua BTT bế quan tỏa càng, đóng cửa bảo nhau... Gần như không có bất kỳ một học sinh BTT nào ở các trường nước ngoài, các hội thảo khoa học họa hoàn lắm mới có đoàn của BTT.... Dù rằng người BTT có tố chất, có lịch sử vinh quang gì đi nữa, dù họ vẫn là một trong những cường quốc bóng bàn của thế giới..... Nhưng một nước BTT hùng mạnh không thể xây dựng chỉ dựa vào bóng bàn.

Thế nên chẳng hi vọng gì nhiều vào BTT, còn qúa xa để nói về một nước BTT hùng mạnh. Trước tiên hãy mở cửa và tạo cơ hội cho lớp thanh niên ra nước ngoài học tập, đầu tư vào giáo dục và giúp họ có hành trang tốt nhất để làm chủ một nước BTT 30 năm sau.


Quay trở về với tổ quốc thân yêu. Em xin tạm chia giới thanh niên VN hôm nay ra ba nhóm ( cái này chỉ là tương đối ):

- Nhom1: thuộc các gia đình giàu có ở VN, nhưng lại đua đòi, ăn chơi, không quan tâm đến học hành... Nhóm này nhiều tiền, đi @, ăn nhà hàng, nhảy vũ trường, hút hít.... VN chả hi vọng gì vào cái nhóm này, dù có nhiều tiền đấy nhưng rồi cũng vứt đi cả. Chỉ cần gia đình gặp vấn đề không có tiền tiêu nữa thì sẽ chả biết làm gì ngoài việc ra nhập vào đội ngũ tệ nạn xã hội. (Ngoài ra còn những thanh niên nhà nghèo nhưng vẫn đua đòi thì khỏi phải bàn)

Nhom2: Những bạn đang học tập tại Việtnam. Nhóm này đông về số lượng nhưng chưa cao về chất lượng. Rồi sau này sẽ tách thành 2 nhóm. Những ai có ý trí sẽ tiếp tục vươn lên, kiếm học bổng ra nước ngoài học để mở mang kiến thức, hoặc tự học để trở thành những kỹ sư giỏi, quản lý giỏi... nhưng chỉ ở mức độ khá, rất ít khả năng vươn lên để trở thành kỹ sư hàng đầu, hoặc những ông chủ tầm cỡ ... Còn những người không có ý trí vươn lên thì sẽ chấp nhận trở thành lao động phổ thông hoặc gia nhập vào đội ngũ thất nghiệp.

Nhom3: Nhưng bạn đang học tập ở nước ngoài (phần lớn những người hàng ngày vào đây tán phét right? ;) ). Phần lớn họ là những người có khả năng, và có điều kiện. Tự tin mà nói nhóm này sẽ có nhiều người trở thành lãnh đạo và những nhà doanh nhân thành công trong 30 năm tới. Họ có tầm nhìn, sẽ lôi kéo phần còn lại của thế giới vào ViệtNam thông qua quan hệ, văn hóa, ngôn ngữ mà họ học tập ở nước ngoài. Không ngoa khi nói Việtnam trông đợi rất nhiều vào nhóm này. Nếu không thì chính phủ cũng chẳng cần trích ngân sách để 1 năm cử vài nghìn người đi học.

Nhưng vấn đề của nhom3 là những con người đấy có đủ dũng cảm và hoài bão trở về để xây dựng một nước VN phát triển hay không ? :confused: Một điều thật đáng buồn là phần lớn họ lại không sẵn sàng.

Có bác tâm sự với em bảo:" Anh thấy hơi chán, có nhiều đứa muốn ở lại quá, chúng nó chê VN bụi bẩn, lương thấp.... " Xin thưa là amser đấy ạ, cái này thì cũng chẳng lạ, 10 bác đi học thì có đến 9 bác định ở lại. Dễ hiểu thôi, nói gì thì nói môi trường làm việc và sống ở nước ngoài tốt hơn. Lương cao, ăn uống sướng, không phải hít bụi, ra siêu thị cái gì cũng có, đâu phải lội nước bì bom như chợ VN những ngày mưa. Đi đâu đã có xe hơi, thỉnh thoảng làm chuyến đi Disney World, Las Vegas... về VN lấy đâu ra ?? Đấy là lý do chính, ăn sướng, ở sướng quen rồi, nên về VN ngại. Mà về VN không giỏi thực sự thì chưa chắc kiếm ra nhiều tiền để có một cuộc sống sung túc. Bên này thì dễ hơn, có job là sống rồi. Buồn á, ở lâu thì cũng quen, nhập quốc tịch xong sẽ đưa các cháu về thăm ông bà ở VN :D. Đấy là suy nghĩ của nhiều đấng nam nhi đi du học đấy, rường cột, hy vọng của nước nhà. Còn các chị em thì về VN nếu chả kiếm được thàng nào bên này, về nhà kiếm cho nó dễ. Chứ vớ phải d/c nào cũng muốn ở lại thì thôi, ở luôn, các cụ ở nhà á, đằng nào lấy chồng chẳng phải theo chồng....:D.

Minhbe vân nhớ như in lời tâm sự chân thành của một anh học PhD bên US: " Đứa nào cũng nghĩ làm ở nước ngoài rồi gửi tiền về là yêu nước, nhưng thực ra không phải. VN mình có hạng vạn con tàu nằm đợi ở sân ga để chờ nhưng đàu tàu kéo đi, dù có quảng tiền về sơn sửa thì nó cũng chẳng chạy, cần có những cái đàu tàu khoẻ và biết sẽ đi về đâu.
Ai cũng biết thế nhưng anh học đến PhD rồi, 30 tuổi đầu rồi, nên nhát, không dám mạo hiểm, về VN gần như phải làm lại tất cả, không quen biết, xa nhà lâu, chưa quen với cách làm việc ở nhà... lúc đầu chỉ định ở lại vài năm đi làm xem thế nào.. rồi sau đó ngại nên ở lại luôn ;) .... Để cuối cùng những thàng PhD lại phải đi làm thuê cho những thàng không có bằng ĐH nhưng lại có gan ( Bill Gate...:D) "

Các bác có thấy đúng không? Minh thấy rất đúng. Về VN có nhiều cơ hội nhưng rất nhiều khó khăn thử thách. Mà thành công càng lớn thì khó khăn thử thách càng nhiều, đòi hỏi người ta phải hi sinh nhiều, đôi khi là mất trắng. Thế nên các PhD ở lại nhiều cũng chả phải là lạ.

Nói gì thì nói VN trông đợi ở nhóm 3 rất nhiều, việc VN phát triển đến đâu theo mình phụ thuộc khá nhiều vào những người tài giỏi có trở về giúp đất nước hay không. Việtnam hơn hẳn BTT ở chỗ mình có một đội ngũ giỏi càng ngày càng đông ở nước ngoài. Làm sao để tận dụng được sức mạnh đấy. Khi mà giới trẻ bây giờ luôn nghĩ đến bản thân mình đầu tiên. Đấy là chìa khóa dẫn đến sự phát triển của VN trong tương lai.

Cuối cùng thì mình xin kết luân là.

" Thành công dành cho những con người dám đối đầu với khó khăn và vượt qua thử thách "

Yêu Bằng Cả Trái Tim

:kiss1: :roflmao:
 
Pham Quang Minh đã viết:
Nhưng hàng trục năm qua BTT bế quan tỏa càng, đóng cửa bảo nhau...

Đây là một sự nhầm lẫn không thể tha thứ, việc bác Minh viết chân thành thành trân thành đã là quá lắm rồi, bây giờ lại thêm cả trục nữa. Tương lai Việt Nam chính là ở ngay đây, thế mà đến chính tả tiếng Việt còn sai thì đúng là rất đáng báo động về thế hệ trẻ ngày nay :mrgreen:
 
hehehe...cho mình xin lỗi nhé, viết dài quá nên 1 lỗi mình thấy còn hơi ít, bạn nào phát hiện được lỗi nào nữa không? Nhà văn họ còn phải đưa bản thảo cho người khác sửa đến chục lần rồi mới xuất bản kia mà ;). Anyway cái này cũng là một trong những thói quen của mình :( mà cái gì đã thành thói quen rồi thì khó sửa, phải chú ý sửa dần dần thôi, sẽ cố gắng rút kinh nghiệm.

Nói chung không có ai là không có điểm xấu, với cả mình viết "chân thành" và không nói tục chửi bậy...nên chắc là chấp nhận được :D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Em xin đính chính lại là nước mình có Bộ Công Nghiệp và Bộ Quốc Phòng còn Tổng cục Công Nghiệp Quốc Phòng :D hình như nó ở Nghĩa Đô chả hiểu làm gì chắc định sản xuất vũ khí đem bán maybe :D ;)

Quay lại với BTT hiện giờ nó còn đang đói kém mà người xưa vẫn có câu "có thực mới vực được đạo" cho nên giờ thì BTT chưa có mấy hi vọng. Nếu BTT giải quyết được vấn đề lương thực cho người dân thì thế hệ trẻ của BTT cũng sẽ có cơ hội mở rộng tầm nhìn. Chắc chắn họ cũng sẽ ra thế giới bên ngoài học tập rồi trở về giúp đất nước và tương lai của BTT sẽ ...blah..blah... :D However theo em ban lanh dao BTT co ve van bao thu chi dua vao su giup do tu cac nuoc xa hoi CN maf phan lon thi dang phat trien hoac dang gap kho khan. NEu vay thi thu hoi nguoi ngheo giup nguoi ngheo thi duoc gi nhi ???:confused:
 
Hì hì em cũng thấy topic đến đây là end được rồi, nếu chúng ta đều nhất trí đến năm 2010 BTT chưa vượt được VN, còn tương lai xa hơn thi who knows.
To bà za`: Không phải chỉ BTT mới lấn bấn vấn đề lương thực đâu, em vừa phát hiện ra là nước ta cũng problematic về cái này phết. Thấy bài này hay paste lên mọi người đọc thử. Sory vì em không tìm được link:

TERTIARY STUDENTS WASTING AWAY ON FRUGAL DIET
VNB 12/10/02
Having a nutritious and hygienic meal seems to be practically out of reach for most out-of-town students, who come from poor rural areas to pursue higher education in big cities such as Hanoi and Ho Chi Minh City. A boarder often pays only VND1,500-3,000 (10-20 US cents) for a thrifty meal in the university's canteen or at small restaurants located near the university's hostels, compared to VND5,000 (33 US cents) for a box meal that satisfies nutritional demand. Their lunch or dinner, therefore, consists of only two or three bowls of rice, a small plate of vegetables, a bowl of vegetable soup, and a few roasted peanuts with salt or an egg or a small dried fish or several thin slices of meat.

After examining such a diet, nutritional experts say it is far from producing sufficient calories for a student, who must spend most of
their time on study and research activities. Some even say this nourishment will make the young intelligentsia both physically and intellectually weak, which is a threat to the country's development. "However, such meals cost more than half of the total money my parents can give me," a girl from the Hanoi Pedagogic University in Cau Giay District in Hanoi, said. Besides being low in calories, these cheap meals also contain the potential risk of food poisoning and colic, as most places pay more attention to profit than hygiene.
"I'm afraid of these meals because whenever have one I suffer from colic. But if I do not eat, I'm very hungry," says a student from the University of Technology in Da Nang city. "Once I took a major fright after finding a muck worm in a portion of fish," said M., a student living in the Me Tri Hostel of the Hanoi National University. They (the owners of the restaurant) mostly use tainted meat and stale vegetables that they buy at low prices, she added.

Similar stories are common from out-of-town students, whose parents have to work hard all day to earn enough money for their studies. The boarding students, however, are not allowed to cook in their hostels. Only students who stay in hired houses can cook for themselves. But not all, particularly the male students, have enough time to do so. This fact is the major reason for the high rate of malnourished students. A recent survey by the Food Industry Institute in Ho Chi Minh City among out-of-town students found that their average daily nutritional intake stands at only 1,703Kcal compared to 1,931Kcal per day for an ordinary Vietnamese. The figure is also much lower than expert recommendations of 2,100Kcal for a student. The situation is even more alarming as students often feast in the evening while breakfast and lunch are light and hasty snatches of food. Ten percent of questioned students have an empty stomach in class and another 26% only have breakfast occasionally. Up to 43% of undergraduate students aged between 18 and 20 in the city are malnourished. Each student pays around VND500,000-600,000 ($ 32.9-39.5), or one-third of a ton of paddy rice, per month for their studies and daily lives, including food and accommodation. Financial difficulties force many to break their studies or make it problematic for successful applicants in university entrance to actually begin their studies. Rural families are more worried this year as the Ministry of Education and Training has raised tuition fees by more than ten percent to VND200,000 ($ 13.1) per student per month. This year more than 800,000 students are studying at the tertiary level nationwide, with more than half coming from rural areas
 
Lê Diệu Linh đã viết:
Hì hì em cũng thấy topic đến đây là end được rồi, nếu chúng ta đều nhất trí đến năm 2010 BTT chưa vượt được VN, còn tương lai xa hơn thi who knows.

Chưa kết thúc ở đây được, em Linh cứ phá đám nhé. ;)

Mình nên lấy BTT để nhìn và quá khứ của Việt Nam - lấy những kinh nghiệm của VN để đánh giá và dự báo nền kinh tế BTT. Theo mình đây là một bài toán rất hay cho môn kinh tế.
 
Hoan hô ý kiễn thảo luận chú Minh Châu, anh cũng rất ngạc nhiên là chú tiến bộ quá nhanh sau những lời góp ý của anh em trong forum. Phải côg nhận là BTT cũng cần phải có một người cầm lái đủ mạnh để có thể đưa cải cách một cách triệt để và đi đến cùng, mặc dù vậy ai có khả năng cầm lái và liệu môi trường chính trị trong nước và quốc tế có ủng hộ cải cách đến đâu thì phải đợi thời gian trả lời.

Quay trở lại với việc liệu BTT có thể vượt được VN hay không trong thời gian tới còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cả của VN và BTT, nhưng ý kiến cá nhân của anh thì anh cho rằng BTT khó có thể vượt được VN bởi như chú Minh bé cũng đã nói, thế hệ trẻ của BTT, nguồn động lực phat triển của BTT tương lai không được giao lưu phát triển với thế giới trong một thời gian dài và chính vì vậy mà phải cần rất nhiều thời gian để BTT hội nhập trở lại được với phần còn lại của thể giới và phát triển được.

Quay trở lại bài của chú Minh bé. Chú viết công nhận rất hay nhưng chú lấy số liệu đâu mà bảo là phần lớn học sinh du học (nhóm 3) không đủ dũng cảm và hoài bão quay trở về giúp đất nước? Ví dụ chú Minh đưa ra không phải là không có thật, cũng không ít những để mà nói hiện tượng đó là phổ biến thì anh sợ rằng chưa có cơ sở thuyết phục lắm. Cũng công nhận là về VN thì có nhiều thử thách, khó khăn nhưng trong khó khăn cũng có cơ hội thuận lợi, cũng như trong kinh doanh, càng rủi ro nhiều thì lãi càng cao. Trong kết luận của chú Minh chú chỉ đưa ra một câu hỏi mở mà chẳng có một giải pháp cụ thể nào cả.
Theo anh nói ngay như một ví dụ nhỏ này thôi, khi năm hết Tết đến hoặc những dip như Quốc khánh... Sứ quán TQ ở nước ngoài thường gửi thiếp chúc mừng, giấy mời tham dự hội họp tới tận tay những sinh viên, lưu học sinh và bọn sinh viên TQ rất tự hào và tham gia rất đông với những hoạt đông kiểu đó trong khi VN mình thì lại không tổ chức được như thế, ai biết và đến thì đến, chẳng có tổ chức và qui củ gì cả. Đành rằng mình hướng tới Tổ quốc là vấn đề tự nguyện và trách nhiệm đương nhiên (mà sứ quán là đại diện của VN ở nước ngoài) nhưng nếu có thêm cái giấy mời, có thêm sự liên lạc thường xuyên, có tổ chức thì nó hay hơi không, ai cũng cảm thấy được là Tổ quốc quan tâm đến mình thì chắc chắn cũng chẳng ngần ngại gì mà không tham gia vào giúp phát triển đất nước.

Trong kết luận chú Mình có nói" Làm thế nào để tận dụng được nguồn sức mạnh ấy?" Vậy ai có cao kiến gì thì đóng góp vào ý tưởng rất hay này?
 
Hị hị, lọ mọ mãi đến lúc cái topic này bắt đầu chuyển sang bàn vấn đề khác mới chui vào được, thôi, em cũng cố nói nốt cho nó đỡ tủi thân ;)

Tóm lại là mọi người đều đồng ý là năm 2010 thì BTT vẫn còn chạy sau xe của VN nên không có gì bàn cãi nữa ạ, còn vấn đề sau khoảng 20-30 năm nữa nó có vượt hay không thì ta chia làm hai phe. Một phe anh Thành anh Châu cầm đầu thì tin vào khả năng có thể, nguyên nhân:
-Investors đều đang rất nô nức tin tưởng vào chính sách đổi mới của chính phủ.
-Trình độ KHKT của BTT không đến nỗi nào.
-"Người ta là hoa của đất", cái bọn BTT đấy xem ra hơn hẳn dân mình về tính kỷ luật, một yếu tố rất quan trọng trong việc cải cách nền kinh tế eg. tác phong làm việc của bọn nó sẽ tốt hơn, hiệu quả làm việc cao hơn, làm việc gì ra việc nấy chứ không phải là ra cái bung xung... Dân mình thông minh hơn (cứ tạm cho là như vậy đi, vì lòng tự hào dân tộc một tẹo, hy vọng anh Thành không phang thêm cho mấy số liệu nữa làm gì. em cũng biết đấy chỉ là assumption thôi ạ:D) nhưng hay khôn vặt, vẫn chơi trò "phép vua thua lệ làng", tính kỷ luật thì kém, nên đa số mọi ngừơi chỉ thấy mình nói nghe hay nhưng làm được thực sự thì hạn hẹp. Cái này em cho là quan trọng, nhất là nhìn cả tổng thể một xã hội thì ảnh hưởng rất lớn nên em bỏ phiếu cho tất cả những dân tộc nào có tính kỷ luật cao, gì thì gì chứ potentially là nó khá hơn rùi.
-Vai trò của lãnh đạo quan trọng thế nào mọi người đếu nhất trí. Còn lại nhìn ông Kin Châng In đấy có khả năng không thì phải có thêm một tẹo thời gian nữa để xem những gì ông ý nói có thành sự thực được không hay chỉ là hoa ngôn. Tuy nhiên những cải cách gần đây thể hiện một sự quyết tâm kha khá đấy chứ ạ, toàn là tín hiệu tốt, nhất là hầu chuyện với mấy đại ca khác, em mê cái trò thành lập một sample capitalist region của nó áp dụng tam quyền phân lập của nó ghê :D Xét ra thì bọn investors tin tưởng cũng có cái lý của nó. Mà nhất là cộng với sự kỷ luật của cái military government thì chắc không có chuyện trên bảo dưới không nghe nhiều lắm, nên chắc mấy ông lãnh đạo chỉ cần thực sự muốn thì cải cách works được ngay, hoặc ít ra vừa muốn mở củă vừa muốn control như nhà mình thời kỳ vừa rồi thì personally em vẫn nghĩ là bọn BTT sẽ làm được nhiều việc hơn mình.
-...etc

Bây giờ vẫn còn quá sớm để đánh giá về thực lực của BTT thế nào, nhưng chỉ vài năm nữa thôi, khi đồng dollars Mỹ tràn ngập BTT, quan niệm của người dân về đất nước mình, về thế giới sẽ thay đổi. Việc mở cửa bao giờ cũng đem lại giải phóng về mặt tư tưởng. Chúng ta ở đây ai cũng có may mắn được trải qua thời kỳ này của Việt Nam nên đều hiểu, tác động của phương Tây ảnh hưởng đến suy nghĩ, lối sống của người dân thế nào. Một khi dân đã thay đổi thì chính phủ cũng phải thay đổi, sẽ có một bác thoáng hơn lên thay bác bây giờ. Áp lực của thế giới lên BTT cũng sẽ bắt họ phải thay đổi. Nhưng thay đổi đến đâu thì còn hạ hồi phân giải.

Còn tại sao chúng ta chậm phát triển thế? Thiếu kỷ luật trong lao động là nguyên nhân hàng đầu. Bọn Anh Pháp chúng nó giàu là nhờ giàu từ trước, chứ bọn đấy lười bỏ cụ, thông minh cũng chả lấy gì làm kinh lắm, nhưng bọn Đức thì cực kỳ kỷ luật, và đấy cũng là một trong những lý do tại sao kinh tế Đức mạnh nhất EU. Nhưng mà hẹ nếu nói tiếp về thực trạng ở Việt Nam thì sẽ vi phạm nội quy diễn đàn nên em sẽ thôi không nói nữa.

Trên BBC thì phần đông ý kiến cho rằng BTT sẽ phát triển nhanh và rất nhanh. Sự nghi ngờ ý định cải cách nền kinh tế là rất ít. Mọi người đều cho rằng với một nền kinh tế lay lắt và một nền chính trị hà khắc như BTT thì việc cải cách từng phần là "con đường duy nhất" để cứu BTT. Ý kiến này được phần đông những nguời là công dân của Liên Xô cũ tán thành. Họ luôn lấy LX và TQ ra làm ví dụ.

Cóp lại mấy ý kiến này vì em thấy hay quá, mọi người đọc lại thêm một lần nữa cũng chả sao ;)

Phe thứ hai bảo là BTT không vượt được VN trong tương lai foreseeable được, nổi bật là
-Những gì mà họ nói không có nghĩa là họ làm được <-- bài học từ nước mình, nên bây giờ mình cũng nhìn vào BTT với cặp mắt sceptical một tẹo là có lý cả thôi.
-Thực trạng hiện tại của BTT quá kém, (tạm cho là hình ảnh bên trong nước BTT đã được tường thuật lại chính xác trong cái article được post lên đấy), tụt hậu sau thế giới về nhiều mặt, tư tưởng, giáo dục, kinh tế etc... --> cần nhiều thời gian nữa để catch up lúc đó thì VN chắc cũng tiến được xa xa rồi --> không vượt qua được đâu. Cái này đang controversial vì khả năng thích nghi của một đất nước cũng cao lắm, vd như sau 10-15 năm mở cửa thui mà xã hội mình cũng đã đến mức độ thế này rồi, nên phải wait and see! Giáo dục trong nước không phát triển lém, thì giáo dục ở các nước phát triển vẫn cứ tà tà mà tiến, BTT cho SV đi du học ở bên ngoài cũng khoảng 10-20 năm (hơi lạc quan một tẹo) thì cũng được một đội ngũ lãnh đạo trẻ khoẻ hăng hái kha khá chứ ạ ;)

Anyway, chốt lại thì em vẫn thấy lòng tự hào dân tộc của mình lớn hơn (phổng mũi, ngồi thẳng lưng dậy) nên cũng theo phe của em Linh với cả bác Minh. Nếu nước mình cứ dậm chân tại chỗ thì quả là sẽ bị BTT cho "hít khói" tuy nhiên với một đội ngũ toàn những người tâm huyết thế này chả nhẽ ta cũng không kịp cải tổ mà thắng được nó à ;) Dù sao mình cũng mở cửa trước nó được 15 năm, cũng phải có thành tựu gì, có cái nền để mà tiếp tục tiến bước chứ ạ!!! :cool:
 
Quay trở lại với ý kiến của anh Minh, quả thật thực trạng của nhóm 2 và nhóm 3 là điều em thấy rất đáng quan tâm. Em không dám ba hoa và cũng không nghĩ mình biết nhiều lắm (tuổi đời non trẻ :D) tuy nhiên cảm thấy người ta bảo tuổi trẻ là tương lai của đất nước nhưng xem ra ở nhà mình hiện giờ thì thấy cái tương lai đó hơi xam xám, đa số mọi người đều học mà không biết tương lai thế nào, cũng không quan tâm đến gì nhiều hơn là kiếm việc làm, kiếm money as much as they can regardless how they earn it (dĩ nhiên không nói về những người nghị lực và có chí phấn đấu làm ra mọi thứ từ bàn tay mình, như trong topic "điều giản di" của anh Minh cũng có ví dụ tiêu biểu ;)) Em thì thuộc loại nhóm 3 ạ, không ngại bụi bẩn HN (chắc tại đi xa hơn một năm rồi chưa về thưởng thức lại, thấy mọi người bây giờ bảo nồng độ bụi cũng không còn "dễ thương" như ngày xưa nữa rồi), không ngại làm việc, không thích nghèo nhưng nghĩ rằng với khả năng của mình (hơi tự tin một tẹo) chắc sẽ không đến nỗi nào nếu sống ở nhà nhưng đúng là có hơi do dự khi bảo là học xong thì về nhà ngay đấy ạ, chắc tại em thấy ngại nhất là khoản khó có thể kiếm được money theo sức lực của mình mà vẫn đứng thẳng lưng. Em không dám nói tiếp nữa, nhưng vì vậy, đúng là mơ ước trong người thì có, nhưng em nghĩ việc trước hết vẫn là tự sống được đã, khi mình có "lực" trong tay rồi thì theo đuổi những gì mình mong muốn thôi (ước vọng nhỏ nhoi :D)

Làm sao để tận dụng được sức mạnh đấy. Khi mà giới trẻ bây giờ luôn nghĩ đến bản thân mình đầu tiên.

Trong thời đại nào cũng vậy, nếu nói rằng người ta không lo đến bản thân mình đầu tiên thì hơi...phản khoa học :D nên em thấy cũng không đến nỗi là đáng lo ngại lém, cái cần quan tâm hơn là làm thế nào để cái lợi ích của cá nhân được hòa chung với lợi ích của dân tộc (chứ không đi ngược lại phá phách nó). Nếu có thể xây dựng một cái cơ chế như vậy thì em nghĩ mọi người sẽ chẳng còn quá ngại ngần mà hy sinh một chút vì đất nước. Người ta không thể làm thơ khi bụng đói cồn cào mà thôi ;)

Vài lời hủ lậu, mong các bác chấp nhận. Em chắc cũng bắt chước em DL tạm biệt topic này thui vì final exams nước đã tới cổ rồi :( (tại các bác cãi nhau hấp dẫn quá đấy, thật là tệ :D) Mong mọi người tiếp tục cho nhiều nhiều ý kiến.

"Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao"

(Bắt chước thằng bạn cái) Chào thân ái và quyết thắng!

PS: tại sao em post mãi mà vẫn mắc phải cái lỗi include nhiều images quá thế nhỉ, có nhiều lắm đâu???? Lại phải cắt ra làm hai :(
 
À, Linh ơi, cái link của em nó đòi hỏi user name and password mà chị chịu thui :) anyway, thanks em nhìu, có gì chị sẽ tự tìm trong thư viện cũng được.
 
Xin lỗi chị Chi, em paste lên đây vậy

The Economist (US), Jan 8, 2000 v354 i8152 p65
Foreign direct investment: Goodnight, Vietnam. (Vietnam has resisted political and economic change, therefore its predicted commercial revitalization has not taken place)
Full Text: COPYRIGHT 2000 Economist Newspaper Ltd.

HANOI AND HO CHI MINH CITY

Vietnam was meant to be the next Asian phenomenon. But this tiger never roared

NEAR the heart of Vietnam's two main cities stands a matching pair of relics. On one side of each city's central square is a lavish, 19th- century opera house, built by the French before they were defeated, shamed and driven from their main colony in Asia. Across from it, a modern American hotel serves as a monument to the incipient failure of a second, commercial invasion. The $64m Hilton Hanoi Opera, opened earlier this year, is nearly empty, as are most of the city's eight other new luxury hotels. Meanwhile in Ho Chi Minh City, the concrete skeleton that was to be the Park Hyatt is streaked by rust, its cranes lying idle.

For the first half of the 1990s, Vietnam was celebrated as the next great Asian tiger. With a population of nearly 80m, it is the second- largest country in South-East Asia, and the 13th-largest in the world. Its people are well-educated, young, hard-working and very cheap, even by Asian standards. But after 1975 the country was closed to the world outside the Soviet bloc, following the communist victory in the civil war (called the "American" war in Vietnam and the "Vietnam" war in America). Only in the late 1980s did the country open its doors to the West. It looked like the biggest opportunity for investors since China.

After decades of rural collectives and Soviet tractors, the Vietnamese were hungry for foreign goods. Most of the country needed completely new infrastructure--new telephone networks, power grids, banks, roads, dams, hotels, you name it. The government's doi moi ("renewal") reform drive was expected to unleash all this potential.

By the early 1990s, money was starting to pour in. France's Sofitel took over and renovated the famous Metropole hotel in Hanoi; Telstra, of Australia, laid the first international telephone lines; Unilever, an Anglo-Dutch consumer-goods firm, started to make and sell such exotic products as deodorant and hair conditioner. Firms from Taiwan, South Korea, Hong Kong and elsewhere in South-East Asia set up factories to make shoes, clothes, and toys. Japanese companies bid feverishly to build "investment zones" to house even more foreign factories.

In 1994 America lifted its trade embargo on Vietnam. Europeans and Asians were joined by such firms as Procter & Gamble, 3M, Ford and more than 400 other American firms. By 1996 foreign direct investment (FDI) had reached $8.3 billion a year, accounting for more than a third of Vietnam's GDP.

The foreigners are now pulling back, almost as quickly as they piled in. Over the past three years new investment has plunged, firms have slashed existing ventures and sent many of their expats home. "The main entertainment these days is going-away parties," laments Devon Standard, who runs Colgate-Palmolive's Vietnam operation. Today, FDI has fallen below 1992 levels and is shrinking by around half each year (see chart). Even Vietnam Investment Review, a weekly newsletter that promotes FDI, has lost its foreign backing.

Rags to riches to rags

What went wrong? The answer is not Asia's financial woes--though they did not help. With a non-convertible currency, a rudimentary banking system and no stockmarket, Vietnam was about as far from the clutches of hot money as it is possible to get. Neither was some nationalistic change of heart among the leadership to blame. A campaign in 1996 against "social evils" frightened off investors by restricting foreign names on shops. Although the campaign even threatened to bring back harder-line communism, it did not last long.

What happened was nothing, or rather, not enough. The rhetoric of doi moi turned out to be mostly that--rhetoric. Vietnam is still communist. It is closer to Cuba than today's market-oriented China, and it is still one of the poorest countries in Asia, with a GDP per head less than half that of China's and less even than that of most African countries. Much of the blame for the collapse in FDI lies with the investors themselves, who chose to overlook the political and economic realities of the place.

The main effect of the Asian crisis was to confirm the leadership's suspicion that opening to the West invites disaster. After all, Indonesia and South Korea were knocked sideways, whereas isolated Vietnam was not much affected. Its leaders decided that slow economic growth was a price worth paying for stability. "They thought they had missed being hit by the bullet because they had not reformed enough to be a victim," observes Pete Peterson, the American ambassador.

Reforms have thus been slow and modest. They are often accompanied by capricious new rules. The years needed to negotiate and gain approval for new projects make India seem eager; corruption and inefficiency are as bad as in China. But whereas investors feel they need to be in China, they know they can avoid Vietnam. "When Vietnam was growing at 9-10% a year, people were willing to come here and fight the battle," says Tom Siebert, manager of the Vietnamese arm of American Standard, a bathroom-appliance maker. "But at 4%, it isn't enough."

Foreign companies are charged a premium for everything, including their water and housing. Advertising rates are six times those of their local competitors. Last year the labour ministry cut the working week by eight hours, to 40 hours--odd for a country where the main attraction is cheap labour and employees are desperate to work half as long again to earn money. Employers say workers complain they do not have the cash to do anything on their new day off.

Redundant bolt hole

Every investor has a different horror story. The paper that 3M imports to make Post-It Notes faces an arbitrarily high tariff as "office products" (40% duty) rather than "adhesive-backed paper" (10%). This makes it more expensive than the same Post-It Notes smugglers bring in from Thailand. Coca-Cola and Procter & Gamble both got into nasty public battles with insolvent joint-venture partners. A Taiwanese investor was so frustrated by corrupt customs officials who failed to do what they had been bribed to do that it tried to sue one of them for breach of contract.

Cable and Wireless (C&W), a telecoms firm, spent five years trying to negotiate a "roaming" agreement that would allow travellers to use their mobile phones in Vietnam. Virtually every country in Asia allowed this long ago (including even China and Cambodia), because domestic telecoms firms that carry calls share in the profits. Vietnam permitted it only last October. By then C&W had had enough: it abandoned a $207m project to install 250,000 new lines in Hanoi. Two of the three other foreign telecoms firms that were to build local networks have also put their projects on hold (the one exception, state-owned France Telecom, has pressed ahead for diplomatic reasons).

Vietnam's 11 car companies, most of them joint ventures with foreign firms, sold a total of only 5,000 vehicles in 1998. Ford Vietnam sold 300 cars in the first nine months of last year; Suzuki Vietnam just 250. Mercedes Benz Vietnam has sold only 500 cars since it started in 1996.

Most of Vietnam's 60 industrial zones have failed to attract investors. Occasionally they are scams for corrupt local officials: once the lucrative construction work has been done, no effort is made to put in power or a sewage system. And when France's Bourbon Group opened the country's largest supermarket, in a town just south of Ho Chi Minh City, it was flooded by shoppers unfamiliar with capitalistic mores. One 60-year-old shoplifter, caught red-handed, yelled, "Why are you bothering me? I'm only taking from foreigners, not the government."

A bilateral trade agreement between Vietnam and America was supposed to nudge reform forward. Although less sweeping than the WTO agreements that China signed with America last year, this would nevertheless have encouraged change. Under negotiation since 1996, the agreement was approved in principle last July, and due to be signed at the Asia- Pacific Economic Co-operation forum in New Zealand in September. But Vietnam got cold feet, and now the agreement is on ice; it is anyone's guess when--or if--it will be resurrected.

China's entry to the WTO would make things even worse for Vietnam. Many of the foreigners' factories are there because investors in China sought a bolt hole: China has its own high tariffs, many countries limit imports from China, and trade was each year threatened by the annual debate in Congress over the terms of America's trade relations with China. But now that China looks as if it will end up in the WTO, Congress permitting, tariffs are likely to fall and quotas rise. Vietnam's charms are fading.

This leaves it with a dilemma. If Vietnam persists in refusing to reform, it risks being left behind. But if it opens to foreigners, political change may become unstoppable. For a country which still hangs wreaths on its Lenin statue, that is alarming. But it is at such times that tigers earn their stripes.


Article A58518216
 
Hơ em Linh à, Em có access vào Economist Full Text à. :mrgreen: Có thể cho anh biết vào như thế nào không? Thanx em nhiều nhé hì

Mọi người bàn luận vui thế, giờ em mới vào xem được ;-) muh cũng hơi đi lạc đề thì phải nhỉ ;-)

Em chỉ nói 1 ý nhỏ tức là Chưa biết mèo nào cắn miu nào ... ;) Quan trọnng không phải là BTT có hơn được VN không, mà là BTT có cái gì để VN học không đã... kể cả cái tốt và cái xấu. Biết sao được sau này thế nào... Mấy ông dự đoán kinh tế thì biết đường nào mà lần... Như Economist viết Good Morning rùi lại viết Goodnight ;-) Biết đâu 5 năm nữa sẽ viết " Greeting, Vietnam Dragon! " !!!

Thấy đã sang chủ đề sinh viên VN, 3 nhóm sinh viên du học .. rồi.. hihih có lẽ nên tách ra nhỉ?

Mạnh Hải
 
Hì hì không phải đâu ạ, bài nay em chôm được trong đám indexes and articles ở library thôi :)
 
:) Okie... thế em có Online Eco & Biz Information Source nao không? Chắc trường em phải cho chứ? ;) Mà Indices và articles bằng tẽt à hoorng phải báo sao, có thể copy and paste lên đây vậy ;)

Mạnh Hải
 
E rằng trong 10 năm nữa VN ko chỉ thua kém BTT mà còn thua kém nhiều nước khác nữa( nhứng nước mà hiện giờ chúng t a chưa thua ) Điều đó chủ yếu được quyết định bởi chính sách nhà nước và ý thức của bản thân con người VN, VD ngay như chúng ta ngồi ở đây bàn luận về vấn đề này nhưng đã có mấy ai nghĩ đến những kế hoạch, những biên phap khả thi để đưa đất nước đi lên, mà cho dù chúng ta có 1 đồ án thực sự khả thi đi chăng nữa thì việc xin dược tài trợ và thực hiện nó cũng là rất khó, bởi lẽ hiện nay tuy đã tiến bộ nhiều nhưng tiếng nói của lớp trẻ vẫn bị coi nhẹ mặc dù họ mới chính là những người sẽ làm chủ đất nước. Bây giờ lớp trẻ bị coi là không năng động, nhưng nếu họ thật sự muốn sáng tạo thì họ cũng không có chỗ và không có cơ hội. 8 vạn sinh viên dã rảtường và 32 vạn đang học liệu sau này có thể có được 1 công việc thực đúng với chuyên ngành của họ hay ko? 1 đất nước thừa thầy, thiếu thợ( con số người đi xuất khẩu lao đọng tăng lên 1 cánh dễ sợ)và chẳng ai muốn làm thợ cả thì sẽ phát triển theo chiều hướng nào đây??
Hơn nữa con ngươi VN vốn dĩ có nhiêu tính xấu mà không biết và cho dù biết cũng không muônns sửa, điều đó làm xấu mặt dân tộc chúng ta ở ngoại quốc, không phải nói xấu người VN đâu nhưng thực trạng là như vậy, trong khi đó BTT và những nước khác thì con người có ý thức cực kỳ luôn, ở 1 số nơi VN chúng ta bị coi là 'man di', đó là do cách hành xử đôi khi dưới văn hóa và nhữnh hành động kỳ quặc đến đáng xấu hổ( vd, dân ta ở nước ngoài chuyen môn buộc dây vào đòng xu rồi thả vào máy bán hàng tự động, lấy dược rồi--> kéo dây lên) Chỉ là những hành động rất nhỏ thoi nhưng đã bôi xấu hình ảnh con người VN, mà con người là nhân tố quyết định của cả đất nước?? Bây giờ cho dù nhà nước đưa ra biện pháp nào mà toàn dân ùn ùn không làm theo thì cũng vứt( đội mũ xe máy) Em còn kém hiểu biêt lắm chỉ dám góp ý như vậy thôi, có gì sai mong các anh các chị chỉ bảo thêm
 
... Hành sự tại nhân, Thành sự tại thiên!
mượn câu mà cứ nhìn dưới chữ kí của bác M T Hà lại nhớ ra ;D
well, cũng ko biết gì nhiều để post :p, nên vào nghe mọi người chỉ giáo thôi àh ..;D

good time !
 
Tran Huong Giang đã viết:
E rằng trong 10 năm nữa VN ko chỉ thua kém BTT mà còn thua kém nhiều nước khác nữa( nhứng nước mà hiện giờ chúng t a chưa thua )

Dự đoán này em dựa vào đâu? Nếu xét về tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm hơn 6% hiện nay thì dự đoán của em là không có cơ sở.


Điều đó chủ yếu được quyết định bởi chính sách nhà nước và ý thức của bản thân con người VN

Chính sách chỉ là một phần, nhiều chính sách hay vẫn không thực hiện được ( nhu đội mũ bảo hiểm ấy ). Vấn đề cốt lõi vẫn là con người. Còn phạm trù "ý thức" rất trừu tượng, không thể dựa vào đấy để lập kế hoạch phát triển KT.


VD ngay như chúng ta ngồi ở đây bàn luận về vấn đề này nhưng đã có mấy ai nghĩ đến những kế hoạch, những biên phap khả thi để đưa đất nước đi lên, mà cho dù chúng ta có 1 đồ án thực sự khả thi đi chăng nữa thì việc xin dược tài trợ và thực hiện nó cũng là rất khó, bởi lẽ hiện nay tuy đã tiến bộ nhiều nhưng tiếng nói của lớp trẻ vẫn bị coi nhẹ mặc dù họ mới chính là những người sẽ làm chủ đất nước.

Không hiểu em định nói gì, tại sao đang thảo luận trong này lại phải có kế hoạch khả thi để đưa đất nước đi lên :D. Em tưởng là lập kế hoạch vĩ mô cho nền KT một nước dễ thế á? ;) Anh nghĩ là tất cả members trong này không ai đủ trình độ để đưa ra một cái kế hoạc khả thi như em nói đâu.

Còn muốn người ta coi trọng thì phải chứng tỏ bản thân mình đã ;)

Bây giờ lớp trẻ bị coi là không năng động

Cụ lãnh đạo nào phát biểu câu này thế, lần đầu tiên anh nghe thấy đây ?

nhưng nếu họ thật sự muốn sáng tạo thì họ cũng không có chỗ và không có cơ hội.

Cái này thì sai hoàn toàn, chỉ có nhưng người không có khả năng, chứ có khả năng thì không thiếu cơ hội, nước nào cũng thế không riêng gì VN. Phải tự tìm cơ hội cho mình chứ cứ ngồi đấy đợi rồi người ta đến mời mình sáng tạo a`:D...?... không có chuyện này đâu.


8 vạn sinh viên dã rảtường và 32 vạn đang học liệu sau này có thể có được 1 công việc thực đúng với chuyên ngành của họ hay ko? 1 đất nước thừa thầy, thiếu thợ

8 vạn với 32 vạn chưa được 1%, quá ít. Thừa thầy ở đâu mà thừa thầy. Thiếu cả thầy lẫn thợ, mà thầy giỏi, thợ giỏi lại càng thiếu. 8 vạn đấy là 8 vạn người có bằng chứ chưa chắc đã là thầy với thợ.

Hơn nữa con ngươi VN vốn dĩ có nhiêu tính xấu mà không biết và cho dù biết cũng không muônns sửa, điều đó làm xấu mặt dân tộc chúng ta ở ngoại quốc, không phải nói xấu người VN đâu nhưng thực trạng là như vậy, trong khi đó BTT và những nước khác thì con người có ý thức cực kỳ luôn, ở 1 số nơi VN chúng ta bị coi là 'man di', đó là do cách hành xử đôi khi dưới văn hóa và nhữnh hành động kỳ quặc đến đáng xấu hổ( vd, dân ta ở nước ngoài chuyen môn buộc dây vào đòng xu rồi thả vào máy bán hàng tự động, lấy dược rồi--> kéo dây lên) Chỉ là những hành động rất nhỏ thoi nhưng đã bôi xấu hình ảnh con người VN, mà con người là nhân tố quyết định của cả đất nước?? Bây giờ cho dù nhà nước đưa ra biện pháp nào mà toàn dân ùn ùn không làm theo thì cũng vứt( đội mũ xe máy) Em còn kém hiểu biêt lắm chỉ dám góp ý như vậy thôi, có gì sai mong các anh các chị chỉ bảo thêm

Cái đoạn cuối này thuộc về phạm trù văn hóa, để bàn luận thì nên mở sang một theard khác, theo anh thì mấy yếu tố này không ảnh hưởng nhiều đến tốc độ phát triển KT.

Nhưng tóm lại là chả có bác nào đưa ra được cái lý lẽ thuyết phục rằng BBT vựơt VN vào năm 2010.

Truyền thống thì thằng Mỹ nó có mỗi hơn 300 năm, so với VN hơn 1000 năm thế quái nào được, thàng Sing thì truyền thống nó có cái khỉ khô gì đâu, văn hóa cũng thế, chẳng giống tàu mà cũng chẳng giống tây. Các bác toàn dựa vớ vẩn vào mấy cái gọi là ý thức với văn hóa thì em thấy rất củ chuối, rất duy tâm.


Tóm lại là em voi em Linh, Ha Chi thắng.....bác Thành d/c Châu em Giang thua, hôm nào về Hànội mình làm bữa thịt cầy mừng VN hơn BTT ( đội thua trả tiền :D )
 
Ơ anh Hải, ý anh nói online Eco & Biz Information source nghĩa là Index, hay Article? mà Biz nói chung thì rộng quá, cụ thể là phần nào.
Vâng, indexes trường em online hết.
Thế Reading có cho bọn anh Source ko ạ?
 
Minh bé cũng đưa ra được nhiều ý hay đấy nhỉ :D Chỉ riêng cái đoạn về "sinh viên ba thành phần" thì nên mở một thread thảo luận riêng về chủ đề đó... nghe nó cứ như là Chính sách Tam Dân của Tôn Dật Tiên ấy ;)

Nhưng mà nhiều ý quá đâm lộn xộn không biết phản biện theo trình tự nào đây. Thôi đi ngược dòng lịch sử vậy.

Về nước Mỹ hay Singapore. Riêng cái này thì Minh nhầm to nếu chỉ xét nước Mỹ hay Sing gì đấy mới chỉ có vài trăm năm. Đúng là nước Mỹ thì mới có hơn 200 năm tồn tại thôi, nhưng nó lại được thừa hưởng cái văn minh của người Châu Âu mang sang. Còn Singapore cũng tương tự, người Hoa đa mang theo nền văn minh lâu đời từ Trung Quốc sang xứ sở đấy. Vì thế nên không thể nói là những nước kia không có truyền thống lâu đời.

Xét rộng ra. Lấy Nga và Đức làm ví dụ chẳng hạn. Những quốc gia - dân tộc này phát triển chậm hơn các quốc gia Châu Âu khác có lẽ đến cả ngàn năm, nhưng nay lại có một nền văn hóa cũng không kém phần rực rỡ. Hỏi vì sao? Ở đây cũng nên xét yếu tố người German và người Nga được thừa hưởng di sản lâu đời của nền văn hóa Hy lạp - La Mã rực rỡ!!! Riêng người Nga đã ít nhất hai lần tiếp thu văn hóa Âu Châu: lần đầu khi họ tiếp nhận Thiên chúa giáo và kèm theo đó là cả nền văn hóa Bizantin; lần thứ hai là khi Peter Đại đế sang Hà Lan và mang về nước Nga nền văn hóa Tây Phương. Sau 2 lần cưỡng ép văn hóa như thế người Nga đã tiến gần lại với châu Âu nhiều hơn, và có thể nói người Nga đã được thừa hưởng cả nền văn minh lâu đời của Âu Châu, nếu không có như thế thì làm sao nước Nga phát triển trong một thời gian ngắn như vậy được?

Nếu nhìn vào châu Á, thì nước Nhật cũng vậy thôi. Không thể phủ nhận là người Nhật đã tích cực tiếp thu nền văn minh Âu Châu và làm giàu cho nền văn hóa cũng không mấy nghèo nàn của nước Nhật. Các bác xem hoàng gia Nhật đã chuyển sang nghi thức Âu Châu từ rất lâu rồi, ăn mặc có khác gì Tây đâu! Không có yếu tố tiếp thu văn hóa tích cực như thế thì làm sao nước Nhật có thể phát triển nhanh như vậy, làm sao quân đội Nhật có thể làm bá chủ cả vùng Á Đông?

Việt Nam mình cũng vậy thôi! Nếu không có tiếp thu nền văn hóa Phương Bắc thì làm sao có thể có một lịch sử phát triển sớm như thế được? Về con người chúng ta đâu có hơn gì người Phillipines hay Lào? Các bác nghĩ chúng ta chưa Âu hóa được là bao? Cách tổ chức Nhà nước, Quân đội và Giáo dục, Khoa học.... hoàn toàn là của Phương Tây đấy!!! Đấy là chưa kể nhiều loại hình văn hóa đến với chúng ta từ Âu Châu: ca nhạc, sân khấu, vũ điệu, hội họa, văn học, thời trang, kiến trúc, triết học v.v. và v.v. Nói gì thì nói cái văn hóa hiện nay của chúng ta có nhiều cái Âu hơn cái Á. Nhưng nhiều người lại không muốn công nhận điều này! Không có sự tiếp thu văn hóa Phương Tây thì làm sao Việt Nam chúng ta lại phát triển được như ngày nay!!! Thực ra nghĩ cho sâu thì việc chúng ta kháng cự, không chịu tiếp thu văn hóa Phương Tây một cách toàn diện đang kìm hãm sự phát triển của dân tộc.

Vì thế ở đây khi nói đến truyền thống không đơn giản và thẳng tuột là bề dày lịch sử của một dân tộc, vì các dân tộc có thể được thừa hưởng những văn hóa của những nền văn minh phát triển hơn nó và nhờ đấy mà rút ngắn thời gian phát triển. Tuy vậy yếu tố về "Tiến hóa" hay "Trí Tuệ và Bản Lĩnh" lại chiếm một vai trò khá quan trọng trong quá trình tiếp thu nền văn hóa ngoại lai. Những dân tộc tiến hóa cao sẽ có khả năng tiếp thu văn hóa ngoại lai cao hơn, không những thế có kết hợp với di sản văn hóa của bản thân nâng nó lên một tầm cao mới. Những dân tộc kém tiến hóa thì tất nhiên sẽ có cách tiếp thu của bản thân mình, kém hiệu quả hơn!


Những phần về kinh tế anh sẽ nói thêm, có khá nhiều cái để nói đấy!
 
Chỉnh sửa lần cuối:
[qupte="Minh bé"]Chính sách chỉ là một phần, nhiều chính sách hay vẫn không thực hiện được ( nhu đội mũ bảo hiểm ấy ). Vấn đề cốt lõi vẫn là con người. Còn phạm trù "ý thức" rất trừu tượng, không thể dựa vào đấy để lập kế hoạch phát triển KT.
[/quote]

Hic, Minh bé, chính sách hay không chỉ vì nó "hay" theo ý của em(cái "hay" ở đây phải cho vào nháy nháy) mà nó còn phải "hợp thời" nữa. Ko biết Minh bé có ở VN lúc cái chuyện "mũ bảo hiểm " xảy ra ko nhỉ. Nếu có , chắc chắn Minh bé sẽ thấy là ko thể thực hiện được. Rốt cuộc, sau vài lần lần lữa về thời gian thi hành, người ta phải quyết định chỉ áp dụng trên các quốc lộ ngoài thành phố.

Nói đến chuyện "hợp thời" anh xin lấy cái VD về bác Hồ Quý Ly (ấy là cái bác cướp ngôi nhà Trần chứ ko phải cái bác HQL ở trên diễn đàn này ;)). Các chính sách cải cách của HQL được đánh giá là tiến bộ nhưng cái sai lầm là.... "dục tốc bất đạt" -> Thất bại.

Trong lĩnh vực của mấy ông thầy thuốc thì người ốm lấu ngày ko được dùng thuốc qúa mạnh.

Có 1 câu nói nữa gần tương tự "Giảng điều hay cho ai thì cũng ko nên cao xa quá"

"Hay" như thế mới là hay. Minh bé ạ.

Đọc cái phân loại SV của chú, ban đầu anh cũng thấy hơi tưng tức và thất vọng vì từ đầu đến đít anh là sản phẩm của ngành GD VN. Nhưng thấy cũng đúng, các SV còn lại trong nước, điển hình là như anh đây, đa số nếu ko phải ko có chí ( ;) hì, ko viết sai chính tả như Minh bé) thì cũng là quá dốt ngoại ngữ. Mà sách vở TV đâu có nhiều -> dốt hơn bọn đi Tây là phải. Mà có vậy mới phải mò mẫm lên mạng, may ra anh em có dịch hộ đoạn sách Tây nào hay ko? :D

Định bình loạn thêm vài câu của các đ/c Thành, Hải .VV.. nhưng khuya quá rồi, chuồn thôi. Phải viết nốt bài, ngày mai còn đi thi. hic hic
 
Back
Bên trên