Vào năm 2010 Bắc Triều Tiên sẽ vượt xa Việt Nam?

Lưu Công Thành
(congthanh)

Điều hành viên
Theo tin tức báo chí gần đây thì Bắc Triều Tiên đã bắt đầu chương trình cải cách nền kinh tế đang lay lắt của mình. Bắt đầu bằng việc tăng giá cả lương thực và chất đốt, xóa bỏ 2 loại tiền cho người trong nước và người nước ngoài, xây dựng các khu kinh tế tự do v.v. và v.v.

Như chúng ta biết thì dưới thời xã hội chủ nghĩa thì Bắc Triều Tiên đã có nền kinh tế tiến bộ hơn VN mình nhiều, ngay cả bây giờ cơ sở hạ tầng của VN mình khó mà có thể so sanh với BTT được. Mức độ kỷ luật ở người Triều tiên lại rất cao, khoa học kỹ thuật của BTT cũng nằm ở một mức độ cao hơn VN v.v. và v.v.

Vậy các bạn có nghĩ là chỉ vài năm nữa BTT sẽ vượt VN bây giờ (không biết nó có cần phải vượt nữa hay không), và mức độ tăng trưởng kinh tế của BTT chắc chắn không phải đì đẹt 6-7% như VN mà sẽ là 10-15%???
 
Em thì ko rõ trong tương lai thế nào chứ cách đây tầm khoảng hai năm bố em sang BTT cùng với mấy ông ở Bộ Công Nghiệp Quốc Phòng để giúp họ xây dựng cái gì đấy (chuyện quốc gia đại sự papa ko có cho biết :D ) Sau 3 tháng về nhà cả đoàn ông nào cũng sụt cân. BTT thê thảm lắm. Người dân ở đấy ko có đồ ăn tươi mà toàn ăn đồ hộp thôi. Ko chỉ thế nước , điện cũng thiếu thốn. MÀ ko hiểu thiếu thốn thế nào mà mấy bác nhà mình được ăn cá ươn mấy bữa :lol: Tuy thế nhưng mà xem trong mấy cái quyển bố em mang về thấy cơ sở hạ tầng của họ khá hơn nước mình thật. Đường phố sạch sẽ rộng rãi :D
 
Theo em thì khả năng đấy không nhiều. Nếu chỉ "nghe nói" là cải cách thôi thì từ chỗ nghe nói đến việc thực hiện còn xa. Cứ nhìn cái doimoi của chúng ta thì biết. Năm 1986 Vn băt đầu open door policy. Năm 1992 The Economist viết một bài là Hello Vietnam, coi đây là một vùng đất mới khai phá, mọi người chắc mẩm hóa rồng đến nơi. Nhưng chỉ đến năm 1998 thì cải cách chững lại, lần này The Economist ra một bài mới: Good night Vietnam! Mặc dù hiện nay tiến trình cải cách đã được đẩy mạnh hơn, nhưng đầu tư nước ngoài ở VN vẫn ở mức độ standstill.

Trở lại Triều Tiên, em nghĩ đẩy mạnh cải cách ở nước này còn khó hơn nhiều, vì đây là military government. Điều đó có nghĩa là việc nắm control đối với họ còn quan trọng hơn ta rất nhiều lần. Cứ cho là đến lúc cải cách của Bắc Triều Tiên sẽ đạt đến một mức độ nào đấy, nhưng khi đến mức độ đó, liệu chính phủ Triều Tiên có thực sự muốn tiếp tục cải cách nữa không? vì nếu tiếp tục rất có thể họ sẽ loose control. Em không nghĩ là cứ khi nào chính phủ hô cải cách là thực sự sẽ có sound reforms. Politically, đôi khi nó là con bài để attract foreign aid.

Còn về chuyện KHKT của Triều Tiên khá hơn VN, blablah, em nghĩ là trình đọ KHKT ở nước ta không đến nỗi nào, tại sao vẫn lạc hậu đì đẹt? Reasons are varied, nhưng có một lí do là chảy máu chất xám. Liệu có chắc là khi chính phủ Triều Tiên mở cửa hơn thì dòng trí thức trong nước không ồ ạt bỏ đi không? Và với tốc độ cải cách snail speed như thường thấy ở các nơi mà control là quan trọng thì còn phải một thời gian rất dài mới có thể attract kiều bào yêu nước quay về được.

Cuối cùng: Cứ cho là tốc độ tăng trưởng của Triều Tiên sẽ đạt từ 10-12% or st, nhưng như thế không có nghĩa là Triều Tiên hơn VN. Vấn đề là 10-12% đấy là của bao nhiêu triệu USD ( GDP). Vả lại ngày xưa em nhớ cô Dung dạy Địa có nói, đối với các nước đang phát triển thì tăng trưởng từ 8-10% mới chỉ đạt yêu cầu giữ cho nền KT ổn đinh, và âu cũng là chuyện bình thường ( Catching up effect).
Em có ý kiến ý có thế thôi ạ, mong các bác chỉ bảo.
 
Thật các bác em chỉ có ao ước đến cuối đời được chứng kiến Việt Nam xếp thứ 3 Đông Nam Á thôi, sau Sing và Thailand. Những dân tộc như Triều Tiên, Trung Quốc, Nhật Bản là những dân tộc lớn, cho dù trong quá khứ họ có trải qua thăng trầm thế nào thì tương lai chắc chắn họ vẫn trở thành cường quốc. Lịch sử đã chứng minh điều này, sau thế chiến thứ 2 Nhật Bản chỉ là một con số 0, thế mà giờ đây họ là siêu cường số 2 thế giới. Trung Quốc cũng thế, và sắp tới là Nga. Một khi Nga phục hồi thì cả EU là cái đinh so với nó.

Một dân tộc có nền văn minh rực rỡ trong quá khứ không hẳn là dân tộc lớn. Ai Cập và Arab là 2 ví dụ điển hình. Chữ lớn ở đây có thể hiểu lớn về mặt trí tuệ, ý chí, tham vọng. Nếu có thể lấy đó làm tiêu chuẩn cho một dân tộc lớn thì các bác sẽ thấy tại sao Việt Nam chúng ta mãi mãi vẫn chỉ là một quốc gia nhược tiểu. Sẽ không gì có thể thay đổi được điều này, chúng ta chỉ còn cách chấp nhận và làm hết sức mình mà thôi.

Chỉ cần một dẫn chứng đơn giản, làm thế nào để trong thế kỷ này Việt Nam vượt mặt được Malaysia?

Đây sẽ là một câu hỏi lớn mà phải rất lâu nữa may ra mới có lời đáp.
 
Nguyễn Bích Thủy đã viết:
bố em sang BTT cùng với mấy ông ở Bộ Công Nghiệp Quốc Phòng

hehe, ở VN có cái bộ này à? Sao anh không biết nhỉ :D

Lê Diệu Linh đã viết:
Trở lại Triều Tiên, em nghĩ đẩy mạnh cải cách ở nước này còn khó hơn nhiều, vì đây là military government.

Thế em không biết thời kỳ huy hoàng của nền kinh tế Nam Hàn là dưới chế độ Military government à?

Lê Diệu Linh đã viết:
Cứ cho là đến lúc cải cách của Bắc Triều Tiên sẽ đạt đến một mức độ nào đấy, nhưng khi đến mức độ đó, liệu chính phủ Triều Tiên có thực sự muốn tiếp tục cải cách nữa không? vì nếu tiếp tục rất có thể họ sẽ loose control.

hehe, em nói gì củ chuối thế ;) Thế em nghĩ là VN mình cũng ngừng cải cách rồi à? Em cứ nhìn Trung Quốc đấy, họ vẫn cải cách không ngừng, và cực kỳ tiến bộ!!!

Lê Diệu Linh đã viết:
Cứ cho là tốc độ tăng trưởng của Triều Tiên sẽ đạt từ 10-12% or st, nhưng như thế không có nghĩa là Triều Tiên hơn VN. Vấn đề là 10-12% đấy là của bao nhiêu triệu USD ( GDP).

Đúng là bây giờ Bắc Triều Tiên đang chết đói thật, nhưng nền kinh tế của họ không kém Việt Nam là mấy đâu!!! Đơn giản là chi phí quân sự của họ nhiều quá thôi... Em cũng nên nhớ là họ có người anh em Hàn Quốc rất giàu có, chỉ cần họ mở cửa là tiền bạc từ phương Nam sẽ đổ vào Bắc Hàn. Và nếu họ phát triển ở mức 15% (điều này rất có thể) còn VN chỉ 5% (cũng rất có thể) thì chỉ 5 năm là họ vượt VN mình, không những thế họ không cần đầu tư nhiều vào hạ tần cơ sở như VN mình.

Lê Diệu Linh đã viết:
Còn về chuyện KHKT của Triều Tiên khá hơn VN, blablah, em nghĩ là trình đọ KHKT ở nước ta không đến nỗi nào, tại sao vẫn lạc hậu đì đẹt?

hehe, cái này thì em quá ngộ nhận!!! VN mình không có gì đâu, toàn mình khen mình thôi. Em cứ nhìn đám sinh viên du học thì sẽ thấy, người có thể so với Tây chỉ đém trên đầu ngón tay, còn hơn được Tây chắc 10 năm mới có 1 người (tuy hơi phóng đại, nhưgn thực tế là thế, gần như 60-70% sinh viên VN du học nếu đánh giá đúng theo tiêu chuẩn quốc tế là vào loại ... kém)

BTW, vẫn không loại bỏ khả năng là BTT vẫn chưa thực sự muốn đổi mới, thì tình hình sẽ khác.

Nguyễn Minh Châu đã viết:
Một dân tộc có nền văn minh rực rỡ trong quá khứ không hẳn là dân tộc lớn. Ai Cập và Arab là 2 ví dụ điển hình.

Công nhận. Châu có để ý tới những cuộc duyệt binh hay không? Tuy đây là một cuộc biểu diễn vào loại đơn giản, nhưng mà không phải quân đội nước nào cũng làm được. Về duyệt binh thì phải phục bọn Tây với Tàu chúng nó duyệt binh tuyệt đẹp. Còn bọn Arab thì chân thằng này thằng kia chả bao giờ đều được, đá lung tung, nhìn ngứa cả mắt. VN mình thì tuy khá hơn, nhưng mà xem duyệt binh vẫn chán lắm, chả thấy khí thế một chút nào... Một việc làm đơn giản như thế không làm đựoc thì nói gì đến phát triển.


Nguyễn Minh Châu đã viết:
Chỉ cần một dẫn chứng đơn giản, làm thế nào để trong thế kỷ này Việt Nam vượt mặt được Malaysia?

Câu trả lời: chỉ khi họ Nguyễn nhiều như họ Lưu, còn họ Lưu lại ít như họ Nguyễn!! ;) :mrgreen: :lol: (j/k - mong rằng em hiểu ý anh)
 
Lưu Công Thành đã viết:
[
Lê Diệu Linh đã viết:
Cứ cho là đến lúc cải cách của Bắc Triều Tiên sẽ đạt đến một mức độ nào đấy, nhưng khi đến mức độ đó, liệu chính phủ Triều Tiên có thực sự muốn tiếp tục cải cách nữa không? vì nếu tiếp tục rất có thể họ sẽ loose control.

hehe, em nói gì củ chuối thế ;) Thế em nghĩ là VN mình cũng ngừng cải cách rồi à? Em cứ nhìn Trung Quốc đấy, họ vẫn cải cách không ngừng, và cực kỳ tiến bộ!!!

Nhưng theo em hiểu thì VN không phải là Trung Quốc và Bắc Triều Tiên cũng không. :confused: :rolleyes:
 
Anh thấy em Linh rất hay, tuy xinh gái nhưng thông minh. Em Thủy mặc dù hiểu hiểu biết nhiều mà vẫn duyên dáng. Con gái trường Ams hay thế. Không như chú Thành vừa mới nghe hơi nồi chõ đã bấn hết cả xúc xích lên, lo Triều Tiên vượt VN, tranh luận với các em gái xinh đẹp mà hay đi vào tiểu tiết, chẳng được phóng khoáng rộng rãi như hai em, nhìn là nhìn toàn cục, đánh giá là đánh giá những điểm quan trọng chứ không để mắt đến những thứ bé bé không đáng quan tâm.


Bác Hùng Phan lưu ý những chỗ tôi tô đậm nhé. Nói chung cũng chả tranh cãi cái gì bé, cái gì to, cái gì là toàn cục cái gì là tiểu tiết. Từ ngữ nghe không được văn hóa cho lắm.

Một ví dụ điển hình: lấy cộng đồng người Việt ở Pháp. Người Việt đến Pháp trước người Hoa, và ban đầu có thế mạnh hơn người Hoa rất nhiều. Nhưng rồi đến bây giờ thì cộng đồng người Việt ở Pháp không bằng cái gót chân của khối người Hoa. Nói gì thì nói, cái trí tuệ vẫn là cái quyết định cho sự thành công của con người.

Bác nói là cần nhìn toàn cục, thì đó là cái toàn cục - TRÍ TUỆ và BẢN LĨNH. Ai chả biết BTT bây giờ chết đói, nhưng không có nghĩa là họ không có tương lai. Trung Quốc cũng một thời thảm hại, có khá nhiều sách viết về cái này. Sau đấy thì nền kinh tế TQ đã phát triển một cách ngoạn mục.
 
Bài của bác Hung Phan post lên là của bác Gaup, đang làm PhD Econ. ở Princeton.

Nhưng vấn đề là chưa thấy ý kiến rõ ràng của bác Hung đâu cả.

Trung Quốc thời cách mạng văn hóa chả tàn bạo hơn Triều Tiên bây giờ mấy lần. Nếu chỉ nhìn vào cái thực trạng mà đánh giá về khả năng tương lai của một đất nước sẽ là không chính xác.
 
Trung Quốc thời cách mạng văn hóa chả tàn bạo hơn Triều Tiên bây giờ mấy lần. Nếu chỉ nhìn vào cái thực trạng mà đánh giá về khả năng tương lai của một đất nước sẽ là không chính xác.

Em đồng ý với ý kiến anh Châu, cái nhìn thực trạng một cách bên ngoài như trong bài viết không thể đưa ra được một kết luận chính xác về tiềm năng phát triển. Còn chung chung thì tương lai của một đất nước có thể phán đoán dựa vào những gì đang xảy ra trong hiện tại đấy chứ nhỉ ;) Mà có cảm giác cái nhìn của tác giả không được khách quan lắm thì phải, toàn thấy giọng xỏ xiên :confused:

Theo em thì khả năng đấy không nhiều. Nếu chỉ "nghe nói" là cải cách thôi thì từ chỗ nghe nói đến việc thực hiện còn xa. Cứ nhìn cái doimoi của chúng ta thì biết. Năm 1986 Vn băt đầu open door policy. Năm 1992 The Economist viết một bài là Hello Vietnam, coi đây là một vùng đất mới khai phá, mọi người chắc mẩm hóa rồng đến nơi. Nhưng chỉ đến năm 1998 thì cải cách chững lại, lần này The Economist ra một bài mới: Good night Vietnam! Mặc dù hiện nay tiến trình cải cách đã được đẩy mạnh hơn, nhưng đầu tư nước ngoài ở VN vẫn ở mức độ standstill.

Trở lại Triều Tiên, em nghĩ đẩy mạnh cải cách ở nước này còn khó hơn nhiều, vì đây là military government. Điều đó có nghĩa là việc nắm control đối với họ còn quan trọng hơn ta rất nhiều lần. Cứ cho là đến lúc cải cách của Bắc Triều Tiên sẽ đạt đến một mức độ nào đấy, nhưng khi đến mức độ đó, liệu chính phủ Triều Tiên có thực sự muốn tiếp tục cải cách nữa không? vì nếu tiếp tục rất có thể họ sẽ loose control. Em không nghĩ là cứ khi nào chính phủ hô cải cách là thực sự sẽ có sound reforms. Politically, đôi khi nó là con bài để attract foreign aid.

Chị/Em nghĩ đây hoàn toàn phụ thuộc vào vai trò của government. Say nếu ông Kim Châng In đủ giỏi để kiềm chế phản ứng của quân đội do thu hẹp lợi ích, devoted to cải cách kinh tế toàn diện và radically thì chắc chắn sẽ vượt được VN, NẾU chúng ta vẫn cứ ì ạch với những miếng bánh vẽ như vừa rồi. Well, không nói về chính trị, tuy nhiên sự phát triển, đổi mới và mở cửa của đất nước thật sự chịu ảnh hưởng rất nhiều của government policies nên việc Bắc Hàn có rơi vào tình trạng "good night" không thì không dám chắc.

Thêm vào nữa, như mọi người đều nhận xét, trình độ KHKT và các công trình hạ tầng cơ sở của Bắc Triều Tiên khá hơn mình, mức độ kỷ luật của dân chúng cao hơn rất nhiều, như vậy chỉ cần đường lối tốt một chút là họ có thể "bật" lên ngay. Em/chị nghĩ những điều đó rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sản xuất của nền kinh tế trong khi nhà mình vẫn có thói quen làm ăn nhỏ, lợi ích cá nhân và ngắn hạn, lại còn hay "xé rào" để bớt xén cho bản thân nữa chứ --> các dự án xây dựng mãi vẫn chỉ đẹp trên giấy, khả năng phát triển lâu dài thấp!

BTW, vẫn không loại bỏ khả năng là BTT vẫn chưa thực sự muốn đổi mới, thì tình hình sẽ khác.

True! Mà không hiểu phân tích về việc Bình Nhưỡng công bố về sự hiện diện của vũ khí hạt nhân để tiến tới nhằm đổi lại các thỏa thuận về lợi ích kinh tế có reliable không nhỉ? Nếu thực như thế thì xem ra BTT có vẻ muốn đổi mới thật rồi ? :)

Thật các bác em chỉ có ao ước đến cuối đời được chứng kiến Việt Nam xếp thứ 3 Đông Nam Á thôi, sau Sing và Thailand.

Em cũng đồng ý với bác về ước mơ đứng thứ ba ở ĐNA, nhưng sao lại sau Thailand nhỉ?:-/ Em nghĩ là Taiwan vẫn hơn Thailand đấy chứ? Nhất là sau vụ khủng hoảng kinh tế vừa rồi. Em cũng không biết nhiều lắm, xin các bác chỉ giáo cho.

Anh thấy em Linh rất hay, tuy xinh gái nhưng thông minh. Em Thủy mặc dù hiểu hiểu biết nhiều mà vẫn duyên dáng. Con gái trường Ams hay thế. Không như chú Thành vừa mới nghe hơi nồi chõ đã bấn hết cả xúc xích lên, lo Triều Tiên vượt VN, tranh luận với các em gái xinh đẹp mà hay đi vào tiểu tiết, chẳng được phóng khoáng rộng rãi như hai em, nhìn là nhìn toàn cục, đánh giá là đánh giá những điểm quan trọng chứ không để mắt đến những thứ bé bé không đáng quan tâm.

Đang bàn luận hay nghe những lời này thấy mất hứng thật. Phô quá!

PS: Linh ơi, em có link đến "Good night, Vietnam" không cho chị xem với! Thanks nhiều ;)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Lưu Công Thành đã viết:
.. mức độ tăng trưởng kinh tế của BTT chắc chắn không phải đì đẹt 6-7% như VN mà sẽ là 10-15%???
Có ai đang học economics, sửa chữa ngay lại câu này hộ Mr Thành nào??
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hung Phan đã viết:
Tượng của chủ tịch Kim Nhật Thành bằng đồng cao đến 60m cứ ba năm lại được quét một lớp vàng nấu chảy. Cung thể thao hình nửa quả bí ngô đặt úp to quá mức cần thiết. Chính phủ hay viết báo nói cho dân biết về những cái nhất của Triều Tiên, rằng sông Đại Đồng chảy qua Bình Nhưỡng là sông sạch nhất thế giới; báo New Yorker của Mỹ cách đây không lâu cũng đăng lại một bài của báo Triều Tiên trong đó chủ tịch Kim Chính Nhật được khen là người có khiếu hài hước xuất sắc nhất của thể kỷ 20 và là mặt trời chói sáng nhất của thiên niên kỷ thứ 3, những khẩu hiệu tương tự thế này ở Bình Nhưỡng chỗ nào cũng có. Người Triều Tiên bao năm nay đã được nghe những thứ này nên nói khác đi là không thể chấp nhận được. Một ví dụ là khi từ Bình Nhưỡng về Bắc Kinh, có ba bác cán bộ mò vào toa tầu tôi ngồi chơi, một bác đòi mở lon bia, bác kia hỏi hộp bánh Thái Lan tôi mua bao nhiêu rồi chỉ xin cái hộp chứ cho bánh không lấy hết. Thấy các bác có vẻ vui vui lại về đến gần Trung Quốc rồi tôi mới bạo dạn chỉ tay vào huy hiệu rồi đưa dấu hai tay nắm nhau (thân thiện, bằng hữu) nói Hồ Chí Minh-Kim Nhật Thành. Nói chưa xong cả ba bác đã đứng dậy lảng đi cả. Thế tức là người Triều Tiên đã được dạy là trong số những người vĩ đại, thì người vĩ đại của họ là vĩ đại nhất. Thật uổng hộp bánh của tôi.

.....
......
Hàng triệu tấn lương thực hàng năm cứ như thế cứ như thế không biết đâu mà lần, thiên hạ cứ đổ của vào, đén bạn thân là Trung Quốc ngày xưa cũng phải dọa cắt viện trợ vì gạo ngon trung quốc cho thì ông ấy cho quân đội ăn một nửa, một nửa ông ấy bán rồi lấy tiền mua gạo mục trung quốc cho gia súc ăn về để phát cho dân. Mà ông Triều Tiên ông ấy tính cục lắm, ai nói không vừa ý là ông ấy chơi luôn, xin lỗi giải thích sau nên không ai dám nói.

Vậy thì tại sao Triều Tiên thiếu thân thiện thế mà thế giới vẫn cứ phải đỡ ông ấy dậy. Là bởi vì ông ấy có bom nguyên tử, mà tính ông ấy là tử vì đạo bất kể là đạo gì, thế giới mà để cho ông ấy đói là ông ấy dọa nổ một quả. Cách đây hai ba năm khi chậm mang gạo cho ông ấy ăn, ông bắn hai quả tên lửa bay vọt qua Nhật Bản, thiên hạ chả sợ chết khiếp. Trung Quốc chẳng tiếc ngẩn ngơ là tại sao lại đi dạy ông kia làm bom, đúng là đưa kiếm sắc vào chỗ không có phẩm tiết.

.....................
.....................
.....................

Năm nay là năm 91 chủ thể, một cách gọi gợi nhớ về một quá khứ của các triều đại phong kiến, ngoài ra chủ tịch Kim Nhật Thành, dù đã chết, trên giấy tờ và văn bản vẫn được coi là chủ tịch muôn đời của Triều Tiên. Sau khi ông mất một năm, Triều Tiên vẫn gửi quốc thư cho đại sứ cầm đi ký tên ông, đến khi các nước phản đối họ mới chịu thôi.

Cách thức này gợi ý về một xu hướng phát triển ở Triều Tiên từ một chính thể cách mạng dân chủ giải phóng nhân dân chuyển sang một triều đại phong kiến với mục đích cuối cùng là biến chủ thể thành một tôn giáo với sự sùng bái vô điều kiện cho các bậc tối cao tinh thần. Nhà nước ở Triều Tiên không có được sự quan tâm thật sự đến hoàn cảnh đáng buồn của người dân như nhà nước ở Việt Nam và Trung Quốc, nên mặc dù nhận ra những sai lầm trong quản lý kinh tế và phương châm đối ngoại vẫn không đi những bước đi cải cách mở cửa và thân thiện với bạn bè quốc tế như ở ta hay ở Trung Quốc.

Thế giới đối với Triều Tiên là một thế giới lưỡng cực, Triều Tiên là chủ thể và cả thế giới đều là thù, với mức độ thù địch khác nhau. Nếu không có biến động gì đáng kể, chỉ 50 năm nữa Triều Tiên sẽ biến thành một dạng sơ khai của một tôn giáo cực đoan ví như đạo Hồi hay Do Thái giáo các dòng chính thống. Hệ thống tăng lữ sẽ ăn trên ngồi trốc và dân thì ngày càng bần cùng. Trong khi phát triển ở Trung Quốc và Việt Nam cải thiện mức sống của người dân ở các vùng nghèo, Triều Tiên đang phát triển theo bước thụt lùi mà mỗi năm thụt lùi sẽ là 10 năm cố gắng sau này. Phát triển ở Triều Tiên, bất kể là có hay không có những giao lưu với miền Nam, bắt buộc phải là một tiến trình tự giác bắt đầu từ bên trong. Chỉ có người Triều Tiên mới giúp được người Triều Tiên mà thôi.

Những quan sát trên thể hiện một số điều:
1. Bắc Triều Tiên vẫn còn quá nặng nề về cái gọi là political monument. Trong tình trạng dân đói như vậy mà tượng đài vẫn cao *****g lộng như thế thử hỏi bao giờ ý thức hệ cũ mới được dỡ bỏ? Mà một khi đã political based thì cái economic motivation nó nhỏ lắm, vì hai cái này face trade-off. Wait and see!
2. Không thể so sánh Bắc Triều Tiên với Trung Quốc hay Nhật Bản. Cái làm hai nước này phát triển phải nói đến flexibility. Năm 1950 Nhật đã có thể xuất khẩu xe hơi, chỉ mây năm sau thất bại Thế Chiến. Đó là vì they know how to take advantage of America both in terms of financial and military assistance. They do not stick to old enmity.
Trung Quốc đã kí hiệp định thương mại với Hoa Kỳ từ nhứng năm 80.
Và bây giờ hàng Tàu tràn ngập thị trường Mỹ.
Vậy câu hỏi đặt ra là, có thật Bắc Triều Tiên có đủ độ flexibility đấy để open door không, khi mà ngày ngày báo đài vẫn còn rao giảng về lực lượng thù đich, chính phủ chạy đua vũ trang, người dân được giáo dục rằng mình là No.1 và hoàn toàn không biết gì về thế giới bên ngoài? Chừng nào vẫn còn self-deception thì không thể khá hơn được.
3. Em không nghĩ là một mình Kim Châng In có thể kiềm chế được quân đội. Chỉ nhìn việc binh sĩ béo hơn dân thường :D cũng đủ hiểu it takes more than 8 years to change ( 2002-2010) :D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Lưu Công Thành đã viết:
Em cứ nhìn đám sinh viên du học thì sẽ thấy, người có thể so với Tây chỉ đém trên đầu ngón tay, còn hơn được Tây chắc 10 năm mới có 1 người (tuy hơi phóng đại, nhưgn thực tế là thế, gần như 60-70% sinh viên VN du học nếu đánh giá đúng theo tiêu chuẩn quốc tế là vào loại ... kém)

Xin hỏi là Thành lấy các số liệu từ đâu ra mà nói như vậy nhỉ? Như thế nào thì gọi là "so được với Tây", hoặc là hơn Tây? 60%-70% ... là do tổ chức nào công bố? Nếu do Thành tự mình thu thập số liệu thì xin hãy nói rõ là thu thập ở đâu? Câu hỏi nữa là "tiêu chuẩn quốc tế" là tiêu chuẩn gì, do tổ chức nào đặt ra nhỉ? Nếu đó là tiêu chuẩn bất thành văn thì xin nói rõ hơn là nó dựa vào cái gì? (Cũng ko hiểu Thành thuộc vào nhóm đếm được trên đầu ngón tay, hay chính là người mà mười năm gần đây mới xuất hiện???)

Khi nói lên ý kiến của mình một cách nghiêm túc thì cần phải suy nghĩ cho cẩn thận, tránh lối suy đoàn vô căn cứ và lối nói phóng đại. Khi công bố "số liệu" thì lại càng phải chính xác. Nghe nói Thành đang làm PhD - là một ngưồi làm khoa học, chắc Thành hiểu rõ phong cách viết lách của người làm khoa học cần phải như thế nào đúng ko?

Ở đây chỉ xin nêu là về mặt trí tuệ mà nói thì ko thể cho rằng người Việt Nam kém những dân tộc khác. Những người du học ở Nga ngày trước thường hay nói rằng điểm học SV Việt nam thường chỉ kém Trung Quốc và Đức một chút. Riêng ở trường mình học thì GPA của SV Việt Nam (graduate) đều là từ 3.8/4.0 trở lên, trong đó nhiều người là 3.9 - 4.0. Trong khi đó điểm học chung của SV khác nằm trong khoảng 3.5 trở lên thôi. Bác Hà đâu, trường bác nhiều SV Việt hơn chỗ này, thử cho ý kiến đánh giá cái xem nào?

Về điểm yếu của dân mình, nhiều ý kiến cho rằng là từ thiếu đoàn kết mà ra. Dân mình rất đoàn kết trong thời chiến, nhưng hình như hơi thiếu đoàn kết trong thời bình. Ngoài ra Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản lớn mạnh nhanh cũng là do người dân có lòng tự hào dân tộc cao nữa. Về chuyện lòng tự hào dân tộc của dân mình thì mọi người nghĩ sao nhỉ?
 
Đinh Trọng Thành Trung đã viết:
Xin hỏi là Thành lấy các số liệu từ đâu ra mà nói như vậy nhỉ? Như thế nào thì gọi là "so được với Tây", hoặc là hơn Tây? 60%-70% ... là do tổ chức nào công bố? Nếu do Thành tự mình thu thập số liệu thì xin hãy nói rõ là thu thập ở đâu? Câu hỏi nữa là "tiêu chuẩn quốc tế" là tiêu chuẩn gì, do tổ chức nào đặt ra nhỉ? Nếu đó là tiêu chuẩn bất thành văn thì xin nói rõ hơn là nó dựa vào cái gì? (Cũng ko hiểu Thành thuộc vào nhóm đếm được trên đầu ngón tay, hay chính là người mà mười năm gần đây mới xuất hiện???)

Ở đây chỉ xin nêu là về mặt trí tuệ mà nói thì ko thể cho rằng người Việt Nam kém những dân tộc khác. Những người du học ở Nga ngày trước thường hay nói rằng điểm học SV Việt nam thường chỉ kém Trung Quốc và Đức một chút. Riêng ở trường mình học thì GPA của SV Việt Nam (graduate) đều là từ 3.8/4.0 trở lên, trong đó nhiều người là 3.9 - 4.0. Trong khi đó điểm học chung của SV khác nằm trong khoảng 3.5 trở lên thôi. Bác Hà đâu, trường bác nhiều SV Việt hơn chỗ này, thử cho ý kiến đánh giá cái xem nào?

Về điểm yếu của dân mình, nhiều ý kiến cho rằng là từ thiếu đoàn kết mà ra. Dân mình rất đoàn kết trong thời chiến, nhưng hình như hơi thiếu đoàn kết trong thời bình. Ngoài ra Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản lớn mạnh nhanh cũng là do người dân có lòng tự hào dân tộc cao nữa. Về chuyện lòng tự hào dân tộc của dân mình thì mọi người nghĩ sao nhỉ?


Chào bác Trung,

Cái số liệu 60-70% đấy không có gì phải khó tổng kết cả. Bây giờ cứ đi từ từ nhé:

1. Điểm thi vừa rồi vào ĐH là như sau (báo Tuổi Trẻ):

- Tổng điểm thi bình quân của thí sinh trên cả nước chỉ là 8,3/30 điểm.
- Hơn nửa triệu thí sinh (chiếm 67,5% số dự thi) có điểm ba bài thi chỉ đạt 0-10.
- Gần 340 nghìn thí sinh có điểm bình quân mỗi bài thi dưới 2 điểm.

2. Xu thế đi du học là gì:

- 3/4 sinh viên du học là tự túc (VTV4);
- Rất nhiều người không thi vào được ĐH thì đi du học tự túc;

3. Về sinh viên đi học ở Nga:

- Việc cho rằng sinh viên VN "chỉ kém" sinh viên Trung Quốc và Đức là điều bịa đặt (tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về câu nói này). Sinh viên mình không so được với tất các nước Đông Âu, sinh viên TQ làm gì có mà so (nếu có thì rất ít) - hehe;
- Sức học phần đông của SV VN dừng lại ở năm thứ 3 (cái này được công nhận rộng rãi);

Nói thật thì khi lần đầu tôi bước vào giảng đường ĐH thì cũng đã có suy nghĩ như thế do được nhồi sọ từ trong nước. Một lần tôi cũng đã dại dột hỏi điều đó ở một vị giáo sư, may mà ông ta lịch sự trả lời bóng gió tránh đi không thì tôi xấu mặt. Sinh viên VN học ở Nga từ xưa đến giờ vẫn khồg để lại ấn tượng gì sâu sắc.

- Về điểm thì người ta cũng chấm rộng lượng hơn cho sinh viên VN, vì thế nên đừng tin vào điểm một cách máy móc;
- Ưu điểm của SV VN là giỏi toán hơn bọn Tây, nhưng cái này chỉ thể hiện rõ ở phổ thông (phần đông trẻ em VN bên này đều đứng đầu lớp về môn toán trong trường phổ thông), vào ĐH 1-2 năm rồi cũng mờ dần.

Cái này chị Giao có thể xác nhận cho em.

Ở đây có em Lê Minh Hải học trường Hàng Không Kiev, trường đấy sv VN hơi bị đông, xem em nó phát biểu thế nào.

4. Về việc so sánh thì cũng nên so sánh ngang hàng một chút. Vì ở Mỹ theo tôi biết thì trương ĐH nó cũng nhiều nhan nhản vì thế một sinh viên vào loại giỏi ở VN mà chui vào một truờng không ten tuổi hay xếp hàng thứ mấy trăm của nó thì so làm gì. Bên chỗ tôi bọn Tây học trường tư cũng nhiều thằng dốt lắm (vì toàn bọn thi trượt trường quốc gia).

5. Một yếu điểm nữa là ngoại ngữ.

6. Về những người làm PhD: người làm thì nhiều nhưng đã mấy người bảo vệ được?


So được với Tây là so với bọn Tây "đủ khả năng được đi du học" - tất nhiên bọn nó đi du học làm gì! Hơn Tây là tương đương với những thằng vào loại giỏi của nó.

Cái con số 60-70% không phóng đại đâu.
 
Vào năm 2010 BTT vẫn còn chết đói.
Thứ nhất , chính phủ BTT bảo thủ hơn VN rất nhiều. Họ chỉ quan tâm đến các vấn đề quân sự là chính, khả năng kinh tế của họ đến đâu không ai biết. Họ đã tự cô lập giữa cộng đồng quốc tế mấy chục năm nay,bây giờ có mở toang cửa ra thì cũng mất nhiều năm để hội nhập và cũng sẽ như VN cố gắng cải cách hi sinh sự ổn định để rồi lại thấy cần cải cách chậm lại.

Thứ hai, các nhà đầu tư nước ngoài trong những năm tới sẽ ít đầu tư vào nhưng nơi bất ổn không chắc chắn như BTT,cái này thì quá rõ.Còn người anh em NTT của Bình Nhưỡng có sánh được với Tây Đức không ? Mà ai cũng biết Đông Đức bây giờ thế nào rồi đấy, kt còn xấu đi chứ chả tốt hơn tí nào.

Thứ ba và quan trọng hơn cả , chúng ta phải tin vào chính chúng ta chứ!!!
LCT tôi thấy bạn khá quan tâm đến vấn đề của VN nhưng bạn nên có một cái nhìn khách quan + lạc quan hơn về VN. Nhìn thấy nhược điểm của chính mình đã khó , nhưng biến những nhược điểm đó thành động lực tiến bộ mới là cái đích cần hướng tới.Chứ cứ tự nói xấu mình mãi sẽ sinh ra tự ti, mất tinh thần. :).
 
Hung Phan đã viết:
Để đánh giá một quốc gia, chúng ta nên nhìn nhận đánh giá xuất phát từ thông tin và những sự kiện thực tế, trong phạm vi tổng thể của quốc gia, chứ không nên căn cứ vào những ý kiến chủ quan như “Như chúng ta biết thì dưới thời xã hội chủ nghĩa thì Bắc Triều Tiên đã có nền kinh tế tiến bộ hơn VN mình nhiều, ngay cả bây giờ cơ sở hạ tầng của VN mình khó mà có thể so sanh với BTT được”.

Chẳng nhẽ sai. Trước năm 1985 là nó hơn mình đấy.


Như đ/c Hà Chi đã nói “cái nhìn thực trạng một cách bên ngoài như trong bài viết không thể đưa ra được một kết luận chính xác về tiềm năng phát triển”. Vì thế, những thông tin mà đ/c Gaup (hị hị, đ/c Châu đã tiết lộ tung tích nên anh chẳng giấu làm gì) hay bố đ/c Thuỷ cung cấp là cái nhìn từ bên trong Bắc Triều Tiên.

hmm, chẳng nhẽ phải cãi nhau về cái nhìn bên ngoài với cái nhìn bên trong là thế nào. Tất cả những gì mắt thấy đều là cái nhìn bên ngoài cả.


Nhìn từ bên ngoài, như thấy qua ảnh, có thể là những con đường rộng, những toà nhà cao của thủ đô, nhưng bên trong là: 300km hai bên cảnh vật chỉ là cánh đồng không trồng cấy gì, thỉnh thoảng mới thấy một vạt cỏ hay rau xanh còn lại toàn một mầu đất bụi nâu. Giống như một cô gái mới nhìn mặt thấy mũi cao mắt bồ câu, nhưng mà nhìn kỹ thấy bị suy dinh dưỡng và ghẻ ruồi. Nhân dân BTT thì chắc chắn là suy dinh dưỡng rồi. Còn sứ VN ở Bình Nhưỡng vài tháng lại sang TQ, mua thịt đem về cắt thành từng giải cho vào tủ lạnh để ăn trong mấy tháng.

Bác cứ bám mãi cái ý này. "Biết rồi khổ lắm nói mãi" :) Hôm nay đói không có nghĩa là ngày mai vẫn cứ đói. Việt Nam mình cho đến năm 85-87 vẫn còn cần viện trợ lương thực, thế mà ngay sau đấy đã đứng thứ 3 về xuất khẩu gạo.


Các đ/c nói hạ tầng BTT hơn VN. Cơ sở hạ tầng bao gồm giao thông, liên lạc, và năng lượng. Giao thông là đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, hàng không. Liên lạc nếu xét về hạ tầng thì đó là hệ thống viễn thông. Năng lượng bao gồm các nhà máy điện, hệ thống truyền tải, ngành dầu khí, và các nguồn năng lượng khác. Hạ tầng của BTT là hạ tầng phục vụ cho quân sự. Vì vậy những gì không liên quan trực tiếp đến quân sự sẽ không được đầu tư. Thử đem so hạ tầng viễn thông hay điện nước của VN với BTT, đ/c Thành khó có thể nói là hơn VN được. Bố đ/c Thuỷ và đ/c Gaup cho thấy là nó kém. Dầu khí BTT hoàn toàn phụ thuộc vào nhập khẩu từ nước ngoài (Trung quốc, Nga, Iran). Các ngành giao thông, hàng không, viễn thông phục vụ kinh tế và đời sống đều kém phát triển. Rõ ràng, để phục vụ phát triển kinh tế, không phải những cơ sở quân sự mà là những cơ sở dân dụng mới đóng vai trò quan trọng.

Cơ sở hạ tầng của nó vững chắc lắm bác ạ. Tất nhiên có cái nó hơn, có cái mình hơn. Nhưng thử hỏi cái mà BTT cần làm để có được như VN (viễn thông chẳng hạn) cần bao nhiêu lâu? Những cái đấy người VN mình làm trong 10 năm. Còn cái VN mình không bằng nó, thì cần phải xây dựng trong bao lâu thì mới có được (hệ thống giao thông công cộng, nhà cửa cho người dân)? Cái này thì người BTT dưới chế độ XHCN đã mất vài chục năm để xây dựng.



Tư tưởng cha truyền con nối, sùng bái lãnh tụ, một chính quyền không có kinh nghiệm phát triển kinh tế, chưa sẵn sàng thay đổi đủ để phục vụ cho một nền kinh tế thị trường và giao lưu quốc tế, đầu tư quá mức cho quân sự thay vì kinh tế, hạ tầng phục vụ kinh tế yếu kém, dân đang đói ăn và suy dinh dưỡng… nếu có phát triển cũng còn lâu.

Hệ thống tư tưởng chính trị đôi lúc tưởng chừng như không thể sụp đổ được nhưng thực tế cho thấy nó có thể sụp đổ rất nhanh - Liên Xô là một ví dụ. Từ một nhà nước của những tư tưởng cuồng tín cộng sản, trong vài năm người dân nước này đã dũ bỏ toàn bộ tư tưởng cũ nhanh đến chóng mặt.



Nếu đ/c Thành không thích từ anh dùng thì anh xin lỗi vì đã gây khó chịu cho đ/c. Nhưng đọc thì nắm ý chính là quan trọng. Kiểu “bộ Công nghiệp Quốc phòng” thì anh hiểu là Bộ CN và Bộ QP, không phải là bộ CNQP.

Bác không biết đùa à? :D



Với nguồn lực có hạn, 1 đồng cho quân sự nghĩa là 1 đồng bớt đi để đầu tư phát triển kinh tế. Một chính phủ sẵn sàng để cho dân chết đói, lấy tiền đầu tư vào quân sự thì cũng sẽ sẵn sàng bằng mọi cách duy trì bằng được sự kiểm soát của mình. Một ông bố để con chết đói, đem tiền đi mua súng, và súng đó dùng để đánh nhau với lão hàng xóm giàu có và duy trì trật tự trong gia đình thì nhà đấy nghèo khó là đương nhiên.

Hay Trí Tuệ và Bản Lĩnh là quan trọng, nhưng quan trọng hơn là Trí Tuệ và Bản Lĩnh ấy phục vụ cho cái gì? Đánh nhau hay là phát triển. Còn sự thăng trầm và phát triển của các nền văn minh, để lý giải tại sao TQ tuy lên xuống nhưng vẫn phát triển, Ai cập thì suy vong nó rộng hơn chủ đề này nhiều. Nếu thích có thể mở một topic khác để thảo luận. Các đ/c có thể đọc cuốn “A study of history” của Arnold Toynbee để hiểu về sự phát triển và tàn lụi của các nền văn minh.

Mình đang nói về việc BTT thay đổi chiến lược phát triển cơ mà! Các chuyên gia của Ngân hàng trung ương Hàn Quốc đã khẳng định là "cải cách đã bắt đầu ở BTT" (tin từ BBC).

BTW, lúc tôi mở cái thread này thì cũng muốn nghĩ ra một cái topic cho nó hot, thì mới đặt ra như thế để gây sự chú ý. Nhưng mà mọi người lại quá tập trung vào cái chủ đề :D Thực ra thì cái năm 2010 là tôi lấy ước chừng và rút ngắn đi một chút. Nếu đặt câu hỏi "Rồi một ngày BTT sẽ vượt VN" thì sẽ không hay.

Trên BBC thì phần đông ý kiến cho rằng BTT sẽ phát triển nhanh và rất nhanh. Sự nghi ngờ ý định cải cách nền kinh tế là rất ít. Mọi người đều cho rằng với một nền kinh tế lay lắt và một nền chính trị hà khắc như BTT thì việc cải cách từng phần là "con đường duy nhất" để cứu BTT. Ý kiến này được phần đông những nguời là công dân của Liên Xô cũ tán thành. Họ luôn lấy LX và TQ ra làm ví dụ. Đây cũng là câu trả lời cho thắc mắc của Diệu Linh.
 
BTT muốn tiến bộ nhanh được thì cần có một bác như bác Đặng Tiểu Bình, hoặc không thì phải tìm được một bác giống bác Gorbachev, nói thế thôi không bác Mai Thanh Hà lock cái này lại thì khổ anh em hị hị.

Bây giờ vẫn còn quá sớm để đánh giá về thực lực của BTT thế nào, nhưng chỉ vài năm nữa thôi, khi đồng dollars Mỹ tràn ngập BTT, quan niệm của người dân về đất nước mình, về thế giới sẽ thay đổi. Việc mở cửa bao giờ cũng đem lại giải phóng về mặt tư tưởng. Chúng ta ở đây ai cũng có may mắn được trải qua thời kỳ này của Việt Nam nên đều hiểu, tác động của phương Tây ảnh hưởng đến suy nghĩ, lối sống của người dân thế nào. Một khi dân đã thay đổi thì chính phủ cũng phải thay đổi, sẽ có một bác thoáng hơn lên thay bác bây giờ. Áp lực của thế giới lên BTT cũng sẽ bắt họ phải thay đổi. Nhưng thay đổi đến đâu thì còn hạ hồi phân giải.

Vấn đề không phải là cơ sở hạ tầng. Mặc dù nó là quan trọng nhưng không phải quan trọng số một. Về mặt cơ bản đúng như bác Thành nói và trong bài bác Gaup có viết, người dân BTT rất kỷ luật, cái này thì Việt Nam chúng ta 20 năm nữa chưa chắc bằng họ bây giờ. Tính kỷ luật cao là một yếu tố cực kỳ quan trọng để đi đến thành công. Có thể mươi mười lăm năm nữa BTT vẫn chưa là gì, nhưng chắc chắn họ sẽ làm được những cái mà người Việt không làm nổi, mà dẫn chứng thì đã có ngay trong bài bác Gaup, một phụ nữ 40kg khuân vác được 60kg, chết đói mà vẫn xây được nhà chọc trời... Theo một cách nào đấy có thể hiểu BTT đã và đang đi đúng hướng. Họ đã có một nhà cầm quyền độc tài ép người dân vào vòng kỷ luật thép, và tương lai họ cần một vị lãnh đạo mới để phát huy cái tính kỷ luật đấy. Với trí tuệ và sức mạnh ý chí, cộng thêm truyền thống của một dân tộc lớn, em nghĩ họ sẽ làm được.

Còn tại sao chúng ta chậm phát triển thế? Thiếu kỷ luật trong lao động là nguyên nhân hàng đầu. Bọn Anh Pháp chúng nó giàu là nhờ giàu từ trước, chứ bọn đấy lười bỏ cụ, thông minh cũng chả lấy gì làm kinh lắm, nhưng bọn Đức thì cực kỳ kỷ luật, và đấy cũng là một trong những lý do tại sao kinh tế Đức mạnh nhất EU. Nhưng mà hẹ nếu nói tiếp về thực trạng ở Việt Nam thì sẽ vi phạm nội quy diễn đàn nên em sẽ thôi không nói nữa.

Các bác cứ chiến tiếp.
 
Lâu nay vẫn thấy đc Châu ấu trĩ nhưng đọc mấy bài này thấy cũng có tiễn bộ đấy.
Phân tích bây giờ thì dài dòng quá , em mạn phép đưa ra mấy câu thôi , động chạm đến bác nào thì xin lỗi nhé ,


-Ngừơi VN đến trường buổi đầu tiên đã được dạy là Đất nước ta giàu và đẹp , Rừng vàng biển bạc , suối kim cương ....
Trên thực tế , nước ta đến lúc này vẫn còn ì ạch lắm , sự chắp vá được thể hiện từ ý tưởng đến hành động cụ thể . Mỗi năm em về VN thăm nhà , em thấy con đường này vừa đào lên năm ngoái , năm nay lại đào lên . Sai đâu sửa đấy nhưng Sửa đâu sai đấy .
Còn tồn tại rất nhiều người ngộ nhận về bản thân --> ngộ nhận về gia đình-->ngộ nhận về xã hội ---> Không thể tiến bộ
Ví dụ điển hình như em Lê Diệu Linh , tuổi nhỏ , năng động nhưng còn thiếu một cái nhìn thực tế . Anh xin lỗi nếu em khó chịu với nhận xét này của anh .
Bọn tây đúng là không phải cái gì cũng hay , nhưng có thể khẳng định về mặt khoa học va văn minh thì nó hơn đứt mình .
Nói ví dụ chuyện đơn giản như Sinh hoạt chung với nhau trước khi cưới
Có rất nhiều người VN nói rằng như thế là vô đạo đức , thiếu thuần phong mĩ tục ...
Sư thật là khi sống chung với nhau trước khi có sự ràng buộc về pháp lí , họ sẽ nhận ra rằng mình có phù hợp với đối phương trước khi sỗng với nhau trọn đời. Còn hơn là thanh niên ở VN , đến tuổi phát triển nhưng bị cấm đoán và chịu ảnh hưởng của gia đình m xã hội ---> lén lút --->hậu quả ---> tốt hay xấu ???
Vợ chồng cưới nhau về rồi , người vợ mới biết la chồng mình khi ngủ thì có thói xấu này , người chồng thấy vợ mình khi ăn có thói xấu kia ( tất cả những điều này chỉ có thể nhận ra rõ khi sống chung với nhau) thế là không chịu đc --->chia tay --> con cái chịu thiệt thòi
Đúng nhưa anh Thành nói , học sinh VN ở nước ngoài phần lớn là không đủ các tố chất của cái chuẩn chung , chuẩn chung như thế nào thì tin rằng chúng ta ai cũng hiểu. Mình tưởng là mình giỏi hơn bọn tây môn Toán ... nhưng đúng là giải bài tập thì may ra mình hơn nó , còn ứng dụng và phát triển thì không thể bằng được . Bằng chứng ở đâu thì hãy nhĩn vào thành quả của xã hội mình và xã hội nó tạo ra .
....
Nói thì đến vô cùng , bởi vì khoa học xã hội không có một khái niệm tuyệt đối . Đúng với người này lại là sai với người khác, đúng ở thời này nhưng lại sai ở thời khác . Nhưng không có nghĩa là không có một chuẩn mực chung để đánh giá.

Không có gì đáng tự hào bằng chính thực lực của mình , và không có gì xấu hổ bằng ngộ nhận về bản thân .
 
Nguyễn Minh Châu đã viết:
BTT muốn tiến bộ nhanh được thì cần có một bác như bác Đặng Tiểu Bình, hoặc không thì phải tìm được một bác giống bác Gorbachev, nói thế thôi không bác Mai Thanh Hà lock cái này lại thì khổ anh em hị hị.

hehehe, em cũng đồng ý với bác Châu khoản này, nói thế thôi không vi phạm nội quy thì chết. :D
Em bảo BTT không vượt VN, nhưng không có nghĩa là tự idealize về VN đâu. To some extent BTT với VN cũng là brethren, lắm điểm giống nhau lăm mà .
Còn về chuyện dân BTT kỉ luật, or st, em không biết rõ, nhưng nghĩ là thực ra, càng bị dồn vào đường cùng thì mấy cái heroism của họ càng cao, dân phương Đông là thế. ( Chính chúng ta cũng xây dựng đường mòn HCM trong lúc gần như bị starved còn gì). Thử mấy năm nữa, nếu dân BTT không còn nằm chiếu, mà đi nằm nệm thì tinh thần kỉ luật của họ có còn ngùn ngụt như ngày nay không :mrgreen:
Em tán phét thế thôi ạ, lẽ ra không định nói tiếp nữa đâu, mất nữ tính :mrgreen: , nhưng mà nó tempting quá, các bác thông cảm, hì hì.
 
Back
Bên trên