Tất cả các bài viết, các quan điểm đều hướng về cái gọi là "Tham nhũng".
Tại sao các bạn không nghĩ đến một chiều hướng khác của "under the table" nhỉ. Nếu chúng ta gọi hoạt động này bằng một từ khác "Lobby" thì chắc chắn là mọi người sẽ có cách suy nghĩ khác.
Trong tất cả các tình huống, không phải lúc nào "under the table" cũng mang nghĩa tiêu cực. Trong kinh doanh, khi bạn bidding một dự án nào đó bạn phải làm mọi cách để award (có đúng như vậy không?). Bạn bắt đầu từ việc Making proposal, gửi nó đi, chờ đợi kết quả và mong mỏi vận may đến với mình. Mà trong cuộc sống không phải lúc nào vận may cũng từ trên trời rơi xuống. Vậy bạn phải làm thế nào? bạn lại phải chạy chỗ nọ, chạy chỗ kia và may mắn lại có thể đến với bạn, đến đáp xứng đáng nỗ lực của bạn. Trong ngoại giao, tôi tự hỏi tại sao cái ông Ngoại trưởng của Hợp chủng quốc Hoa kỳ cứ phải chạy đi, chạy lại giữa mấy nước to đùng trên thế giới nhỉ, chắc chắn là không phải đi du lịch rồi. Ông ta đi vận động cho cái nghị quyết của mình, cho cái mục đích của mình.
Thực tế, một số công ty đa quốc gia, để có thể trúng những dự án lớn, đã thuê các công ty tư vấn thực hiện dịch vụ: từ making proopsal cho đến thực hiện vận động hành lang làm sao để họ có thể trúng thầu. Các công ty tư vấn thực hiện các dịch vụ Lobby trên cơ sở pháp luật cho phép. Và các khoản chi phí phát sinh được ghi nhận vào chi phí kinh doanh của Các công ty đa quốc gia, được chấp nhận là chi phí hợp lý, hợp lệ cho mục đích tính thuế.
Tôi có thể kết luận "under the table" là một thực tế vốn có, nó không thể tách rời khỏi đời sống xã hội. Vậy thì tại sao chúng ta không sống chung với nó, vận dụng nó một cách hợp lý để phục vụ cho sự phát triển của xã hội. Vấn đề đặt ra ở đây là cần phải có một cơ chế, một barrier cho vấn đề này.
Rất mong có những ý kiến thảo luận tiếp tục