under the table

Đào Việt Nga
(ngadv)

Member
Hi everybody

Vấn đề này khá là nhạy cảm đây. Ở VN có rất nhiều "thuật ngữ" để ám chỉ điều này như đút lót, hối lộ, hoa hồng, đi cửa sau, "đấm mõm" và còn nhiều nữa. Có vẻ như không có nó thì thương vụ không thành. Dường như nó đã trở thành luật bất thành văn mà một người mới lò dò bước vào thương trường bắt buộc phải biết. Đút lót thì ở đâu cũng có, bất kể Tây hay Ta nhưng ở VN tỷ lệ này hình như quá nhiều. Nhiều đến nỗi nếu anh muốn làm ăn chân phương, muốn cạnh tranh bằng chính năng lực của mình thì chắc chắn anh sẽ chết. Có một vài lý do để lý giải như sau:
Thứ nhất, thu nhập của người VN vẫn còn thấp đặc biệt ở các cơ quan, công ty Nhà nước. Đây là điểm yếu để những người muốn đút lót có cơ hội để ra tay. Thật khó lòng từ chối những khoản đút lót gấp chục lần lương. Mặt khác chính những người có thu nhập thấp chủ động đòi thêm tiền bằng cách gây khó dễ hoặc trắng trợn đề cập thẳng vấn đề. Không đáp ứng được thì hỏng thương vụ và bị đối thủ khôn khéo hơn giành mất.
Thứ hai, do hiệu ứng dây chuyền. Những người khác ăn đút lót được thì tại sao mình lại không. Thu nhập cao, chẳng thiếu thứ gì nhưng môi trường nó thế, mình không làm giống mọi người thì bị nói cạnh khoé cuối cùng không chịu nổi phải ra đi. Một môi trường toàn người ăn đút lót thành thần như thế thì kiếm đâu ra một người chỉ vì công việc để bàn chuyện làm ăn.
Đứng dưới góc độ là một doanh nghiệp muốn cạnh tranh lành mạnh, muốn chứng tỏ khả năng thực sự của mình thì liệu có tồn tại nổi không ở đất nước VN này nơi mà yếu tố quan hệ luôn là điều kiện tiên quyết?
Các bạn trẻ, các bạn nghĩ sao? Liệu thế hệ chúng mình có thay đổi được lối làm việc "under the table" tồn tại từ bao lâu nay không?
Hãy nói lên suy nghĩ của các bạn nhé.
Thanks,
 
:) Như chúng ta biết Việt Nam chậm hơn các nuớc phát triển trên thế giới từ 20 đến 200 năm. Vậy tại sao chúng ta lại chậm chạp thế??? Thử hỏi cách đây 30 năm, Hàn Quốc (Nam Triều Tiên) còn nghèo hơn chúng ta, còn lạc hậu hơn cả Việt Nam ngay cả khi chúng ta đang chìm đắm vào các cuộc chiến tranh chống lại các cường quốc trên thế giới... Vậy mà nay, nhìn lại Hàn Quốc... từ máy xây dựng, máy phát điện, máy đào kênh rạch cho đến sản phẩm gia dụng như điều hòa, tủ lạnh, máy giặt... tới những sản phẩm nhỏ xíu dùng cho chị Em phụ nữ, ai ai cũng yêu thích nó, không lẽ nào chúng ta không biết đợt nắng nóng vừa qua điều hòa nhiệt độ LG- Hàn Quốc được tung ra thị trường với con số khổng lồ, và nhiều năm liền được đứng tên trong danh sách nhà sản xuất chiếm thị phần số I thế giới.... Biết như thế, nhưng đã bao giờ chúng ta tự hỏi vì sao???

Well, "Under the table" là một thuật ngữ và cũng là một động từ vô cùng nhạy cảm, như chúng ta biết Việt Nam có truyền thống đoàn kết, đó cũng là nguyên nhân tại sao người nhận hối lộ không bao giờ phải lo lắng về việc bị đem ra pháp luật, và Hàn Quốc có được như ngày hôm nay vì Hàn Quốc đang đuợc đứng tên 1 trong 10 quốc gia đầu tiên trên thế giới đẩy lùi tham nhũng, hối lộ một cách hiệu quả nhất (kể cả tổng thống và thủ tướng cũng không tha :)) )...

Muốn tiến kịp các quốc gia phát triển, hay muốn phát triển kinh doanh lành mạnh, chúng ta cần phải biết hy sinh, có thể cần phải hy sinh 2 đến 3 thế hệ làm việc miệt mài, nhưng, ai đây, ai sẽ là người tình nguyện hy sinh, khi mà ai cũng đều có lý do cho sự ích kỷ của riêng mình.

Vì vậy, bằng những hành động cụ thể, ngay từ bây giờ chúng ta hãy đoàn kết để hy sinh một cách có ích cho xã hội, cho tương lai của nước Việt Nam sáng sủa hơn, và ngày càng đàng hoàng vững bước trên con đường phát triển và hội nhập.
 
Lâu không vào thăm box Kinh tế, thấy bạn cùng khóa của tớ là Nga nghiếc gì đó cùng khóa mình từ đâu xông vào tranh luận kinh tế Việt nam rất là ác liệt. Lâu ngày không gặp không biết bạn hiền đang công tác chồng con nơi đâu nhỉ, thỉnh thoảng vào bình luận kinh tế chơi...

Về vấn đề tham nhũng, cũng như nhiều vấn đề khác, đấy là bệnh của một xã hội, nước nào cũng có, tuy nhiên ta nên quan tâm ở magnitude của nó.
Tuy nhiên cần phải thấy là các bạn đưa ra về ví dụ một nước do chống được tham nhũng nên làm nền Kte phát triển vượt bậc ví dụ như Hàn Quốc, là chưa thỏa đáng. Để một nền Kte một nước phát triển, có rất rất nhiều yếu tố khác cấu thành nên. Việc các bạn ví dụ ở đây là chỉ xem xét mối tươgn quan giữa 2 biến, rồi kết luận cái này có ảnh hưởng tới cái kia thì rất là siêu hình, dịch ra tiếng Việt có nghĩa là "thầy bói xem voi", hehe. Ví dụ tớ thấy có người nói là Kinh tế Hàn Quốc sở dĩ tăng trưởng là do HQ chống được tham nhũng, có người lại cho rằng do Hàn Quốc có ngôn ngữ thứ 2 là Tiếng Anh nên kinh tế phát triển,..v.v, riêng tớ cho rằng vì dân Hàn Quốc ăn nhiều thịt chó nên họ mới giàu như ngày này :D..

Đùa một tí, nhưng nghiêm túc mà nói, tham nhũng luôn có 2 mặt của nó, tích cực và tiêu cực. Nhưng một điều gần như chắc chắn rằng, tổng hòa lại thì một nước có ít tham nhũng vấn hơn.

Tại sao lại như vậy? Số người ủng hộ tham nhũng thì cho rằng, vì rằng tổng hòa của cải xã hội không thay đổi, nên tham nhũng chỉ làm tăng bất bình đẳng trong xã hội, chứ tổng của cải thì không mất đi. Hơn nữa, tham những làm cho của cải, vốn được tập trung vào những ngừơi biết sử dụng vôn nhất, vào những nguời sử dụng vôn tài ba nhất. Một tài sản khi đưa vào hợp tác xã, có thể chưa chắc hiệu quả bằng khi có tham nhũng, tài sản được đưa vào làm của riêng của ông Chủ tịch xã, ông chủ tịch này bán tài sản đi và cho con đi học du học chẳng hạn. Mặt khác tham nhũng cũng là motivation để người ta theo đuổi, có thể coi nó là chất xúc tác của mọi hoạt động trong nền kinh tế
Còn phía chống tham nhũng, nêu lên những tác hại của nó thì đài báo nói nhiều rồi, tớ không kể lại nữa. Ở đây, tớ chỉ muốn nêu lên tình thực trạng tham nhũng của VN:

Vấn nạn doanh nghiệp quốc doanh thì ai cũng biết, làm ăn chầy bửa, tham nhũng tứ tung, nhắm mắt lãng phí tài sản, xa hoa hết độ... Nhưng thử hỏi, ở VN tại sao lại tham nhũng. Ví dụ như tớ, công tác tại Viên Kte, hưởng lương Ngân sách nhà nước, lương tớ không bằng thằng đánh giày. Luơng tớ hưởng cơ bản được 450k/tháng, công ăn trưa 150k = 600k. Một thằng đánh giày trong tình hình giá cả lên thế này nó bét cũng phải kiếm được hơn 20k/ngày, một tháng có 30 ngày, có tháng có 31 ngày vậy tính trung bình một tháng nó kiếm được 30,5 x 20.000 = 610.000 VND/tháng. Nói tóm lại là ở VN lương của một cán bộ làm tại Viện nghiên cứu và quản lý Kinh tế Trung Ương không cao bằng một thằng đánh giầy.

Nhưng mức độ tham nhũng của VN gần đây có thể thấy lên mức báo động. Bạn có thể cảm nhận được chúng ở mọi nơi mọi lúc: những thủ tục ngoại lệ, văn hóa phong bì, đâu thầu .v.v.. đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước (SOEs)
Có người mày mò trên đống số liệu, nhặt nhạnh các mẩu báo cũ để có được vài con số trao đổi với các bạn như sau:

Survey thử 84 dự án, khoản mục "có vấn đề" tại các SOEs và một số cơ quan hành chính, thấy lòi ra 11882 tỉ đồng tham nhũng, tương đương khoảng 743 tr. USD. Có dự án, tỷ suất tham nhũng trên tổng giá trị dự án là gần 60%! Giời ơi, sao mà ăn dày thế. Lại nữa, có những hệ thống tham nhũng ổn định trong 9 năm trời, như trường hợp UBND Huyện Ô-môn, Cần thơ. Riêng về xây dựng cơ bản, chẳng hạn năm 2003 thống kê được là thất thoát, lạm chi, tham nhũng có tỷ suất đáng kính nể: 1235/6450 (đơn vị là tỷ đồng)!!!!

Hệ luỵ của nó là 14 SOEs có số vốn âm (negative equity), và tổng âm chỉ của 14 anh này thôi là: -399 tỷ (-25.4 tr.USD).

Ngoài ra, nó biến các doanh nghiệp sản xuất thành các quasibank, vì lý do tỷ suất huy động vốn quá lớn vượt cả ngân hàng (16-20 lần), trong đó tôi đã thống kê được ít nhất là 14 doanh nghiệp như thế, với tỷ suất huy động vốn vay từ các nguồn tá lả chạy từ 15 đến 94.8 lần! Trời mẹ ơi, họ biến thành cái loại ngân hàng gì vậy?? Ôm cái đống tiền gấp 100 lần vốn mình có thì để làm gì cơ chứ?

Còn nhiều sự thú vị nữa, mà cần nghiên cứu trong một tổng thể khoa học, để có quan sát tường tận hơn. Xin chia sẻ tí chút.
 
Em tò mò 1 tí, anh Tuấn bát cho em hỏi tỷ suất huy động vốn là cái gì thế? Em đoán mang máng là phần trăm nợ trong tổng số vốn hiện có à? Tại lâu nay em đọc cứ đoán mang máng ko biết định nghĩa chính xác là gì.
 
Cảm ơn bạn Tuấn đã hỏi thăm tớ. Tình hình của tớ hiện nay là......rất tình hình :(( Tóm lại là vẫn trong giai đoạn "chống kèn" hic hic...

Tuấn học lớp Lý mà không ngờ lại chui vào Viện Kinh tế, choáng quá :eek:
Thảo nào đọc các bài viết của Tuấn "sặc mùi" của Viện. Tớ thì nghĩ đơn giản và thực tế hơn. Thực ra vấn đề tớ quan tâm và muốn các bạn trao đổi là trước một thực tế corruption everywhere thì chúng ta phải làm gì để tồn tại. Hãy thử hình dung các bạn là một nhân viên đầy tâm huyết của một công ty hoặc có thể chính bạn là giám đốc của công ty đó thì bạn sẽ chọn cho mình con đường kinh doanh như thế nào trước các đối thủ luôn đánh vào chiêu bài tham nhũng? Các bạn cũng sẽ dùng tiền để nhử khách hàng hay các bạn sử dụng cách khác?

Hãy nhìn vào chính bản thân mình để biết mình muốn gì trước khi có ý định thay đổi cả một xã hội vì thói quen hay văn hóa của cả một xã hội được hình thành chính từ những cá nhân riêng lẻ. Tớ muốn biết thế hệ đầu 7 và đầu 8 có quan niệm kinh doanh như thế nào để có thể trả lời được câu hỏi chúng ta vẫn sẽ làm việc "under the table" như các thế hệ trước hay chúng ta có con đường riêng của chúng ta.
 
gửi chị Thảo,
Ý kiến của em là: việc đòi hỏi hy sinh của 2 hay 3 thế hệ như chị nêu ra em sợ rằng VN không còn áp dúng nổi, vì cái thời người ta sống vì lý tưởng đã trôi qua mà không được tận dụng rồi...Việt Nam đã trượt sang một giai đoạn khác. Em nghĩ bây giờ không phải có hy sinh... mà la chinh sách cỏi mở để sức người được xử dụng... Mọi người mà tự thân vận động thì còn hay hơn là đi theo một hướng duy nhất được định sẵn.
Gửi bạn Tuấn, bạn hãy viết tiếp đi nhé, để tớ hiểu thêm tình hình.... Với cả những người như cậu phải nói nhiều lên, điếc tai xã hội đi, may ra người ta mới hiểu!
Xs
 
Nguyễn Thảo đã viết:
:) Như chúng ta biết Việt Nam chậm hơn các nuớc phát triển trên thế giới từ 20 đến 200 năm. Vậy tại sao chúng ta lại chậm chạp thế??? Thử hỏi cách đây 30 năm, Hàn Quốc (Nam Triều Tiên) còn nghèo hơn chúng ta, còn lạc hậu hơn cả Việt Nam ngay cả khi chúng ta đang chìm đắm vào các cuộc chiến tranh chống lại các cường quốc trên thế giới...
=; Theo tôi đây là 1 trong các MYTH hay gặp nhất trong các cuộc tranh luận àla về lịch sử KT khu vực viễn đông. Thực tế thì ngay từ thập niên 60 của thế kỷ 20 South Korea (SK) đã vượt hơn South VN nơi mà US đổ tiền của vào. [Hơn ở đây cả về công nghệ, trình độ tổ chức lẫn kỷ luật lao động]. SVN thì trong suốt 20 năm (1975-1995) hầu như không có sự phát triển đáng nói. North VN vào thời điểm 1975 thì phải nói thẳng ra với các bạn trẻ là tụt hậu kinh tế vs công nghệ so với SVN vài chục năm. Vậy vào thời điểm VN thống nhất được đất nước, cả nước VN đã tụt hậu so với SK vài chục năm. Sau đấy gần 20 năm là thời kỳ cấm vận, là thời kỳ các quan chức lãnh đạo không có 1 khái niệm gì về kinh tế đứng làm quản lý nhà nước, là thời kỳ bóp nghẹt kinh tế tư nhân -động lực chính của mọi nền kinh tế, là chíến tranh với TQ và Campuchia, tất cả những thứ đó đem đến kết quả là VN tụt hậu so với Nam Hàn chừng 40 năm. Khỏang cách đang được rút ngắn vì VN đã và đang đi gần vào hướng cần phải đi.
Theo những người như Nguyễn Gia Kiểng (Tổ Quốc Ăn Năn) thì lỗi chính là ... văn hóa.

Theo tôi thì có nhiều yếu tố ngẫu nhiên kết hợp với lịch sử và đặc trưng văn hóa tạo nên hiện thực mà chúng ta đang có. Eg. Không ai có thể chứng minh (àla deduction) được là vì văn hóa mà VN có độc Đảng, có tư tưởng HCM, từng có các nhà lãnh đạo dốt đặc về KT, etc. =; =;


Tôi rất bị dị ứng với những khẩu hiệu kêu gọi hy sinh như đoạn dưới đây b-) :)) Tham nhũng là vấn đề có thể kiểm soát được bằng cái gậy, củ cà rốt và tự do ngôn luận.

Nguyễn Thảo đã viết:
:) Muốn tiến kịp các quốc gia phát triển, hay muốn phát triển kinh doanh lành mạnh, chúng ta cần phải biết hy sinh, có thể cần phải hy sinh 2 đến 3 thế hệ làm việc miệt mài, nhưng, ai đây, ai sẽ là người tình nguyện hy sinh, khi mà ai cũng đều có lý do cho sự ích kỷ của riêng mình.

Vì vậy, bằng những hành động cụ thể, ngay từ bây giờ chúng ta hãy đoàn kết để hy sinh một cách có ích cho xã hội, cho tương lai của nước Việt Nam sáng sủa hơn, và ngày càng đàng hoàng vững bước trên con đường phát triển và hội nhập.
 
Túm lại là các bạn cực lực phản đối, dị ứng với kiểu kinh doanh "under the table" hay đồng tình với nó hay vẫn sống chung với nó mặc dù trong lòng không muốn?
Bản thân tớ không hề muốn một tí nào. Nếu sếp tớ bắt làm thì chắc là tớ cũng phải làm thôi (suỵt, làm ơn đừng phát sóng câu này toàn quốc :p) nhưng tự bản thân tớ thì không đâu.
Các bạn nói về những vấn đề của xã hội rất hay nhưng như thế thì sao? thế thì dẫn đến hành động gì? các bạn là 1 thành viên của xã hội đó các bạn sẽ làm gì? Mong là các bạn hãy aggressive hơn một chút.
 
em Nga tích cực quá, vấn đề tham nhũng thì hầu hết các nước đều có, ở VN mình "bệnh" nặng hơn các nước khác vì cơ chế xin-cho và nền kinh tế quốc doanh, giải tán mấy thứ đó là đỡ ngay í mà hì hì.
Mà thôi, báo chí nói về tham nhũng mãi rồi, một trong 4 quốc nạn, ta có nói thì cũng chả được cái gì đâu.
 
Gửi các bác để thảo luận cho sôi nổi.

Corruption Perceptions Index (CPI :) ) 2003
Nguồn: Transparency International, Global Coruption Report 2004

1 Finland 9.7
2 Iceland 9.6
3 Denmark 9.5
New Zealand 9.5
5 Singapore 9.4
11 United Kingdom 8.7
18 USA 7.5
21 Japan 7.0
37 Malaysia 5.2
43 Cuba 4.6
50 South Korea 4.3
66 China 3.4
70 Thailand 3.3
100 Vietnam 2.4
113 Iraq 2.2
122 Indonesia 1.9
133 Bangladesh 1.3
 
Nhân chuyện chú Tuấn đang giảng bi bô về tính tích cực của Tham nhũng, tớ mới kể câu chuyện:
Có lần trong khi hoàn tất cuốn lý luận Tư bản chủ nghĩa, Mác có ghé qua Việt nam chơi. Đi dạo qua thăm công viên của ông bạn Lênin Mác thấy có thầy bói mù ngồi góc tường, Mác chạy lại cho dăm ba đồng tiền Tây và nói: Tiền này tao lấy của bọn Tư bản, mày dùng qua cơn đói nghèo này đi. Định quay đi, bỗng thấy thày bói gọi lại nói nhỏ: Này, ông mới ở rừng về à, đợt này có hội nghị cảnh sát bắt giữ đối tượng khả nghi ghê lắm. Ông râu ria thế này tốt nhất ra chỗ bà bán nước đằng kia mua lấy điếu thuốc, bà ý chỉ cho thằng xe ôm, rồi giả nó mấy nghìn nó trở đến hàng cắt tóc mà cắt đi.
Nghe thì có vẻ như giá trị tổng thành chẳng có gì mất cả thậm chí Mác còn tạo việc làm cho bà bán nước cho xe ôm nhưng thử hỏi bù vào thời gian chạy đi chạy lại đấy Mác sẽ viết được thêm quyển xã hội chủ nghĩa toản tập giá trị nó có hơn không? Vậy là cái gì đã lãng phí ở đây? Thêm nữa, Mác thì sẵn lòng vì người nghèo, thế nhưng đời con Mác có sẵn lòng không lúc đấy con ông thày bói con bà bán nước con ông xe ôm làm sao để trả đây?
 
Trời ơi vấn đề này giống như nếu làm thì mình tự đập mình, đối với bất kì bác lãnh đạo nào có dám nói cả đời chưa bao giờ tham nhũng một đồng không???? ;;)

Theo mình thì trước tiên phải có những người lãnh đạo mới theo đường lối triệt để một tí, ra luật phải nghiêm luật. Người thân, chức to phạm luật cũng không được nương tay. Họ cũng phải đừng có tham nhũng nhiều quá :> mới làm tốt được. Lãnh đạo cũng phải có trình độ cao. Càng cao thì họ ít ra cũng tham nhũng kiểu tinh vi hơn bớt để dân đen nhìn thấy nhiều chướng tai gai mắt. :)>-

Hai là, cải thiện chế độ lương nữa. Ít nhất chế độ lương phải có được một nửa số lượng nghề phải đủ sống bằng lương chính của họ cái đã mới có chút hi vọng giảm tình hình là rất tình hình này.

Ba là, báo chí phải được tự do hơn nữa để vạch trần các vụ tham nhũng, sức mạnh của báo chí phải được Đảng nhà mình tập trung hướng vào đây mà không phải hướng kiểu kêu gọi vớ vẩn như mấy ông lãnh đạo tham nhũng nhà mình vẫn làm. Giống kiểu vụ vnexpress vừa qua thì thấy rõ, rõ ràng các báo quốc tế bình luận rằng có tham nhũng, nhà mình thì các bác lãnh đạo tức giận chém xuống (tao tham nhũng nhưng mày viết nhiều hơn số tiền tao tham nhũng, phải phạt cho một trận :))
 
Các bác nói "Phải" nhiều quá, như họp Đảng bộ cuối năm ấy. Em sợ :)|
 
Em thấy là "khó người khó ta - dễ người dễ ta" ;) Quan trọng là tìm ra cách (kể cả có hay ko "Under the Table") !
 
Tu bác Tuấn: bác sợ phải thì tôi thay bằng CẦN. Tôi theo bác Nguyễn Văn Linh " CẦN LÀM NGAY" :))
 
Các bác đổ tại cho các bác lãnh đạo nhiều quá. Cá nhân các bác, với vị trí và hoàn cảnh của mình có làm được gì không?

Đào Việt Nga đã viết:
Nếu sếp tớ bắt làm thì chắc là tớ cũng phải làm thôi ... nhưng tự bản thân tớ thì không đâu.

Đào Việt Nga đã viết:
Tôi có một vấn đề nho nhỏ và khá tế nhị muốn lĩnh hội ý kiến của các bạn. Giả sử khách hàng của bạn yêu cầu công ty bạn viết hóa đơn VAT với giá trị lớn hơn rất nhiều giá trị thực tế của hàng hóa và muốn công ty bạn phải chịu luôn phần thuế VAT chênh lệch đó. Bạn sẽ làm gì? Bạn có chiều theo khách hàng để giữ mối quan hệ không? Bạn có gặp trở ngại khi thuyết phục giám đốc và kế toán chấp nhận yêu cầu của khách hàng không? Rất mong những bạn đã đi làm rồi cho tôi biết kinh nghiệm của các bạn. Xin cảm ơn!

(Xin lỗi bạn Nga vì trích dẫn bài của bạn nhưng tớ thấy cái vấn đề của bạn nó rất là tiêu biểu)
 
Tham ô là từ để chỉ cho việc liên quan thường chỉ do các sếp nên suy ra cho cùng xếp không bật đèn xanh, bố thằng nào dám thực hiện.
 
Back
Bên trên